Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

TVBQGVN - Nhà Thầu-khoán Tôn Thất Lễ và Kiến trúc Xây dựng Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam (Đà Lạt) (1959-1964)

 

Sent: Thursday, June 10, 2021, 05:27:35 AM PDT
Subject: [TH/VBQGVN] Nhà Thầu-khoán Tôn Thất Lễ và Kiến trúc Xây dựng Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam (Đà Lạt) (1959-1964)

Nhà Thầu-khoán Tôn Thất Lễ và Kiến trúc Xây dựng Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam (Đà Lạt)

(1959-1964)


Tâm tình cùng HQ Thiếu Tá Tôn Thất Nghĩa, Khoá 13 HQ Nha Trang, nguyên là SQ Trưởng khối Huấn luyện Quân Sự/Hải Quân/VHV  TVBQGVN từ 1973-1975. (Ông Thay thế HQ Trung tá Lê Bá Thông Khoá 10 HQ Nha trang, nguyên Quân Sự vụ phó TVBQGVN (1972-1973), Trung tá Thông là phụ thân của HQ Đại Tá Lê Bá Hùng trong Hải Quân Hoa Kỳ). 

Thiếu tá Nghĩa là con trai Cụ Tôn Thất Lễ, Giám đốc hảng thầu Tôn Thất Lễ (TTL), người đã từng góp công xây dựng một phần cơ sở và kiến trúc của  trường VBQGVN tại Đà Lạt, trong đầu thập niên 1960.

Hiện ông và gia đình định cư tại miền Nam TB California.


Tiểu sử cụ Tôn Thất Lễ

(1912 - 1999)

Cụ Ông Tôn Thất Lễ sinh năm 1912 tại làng Truồi, Huế và mất tháng 11 năm 1999 tại TP La Verne  miền nam CA (gần Pomona)


Cụ ông Tôn Thất Lễ nguyên là chủ nhân của nhà thầu Công trường xây cất TTL và nhà in TTL, ngụ tại số 42-44-46 đường Pasteur Saigon trong thập niên 1960-1970.

Ngoài ra sau 1970 ông cũng là chủ nhân khu đồn điền cà phê Phi Vàng tại quận Đức Trọng & Thành Mỹ thuộc Đà Lạt, Tuyên Đức, với trên 1000 hecta đất đai trồng trọt cà phê và hoa màu…


Sau 4-1975, Cụ ông TTL và gia đình đã đến định cư tại miền iNam California Hoa Kỳ năm 1983, cụ qua đời năm 1999.


Theo lời kể của HQ Thiếu tá Tôn Thất Nghĩa, cụ ông là chủ nhân của nhà thầu TTL, người đã có công xây dựng ngôi trường VBQGVN từ khoảng thập niên 1960-1970.

Tôi có hỏi TT TT Nghĩa về vị Kiến  trúc sư, người đã phát họa dự án TVB thì được biết rằng ông không có cơ hội biết được những chi tiết này! Ngoài ra sau chiến tranh phải bỏ nước ra đi, gia đình không còn giữ được những tài liệu liên quan đến công cuộc xây dựng TVBQGVN…


Khoảng đầu thập niên 1960,  TT TT Nghĩa kể, ông đã sống và đi học ở Đà Lạt một thời gian, trong khu “Cư xá TTL” bên cạnh hồ Mê linh. Đây là khu nhà còn lại dấu vết trong khu vực hồ Mê Linh sau này. Khu này lúc trước dành riêng cho nhân viên xây cất công trường TTL, ngoài ra cũng là nơi lưu giữ dụng cụ và máy móc liên quan đến dự án xây cất...


TT TT Nghĩa nhớ lại là qua cổng TTL này, một số SVSQ thuộc khóa 16-17, đã đi phố về trễ và được nhân viên của “Cư xá TTL” cho phép vào trường... (theo lời cụ ông kể). 

Tên cổng Tôn Thất Lễ vẫn còn được giữ mãi đến khi SVSQ bỏ trường ra đi vào cuối tháng 3-1975….


Sau 1970, cụ ông không còn làm việc trong nghành xây cất và đã sang làm đồn điền trồng cà phê tại khu Đức trọng ĐL, như đã kể bên trên.

Rất tiếc sau khi  cụ ông quá vãng đã không còn để lại dấu tích gì về công việc xây cất của trường VBQGVN, khu vực doanh trại SVSQ cũng như khu phạn xá hình chữ Pi, Latin.


Được biết hảng thầu TTL xây dựng một phần của kiến trúc cơ sở TVB bao gồm:


1)một khu Phạn xá SVSQ (Nhà ăn & nhà bếp) với sức chứa trên 1000 SVSQ

2)4 dãy Batiments 3 tầng với kiến trúc hiện đại quốc tế thời bấy giờ, phòng ngủ cửa kính, trang bị đầy đủ giường nệm, tủ, bàn học…và khu nhà vệ sinh men trắng, lót gạch bông với hệ thống nước nóng và nước lạnh, có thể tương xứng như một khách sạn sang trọng (5 sao) lúc bấy giờ…

3)Bộ chỉ huy Quân sự vụ, trung tâm đầu não của nhà trường, nơi làm việc của  khối Quân sụ, vị Tướng Chỉ huy trưởng, trung tâm Hành Chánh, Tài Chánh (Lương bổng) cũng như khu ấn loát in ấn sách giáo khoa, trợ huấn cụ Việt ngữ và tập san Đa  hiệu…

4)Một phần của Khu nhà Văn Hoá thuộc Văn Hoá Vụ,  nơi SVSQ học tập trong mùa văn hoá (tháng 4 đến tháng 12 hàng năm)


Phần còn lại của kiến trúc trường được Cơ quan nhà thầu Hoa Kỳ RMK thực hiện theo tiêu chuẩn hiện đại của Hoa Kỳ, bao gồm:


1)khu Thư viện kiến trúc tân kỳ tầm cở quốc gia, chứa đựng hàng chục ngàn sách báo cũng như tài liệu tham khảo về Quân sự, Văn hóa, Chính trị, Khoa học…Việt ngữ và Anh ngữ.

Mỗi tuần đều có các tạp chí nổi danh như Paris Mach, NewsWeek, Wallstreet Journals…và các sách báo Việt ngữ cho SVSQ tham khảo!

2)Phòng thí nghiệm Nặng bao gồm:Phòng thí nghiệm Vật lý, Hoá học, Lưu chất, phòng thí nghiệm Đạn đạo, Máy đẩy, Nhiệt động lực học, phòng thí nghiệm điện tử trang bị các máy  Analog Computer (lúc bấy giờ chưa có Digital Computer)…

Có thể nói đây là Phòng thí nghiệm Nặng tối tân  nhất Đông Nam Á thời bấy giờ… bao gồm các máy móc và vật dụng thí nghiệm của quân sự cũng như văn hoá, khoa học kỷ thuật bậc Đại học.

Đây cũng là niềm ao ước mà các vị Viện trưởng các trường Đại Học Dân sự Miền Nam lúc bấy giờ mơ ước, khi được Trung tướng CHT Lâm Quang Thi hướng dẫn đi thăm viếng cơ sở của TVBQGVN.


3)Phòng thính thị Sinh ngữ được trang bị với các trợ huấn cụ thính thị đắt giá…


Được biết ngôi trường mới (còn gọi là khu trường Vách Nâu (?), vì từ xa bên ngoài khi nhìn vào, chúng ta thấy như cả một khu dinh thự có vách màu nâu!...)

Kinh phí thiết kế, xây dựng và trang bị,  bảo trì có thể đến hàng chục triệu Mỹ kim, nằm trong kinh phí quốc gia của Bộ Quốc phòng và Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH. Do nhà thầu TTL Vietnam, hàng thầu RMK Hoa kỳ và sự  hướng dẫn & giám sát của Công Binh VNCH.


Sau hơn 60 năm, kiến trúc của ngôi trường 3 tầng vẫn còn kiên cố, trơ gan cùng tuế nguyệt. Như muốn thử thách với thời gian, và cũng như muốn lưu lại những hình ảnh hào hùng của những thế hệ thanh niên miền Nam Việt Nam mang lý tưởng quốc gia và yêu nước, đã dấn thân bảo toàn lãnh thổ trước sự xâm lăng của quân CS Bắc phương...


Thiều Minh Nguyễn Văn Tạo 

Khoá 26 SVSQ/TVBQGVN (1969 - 1974)

Nam California 6-2021


Cám ơn HQ Thiếu tá Tôn Thất Nghĩa và gia đình cụ Ông Tôn Thất Lễ

_________________________


TVBQGVN: 

Tưởng Niệm và Tri ân Ông Tôn Thất Lễ (1912-1999)


Tưởng Niệm và Tri ân Ông Tôn Thất Lễ (1912-1999), nhà Thầu khoán đã có công sức xây dựng TVBQGVN trong thời gian từ 1959-1964.


Ông Tôn Thất Lễ sinh năm 1912 tại làng Truồi, Huế và mất tháng 11 năm 1999 tại La Verne CA (Pomona)


Bà Tôn Thất Lễ sinh năm 1919 và mất năm 2014


(Trần Hữu Hạnh K25)