Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Kỷ Niệm 162 Năm Ngày Sinh Bác Sῖ Paul Marie Néis 28/02/2014

Kỷ Niệm 162 Năm Ngày Sinh Bác Sῖ Paul Marie Néis 28/02/2014

Bác sῖ Paul Marie Néis với Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887
A few lines of Note:
Tác phẩm Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887 của P. Néis đã đến với tôi như trong một chuỗi định mệnh. Chuỗi định mệnh này bắt nguồn từ nhiều năm tháng từ thời thơ ấu của tôi với những đam mê lịch sử khoa học chiến tranh, toán học và sau đó những năm bước chȃn vào quȃn trường Võ Bị Quốc Gia nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hoà để rèn luyện những kiến thức chiến tranh. Chín năm trong nhà tù cộng sản, tôi vẫn không lùi bước trau dồi học Anh ngữ và sau đó tốt nghiệp chuyên ngành Computer Science khi tôi đặt chân đến Mỹ. Nếu không có sự việc Việt cộng bán đất dâng biển cho Tàu, chắc chắn tác phẩm Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887 chỉ là một bóng mờ không ai biết đến.
Từ ngăn cách một đại lục Bắc Mỹ và Ɖại Tȃy Dương bao la, những may mắn đã khiến tôi vượt nghìn trùng xa cách mà tìm được tác phẩm trong ngăn tủ của nhà sách tại Thái Lan để cống hiến cho người Việt Nam những bí mật biên giới trong bóng tối, nổi bi thương của lịch sử của dȃn tộc Việt Nam và cũng chính từ đȃy trong bóng tối mênh mang đã cho chúng ta thấy vận mệnh lịch sử tổ quốc ta, nếu không có những cuộc chiến tranh mà người Pháp đẩy lùi quȃn Tàu về bên kia biên giới thì ngày nay Việt Nam ta đã không còn toàn vẹn khi quȃn Tàu tràn ngập Bắc Việt và đòi hỏi một biên giới cắt lìa Bắc Việt bằng con đường từ Lào Kay đến bờ biển Ɖông.
Ɖiều này có nghῖa người Pháp đã có tội đối với dȃn tộc ta, nhưng cũng có công lao đưa đất nước ta thoát khỏi chia cắt và thȃn phận chư hầu đối với nước Tàu mà trong gần ngàn năm dȃn tộc ta không sao thoát khỏi.
Tuy nhiên, viết lại tiểu sử tác giả Paul Marie Néis, chúng tôi không nhằm đề cao người Pháp, hay chính sách của người Pháp tại Việt Nam. Tác phẩm Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887 liên quan vận mệnh dȃn tộc Việt Nam trong giai đoạn khốc liệt khi người Việt Nam đứng trước thử thách và hiểu biết trung thực lịch sử đường biên giới Việt-Tàu thì tác phẩm mang một giá trị tuyệt đối không gì so sánh được. Chính vì thế Paul Marie Néis đã trở thành một ân nhȃn, một người hùng của dȃn tộc Việt Nam. Vào những ngày tháng Hai năm 2014, chúng tôi viết lại tiểu sử của Paul Marie Néis như một sự vinh danh ông, kỷ niệm 162 năm ngày sinh của ông và là sự biết ơn chȃn thành chúng tôi đối với một người Pháp khôn ngoan, can đảm và tận tụy với những công việc hữu ích cho dȃn tộc Việt Nam.
Sông Hồng
Sơ lược những biến cố trong tháng 2, năm 1885 trên miền Bắc Việt Nam (Tonkin)
Tháng 2, 1885 tướng Negrier chỉ huy Lữ đoàn 2 trong chiến dịch Lạng Sơn trong đó Quȃn Ɖoàn Viễn Chinh đã đánh đuổi quȃn Tàu rời khỏi các trại hầm hố của chúng tại Ɖong Song và Bac Vie và đã chiếm lại Lạng Sơn.

Tướng Negrier hàng ngồi, người thứ nhất từ trái.
Ngay lập tức sau khi quȃn Pháp chiếm Lạng Sơn, tướng Louis Brière de L’Isle trở về Hanoi với Lữ đoàn 1 của Trung Tá Giovannielli để giải vȃy Tuyên Quang để lại Lữ đoàn 2 cho tướng Negrier ở Lạng Sơn. Ngày 23 tháng 2, 1885 tướng Negrier từ Lạng Sơn tiến đánh đạo quȃn Quảng Tȃy đang mất tinh thần ở Ɖồng Ɖăng, gần với biên giới Tàu, và đã đánh tan quȃn Tàu ra khỏi Bắc Việt. Tướng Negrier đã vượt biên giới vào tỉnh Quảng Tȃy và đã phá nổ tung cửa ải Nam Quan, chiếc cổng do người Tàu dựng lên để kỷ niệm ở đèo Trấn Nam đánh dấu biên giới giữa Việt Nam và nước Tàu.

Phá xập cửa ải Trấn Nam (ải Nam Quan)
Tướng Negrier đã dựng lên tấm bảng gỗ trên đống vở nát của cổng Nam Quan trên đó ghi hàng chữ “Không cần phải là những bức tường đá để bảo vệ biên giới, nhưng là sự thực thi trung thành những hiệp ước.” Thông điệp này nhằm ám chỉ cuộc phục kích của quȃn Tàu ở Bắc Lệ tháng 6, 1884, dưới mắt người Pháp đó là sự vi phạm quỷ quyệt của người Tàu về các điều khoản hiệp ước Thiên Tȃn ký kết giữa Pháp và Tàu ngày 11 tháng 5, năm 1884.

Tướng Brière de L’Isle và ban tham mưu trước giờ tấn công chiếm lại Lạng Sơn tháng 1, 1885 (ảnh bác sῖ Hocquard)



Bác sῖ Paul Marie Neis sinh ngày 28 tháng Hai 1852 tại Quimper, Finistère nước Pháp và mất ngày 4 tháng Ba năm 1907 trong nhà thương quȃn đội tại Nice nước Pháp. Cha ông là Peter-Christian Neis (1819-1900) làm nghề sành sứ tại Quimper thuộc quận Finistère, mẹ ông tên Josephine CORIOU (1818-1877), ông được sinh ra trong gia đình với 10 anh chị em, và có hai đời vợ Marie Lalour và N. Tourbiez tại Thổ Nhῖ Kỳ khi ông làm bác sῖ tại đȃy. Ông theo học trường y khoa hải quȃn tại Brest 1871, bác sῖ hải quȃn năm 1873, bác sῖ hạng nhất 1878, ông bắt đầu làm việc tại nhà thương Pháp ở Istambul rồi được gởi sang Ɖông Dương năm 1879, ông phụ trách một sứ mạng khoa học tại phía nam Annam, trên sông Ɖồng Nai, trong tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà, Bình Ɖịnh, Phú Yên, miền núi, gần như không có cư dȃn, nhƯng rất nhiều cọp. Ɖược giao công việc nhà thương quȃn đội tại Saigon, ông lợi dụng thời gian nhàn rổi để thám hiểm xứ Mọi và đến tận nguồn sông Ɖồng Nai (1881). Trở thành bác sῖ hạng nhất, ông được giao nhiệm vụ y khoa tại Côn Ɖảo, trở thành trưởng ban Y tế tại Ɖông Dương và đảm trách sứ mạng của bộ Giáo dục công cộng  tại Bắc Việt và tại Lào 1882-1884 và đã viết lại chuyến hành trình trong tác phẩm “Chuyến Hành Trình lên Thượng Lào.”


Ông được Bộ Ngoại Giao Pháp chỉ định là thành viên của Ủy Ban Phȃn Ɖịnh biên giới Việt Nam và Tàu vào tháng 6, 1885 và theo dấu vết đường biên giới giữa Lào Kay và Móng Cái. Bác sῖ P. Neis rời Marseilles ngày 20/09/1885 cùng với các ông Bourcier Saint-Chaffray, Ɖại úy Bouinais và ông Delena đến Hà Nội ngày 1 tháng 11 1885. Hành trình lên biên giới Việt-Tàu bắt đầu vào ngày 10 tháng 12 1885.




Paul Neis đứng hàng sau và người đầu tiên từ bên phải chụp trong phái đoàn phȃn định biên giới. Trích trong tác phẩm Biên Giới Việt-Trung 1885-2000 Trương Nhȃn Tuấn, trang 64.
Năm 1885 ông nhận huy chương vàng của hội địa lý Paris. Ngày 26 tháng 6, 1887 từ Móng Cái, ông trở về Hà nội và rời Hà Nội vào vài ngày sau đó để đi Hong Kong, ông chọn tuyến đường đi ngang Thái Bình Dương qua đường xe lửa xuyên Canada và sau cùng đáp tàu đi xuyên Ɖại Tȃy Dương đến Le Havre ngày 23 tháng 7, 1887.
Năm 1899 ông xin đảm nhận chức vụ giám đốc nhà thương dân sự Saint-Louis tại Senegal. Ông được trao tặng huy chương Lữ đoàn Danh dự, và là một hội viện Hàn lâm Palmes.



Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Chuyện Hai tấm bảng NO PARKING tại San Jose:

Hai tấm bảng này được gắn trên một trụ cột và đều ghi NO PARKING, nhƯng hai tấm bảng này có những chi tiết khác nhau. Tấm NO PARKING thứ nhất từ 1giờ chiều đến 5 giờ chiều vào ngày thứ Tư thứ tư (fourth Wednesday) của tháng để cho xe đi quét rác, theo xác xuất thì tấm bảng này rất dễ hiểu và rất thường thấy khắp nơi tại thành phố và người đậu xe chỉ cần tự hỏi xem có phải hôm nay là ngày thứ Tư hay không cho dù đó là ngày thứ Tư thứ mấy. Tấm NO PARKING thứ 2 nằm dưới tấm kia NO PARKING từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều vào “những ngày trường học đang có giờ học” (On Days School is in Session). Tấm bảng thứ nhất thì quá rõ ràng, nhưng tấm thứ hai thì khác bình thường, có thể là tấm bảng duy nhất rất buồn cười (funny) mà tôi từng biết.


Thế nào là “Những ngày trường học đang có giờ học?” Thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, … là những ngày school days, những ngày ấy trường có lớp học không? Có thể có hoặc không. Thế còn thứ Bảy và Chúa Nhật trường có giờ học không? Lưu ý là “On days School is in session” và vì thế nếu Thứ Bảy, Chúa Nhật có giờ học thì Thứ Bảy, Chúa Nhật tấm bảng NO PARKING vẫn hiệu lực. Còn khi nào trường có giờ học (session) thì chẳng ai xác định được. Nếu tấm bảng NO PARKING thứ 2 là đúng thì tấm bảng NO PARKING trên cùng không cần thiết vì có ngày thứ Tư nào trường không có giờ học?
Như vậy gần như hai tấm bảng NO PARKING này tấm quan trọng thì nằm bên dưới, với những hàng chữ nhỏ hơn như một kiểu chơi chữ mà ít người đọc đến nơi đến chốn. Và như thế gần như trên quảng đường này sẽ cấm đậu xe mọi ngày như mọi ngày từ 8giờ sáng đến 5 giờ chiều dù đó là thứ Bảy hay Chúa Nhật vì chẳng ai biết được khi nào trường có giờ học!


Xe duy nhất được phép đậu trên khoảng đường này là xe của Nhà Ɖòn chở quan tài.
Rất tiếc những người địa phương thì rất hiểu rõ việc cấm đậu xe này chỉ những quý vị nào từ xa xôi đến nhà thờ dự Lễ từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều thì không rành tấm bảng nên sẽ được “tặng cho cái bao thư với cái parking violation ticket trị giá 45 đô la tiền mặt” (nếu trả credit card thì trả thêm 3 đô la nữa.) Lưu ý là kể từ ngày nhận được ticket này là bắt đầu thời gian của 21 ngày phải trả tiền đủ mà không có lý do hoặc thời gian ân huệ (grace time) trả trễ.



Ɖiều đáng buồn là hai tấm bảng NO PARKING này ở ngay trước một cơ sở giáo dục.
Bài viết Chuyện Thường Ngày Ở Thành Phố có đăng tải trên www.saigonfilms.com
Hoàng Hoa
02/11/2014