Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887,
Thép Ɖã Tôi Trong Lửa


Ôi tổ quốc ta đã nghe lời réo gọi,
Trong oán hờn trong máu lửa ngụt trời,

Tổ quốc ơi ta đã nghe lời sông núi,
Lời hận thù còn vang trong con tim này,
Ta đi chiến đấu quyết đánh tan quȃn bạo tàn,
Bảo vệ Việt Nam, quê hương ta.

Tôi quen anh khi tôi vừa xong năm thứ nhất MGP của Ɖại Học Khoa Học Saigon và nộp đơn tình nguyện vào Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Ɖà Lạt. Anh người quê quán Nam Ɖịnh theo cha mẹ di cư vào Nam năm 1954 khi anh lên 4. Khói lửa chiến tranh lan tràn khắp mọi miền đất nước, nên ở những năm lớn lên, cha mẹ anh mong anh học hành thành tài để giúp nước. Tôi ở chung xóm với anh ở quận Bình Thới Saigon, hai nhà cách nhau khoảng 100 thước, tuy những năm cùng học chung dưới mái trường Chu Văn An, nhưng vì khác lớp, chúng tôi chẳng bao giờ quen nhau.
Khi địch tấn công đợt hai vào thủ đô Saigon vào đúng ngày sinh nhật của tôi, mẹ cha tôi gồng gánh dẫn dắt anh em tôi tìm nơi lánh nạn. Ngày gia đình tôi trở về mới nhận ra gia đình chúng tôi thoát chết, máy bay trực thăng Mỹ đã bắn nát mái tôn (tole) nhà, nếu ở bên trong nhà nhìn lên nóc lổ chỗ vết đạn như đan lưới. Bộ kaki vàng với chiếc mũ calô của tôi Sinh viên Phòng Vệ Thủ Ɖô đã bị bắn lủng nhiều dấu đạn. Mẹ cha tôi không muốn tôi ở nhà về đêm vì đêm nào cũng vậy gia đình chúng tôi nghe có tiếng nhiều người đi phía sau nhà hát điệu “sol đố mì” của Việt Cộng, hơn thế nữa mẹ cha tôi cho phép tôi đi vào quȃn đội vì hai ông bà nói rằng tôi đã lớn và cho tôi quyền quyết định.
Tôi đã nộp đơn vào Trường Võ Bị Quốc Gia cho năm ấy, nhưng tôi chờ mãi không thấy thơ cho biết số báo danh. Một người phát thơ, có lần tôi đã gặp, báo cho tôi biết cùng xóm tôi có một người có số báo danh. Tôi lần theo địa chỉ nhà này và gặp được anh và gia đình anh. Anh tên Nguyễn Bình Riên sinh năm 1950 tại Nam Ɖịnh. Giờ đȃy tôi viết những giòng chữ này về anh để vinh danh anh, để thương nhớ cho anh vì nếu không có sự hy sinh cao quý của anh dành cho tôi khi các chiến trường càng lúc trở nên ác liệt và sau cùng anh đã hy sinh tính mạng anh trên chiến trường quȃn khu 2 những ngày cuối tháng Tư 1975 năm ấy thì tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 sẽ không bao giờ hiện thực.
Cuối năm 1968 sau khi đậu kỳ thi tuyển và Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, anh em chúng tôi đã gặp nhau tại Trại Mát, Ɖà Lạt với biết bao tȃm sự lý tưởng và hoài bảo. Ɖặt chȃn vào Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam trên ngọn đồi 1515 và sau đó chúng tôi tiếp tục khóa học 4 năm với biết bao thȃn thương và kỷ niệm. Những ngày phép về với gia đình tại Sàigòn, tôi thường đến với gia đình anh và thường ăn cơm với gia đình anh. Những món ăn mà tôi thích nhất ở nhà anh thường ăn là rau muống luộc, nước luộc rau muống được vắt chanh vào, thịt gà luộc chặt ra từng miếng, chấm với nước mắm không pha chế. Thỉnh thoảng ông cụ thȃn sinh anh có món giò lụa hay giò chả cho bửa ăn, tôi rất thích món ăn người Bắc. Ông Bà thȃn sinh anh thương xem tôi như người con trong gia đình và tin rằng tôi là người bạn tốt của anh. Thời gian này, anh có một phòng riêng trên lầu và tại đó tôi khám phá anh có vẽ tranh ảnh trong đó có bức ảnh Vua Quang Trung và Kiếm Cung Kinh Sử. Ɖặc biệt, chúng tôi thường bàn luận về chiến tranh, binh thư, chuyện Tam Quốc, chuyện Ɖông Chȃu Liệt Quốc bên Tàu và có nhiều đêm anh em chúng tôi lắng nghe các buổi phát thanh của đài Bắc Kinh về Chiến Tranh của Mao Trạch Ɖông để nhận xét về quan điểm chiến tranh của Mao. Rời mái trường Võ Bị, chúng tôi trở lại Saigòn để học anh văn cho tài khóa du học Mỹ 1975, nhƯng đầu năm 1973 khi Mỹ ký Hiệp Ɖịnh Paris 1973 với Việt Cộng thì tài khóa du học bị hủy bỏ. Anh em chúng tôi về Bộ Tổng Tham Mưu để chọn đơn vị phục vụ tại chiến trường. Anh và tôi đã trao đổi đơn vị cho nhau vì anh muốn tôi vẫn còn có dịp đi Mỹ du học. Sau đó anh ra Diêu Trì để trình diện Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 22BB, còn tôi ra Dục Mỹ để trình diện Trường Pháo Binh.
Tháng 4 năm 1975, khi Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 22 rút lui về đóng quȃn tại Long An, gia đình có đến tìm tin tức anh, nhƯng không ai trong Sư đoàn 22 biết tin anh. Ɖại úy Nguyễn Bình Riên được ghi nhận mất tích trên chiến trường Quȃn khu 2 trước khi Sư đoàn 22 rút lui về đóng quȃn tại Long An.
Nguyễn Bình Riên 1950-1975, người bạn thȃn thời thơ ấu của tôi, người bạn chiến đấu với hoài bảo lý tưởng cho tổ quốc chung bước với tôi và những người trai hào hùng khác đã theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam mà lên đường chấp nhận kiếm cung tang bồng và cuộc sống da ngựa bọc thȃy, sự hy sinh cao quý của anh tôi mãi mãi khắc ghi trong tȃm khảm. Ngày nay, tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 của Dr Paul Néis đã mãi mãi đi vào lịch sử và được nhiều người Việt trên Thế giới lắng nghe qua giọng đọc của Nam Dao từ nước Úc, tôi xin ghi vào tác phẩm cao quý này của dȃn tộc Việt Nam dấu ấn trang trọng nhất sự biết ơn sȃu xa của tôi dành cho người con yêu thương của dȃn tộc đã anh dũng hy sinh cuộc sống mình trên chiến trường quȃn khu 2 của Việt Nam Cộng Hoà để cho tác phẩm cao quý này của dȃn tộc Việt Nam trở thành hiện thực.
Hoàng Hoa (Sông Hồng)
Mountain View, Ca USA 06122014

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Ban do Bo xit Tay Nguyen Gia Nghia


DALAT :Cháy Nha Địa Dư cũ

2h ngày 9/6, lửa bốc lên ngùn ngụt sau nhiều tiếng nổ từ tòa nhà của Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt, một công trình kiến trúc bằng đá xanh rất kiên cố.
chay-Da-Lat-2-5154-1402279977.jpg
Lửa bốc cao rồi nhanh chóng bao trùm tòa nhà kiên cố. Ảnh: Quốc Dũng.
Ông La Văn Đắc sống tại khu quy hoạch Yersin, cạnh xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt, cho biết đã nghe nhiều tiếng nổ lớn như pháo từ phía tòa nhà. "Chỉ dăm bảy phút sau thì lửa bốc lên nên tôi đã gọi điện báo 114", ông Đắc nói.
Do lửa bùng mạnh và lan nhanh từ tầng 1 đến tầng 4 nên các xe cứu hỏa được điều tới chi viện mỗi lúc mỗi đông, trong đó có cả lực lượng chữa cháy của sân bay Liên Khương cách hiện trường 30 km.
chay-Da-Lat-3-9945-1402279977.jpg
1/3 tòa nhà bị thiêu rụi sau hỏa hoạn. Ảnh: Quốc Dũng
Đến hơn 6h đám cháy mới được dập tắt, nhưng tòa nhà vẫn nghi ngút khói. Gần một nửa tòa nhà gồm khu văn phòng, xưởng chế bản, hệ thống máy tính... đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Tòa nhà Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt được xây dựng từ năm 1939 bằng đá xanh rất kiên cố, tường của tòa nhà này dày gần 1m. Đây là công trình kiến trúc đặc trưng của Đà Lạt rất được nhiều người nhắc tới.
chay-Da-Lat-1-3112-1402279977.jpg
Đến 7h, khói vẫn nghi ngút. Ảnh: Quốc Dũng
Trước đây, nơi này là Nha Địa dư quốc gia, hiện nay là xí nghiệp bản đồ Đà Lạt trực thuộc Cục bản đồ Bộ Quốc Phòng.