------
World
Britain set to ban Huawei from 5G
Business
Nokia wins Taiwan Mobile 5G contract worth $450 million
https://www.yahoo.com/news/nokia-wins-taiwan-mobile-5g-071059599.html
(Reuters) - Finnish telecoms equipment maker Nokia Oyj said on Monday it has won a 5G contract worth about 400 million euros ($449.48 million) from Taiwan Mobile to build out the telecom operator's next-generation network as the sole supplier.
A supplier to Taiwan Mobile's earlier networks, Nokia will prepare for the deployment this month and complete the migration to 5G standalone within a three-year period.
Nokia, along with Nordic rival Ericsson, has picked up most of the 5G contracts in Taiwan.
While Nokia also won 5G contracts from Taiwan Star and Chunghwa Telecom, Ericsson picked up the deal with Far Eas Tone and a part of the contract from Chunghwa.
To offset hurdles faced last year, the Finnish telecom operator has been scripting a turnaround by diversifying its chipset supply and grabbing 5G deals. Earlier this month, Nokia picked up 5G contracts from Canada's Bell Canada and Telus Corp, along with an order from a Singapore telecom operator.
However, Nokia did not win any 5G radio contracts from Chinese telecom companies - China Mobile, China Unicom and China Telecom - in recent bidding rounds, excluding a part of China Unicom's 5G core network contract.
Huawei, ZTE and Ericsson got all the 5G radio contracts from the three top vendors in China.
($1 = 0.8899 euros)
(Reporting by Supantha Mukherjee in Bengaluru, Editing by Sherry Jacob-Phillips)
-------
Bộ Công an VN quyết 'truy bắt bằng được' ông chủ Nhật Cường
ảnh sát tiến hành khám xét một trong các cửa hàng của hãng Nhật Cường. |
Ngân hàng Thế giới cấm vận công ty công nghệ Việt Nam vì gian lận
25 tháng 6 2020
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53175331
Công ty Công nghệ Sao Bắc Đẩu của Việt Nam vừa bị Ngân hàng Thế giới trừng phạt vì liên quan đến lừa đảo và gian lận.
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 24/6 công bố cấm vận 7 năm Công ty Công nghệ Sao Bắc Đẩu (SBD) có trụ sở tại Việt Nam, liên quan đến các hoạt động lừa đảo và gian lận trong Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội và Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.
WB, trong thông cáo được công bố trên website, nêu rõ: "Việc cấm vận sẽ khiến SBD không đủ điều kiện tham gia vào các dự án hoặc hoạt động do các tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới tài trợ. Đây là một phần của các thỏa thuận giải quyết, theo đó SBD thừa nhận trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm và phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể mới đủ điều kiện thoát khỏi cấm vận".
Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng được thiết kế để mở rộng sự tiếp cận của cư dân thành phố với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, mạng lưới đường bộ và giao thông công cộng quan trọng tại các khu vực được chọn trên địa bàn thành phố.
Hồ sơ chính thức được công bố trên website của WB cho thấy dự án này có tổng kinh phí 272,20 triệu USD, được duyệt vào tháng 4/2013 và sẽ kết thúc vào tháng 6/2021.
Vũ 'nhôm' cùng hai cựu lãnh đạo Đà Nẵng ra tòa
Ngân hàng Thế giới khen kinh tế Việt Nam
Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội được thiết kế để tăng tính lưu động đô thị tại các khu vực được nhắm đến ở Hà Nội bằng cách thúc đẩy việc sử dụng giao thông công cộng và giảm thời gian đi lại giữa trung tâm thành phố và phía tây và tây bắc của thành phố. Dự án nhằm thúc đẩy hơn nữa các phương thức giao thông bền vững, thân thiện với môi trường và sự phát triển đô thị lâu bền cho Hà Nội, WB cho biết.
Dự án được duyệt năm 2007 và kết thúc vào tháng 12/2016 với kinh phí 294,89 triệu USD.
Thông cáo của WB cho hay theo các chứng cứ tìm được, nhân viên SBD đã gây ảnh hưởng không đúng đắn đến các quy trình đấu thầu của hai dự án; bao gồm tài liệu giả mạo trong hồ sơ dự thầu; và không cung cấp thông tin chính xác về sự tham dự trong giai đoạn tiền kỳ của hai dự án. Đây là những hoạt động được coi là thông đồng và gian lận.
VN: Tham nhũng giảm nhờ CT Nguyễn Phú Trọng?
Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2016-2020: Góc nhìn chuyên gia Nhật Bản
Thỏa thuận giải quyết có điều khoản giảm thời hạn cấm vận dựa trên những điều kiện như sự hợp tác và hành động khắc phục tự nguyện của SBD.
WB khẳng định việc cấm vận SBD thỏa điều kiện thực hiện cấm vận chéo bởi các ngân hàng phát triển đa phương khác theo Thỏa thuận Thi hành các Quyết định Tranh chấp được ký kết vào ngày 9/4/2010.
Sao Bắc Đẩu (Sao Bac Dau Technologies Corporation) là công ty chuyên về cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông có trụ sở tại TP HCM, có nhiều khách hàng là các cơ quan chính phủ quan trọng như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao… Theo thông tin tự giới thiệu, công ty đã có 24 năm hoạt động, từng nhận Huân chương Lao động hạng 2 và doanh thu dự kiến đến năm 2022 là 2.500 tỉ đồng.
-----
'Không chỉ Nhật Cường cung cấp dịch vụ cho Hà Nội'
30 tháng 5 2019
Ông Nguyễn Ngọc Kỳ, Giám đốc Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội, được truyền thông dẫn lời nói "tại điểm hiện tại có 63 đơn vị đang cung cấp dịch vụ phần mềm cho Hà Nội. và rằng có 135 dịch vụ khác nhau của UBND TP, các sở, ngành..."
Giải thích này là động thái dường như để làm rõ hơn sau khi một số báo trong nước nói, khi Nhật Cường bị khám xét, rằng Nhật Cường "được chỉ định thầu hàng loạt dự án công trực tuyến" cho nhiều cơ quan của chính quyền Hà Nội.
Thông điệp này được ông Kỳ đưa ra hôm 30/05 trong một phiên họp của UBND TP Hà Nội và ông nói thêm hệ thống phần mềm do Nhật Cường Software cung ứng thì Hà Nội "vẫn duy trì hoạt động".
"Ông Kỳ cho hay tổng kinh phí mà UBND TP Hà Nội phải trả cho Nhật Cường 3 năm qua hơn 7,2 tỉ, chỉ bằng 0,49% tổng số chi ngân sách cho công nghệ thông tin của thành phố Hà Nội.
"Ngoài ra, Nhật Cường cũng đã thực hiện 7 gói thầu mua sắm với kinh phí trên 12 tỉ đồng, bằng khoảng 1,23% kinh phí mua sắm, sửa chữa trang thiết bị công nghệ thông tin của TP Hà Nội," báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Chủ tịch Trọng và một Việt Nam đầy ắp câu hỏi
Tăng giá điện và cáo buộc 'đối tượng xấu lợi dụng'
Đảng muốn xử các đại án 'đúng tiến độ'
Công an khám xét Công ty Nhật Cường
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải |
Dư luận quan tâm
Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước ở Hà Nội được mô tả là chuyển từ đầu tư trực tiếp sang thuê dịch vụ, gồm dịch vụ thuê máy chủ và các dịch vụ khác như đường truyền được các đơn vị Viettel, VNPT, FPT, CMC và cả MobiFone cung cấp.
Mối quan tâm của dư luận về công ty Nhật Cường được nêu ra trên truyền thông sau khi có việc khám xét các cơ sở của doanh nghiệp này.
Một đại biểu quốc hội cũng đã đặt câu hỏi liệu có 'lợi ích nhóm' trong vụ Nhật Cường hay không trong khi Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói "tôi được báo cáo hoạt động bình thường của thành phố không bị ảnh hưởng".
Ông Hải nói thêm "thực tế có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ cho thành phố chứ không chỉ mình Nhật Cường".
Bộ Công an hôm 19/5 phát lệnh truy nã ông Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Nhật Cường Mobile).
Lệnh truy nã được đưa ra năm ngày sau khi bộ này khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Huy và tám người khác vì tội "Buôn lậu và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Truyền thông nhà nước dẫn lời Bộ Công an nói bị can này đã "bỏ trốn từ ngày 9/5".
Cho tới nay Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chưa bình luận gì về vụ việc Nhật Cường.