Triển Khai Dự Án Z30A Xuân Lộc
Quan Điểm Việt Nam 2011
03/03/2011
Cho đến hôm nay, chúng ta đã xem qua rất nhiều bài viết, các bài phóng sự về cuộc cách mạng tại Bắc Phi gồm Tunisie, Ai Cập, Bahrain, Yemen, và tại Libya. Mỗi nơi mang tính cách mạng riêng biệt nhau, không nơi nào giống nhau, nhưng tổng quát đó là cuộc cách mạng mang tính toàn dân không vũ trang, chỉ riêng tại Libya hoàn cảnh cách mạng có khác và dĩ nhiên kết quả sẽ khác. Tại Ai Cập chính quyền Mubarack là một đồng minh thân cận của Mỹ trong suốt 30 nǎm qua, quân đội Ai Cập phần lớn được Mỹ trang bị và viện trợ vũ trang nên việc Tổng thống Ai Cập Mubarack có ra đi, Mỹ vẫn còn duy trì được mối liên hệ tốt đẹp với quân đội. Mỹ đã lên tiếng ủng hộ sự đòi hỏi chính đáng của toàn dân Ai Cập cho một chế độ dân chủ cho đất nước Ai Cập điều này thực tế mà nói để chinh phục lòng dân Mỹ bắt buộc thay thế TT Mubarack. Ai Cập từng là nơi Napoleon I đã chinh phục, nơi quân đoàn Bắc Phi của Rommel từng chiếm đóng vì nằm vào vị trí chiến lược phía nam Địa Trung Hải nhìn lên phía Bắc là phía nam Nga Sô, bán đảo Ý. Ai Cập khống chế cửa ngỏ ra vào kênh Suez kéo dài xuống vùng Sừng Phi Châu ǎn thông ra Ấn Độ Dương và mật thiết ảnh hưởng đến lực lượng hải quân hạm đội 5 của Mỹ và lực lượng hải quân của Iran. Ai Cập có một dân số khoảng 86 triệu người (tương đương dân số Việt Nam) vì vậy tiềm lực con người rất đáng kể, nếu Ai Cập rơi vào tay Al Qadda, chắc chắn Mỹ và Do Thái rơi vào hiểm địa. Vì vậy, Mubarack cần phải ra đi như một chọn lựa tối hậu. Có điều, Mubarack có thể đoán biết trước kết cục nên đã chọn Phó Tổng Thống giữa cơn hổn loạn lại chính là một cựu sĩ quan tình báo từng làm việc rất chặc chẽ với Mỹ nên việc chuyển giao quyền lực cho Hội Đồng Tối Cao Quân Đội rất dễ dàng. Người ta nhìn thấy quân đội Ai Cập không tấn công dân chúng biểu tình một phần do các cách thức người dân chinh phục các sĩ quan quân đội Ai Cập và cũng không hề có ý định lật đổ hay thanh toán Tổng Thống Mubarak. Rất trái ngược với các tướng tá Việt Nam nǎm 1963 trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã lật đổ Tổng Thống Diệm và giết chết ông trong khi ông là một tù binh trong xe thiết giáp, không có một tấc sắt trong tay, và không được có một lời trǎn trối! Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm quả là một nổi nhục của cả dân tộc Việt Nam, vì ông đã không có một công lý xét xử cho dù với bất cứ tội danh nào!
Người Mỹ có chính sách ngoại giao riêng của họ, họ không xúi giục một cuộc nổi dậy tại Ai Cập, họ khuyến khích, phê bình một sự sửa chữa thay đổi đường lối của các cấp lãnh đạo và người dân có tự do dân chủ và nhân quyền hay không thì họ để cho các cấp lãnh đạo đất nước ấy điều hành. Tổng Thống Mubarack rõ ràng đã làm tốt có lợi cho tương quan Mỹ-Ai Cập trong việc bảo vệ kênh đào Suez, hổ trợ cho chính sách Palestine – Do Thái và phù hợp đường lối Mỹ không chấp nhận khủng bố Al Qadda. Nhưng thời kỳ ấy đã qua, và người Mỹ thấy rằng không thể duy trì sự tồn tại của nhà nước Mubarack trước làn sóng cách mạng đòi dân chủ của toàn dân Ai Cập và họ khôn ngoan chọn đứng về phía người dân Ai Cập. Thật may mắn, TT Mubarack biết rằng sự tồn tại quyền lực của ông đã chấm hết, và người Mỹ biết rằng sự tồn tại mối tương quan giữa họ và lãnh đạo Ai Cập thực sự chuyển hướng đi, nhưng tương quan vẫn tốt đẹp cho dù TT Mubarack không còn nữa. Điều này hoàn toàn khác với Việt Nam Cộng Hoà sau ngày đảo chính TT Ngô Đình Diệm 1963. Cái chết của TT Ngô Đình Diệm chính là một thương tâm, ông chỉ có 9 nǎm cầm quyền chưa được gọi là một thập niên trong khi chế độ Ben Ali của Tunisie và của Mubarack hơn ba thập niên và Gadhafi kéo dài hơn bốn thập niên trên xứ Libya. Ben Ali, Mubarack, Gadhafi có tài sản kết sù hằng nhiều tỉ đô la tại các ngân hàng ngoại quốc, thì TT Ngô Đình Diệm đã sống không có chút tài sản riêng tư nào!
Chúng ta từng tự hào mình là một dân tộc anh hùng, nhưng thực tế có lúc khác nhau. Giữa lúc vận mệnh dân tộc như treo ngàn cân trên sợi tóc, thì toàn dân bị cộng sản Việt Nam bưng bít mọi thông tin với thế giới bên ngoài, các anh chị em bất đồng chính kiến, đấu tranh cho dân chủ bị giam cầm bắt bớ và đánh đập, bỏ vào các nhà tù. Kêu gọi một cuộc cách mạng và nghĩ về các phương thức đấu tranh cho một nền dân chủ thật sự đòi hỏi phải có tổ chức và tinh thần chiến đấu không biết mệt mõi của những người đối lập. Khi làn sóng dân chúng mà đa số là thanh niên cách mạng tại Ai Cập nổ lớn, nhiều trǎm ngàn người đã tụ tập sống và bám trụ tại quảng trường Tahrir người Mỹ đã phân tích cuộc nổi dậy, họ muốn thay thế Mubarack, nhưng làm sao để tìm người đối lập chính quyền Mubarack và phù hợp với chính sách của Mỹ là một câu hỏi lớn. Vấn đề còn gay cấn hơn thế tại Libya khi xứ sở có tiềm nǎng dầu hỏa lớn này lại bao gồm rất nhiều bộ tộc, một lãnh thổ rộng lớn nhưng dân số chỉ có 6 triệu người, trong đó người Tàu đến làm ǎn tại đây lên đến 30.000 người, tính ra cứ 200 người Libya thì có 1 người Tàu. Do đó, tìm một đối lập tại Libya không phải dễ và do đó Mỹ đã quyết định tiến sát đến bờ biển Bắc Phi và cho phi cơ chế ngự vùng trời Libya. Nếu một cuộc biểu tình rầm rộ tại Việt Nam xãy ra và chính quyền đảnh cộng sản Việt Nam lãnh đạo ra tay đàn áp, liệu người Mỹ phản ứng ra sao? sự chọn lựa nào thích hợp? Sự xuống đường biểu tình phải xãy ra ở mức độ nào mới có tính thuyết phục một sự chuyển hướng chính sách Mỹ tại Việt Nam? Liệu có cần phải thay đổi lãnh đạo cộng sản Việt Nam không? Hay các mối tương quan cộng sản Việt Nam và Mỹ vẫn còn tốt đẹp?
Tháng 8 nǎm 2009, một cuộc tập trung giáo dân tại Vinh thuộc Quảng Bình thật qui mô mà con số người ước lượng lên đến hơn 200 ngàn người, nhưng cuộc tập trung ấy chưa phải phản ánh một đấu tranh chính trị, và hậu quả của nó là một sự đầu hàng có điều kiện. Cuộc tập trung lớn ấy có sự chỉ đạo, và mục đích chỉ là đòi hỏi những điều kiện liên quan giáo xứ Tam Tòa và được thoả mãn, nhưng sau đó sự cố Cồn Dầu xãy ra, giáo dân bị đàn áp khốc liệt và chẳng có bất cứ cuộc tập trung nào và giáo dân Cồn Dầu chẳng đạt được các điều kiện nào cho các đòi hỏi của họ. Sự kiện Bắc Giang bột phát nhanh chóng, người dân Bắc Giang không chuẫn bị, không có ý tưởng chính trị, và cuộc bột phát này bị dập tắt dưới vũ lực của công an.
Những nét sơ lược hình dung một bối cảnh Việt Nam để nhận xét rằng, tại Việt Nam bất cứ khi nào cũng có thể xãy ra một bột phát nổi dậy, nhưng nó sẽ bị dập tắt bằng sự thỏa mãn có điều kiện hoặc bị trấn áp dưới vũ lực của công an cộng sản Việt Nam. Người dân không có thông tin dẫn dắt, không giống với cuộc nổi dậy với messages “go2 edsa” qua celluphones của người dân Phi Luật Tân cách đây 25 nǎm khi lật đổ Ferdinand Marcos, hoặc các thông tin trên mạng thông tin xã hội Facebook hoặc Twitter trong cuộc nổi dậy tại Ai Cập. Tóm lại, sự thức tỉnh của người dân Việt Nam rất muộn màng, ý thức về một cuộc đối đầu với cộng sản Việt Nam rất mong manh và trong bất cứ tình huống nào, công an cộng sản Việt Nam luôn sử dụng chiêu thức “tiên hạ thủ vi cường” để dằn mặt dân chúng. Nếu một cái chết của người thanh niên Tunisie đã là ngọn đuốc thiêu hủy chế độ độc tài thối nát Ben Ali thì người ta tự hỏi phải biết bao nhiêu ngọn đuốc tự thiêu ấy tại Việt Nam mới dấy lên cuộc nổi dậy hoàn hảo đem đến sự xụp đổ cộng sản Việt Nam?
(Còn tiếp)
Triển Khai Dự Án Z30A Xuân Lộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét