Tasty but deadly- Dried fruit from CHINA, TAIWAN !!!They come in a tasty blend of sweet, sour and salty. They can also be deadly.
Yes, craving for that piece of dried sour plum can kill you, albeit slowly.
Many types of dried fruits imported from China , Taiwan and other Asian countries have been found to contain high levels of lead.
On Thursday, the Government banned 18 important brands of dried fruits found
to have lead content of between 0.11 and 30.3 parts per million (ppm) or
milligram (mg)/kilogramme (kg).
Health Minister Datuk Seri Liow Tiong Lai said only dried fruit products other than these brands would be allowed to be sold in the country.
"Under Regulation 38 of the Food Regulations 1985, the level of lead accepted is two parts per million. Action will be taken if the lead content exceeds theamount," he said.
Those who distribute food products deemed to be harmful to health can be charged under Section 13(1) of the Food Act 1983. They can also be fined up to
RM100,000 or jailed up to maximum of 10 years or both if found guilty.
Liow said the ministry would ensure that the brands of banned dried fruit do not
enter the country.
Lead is a metal that can be absorbed into the body over time. Excess consumption, especially by the young, can lead to serious health problems, including delayed mental and physical development and learning deficiencies.
Many types of imported fried fruits countries have been found to contain high levels of lead Tasty but deadly http://dailychilli.com/news/%C2%AD267-tasty-but-deadly
Lead also poses risks to pregnant women and infants. Malaysia’s move to bar the 18 brands of dried fruits comes in the wake of last Friday’s move by the United States’ Food and Drug Administration’s (FDA) advisory against eating dried fruits imported from Asia.
Testing results in Texas found that dried plums and products containing driedplums contained lead as much as 300 times the acceptable level.
The FDA does not have lead limits specifically for prunes, but the Centre for Disease Control and Prevention has advised avoiding consumption of any amount of lead.
The warning, however, did not apply to prunes from the US .
TS Nguyễn Hồng Kiên
Điều gì ư? Thì chính tờ International Herald Leader (trực thuộc Tân Hoa xã) đã nói huỵch toẹt: “Chính quyền Việt Nam không đủ khả năng để ngừng những việc đưa người trái phép, cư trú quá thời hạn và sử dụng visa du lịch vào Việt Nam. Điều đó, cộng với tham nhũng, chỉ càng tăng cao số lượng công nhân Trung Quốc vào Việt Nam mà thôi”.
Công luận đã và đang sôi lên vì chuyện lao động phổ thông người nước ngoài (chủ yếu là người Trung Quốc). Bà Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ–TB–XH) buộc phải công nhận “lao động nước ngoài ở Việt Nam là thực tế có thực”, và “vấn đề là phải giải quyết việc họ vào không đúng luật ở Việt Nam.”
(http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/849554/)
Nhiều đại biểu Quốc hội yêu cầu quản chặt lao động nước ngoài và lo lắng tình trạng người nước ngoài đến du lịch rồi ở lại Việt Nam làm việc, trong khi người lao động trong nước thất nghiệp do suy thoái kinh tế.
(http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/848894)
Ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ–TB–XH) khẳng định Việt Nam chỉ nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào làm việc chứ không chấp nhận lao động phổ thông nước ngoài. “Trước hết, hướng dẫn họ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu họ không thực hiện thì thanh tra sẽ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Còn nếu họ cố tình không thực hiện thì theo Nghị định 34 đã nói rõ: Trong trường hợp cố tình không thực hiện thì Sở LĐ–TB–XH đề nghị Bộ Công an trục xuất lao động phổ thông nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.”
(http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/04/842489/)
Thủ tướng đã ra Thông báo số 129/TB–VPCP yêu cầu rà soát lao động nước ngoài tại Việt Nam. “Quá trình hội nhập với thế giới đã nảy sinh nhiều vấn đề như nhập khẩu thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu và tình trạng người lao động nước ngoài sang sinh sống, làm việc tại Việt Nam tăng nhanh, nhất là gần đây. Để chấn chỉnh những hạn chế trên, Thủ tướng giao Bộ LĐ–TB–XH chủ trì rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về lao động nước ngoài tại Việt Nam nhằm hạn chế tình trạng người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động hoặc cố tình vi phạm pháp luật về quản lý lao động. Bộ này cũng cần xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về công tác quản lý Nhà nước đối với lao động nước ngoài để khắc phục tình trạng lợi dụng kẽ hở pháp luật. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ LĐ–TB–XH tổng kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng lao động nước ngoài và công tác quản lý lao động nước ngoài tại một số địa phương, địa bàn hiện có nhiều lao động nước người nước ngoài làm việc, xử lý các vi phạm về pháp luật lao động theo đúng quy định, báo cáo Thủ tướng trước 31/5 tới.”
(http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/843093/)
Nhiều báo đưa tin, ảnh TRỤC XUẤT lao động phổ thông TQ vi phạm.
“200 lao động “chui” người Trung Quốc buộc phải hồi hương
Chiều 19/6, phóng viên VietNamNet chứng kiến một đoàn taxi (xe 7 chỗ ngồi) chạy vào khu nhà máy xi măng Công Thanh đón các lao động Trung Quốc ra sân bay Tân Sân Nhất để hồi hương. Tài xế một hãng taxi ở Đồng Nai xác nhận, ngày hôm đó, hãng của anh đã điều 8 xe chở hơn 50 lao động Trung Quốc ra sân bay Tân Sơn Nhất rời Việt Nam.”
(http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/854379/)
Đã mừng! Có lẽ người Việt Nam sẽ không còn bị tranh cơm cướp áo ngay trên quê hương mình.
Vậy mà, ngày 01/7, báo Thanh niên đưa tin: “Hôm qua 30.6, tin từ Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Nai, cơ quan này vừa xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng đối với Công ty xi măng Công Thanh (ấp 3, xã Phước Khánh, H.Nhơn Trạch, Đồng Nai) do sử dụng 182 lao động là người nước ngoài không có giấy phép, chứ không hề có chuyện xử phạt 5 triệu đồng/người và buộc xuất cảnh như một số báo đã đăng tải.”
(http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200927/20090701004528.aspx)
BBC đưa tin chi tiết hơn rất nhiều, và cho rằng Việt Nam không trục xuất lao động ngoại:
“Bà Lê Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh, nói với BBC rằng cơ quan chức năng chỉ phạt hành chính 5 triệu đồng đối với Công ty Xi măng Công Thanh là cơ sở thuê mướn lao động phổ thông nước ngoài bất hợp pháp. Hôm 23/06, báo điện tử VietnamNet loan tin thanh tra lao động tỉnh Đồng Nai phát hiện ra 200 lao động Trung Quốc làm việc trái phép tại công trường xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, nằm tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Báo này đưa tin các lao động nước ngoài làm việc không giấy phép phải nộp phạt 5 triệu đồng/người và bị trục xuất về nước. Báo Tuổi Trẻ thì đưa ra con số 182 lao động bị buộc “xuất cảnh” liên quan vụ này. Theo bà Lê Thị Mỹ Phượng, doanh nghiệp xi măng trên đã giải quyết số lao động ngoại không giấy phép bằng cách sắp xếp họ đi địa bàn khác. “Có lẽ vì thấy lao động rút đi, nên mới có thông tin nhầm lẫn là họ bị trục xuất.”
(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090701_foreign_labourers_dongnai.shtml)
Đọc mà lộn ruột!
Nhưng choáng váng hơn nhiều khi tờ International Herald Leader (trực thuộc Tân Hoa xã) có bài bình luận nói về “thái độ phức tạp” của Việt Nam liên quan đến việc trục xuất lao động Trung Quốc. Tôi đã mò vào tận trang gốc:
http://opinion.globaltimes.cn/chinese-press/2009-07/441887.html
Và đây là bản dịch từ nguyên văn bài đó:
Thái độ phức tạp của Việt Nam đối với các công nhân Trung Quốc hồi hương
Nguồn: Global Times [22:44 July 01 2009]
“Việt Nam sẽ trục xuất 182 công nhân Trung Quốc bị phát hiện đang làm việc bất hợp pháp ở đó”. Bản tin ngày 25 tháng 6 của giới truyền thông Việt Nam đã thu hút sự chú ý của các hãng truyền thông Trung Quốc và khắp thế giới.
Tuổi trẻ, một tờ báo Việt Nam, đưa tin này đầu tiên, nói rằng 182 người Trung Quốc bị phát hiện ở một công ty xi măng ở tỉnh Đồng Nai miền Nam Việt Nam. Chính quyền tỉnh Đồng Nai đã quyết định phạt mỗi người 281 đôla Mỹ và đang xem xét việc trục xuất họ về Trung Quốc.
Ông Wang Qing, một giám đốc của các dự án quốc tế thuộc một tập đoàn xây dựng Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam cho biết: “Lúc nào cũng có những trường hợp như thế này ở Việt Nam”.
Theo luật pháp Việt Nam, các công ty nước ngoài có thể lựa chọn đội ngũ nhân viên quản lý và kỹ thuật từ các nước khác sau khi họ ký được những hợp đồng hợp phát cho dự án của họ, nhưng phải lấy được giấy phép lao động cho những người đó.
Để bảo vệ công ăn việc làm cho lao động trong nước, Việt Nam đã đặt ra những quy định nghiêm ngặt đối với các công nhân nước ngoài, cũng giống như nhiều quốc gia khác. Công nhân Trung Quốc không có kỹ năng đặc biệt nào thì không thể lấy được giấy phép lao động.
Một thương nhân Trung Quốc đầu tư vào Hải phòng cho biết công ty ông thường cần đến các kỹ thuật viên Trung Quốc cho các công việc ngắn hạn ở Việt Nam. Quy trình phức tạp để xin được giấy phép lao động thường rất mất thời gian và rất tốn kém.
“Thỉnh thoảng, những hợp đồng chúng tôi ký với các đối tác Việt Nam không đúng quy chuẩn, và chúng tôi không thể xin được giấy phép lao động theo đúng quy trình chuẩn. Chúng tôi phải dùng cách khác.”
Công nhân Trung Quốc trên công trường khai thác bô-xít Tân Rai, Lâm Đồng.
Trong những cách này có nạn đưa người trái phép, cư trú quá thời hạn và sử dụng visa du lịch vào Việt Nam để làm việc. Chính quyền Việt Nam không đủ khả năng để ngừng những việc này. Điều đó, cộng với tham nhũng, chỉ càng tăng cao số lượng công nhân Trung Quốc vào Việt Nam mà thôi.
Nhà thầu Trung Quốc của một số dự án hầu như không hề sử dụng một công nhân Việt Nam nào, mà chỉ chọn chủ yếu là công nhân Trung Quốc.
Ông giải thích: “Thật sự thì lương trả cho công nhân Trung Quốc rất cao, mỗi người kiếm được khoảng hơn 5000 tệ (732 đôla Mỹ) mỗi tháng, trong khi chúng tôi phải trả người Việt Nam khoảng 1000 tệ (146 đô la) đến 2000 tệ một tháng thôi. Nhiều người có thể thắc mắc tại sao chúng tôi không thuê công nhân Việt Nam. Đấy là vì họ không chăm chỉ bằng công nhân Trung Quốc và hiệu suất công việc của họ lại thấp. Thường thì chúng tôi cần ba đến năm công nhân Việt Nam mới đạt được hiệu quả công việc của một công nhân Trung Quốc”.
Công nhân Trung Quốc thường có kỹ năng cao hơn và dễ quản lý hơn. Các công ty Trung Quốc khó có thể tuyển được các công nhân Việt Nam có kỹ năng cao. Ngay cả khi họ thuê được thì vẫn có những rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, thói quen làm việc và những thứ khác.
Khi càng ngày càng nhiều công nhân Trung Quốc vào Việt Nam, lại càng có nhiều mâu thuẫn xảy ra, thường do những hiểu lầm và thiếu thông tin. Một số mâu thuẫn trở thành những xáo trộn lớn khiến cảnh sát và giới truyền thông phải chú ý.
Theo ông Wang, cảnh sát đã phát hiện các công nhân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp khi xử lý các vụ lộn xộn giữa người Trung Quốc và cư dân địa phương, và giữa chính những người Trung Quốc với nhau. Những công nhân này đã bị đưa trở về Trung Quốc.
Thường thì những xáo trộn này không khiến chính quyền Việt Nam buộc phải trục xuất các công nhân Trung Quốc về nước. Họ chỉ hay bị phạt tiền. Và thường thì chỉ những người không có hộ chiếu hay visa hợp lệ hay có visa quá hạn mới bị chính quyền trả về.
Ông Wang nói: “Hành động của chính quyền Việt Nam không có nghĩa là họ phản đối công nhân Trung Quốc làm việc ở đây. Họ chỉ đơn giản đang cố kiểm soát tình hình và tránh xung đột và lộn xộn thôi”.
Giới truyền thông Việt Nam có khuynh hướng tránh các trường hợp này. Một học giả Việt Nam gốc Trung Quốc cho biết: “Giới truyền thông các quốc gia khác, nhất là Trung Quóc, còn chú ý nhiều hơn đến việc này”.
Ông cho rằng vấn đề thật ra là mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Chính quyền Việt Nam hy vọng duy trì được mối quan hệ tốt với Trung Quốc để phát triển kinh tế, điều này phản ánh trong thái độ ôn hòa của giới truyền thông Việt Nam đối với trường hợp này. Nhưng vẫn còn đó những ý kiến khác và những tiếng nói không thân thiện đối với Trung Quốc ở đất nước này.
International Herald Leader”
Việt Nam có còn là Việt Nam?
NHK
HO Mạng Bauxite Việt Nam biên tập