Làm Thế Nào để
(Không) Trở Thành một Ɖại sứ Hoa kỳ (4)
Quan Ɖiểm Việt Nam:
Sau những bản dịch Việt ngữ, chúng tôi sẽ duyệt lại những vấn đề mà Rushford đã nêu ra và từ đó sẽ có những nhận định trước tháng 7, 2013 vì đȃy là thời điểm tổng lãnh sự Lê Thành Ȃn chuẫn bị rời Việt Nam để về lại Virginia. Như chúng tôi đã thưa trước, chúng tôi có một khát vọng là được Tổng lãnh Sự Lê Thành Ȃn đến San Jose, California để ông sẽ có một cuộc họp báo với cộng đồng Việt Nam Bắc California và giới báo chí (hoặc bất cứ nơi đȃu tại California) trình bày và đánh giá những tiến bộ mà ông đã thành tựu trong thời gian ông ở nhiệm sở tại Sàigòn, nhất là vấn đề Nghῖa Trang Quȃn Ɖội Biên Hoà, vấn đề nhȃn quyền tại Việt Nam... Hy vọng những nhận định của chúng tôi tuy không “dịu dàng” nhƯng sẽ rất chính xác đúc kết những vấn đề chính trị bén nhạy.
Hoàng Hoa
Trưởng Ban Biên Tập Mạng Xã Hội Sài gòn
05/22/2013
Lê không xuất
thȃn từ những cấp bậc ưu tú thế. Ông ta là một cựu viên chức trong ngành hải quȃn
Hoa Kỳ mà, sau 15 năm phục vụ, đã gia nhập công tác ngoại giao từ năm 1991.
Trong bản đơn xin việc chính thức của Bộ Ngoại Giao của ông được đăng tải trên
Web Site lãnh sự có nói, một cách khó hiểu, rằng ông ta được “sinh ra và nuôi nấng”
tại Việt Nam, vì vậy đã trái ngược với điều nhấn mạnh rằng ông ta là “một người
bản xứ Virginia.” Cuộc tìm kiếm bản lý lịch công chúng có giá trị cho thấy rằng
Lê đã thực ra được sinh ra đȃu đó tại Việt Nam, mặc dù chính xác khi nào và tại
đȃu, và khi nào ông ta rời quê hương của ông ta, vẫn còn mù mờ.
Lê lấy bằng
cao học tại Ɖại học George Washington ngành điều hành kỹ nghệ năm 1978, theo bản
đơn xin việc của ông. Lê đã là nhȃn viên cao cấp thȃm niên trong ngành Ngoại
giao Hoa Kỳ từ 2001. Nhưng công việc tại Bộ Ngoại Giao của ông có vẽ được tập
trung vào phương diện điều hành ngoại giao, liên quan những vấn đề như là những
công trình xây dựng và điều hành, không liên quan sâu vào các công việc an ninh
quốc gia.
Lê là người danh
dự năm 2006 được trao giải thưởng quản lý cao cấp của Bộ Ngoại Giao, giải thưởng
The Luther I Replogle về sự Cải thiện Ɖiều hành. Tuy giải thưởng rất đáng khen –
và quả thật là một vinh dự nổi bậc ý nghῖa - những thành tựu ấy cho thấy rằng sự
thiếu kinh nghiệm của ông về ngoại giao cao cấp không thể nào đánh giá ông ta là
có khả năng trở thành một đại biểu chính thức với sứ mạng trong toà đại sứ Hoa
Kỳ ở Hà Nội, còn kém xa nhiều một viên đại sứ.
Người tiền
nhiệm ngay trước của Lê là tổng lãnh sự tại Sàigòn, Kenneth Fairfax, hiện nay là
đại sứ Hoa kỳ tại Kazakhstan. Nhưng Fairfax đã từng là một trong những ngôi sao
trong ngành ngoại giao, mà công việc trước kia của ông ta ở những vị trí nhạy cảm
gồm có một công tác cấp độ cao trong ban tham mưu Hội Ɖồng An Ninh Quốc Gia, tại
đấy ông đã đối phó những vấn đề vũ khí nguyên tử. Những ngày này, những nhà ngoại
giao có nhiệm sở tại tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội xử trí những vấn đề bén nhạy
về ngoại giao, trong khi tổng lãnh sự tại Sàigòn do Lê lãnh đạo được nhìn thấy
như là một trung tȃm làm thủ tục cấp visa.
Một suy đoán
có học thức sẽ là Tổng lãnh sự Lê sẽ không tìm được chức vụ đại sứ mà ông đang
mưu tìm. Hãy tưởng tượng phản ứng từ công tác ngoại giao Hoa Kỳ nếu Lê được thành
công trong việc lấy được sự đề cử của toà Bạch Ốc bằng cách thủ đoạn chính trị để
tránh né thủ tục cȃn nhắc tính toán của Bộ Ngoại Giao, gồm có một cách thức trực
tiếp đến tổng thống – và ở buổi gȃy quỹ.
Ghi chú gửi người đọc: Dưới đȃy là danh sách những “Bạn và người Ủng hộ tổng lãnh sự Lê Thành Ȃn ở Saigòn” mà rõ ràng được David Dương gửi Tổng thống Obama tại tiệc gȃy quỹ của đảng Dȃn Chủ trong sự xuất hiện của tổng thống 3-4 tháng 4, 2013 tại khu vùng Vịnh San Francisco. Lá thư mà tổng lãnh sự chấp thuận, theo sự trao đổi email của ông ta mà người viết bài này nhìn thấy, thì đã không được edit. (Chữ F ghi sau tên của một số người có tên trong danh sách – như là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp Craig Stapleton, chính ông ta là người được chỉ định chính trị trước kia – rõ ràng đề cập đến vị trí “cũ”. Lê phục vụ trong toà đại sứ Hoa Kỳ ở Paris trong suốt thời tại chức của Stapleton.)
Hết