Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Ghonim: Tôi sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc!

Ghonim: Tôi sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc!
http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/thong-tin-tren-mang/
Wael Ghonim, một thanh niên Ai Cập 30 tuổi, đã được giới trẻ Ai Cập tôn vinh là anh hùng trong các cuộc xuống đường ở Ai Cập. Dưới đây là trả lời phỏng vấn của Wael Ghonim với phóng viên Ivan Watson, đài CNN hôm 9 tháng 2, sau khi anh được cảnh sát Ai Cập thả ra hai ngày.
Trong bài trả lời phỏng vấn có những câu mà người Việt Nam nghe quen quen như: “ông Omar Suleiman vài ngày trước đây, ông ta cho rằng, hiện người Ai Cập chưa sẵn sàng cho dân chủ”.
Watson: Anh đã lên kế hoạch cho một cuộc cách mạng?
Ghonim: Vâng, chúng tôi đã lên kế hoạch.
Watson: Kế hoạch đó là gì?
Ghonim: Đó là làm sao cho tất cả mọi người cùng xuống đường. Trước nhất là chúng tôi chuẩn bị khởi đầu ở các khu vực nghèo nàn. Đòi hỏi của chúng tôi là tất cả những gì liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân.
Watson: Có rất nhiều lời đồn đoán về người nhóm Huynh đệ Hồi giáo liên quan đến cuộc nổi dậy này. Làm sao anh tự xưng chính anh và bạn bè của anh là những người giúp huy động các cuộc biểu tình đầu tiên vào ngày 25 tháng 1?
Ghonim: Nhóm Huynh đệ Hồi giáo không hề tham gia trong việc tổ chức này. Huynh đệ Hồi giáo đã tuyên bố rằng họ sẽ không chính thức tham gia và họ nói rằng, nếu những thanh niên của họ muốn tham gia, thì họ sẽ không nói không với những người này. Nếu các ông muốn có một xã hội tự do, chỉ cần cho họ truy cập internet. Bởi vì mọi người, các thanh niên trẻ, tất cả sẽ đi ra [thế giới] bên ngoài và nhìn thấy các phương tiện truyền thông thiên vị, nhìn thấy sự thật về các nước khác và [nhìn thấy] đất nước của chính mình và họ sẽ đóng góp và cộng tác với nhau.
Watson: Đây có phải là một cuộc cách mạng internet?
Ghonim: Chắc chắn đây là một cuộc cách mạng internet. Tôi gọi nó là cuộc cách mạng 2.0.
Watson: Chính phủ Ai Cập hiện đang nói về sự thay đổi, họ đang nói về các ủy ban, cải cách hiến pháp trong các cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, tôn trọng các đòi hỏi của giới trẻ, ngưng các cuộc bắt giữ, giải phóng các phương tiện truyền thông. Ông nghĩ gì về những thông điệp này?
Ghonim: Tiếc rằng chúng tôi không còn thời gian để đàm phán. Chúng tôi đã xuống đường vào ngày 25 và chúng tôi muốn đàm phán. Chúng tôi muốn nói chuyện với chính phủ của mình, chúng tôi đã gõ cửa. Nhưng họ đã quyết định thương lượng với chúng tôi vào ban đêm, bằng những viên đạn cao su, bằng dùi cui, bằng vòi nước, bằng hơi cay và bằng việc bắt giữ khoảng 500 người của chúng tôi. Cảm ơn, chúng tôi đã nhận được thông điệp. Bây giờ, khi bắt đầu leo thang như thế này và các cuộc biểu tình đã thực sự lớn, thì họ đã nhận được thông điệp.
Watson: Việc anh bị bắt giữ, anh có nghĩ đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, họ dọn dẹp đường phố hay anh là mục tiêu mà họ nhắm tới?
Ghonim: Dĩ nhiên tôi là mục tiêu mà họ nhắm tới. Họ muốn bắt tôi.
Watson: Cái gì chạy qua trong đầu anh vào thời điểm đó?
Ghonim: Tôi sợ vô cùng
Watson: Anh đã bị bịt mắt?
Ghonim: Vâng, tôi đã bị bịt mắt.
Watson: Trong suốt thời gian, anh đã bị bịt mắt?
Ghonim: Vâng, bị bịt mắt, dĩ nhiên.
Watson: Suốt thời gian?
Ghonim: Vâng, dĩ nhiên. Hôm nay, tôi đã ủy quyền toàn bộ mọi thứ tài sản mà tôi sở hữu cho vợ tôi, các tài khoản nhà bank của tôi, tất cả mọi thứ, bởi vì tôi sẵn sàng chết và có hàng ngàn người dân ở ngoài đó sẵn sàng chết…
Watson: Anh đã ủy quyền cho vợ của anh, bởi vì anh nghĩ rằng anh có thể chết?
Ghonim: Vâng, dĩ nhiên. Họ đã hứa hẹn với chúng tôi rất nhiều, ông biết đấy, về thái độ từ từ thay đổi, nhưng nhìn lại cuộc phỏng vấn ông Omar Suleiman vài ngày trước đây, ông ta cho rằng, hiện người Ai Cập chưa sẵn sàng cho dân chủ.
Watson: Anh nghĩ gì về điều đó?
Ghonim: Vì vậy, tôi nghĩ rằng, chế độ này thực sự có vấn đề rồi, chỉ sự việc là các ông có vài người để quyết định rằng các ông là tốt hơn, các ông ở vị trí tốt hơn để quyết định cho một quốc gia và sau đó sử dụng phương tiện truyền thông để tẩy não người dân. Sử dụng cây gậy bóng chày để đánh vào những người dân, những người quyết định rằng, họ muốn nói KHÔNG!
Watson: Anh có cảm thấy anh phải chịu trách nhiệm với những người đã chết?
Ghonim: Không. Ông biết đấy, tôi lấy làm tiếc, nhưng tôi không… Tôi lấy làm tiếc vì sự ra đi của họ (bật khóc). Ông biết đấy, tôi không thể quên những người này (nghe không rõ) [vì sự hy sinh của họ?] Biết đâu có thể là tôi hoặc anh em của tôi. Và họ đã bị giết hại, họ đã bị giết hại, như thể họ, ông biết rồi đấy…
Nếu những người này đã chết trong một cuộc chiến, thì công bằng và sòng phẳng. Khi ông cầm vũ khí trong tay, và ông biết người nào đó đang bắn và ông chết. Nhưng không! Những người đó không được chết như vậy. Những người đã bị giết không giống như họ đang chuẩn bị tấn công ai đó. Cảnh sát bắn họ, bắn họ rất nhiều lần, ông biết đấy, những người cảnh sát đứng trên cầu và bắn vào những người dân. Đây là tội phạm. Tổng thống này cần phải ra đi vì đây là một tội phạm.
Và tôi, tôi nói cho ông biết rằng tôi sẵn sàng chết. Tôi có rất nhiều thứ trong đời để mất. Tôi đang đi làm, ông biết tôi đang xin nghỉ làm, tôi làm việc cho một công ty tốt nhất trên thế giới. Tôi có một người vợ hoàn hảo, và tôi có mọi thứ tốt nhất, tôi yêu thương con cái tôi, nhưng tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả mọi thứ đó để giấc mơ của tôi trở thành hiện thực, và không ai có thể đi ngược lại ước muốn của chúng tôi. Không một ai có thể!
Và tôi đang nói điều này cho ông Omar Suleiman. Ông ta sẽ xem buổi phỏng vấn này. Ông sẽ không thể ngăn được chúng tôi. Bắt cóc tôi? Bắt cóc tất cả các đồng sự của chúng tôi? Đưa chúng tôi vào tù? Giết chúng tôi? Hãy làm bất cứ điều gì mà các ông muốn làm. Chúng tôi đang xây dựng lại đất nước của chúng tôi. Các ông đã hủy hoại đất nước này trong 30 năm qua. Đủ rồi! Đủ rồi! Đủ rồi!

Cuộc nổi dậy Bắc Phi nhìn từ Việt Nam

Cuộc nổi dậy Bắc Phi nhìn từ Việt Nam
http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/binh-luan/
Ngày 29/1 vừa qua, trên tờ The Star có bài viết nhan đề “Vụ tự sát đã giúp lật đổ chế độ Tunisia” (Suicide protest helped topple Tunisian regime) kèm theo bức ảnh chụp cảnh một người đang cố vẫy vùng do bị phỏng lửa khi toàn thân đã bốc cháy!
Cách mạng từ đây
 Nhân vật trong ảnh chính là công dân nước này Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, bán hàng trái cây và rau quả trên đường phố Sidi Bouzid, một tỉnh nhỏ nằm ở mạn trung tây Tunisia với dân khoảng 400 ngàn người. Bức ảnh thương tâm này ngay sau đó đã tràn ngập khắp các trang mạng suốt hơn tháng qua, gây xúc động cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới.
Có trang khi trích đăng lại bài báo này chắc do chưa hài lòng với tựa đề trên đặt lại thành ‘The Revolts Started Here –  Những cuộc cách mạng đã bắt đầu từ đây, xem cái chết của Mohamed chính là nuyên nhân gây ra làn sóng cách mạng hừng hực tại vùng Bắc Phi hiện nay.
Cũng chẳng có gì quá đáng khi đánh giá như vậy, bởi cách chết để phản đối như thế này xưa nay luôn là nỗi ám ảnh đối với tất cả các nhà cầm quyền, mà trường hợp tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức tại Sàigòn năm 1963 góp phần làm sụp đổ chính thể đệ nhất cộng hòa của cố tổng thống Ngô Đình Diệm không lâu sau đó, vẫn chưa phai nhòa trong ký ức hàng triệu người VN.
Tấm hình chụp nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu này đã từng giúp Malcolm Browne đoạt giải Pulitzer, cho thấy cái chết này cũng đã ‘gây sốc’ cho thế giới khi ấy ra sao.
Chỉ có điều, nếu hậu quả ngày xưa mới chỉ là một, nay với sự trợ giúp của internet nó đã thành mười lần ‘khủng khiếp’ hơn. Ngọn đuốc sống Mohamed Bouazizi không chỉ ‘thiêu rụi’ chính quyền Zine al-Abidine Ben Ali thôi, lửa của nó đã lan sang một số quốc gia lân cận làm nóng bỏng cả vùng Trung Đông suốt hơn tháng qua.

Theo tờ The Star nói trên thì Mohamed Bouazizi do gia cảnh khó khăn với tám ‘miệng ăn’ đã phải sớm rời ghế nhà trường khi còn đang là học sinh trung học (chứ không như nhiều bản tin bảo là ‘sinh viên’). Anh có thời gian làm việc trong một trang trại nhỏ của người chú ở vùng quê R’gueb, gần tỉnh Sidi Bouzid, nhưng trang trại này sau đó đã bị đóng cửa vì nạn phân bổ đất đai tham nhũng trong khu vực. (chắc cũng tương tự như chuyện nhân danh ‘qui hoạch’ để cướp đất của dân dẫn đến khiếu kiện tràn lan ở VN ta?)
Việc này đã buộc Mohamed quay trở lại Sidi Bouzid kiếm sống bằng bán rong trái cây và rau quả trên đường phố. Do bán hàng rong bị xem là ‘bất hợp pháp’ tại Tunisia, Mohamed đã đã từng bị chính quyền tịch thu chiếc xe cút kít bán hàng nhiều lần, thế nhưng anh ta cũng không còn sự lựa chọn khác, vẫn cứ phải mua sắm hàng hóa để rồi bị tịch thu. Cái vòng tròn luẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại khiến Mohamed dần lâm vào cảnh nợ nần, túng thiếu và rồi chuyện gì phải đến cũng đã đến…
Ảnh Mohamed Bouazizi trên Wikipedia
Đó là vào ngày thứ Sáu 17/12/2010, ngày ‘định mệnh’, ngày cuối cùng ‘sự nghiệp’ bán hàng rong của anh ta. Sau khi được chủ vựa đồng ý cho cậu tiếp tục mua thiếu khoảng 200 USD tiền trái cây rau quả để có cái bán kiếm sống. Con người khốn khổ này lại tiếp tục bị cảnh sát tịch thu hàng hóa, chẳng những thế “cậu đã bị cảnh sát tát thẳng vào mặt” như các báo cáo cho biết.
Ngay sau đó Mohamed đã đi thẳng đến trụ sở chính quyền tỉnh để cố gắng bào chữa về trường hợp của mình với vị chủ tịch. Thế nhưng chẳng những anh không được lắng nghe mà còn bị họ ‘ném’ ra ngoài không thương tiếc!
Chính cách đối xử tận cùng tệ mạt như thế đã trở thành gịọt nước cuối cùng đổ vào chiếc ly bất mãn đang đầy lên đến miệng khiến Mohamed trở nên tuyệt vọng và giận dữ chưa từng có.
Anh vét sạch các túi có được ít tiền vừa đủ mua hai chai ‘paint thinner’, một loại dung môi Aceton, Xylene dùng để sơn phủ lên bề mặt lớp sơn có khả năng gây cháy không kém cồn xăng, rồi quay trở lại trụ sở ủy ban Sidi Bouzid và đã tự biến thân mình thành cây đuốc sống ngay trước tòa nhà trụ sở ủy ban.
Đến lúc này các ‘đầy tớ nhân dân’ Sidi Bouzid mới nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề nhưng mọi chuyện đã quá muộn!
Ngay khi Mohamed đang được điều trị tại bệnh viện một cuộc biểu tình đã nổ ra. Cảnh sát lúc này vẫn chưa hết nông nỗi, bắn hơi cay để giải tán đám đông chẳng khác nào ‘đổ dầu thêm vào lửa’.
Mohamed Bouazizi tại bệnh viện. Phải chi bài học về sự vô cảm với dân này được các ‘đầy tớ’ VN thấm nhuần?
Hai tuần tiếp theo các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra nhưng còn lẻ tẻ, chỉ đến khi tin Mohamed đã thiệt mạng hôm 4/12 được loan đi, chính quyền nhanh chóng mất dần quyền kiểm soát đất nước. Qua hai trang cộng đồng Twitter và Facebook, giới trẻ bắt đầu tuần hành ở thủ đô Tunis và lan sang một số vùng đất giàu có khác của Tunisia ở ven biển bày tỏ sự bất mãn. Kết quả là chưa đầy 1 tháng sau vụ tự thiêu của Mohamed tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali đã phải chạy trốn khỏi đất nước, chấm dứt 24 năm cai trị độc tài.
Con người một khi quá tuyệt vọng thường tìm đến cái chết và mặc dù có nhiều cách chết nhưng hiếm ai dám nghĩ đến tự thiêu. Mà chỉ những ai cố tình muốn kẻ đã đẩy mình vào con đường cùng sẽ phải ‘khốn đốn’ vì cái chết của mình, họ mới thực sự có đủ sự can đảm sự tự tin dám thực hiện hành vi này. Càng ít tuổi, còn nhiều ‘ham sống sợ chết’ càng sợ tự thiêu hơn. Trường hợp ‘đuốc sống’ Lê văn Tám mà dân chúng VN xem là biểu tượng suốt nhiều thập niên mãi đến gần đây mọi người mới ‘té ngửa’ vì sự giả dối của huyền thoại này. Nhưng Mohamed Bouazizi ngày nay thì khác. Tên tuổi anh sau này chắc hẳn không chỉ được dân Tunisia ghi nhận như bậc anh hùng, mà ngay đối với các nước láng giềng cùng cảnh ngộ bị cai trị bởi sự độc tài, cũng sẽ nhắc đến anh với lòng khâm phục. Vì anh mới chính là đuốc sống thứ thiệt chứ chẳng phải loại ‘anh hùng bịp bợm’.
Nhìn người lại ngẫm đến ta!
Sau khi sự bất mãn của dân chúng Tunisia bùng nổ và thành công đã xuất hiện những dự đoán về những điều tương tự rất có thể sẽ xảy ra cho VN nay mai, dựa vào những tương đồng giữa hai nước. Như bài “Vietnam as Tunisia in waiting” trên tờ Á châu Thời báo hôm 29/1 của Adam Boutzan (‘Việt Nam sẽ là một Tunisia của tương lai’ http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MA29Ae01.htm) bài này ngay sau đó đã được dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên nhiều trang mạng. Trong đó tác giả nhận định “Ở nhiều nước đang phát triển, giáo dục và mạng xã hội số hóa đã khiến các cư dân thành thị trẻ tuổi nhận thức được những gì mà họ không có. Ở một số nơi, họ không có được những món đồ mà một người bình thường có thể mua nếu anh ta hoặc cô ta có nghề nghiệp ổn định. Ở vài nơi khác, họ không được quyền nói ra những gì họ nghĩ, không được phép thay đổi lãnh đạo, chứ đừng nói gì thay đổi hệ thống. (bản dịch của Đan Thanh, nguồn  http://namvietnetwork.wordpress.com/2011/01/29/vi%E1%BB%87t-nam-s%E1%BA%BD-la-tunisia/ )
Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến cuộc nổi dậy của người dân Tunisia trước hết xuất phát từ những mâu thuẫn nội tại đã âm ỉ lâu ngày ngay trong lòng của chính đất nước này. Đó là những bất công về thu nhập, về phân phối phúc lợi của cải xã hội cùng sự bất hợp lý của các chính sách nhà nước có liên quan trực tiếp đến đời sống người dân dẫn đến sự phân hoá, chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng trở nên trầm trọng
Vậy liệu ở VN ta đúng là cũng đang có những ‘thùng thuốc nổ’ tương tự các nước Bắc Phi chăng, thiết nghĩ không gì chính xác hơn là dựa vào một số biểu đồ so sánh sau sau:
1. Dân số VN đông nhất so với các nước Bắc Phi đang gặp khủng hoảng hiện nay

2. Nhưng tổng thu nhập của VN thì không phải là cao nhất

(Dữ liệu Ngân hàng Thế giới, http://data.worldbank.org/country)
3. Kết quả là mức thu nhập bình quân / đầu người (GDP) của VN là thấp nhất (2009)
Quốc giaTổng thu nhập quốc gia (Tỷ USD)Dân số(triệu người)Thu nhập (USD/người/năm)
Ai cập188,41082,902.270
Algeria140,57734,904.028
Vietnam 90,09187,301.032
Tunisia39,56110,433.793
Yemen26,36523,581.118
4. Sự nguy hiểm là ở chỗ VN lại là dân tộc ‘hiểu biết’ nhất!
Tỷ lệ biết chữ(năm 2007)VietnamAi cậpAlgeriaTunisiaYemen
Nam9590949793
Nữ9482919467
5. Bằng chứng là VN đang có tỷ lệ người dùng Internet cao nhất!
% người dùng điện thoại2740817614
% người sử dụng Internet201410171
(nguồn dữ liệu UNICEF, http://www.unicef.org/infobycountry/index.html)
6. Lại đang ‘được cai trị’ bởi một nhà nước độc đảng lâu đời nhất, mà chỉ tính riêng từ 30/4/1975 đến nay thôi đã là 36 năm. Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali của Tunisia hay H.Mubarak của Ai Cập chỉ là… ‘đàn em’ !
Quốc giaLãnh tụNgày lên nắm quyền‘Tham quyền cố vị’
TunisiaZine al-Abidine Ben Ali7/11/198726 năm
YemenAli Abdullah Saleh22/5/199021 năm
AlgeriaAbdelaziz Bouteflika27/4/ 199912 năm
Ai cậpMuhammad Hosni Sayyid Mubarak14/10/198131 năm
Thay lời kết
Chính xác là VN hiện đang có không những ‘thùng thuốc nổ’ nổi dậy thậm chí còn lớn hơn cả họ. Bởi mức độ nghèo đói của dân chúng VN là gấp 3 lần Tunisia, gấp 2 lần Ai Cập, gấp 4 lần Algeria và chỉ ngang bằng với tiểu quốc Yemen, thế nhưng VN lại hiểu biết hơn và cũng đang có một chính quyền độc quyền cai trị lâu hơn ai hết.
Nhưng tiếc là chính trị không phải là toán học! Bấy nhiêu bất công, bấy nhiêu độc tài đã đủ khiến người dân Tunisia làm nên cách mạng, nhưng với một nước VN XHCN dường như vẫn còn rất thiếu!
Đất nước chúng ta bất công vẫn tràn lan, tham ô thất thoát tài sản hàng trăm tỷ, người dân vẫn cứ chết oan ức trong đồn công an… thế nhưng chính trị thì vẫn cứ ổn định trên cả tuyệt vời!
Lý do đơn giản chỉ vì còn có 2 yếu tố quan trọng khác không thể thiếu đối với mọi cuộc cách mạng, đó là: (1) thời điểm ‘châm ngòi’ (mà thường không ai được định trước được) và (2) khả năng gây bùng nổ tức thời của nó mạnh yếu ra sao.
Nhìn vào thực tế chúng ta thấy trong nước trước nay không ít ‘ngòi nổ’ đã được châm, điển hình rất sớm ngay sau khi VN mở cửa đó là vụ nông dân nổi dậy ở Thái Bình hồi năm 1997. Chuyện người nghèo khố rách áo ôm bán hàng rong bị cướp mất phương tiện như Mohamed là ‘chuyện thường ngày ở huyện’ tại các thành phố lớn với các chiến dịch làm đẹp lòng lề đường, làm đẹp hè phố. Hà Noi, Saigòn, Đà Nẵng, Đà Lạt v.v… cũng đã từng ra lệnh cấm bán hàng rong, cấm bán vé số  gây bức xúc cho dư luận y hệt như Tunisia. Cũng có loại ‘ngòi nổ’ lớn và nguy hiểm do đụng chạm đến các tôn giáo, như vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa,  Đồng Chiêm hay Bát Nhã v.v… thế nhưng VN vẫn cứ ‘ổn định’ mà chẳng có cuộc cách mạng hoa nhài, bông bưởi nào xảy ra cả. Vì sao? Rõ ràng còn thiêu thiếu cái gì đó?
Căn bệnh vô cảm: Một số học sinh thản nhiên ngồi nhìn và quay phim một bạn gái bị đánh đập dã man trên phố
Vâng, cái thiếu duy nhất ấy chính là sự thờ ơ đến ‘vô cảm’ đối với những gì đang diễn ra trên chính đất nước thân yêu của mình của đại đa số người dân.
Đã thế sự độc tài ở VN lại không quá lộ liễu ‘thô thiển’ như tại các nước Bắc Phi. Trong khi các lãnh tụ Zine al-Abidine Ben Ali, Ali Abdullah Saleh, Abdelaziz Bouteflika, Hosni Sayyid Mubarak, Cadafi… một mình một chợ cai trị hết thập niên này sang chục năm khác khiến cho dân “nhìn mặt riết chán!” thì CSVN lại ‘khôn ngoan’ hơn rất nhiều khi dựng lên cho mình một chính quyền với đầy đủ ban bệ, nghi thức y hệt như các nước dân chủ. Lãnh tụ VN cũng leo lên bước xuống ra vẻ không có chỗ cho độc tài nào chen chân vào v.v… nhưng người dân thì chẳng phải ai cũng có đủ sự hiểu biết để nhận ra sự ‘độc tài tập thể’ dưới kiểu dân chủ giả hình này.
Bởi vậy, ngày nào cái ‘lỗ hổng’ thờ ơ đối với vận mệnh đất nước của người dân còn chưa được lấp đầy chắc khó có cuộc cách mạng hoa nhài, bông bưởi nào xảy ra nổi. Mọi sự đổi thay vẫn mãi là “ơn trời” (đúng như lời Adam Boutzan trong bài báo trên), nếu xảy ra thật chẳng qua đó là chuyện hên xui do bản thân hệ thống chính trị hiện nay vì vấp phải lỗi nào đó quá trầm trọng gây nên mà thôi.
Nội tình đấu tranh dân chủ tại VN còn khó khăn là thế, việc WikiLeaks tiết lộ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) từng lên kế hoạch chi 66,5 triệu USD trong năm 2008 và 75 triệu USD trong năm 2009 cho các chương trình thúc đẩy dân chủ và quản lý ở Ai Cập, hành động được xem như ngầm ủng hộ lật đổ ‘đồng minh’ lâu năm H.Mubarak, chắc sẽ khiến Hà Nội lưu tâm và cảnh giác hơn trong mọi quan hệ với nước này. Nỗi ám ảnh về ‘diễn biến hòa bình’ sẽ còn nằm trong đầu họ lâu hơn và như vậy, mọi sự đổi thay nhờ tác động từ bên ngoài càng khó có thể xảy ra hơn.
Sàigòn, 11/2/2011
Alf. Hoàng Gia Bảo
số lần đọc: 4094
Ý kiến bạn đọc

16 Responses to “Cuộc nổi dậy Bắc Phi nhìn từ Việt Nam”

  1. JOSEPH Phan Công Lý says:
    Cám ơn tác giả Alf. Hoàng Gia Bảo, bài viết rất tuyệt! Ước mong mọi người dân Việt sớm nổi dậy làm một cuộc lật đổ chính quyền cộng sản độc trị để vươn lên. Cần lắm thay những thay đổi ngoạn mục như ở Tunisia cho Việt Nam hôm nay.
  2. Lannam says:
    Tình hình sinh hoạt xã hội chính trị ở VN cho thấy ĐCSVN đã thành công trong chính sách lừa đảo và mị dân. Cách suy nghĩ và lối sống hiện nay của nhiều tầng lớp nhân dân chứng minh điều ấy. Dĩ nhiên, chúng ta không phủ nhận có một số nhỏ sống có chân lý. Nhưng số này không đủ để làm cuộc cách mạng như ở Tunisia và AiCập. Họ đã và đang bị tà quyền trù dập, khủng bố, tù đày, giết hại bỡi bàn tay khát máu công an. Muốn có cuộc cách mạng xảy ra ở VN, người dân phải thay đổi não trạng và cách sống, ra khỏi mê hồn trận của tà quyền VC.
  3. Nguyễn Xuân Vinh says:
    Phải chăng, tất cả là ở ông cố nội Hoa Kỳ; chính Hoa Kỳ đã giết những người cộng tác chân thành nhưng không làm đúng theo ý chỉ của họ, như Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, rồi sadam của Irắc, nay thì tới các nước Bắc Phi và Trung Ðông. Chính sách “cây gậy và củ cà rốt” tuy cũ nhưng vẫn dụng. Castro của CuBố ngay kế bên, nhưng Castro biết thân phận chấp nhận làm “ăngten” cho Hoa Kỳ để khỏi bị ám hại – phải chăng chính Castro là người đã đem những thông tin từ các cuộc họp của khối cộng sản và sự tan rã của khối cộng sản Ðông Âu đâu ngờ lại chính là “ăngten Castro”.
    Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay rõ hơn ai hết,Tàu cộng sản sẵn sàng giao Bắc Hàn (30 giây) cho Hàn Quốc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Nam hàn; nếu Hoa Kỳ cam kết không quan hệ với Việt Nam (giao Việt Nam cho Tàu cộng sản).
    Việt Nam chắc chắn có Tự Do, Nhân Quyền. Nhưng phải là do ông cố nội Hoa Kỳ sắp xếp nhân sự và thời cơ.

    • Quy Nhon says:
      Cường quốc đứng đầu dĩ nhiên là nắm quyền áp đặt trật tự thế giới,dù sao ông cố nội Hoa Kỳ cũng là được nhất so với các ông cố nội khác đã từng nổi lên như một cường quốc đứng đầu…
      Lãnh đạo các nước nhỏ phải đủ tài,đủ đức ,đủ khả năng để vừa biết dựa vào nước lớn,nước đồng minh vừa biết mưu cầu lợi ích cho dân tộc mình tùy từng thời,từng lúc …để đạt được điều này thì điều tiên quyết là chính quyền phải biết tôn trọng quyền tự do và dân chủ của người dân.
      Hy vọng sự trở lại Biển Đông lần này của Hoa Kỳ là một cơ hội cho người dân VN đấu tranh giành tự do từ CS

  4. pham says:
    Với tưạ đề bài viết trên, độc giả hiểu rằng tác giả phân tích sự kiện theo cái nhìn từ bên trong ViệNam nên tôi có vài ý muốn góp ý với tác giả để lich sử VN được trung thực hơn:
    1/ TT.Thích Quảng Đức không tự thiêu mà một người khác tưới xăng lên ộng và châm lửa. Co thể vào Google để đọc tài liệu và xem hình ảnh.
    2/ Nhân vật Lê Văn Tám không có thực. Sự việc này đã được một nhà giáo ở Hànội xác nhận. Nhân vật Le Văn Tám được dụng lên để tuyên truyền.
    Vả lãi sự kiện Lê Văn Tam đã được khoa học chứng minh là không một người nào, dù có sức khoẻ mạnh đến mấy có thề tự đốt mình rồi chạy vào tới kho xăng. Và chẳng có kho xăng nào, cho dù trong thời bình,không có rào cản đề LV Tám chạy vào …thoải mái như vậy! Đây chì là sự tuyên truyền rất sơ đẳng.
    3/ Tuy – ni -di và Ai- cập là 2 nước được cai trị bởi hai nhà độc tài (?), nhưng người dân của cả hai nước này vẫn được hưởng những quyền tối thiểu của họ. Chính vì vậy mà những cuộc xuống đường của họ không bị đàn áp nếu không có bạo động. Con số thiệt hại về nhân mạngi không nhỏ ở cả hai quốc gia này, nguyên do là có những hành vi bạo động. Đồn thời nhà cầm quyền của hai quoấc gia này họ còn tôn trong phần nào đó với những luật lệ thế giới, nên những cuộc đàn áp là chẳng đặng đừng (?).Trở lại nước cộng sản phương Bắc là tầu cộng, qua vụ Thiên An Môn, con số học sinh sinh viên thiệt mạng đến hàng ngàn. Họ bị bắn, bi xe tăng nghiền nát dưới bánh xích…. Còn ở VN đả có những vụ tư thiêu chưa lâu như vụ dân oan ở Dalạt tự thiêu ở Hà Nội, như tín đồ Hoà Hảo tự thiêu ở Long Xuyên…
    Những vụ này không được báo chí trong nước đăng tải; hoặn nếu có thì cho là “chống người thi hành công vụ”. Truyền thông nước ngòai không biết đến. Hâu thuẫn cho những cuộc nổi dậy hiệu quả nhất chính là truyền thông. ViệtNam không có truyền thông trung thực cho dù tt Dung tuyên bố là ông ta ghét sự giả dối (?). Báo chí hầu như đả bẻ cong ngòi bút để bảo vệ cái đảng. Công an thì nói “còn đảng còn ta”, “chỉ biất có đảng, có ta” … Như vậy thì ngưới dân sẽ như thế nào nếu có cuộc nổi dậy. Tin không được kiểm chứng, nhà cầm quyền VN lo ngại trong dịp Tết có thể có biểu tình, và cũng lo sợ ảnh hiưởng từ cuộc nổi dậy của hai nước Châu Phi nên hàng chục ngàn bộ đội đã được đưa về quanh vùng Saigon (?).
    Khi thành phần tri thức còn sợ hải thì không có cuộc nổi dậy nào xẩy ra. Khi tôn giáo còn muốn bắt tay vời vô thần thì không có một giáo dân nào dám hó hé(?).
    Lòng dân có nhưng cần có lãnh đạo. Những nhà trí thức đang ở đâu? Những lãnh đạo các tôn giáo có dám xuống đường với người dân để đòi nha cầm quyền trả lại tự do, công bằng và làm sạch những tệ đoan xã hội? Khi tôn giáo phó mặc cho tội ác xã hội hoành hành thì đôi chân “đi rao giảng tin mừng”, “đi truyền giáo” vẫn chưa cất bước.

  5. Nguyễn Lương Tâm says:
    Thưa Quí Vị,
    Bần đạo này thì có suy nghĩ thật đơn giản : Lịch sử Thế Giới đã chứng minh, không có một chế độ độc tài nào tồn tại. Do đó cái chế độ độc tài cộng sản Việt Nam này cũng chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

    • Lannam says:
      Nhưng thưa bác, với lương tâm loài người, chúng ta không thể ngồi nhìn chế độ ác qủi trù dập, khủng bố, giết hại anh chị em đồng loại. Bác xem lại nhé, cái chế độ tà quyền CS này đã giết hại trên 100triệu người trên thế giới và chỉ tại Vn đã khoảng 10triệu. Hiện tại chúng ta không thấy cảnh bất công, đàn áp, cướp bóc, khủng bố, tù tội, giết hại của ác qủi VC trên dân chúng VN đó sao? Theo bác đợi tới khi nào tà quyền mafia đỏ này tự chúng tàn lụi? Phải chăng chính nhân dân đứng lên bài trừ chúng?
  6. Chris Bui says:
    Rất đồng ý với bạn Phạm,dân tộc Việt Nam thông minh,tài ba, mưu trí, làmột khối thuốc súng vô cùng nguy hiểm cho chế độ,nhưng thiếu ngòi nổ,ngòi nổ đó là người lảnh đạo.
    Biết rõ điều đó nên bọn thảo khấu Bắc Bộ Phủ đã không ngần ngại triệt hạ trong trứng nước,những vị có khả năng và uy tín ở quốc nội cũng như hải ngoại,trong nuớc thì khủng bố,đánh đập ,bỏ tù,ở hải ngoại thì cho lủ chó săn “Vịt kiều ” bôi bẩn, vu khống,trò nầy đã và đang được áp dụng từ 2 thập niên qua,nhưng càng ngày các sự đấu tranh càng ngày càng bùng dậy khắp nơi từ Hà Nội đến Sài Gòn, người dân đã nhờm tởm bọn mọi rợ của hang Pắc Bó,dù chúng có mặc đồ vét,ngồi xe hơi cũng lòi cái đuôi Hồ heo nọc ngu xuẩn,tàn ác và bỉ ổi ,gần đây vụ Tunisia và Ai cập khiến bọn quan thầy Trung cộng và chó săn việt cộng mất ăn mất ngũ và tìm cách bưng bít hoặc xuyên tạc những “sự cố” làm chúng rúng động,các biệpn pháp quân sự đã được lủ chó săn của Trung Nam Hải sẵn sàng để đề phòng sự phẩn nộ của dân chúng như ở Trun g Đông và Bắc Phi..
    Lò thuốc súng đầy ắp,chỉ chờ ngòi nổ.Sự đoàn kết của dân tộc đấu tranh trước bạo cường là cơ hội để ngòi nổ xuất hiện và kích hỏa.

  7. vinhson says:
    Chào anh Hoàng! Lâu lắm mới được đọc được bài của anh.Hay và đúng quá. Mong được đọc anh thường xuyên hơn. Chúc anh năm mới luôn Binh an.
  8. catbui says:
    Những thùng thuốc nổ của VN đang rải khắp ba miền.Chỉ chờ đền giờ G là sẽ nổ. Nhữg bức súc của người dân đã lên đến gần đỉnh điểm.
  9. TruongTruyen says:
    Nầy Thanh Niên ơi đứng lên cứu nguy Đất Nước , đồng lòng cùng đi sá gì thân sống , sống mà tự do ấm no, còn hơn ăn bánh vẻ Cọng sản vẻ ra, chứ chưa bao giờ có thật. Đã hằng chục năm qua khi nghe danh từ Cọng Sản thì mọi người co rúm sợ sệt, bởi đâu mà nên nổi, từ Tí thức cho đến nhười dân hèn ,đều cúi đầu nhẩn nhục. bây giờ Tunisia rồi Ai Cập người ta làm được sao mình lại không?
  10. Mai Mai says:
    Việt Nam sẽ có những biến động trong năm 2011 hoặc 2012. Các biến động có dẫn đến cách mạng thay đổi thể chế của Việt Nam hay không thì khó biết được nhưng tôi nghĩ là sẽ đưa đến sự sụp đổ chế độ.
    Ðiểm khác của Việt Nam so với Ai Cập và Tunisia là ở Việt Nam là sự độc tài tập thể chứ không phải cá nhân cho nên mục tiêu tương đối khó nhắm hơn. CSVN tinh vi hơn với sự xoay vòng lãnh đạo và đặt ra hạn tuổi là 65 phải về hưu dù có ngoại lệ.
    Việt Nam rất cần một cuộc cách mạng tương tự như Ai Cập và Tunisia, phải có một nhóm người đối lập đứng ra, thì mới giải quyết được các bế tắc của đất nước và thực sự giải phóng được người dân trước sự bóc lột và cản trở của đảng CSVN.
  11. pham says:
    Hom nay thu Bay. Algeria da co khoang 15 ngan (15000) nguoi xuong duong. Khoang 400 nguoi bi bat; trong so nay co nhieu phu nu va phong vien nuoc ngoai. Luc luong an ninh khoang 28 ngan (28000)nguoi duoc dua ve thu do. Vietnam se nhu the nao khi con domino Tunisia, Egyt, Algeria da va dang do?
    Bo doi VN dung bo lo co hoi de giai phong Dan Toc khoi ach Viet cong.

  12. Thy Thy says:
    Các ngaì mục tử chăn thuê bao giờ thì mơí tin̉h ngộ, từ bỏ cách thức “đôǹg haǹh và đôǹg loã” vơí giăc̣ csvn, bằng cać lời noí và hành động của miǹh! Haỹ cùng vơí Dân Tộc VN noí “Chuńg Tôi, Luc̣ Ca, các trưởng lão Đạo Sĩ cuả ba Miền Bắc Trung Nam, không đồng thuâṇ với các việc lam̀ buôn dân bán nước cuả đan̉g cướp csvn, và nhoḿ ký sinh trùng “Chỉ biết còn Đảng Cươṕ, thì coǹ Miǹh.”
  13. Thy Thy says:
    Các bạn trẻ VN, các lañh đạo tinh thâǹ Phật Giáo, Công Giaó, Tin Laǹh, Hoà Haỏ phaỉ năḿ băt́ cơ hôị naỳ, tổ chưć biêủ tinh̀, câù nguyêṇ ôn hoà trên quy mô lơń! Đòi hoỉ Nhân Quyêǹ, Tự Do và Công Lý, vẹn toàn lañh thổ cho VN, cho toàn dân VN.
  14. Người Dân says:
    Trải qua bao nhiêu năm dân VN phải sống dưới ách cai trị độc tài khát máu của cộng sản. Lòng người trong mọi thành phần dân tộc lâu nay đã thù ghét bọn mafia việt cộng đến cực độ, chỉ còn chờ cơ hội thôi. Ngay cả những người trước kia hết lòng phục vụ lũ cướp ngày việt cộng nay cũng bất mãn thù ghét chúng. Vì bọn cầm quyền chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham, bóc lột tàn nhẫn ngay cả những đồng chí của chúng.
    Một ngày đẹp trời nào đó VN cũng giống như Ai-cập, chính những đồng chí của bọn cầm quyền sẽ lùng kiếm bọn tham quan cướp ngày việt cộng mà giết chúng chứ chẳng phải ai khác.
    Do đó chất nổ thì đã quá nhiều nhưng chưa có ngòi nổ đủ mạnh để tác động lên tinh thần quần chúng. Nói như vậy không có nghĩa là không có, chúng ta vẫn luôn hy vọng ngày đẹp trời sẽ đến.
    Nếu một người có tinh thần, tự nguyện hy sinh mạng sống cho đại cuộc thì thật đáng ca ngợi, nhưng có những cái chết vì lửa đốt không giống như vậy.
    Nhìn lại giữa cái chết của nhà sư Thích quảng Đức và anh Mohamed Bouazizi thì tôi có nhận xét như sau:
    1- Chỉ giống nhau: Chết vì lửa đốt
    2- Hoàn toàn khác nhau:
    a- Mục đích và động lực
    b- Nhà sư bị chở tới địa điểm rồi bị người khác tưới xăng và châm lửa đốt.
    c- Mohamed Bouazizi tự mình tưới xăng rồi đốt mình.
    Giáo sư Bửu-Hội là một Phật tử đã chứng minh chính phủ NGÔ-ĐÌNH-DIỆM không đàn áp Phật giáo. Phái đoàn của LHQ vào VN điều tra, được hoàn toàn tự do đi nơi nào họ muốn, cũng kết luận rằng VN không có đàn áp Phật giáo.
    Hơn nữa ngày nay đã được bạch hoá tất cả mọi biến cố xẩy ra năm 1963. Những ai vẫn còn cố tình cho rằng cố TT NGÔ-ĐÌNH-DIỆM đàn áp Phật giáo là ngụy biện, chẳng khác nào cóc ngồi đáy giếng. Nói chuyện phải trái với họ thì nói với đầu gối còn hơn. Sự thật phải trả cho sự thật, người công chính phải trả lại danh dự cho họ.
    Vậy mọi người chúng ta cùng nhau đoàn kết đấu tranh để VN mau có ngày giống như Ai-cập, đất nước sẽ tươi sáng, dân tộc sẽ hạnh phúc, mọi người sẽ yêu thương nhau.

Nhìn về Ai Cập, nghĩ đến Việt Nam

2011-02-12
Hai tiếng đồng hồ trước đây (chiều tối ngày 11/02/2011 ở Ai Cập), nhà độc tài Hosni Mubarak từ chức và trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho Hội đồng Quân đội Tối cao, chấp nhận sự thành công của người dân Ai Cập sau 18 ngày đêm biểu tình đấu tranh liên tục, quyết liệt.
AFP PHOTO/STR
Người dân tại thành phố Alexandria, Ai Cập vui mừng sau khi Tổng thống Hosni Mubarak tuyên bố từ chức và trao quyền lại cho quân đội hôm 11.02.2011.
Tiến trình tái lập dân chủ và xây dựng chính phủ mới còn nhiều bước cam go; tuy nhiên, cánh cửa dân chủ đã mở ra cho Ai Cập.
Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội của Ai Cập và Việt Nam có khá nhiều điểm khác biệt nhau. Chúng ta hãy cùng nhận diện tính chất của cuộc đấu tranh danh tiếng vừa xảy ra để có một thái độ và định hướng hợp lý.

1. Biểu tình đông người:

Dù là dưới chế độ độc tài, người dân ở Ai Cập có thể biểu tình đông người - một điều chưa hề có dưới chế độ CSVN. Nhờ điều kiện thuận lợi này, cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập dễ được thành hình, quy tụ được số đông hàng trăm ngàn người và tạo được sức mạnh có áp lực to lớn với chế độ. Ở Tunisia mấy tuần lễ trước đây cũng vậy.
Dù là dưới chế độ độc tài, người dân ở Ai Cập có thể biểu tình đông người - một điều chưa hề có dưới chế độ CSVN.
Nguyễn Công Bằng
Đây là một yếu tố lớn đóng vai trò quan trọng trong những cuộc đấu tranh với nền tảng là phong trào quần chúng. Tương tự như Ai Cập, các nước Phi Luật Tân, Nam Dương, Thái Lan, Đài Loan, Mã Lai Á... dẹp được chế độ độc tài quân phiệt hay đảng phiệt cũng đều nhờ vào yếu tố chính yếu là có thể quy tụ được đông đảo người dân xuống đường.
Học hỏi được những kinh nghiệm này, đảng CSVN đã trấn áp thô bạo những cuộc xuống đường, tụ tập đông người dù là dưới danh nghĩa đòi dân chủ tự do hay công bằng xã hội. Do đó, cho đến khi điều kiện thực tế trở nên thuận lợi hơn để những cuộc biểu tình ôn hòa có thể tổ chức được, chủ trương đấu tranh ôn hòa thuần túy bằng những đòi hỏi suông sẽ khó có khả năng tạo đủ áp lực để buộc đảng CSVN phải nhượng bộ và trả lại quyền lãnh đạo cho toàn dân.
Làm sao vận động được sự hưởng ứng, tham gia (của đông đảo người dân) vẫn là một câu hỏi lớn cho các tổ chức đấu tranh dân chủ Việt Nam.

2. Độc tài cá nhân:


mubarack-250.jpg
Cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak. AFP photo.
Chế độ ở Ai Cập do sự lãnh đạo độc tài của cá nhân ông Hosni Mubarak. Thực tế cho thấy diễn tiến thay đổi ở Ai cập tùy thuộc vào thái độ và quyết định của cá nhân ông Mubarak. Cuộc đấu tranh 18 ngày đêm chỉ kết thúc tốt đẹp khi ông tuyên bố từ chức và trao quyền lãnh đạo lại cho Hội đồng Quân đội Tối cao.
Còn ở Việt Nam, sự độc tài là từ một đảng. Rút kinh nghiệm từ sự thay đổi đột ngột của Liên Sô, đảng CSVN đã nhanh chóng tản quyền trong thực tế, để mọi quyết định lớn đều phải thông qua cơ chế Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thay vì tùy thuộc ở cá nhân người nắm vai trò Tổng Bí Thư, Thủ Tướng hay Chủ tịch nước. Tình trạng kềm chế lẫn nhau để bảo đảm cho sự lãnh đạo không bị thay đổi đột biến bởi quyết định của một cá nhân.
Với thực tế đó, mọi trông đợi vào tinh thần cách mạng của bất cứ cá nhân nào theo kiểu Yeltsin ở Nga đều không còn khả năng xảy ra, mà sự thay đổi chỉ có thể phát xuất từ áp lực bất khả kháng cự tạo nên bởi các biến động chính trị hoặc xã hội.

3. Vai trò Quân đội:

Suốt trong cuộc biểu tình gần 3 tuần lễ, phía quân đội Ai Cập giữ thế trung lập, thay vì đàn áp những người đối lập xuống đường đòi dân chủ. Lời cam kết của Tướng Tổng tham mưu trưởng Sami Al-Anan rằng "quân đội không đàn áp những công dân xuống đường bày tỏ nguyện vọng của mình" là một sự bảo đảm an toàn, đóng vai trò quan trọng cho sự lớn mạnh của cuộc biểu tình. Một mặt nào đó, thái độ trung lập của quân đội là một khích lệ đóng vai trò quyết định lớn cho sự thành công không đổ máu của quá trình đấu tranh đòi ông Mubarak ra đi.
Nếu phía quân đội chọn thái độ đứng về phía nhân dân và bảo vệ đất nước, đồng bào, thay vì bảo vệ đảng CSVN, thì tình hình chính trị sẽ có cơ hội ổn định sớm.
Nguyễn Công Bằng
Ở Việt Nam ta, phía quân đội chắc chắn sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình thay đổi đất nước. Một khi biến động xảy ra, thái độ của quân đội sẽ quyết định phần lớn cho sự thành bại của cuộc đấu tranh, đặc biệt là vấn đề có đổ máu hay không.
Nếu phía quân đội chọn thái độ đứng về phía nhân dân và bảo vệ đất nước, đồng bào, thay vì bảo vệ đảng CSVN, thì tình hình chính trị sẽ có cơ hội ổn định sớm. Khi quân đội chọn thái độ ủng hộ dân chủ (như ở Romania, Tunisia) hay trung lập (như ở Ai Cập) thì lực lượng võ trang bảo vệ tổ quốc sẽ không bị khủng hoảng trong buổi giao thời, để có khả năng ngăn ngừa sự xâm lăng đột biến từ nước khác.

4. Đối lập đoàn kết:

Cho đến nay, có thể cũng còn sớm để nhìn thấy được toàn diện hậu trường chính trị của cuộc xuống đường đấu tranh ở Ai Cập. Tuy nhiên, qua báo chí quốc tế, người ta nhìn thấy được sự đoàn kết, hay ít nhất là không có tình trạng mâu thuẫn, chống phá nhau giữa các tổ chức đối lập. Thể thức điều động toàn bộ cuộc biểu tình rất tinh vi, khoa học và khéo léo; từ mặt an ninh cho đến vệ sinh.
Đây là một kinh nghiệm đáng trân trọng và học hỏi cho người Việt chúng ta. Trong bối cảnh có khá nhiều tổ chức chính trị đang công khai hay bí mật hoạt động ở trong nước, sự chuẩn bị trước những gì cần phải làm để giúp cuộc cách mạng dân chủ sắp tới có thể thành công một cách nhanh chóng suông sẻ, tốt đẹp là điều không thể thiếu được. Sự chuẩn bị này không phải chỉ giúp bảo đảm thêm an toàn, mà còn ngăn chận được những sự phá hoại chắc chắn sẽ có từ đảng CSVN một khi biến động xảy ra.

5. Quyết liệt và sáng suốt:


egypt-02112011-250.jpg
Cairo bùng nổ niềm vui khi cuộc cách mạng lật đổ ông Mubarack thành công hôm 11/2/2011. AFP photo.
Không tin vào sự thay đổi từ thiện chí của chế độ, ngay cả khi Tổng thống Mubarak đã chính thức tuyên bố là sẽ không tiếp tục tranh cử, hay sẽ trao quyền lãnh đạo cho Phó Tổng Thống Omar Suleiman, v.v... Tính quyết liệt, sáng suốt và kiên nhẫn của những người lãnh đạo phong trào và toàn thể người tham gia đã giúp cho nhân dân Ai Cập đạt được thành quả dứt khoát; thay vì vội vã chấp nhận giải pháp nửa vời và hồi hộp chờ đợi một sự đổi thay không chắc là có thể đến hay không.
Đây cũng là một bài học đáng suy gẫm cho người Việt Nam trong công cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước. Theo đó, người ta có quyền mong là những người lãnh đạo đảng CSVN hiện nay có thể sẽ có một số thay đổi đáng kể hơn so với thời gian trước, nhưng họ sẽ không tự thay đổi chế độ độc tài toàn trị hiện thời thành một chính thể dân chủ đa đảng. Sự thay đổi đó chỉ có thể có khi nhân dân Việt Nam cùng đứng lên và đồng loạt đòi hỏi "Cộng sản! Hãy cút đi!" mà thôi!
Tính quyết liệt, sáng suốt và kiên nhẫn của những người lãnh đạo phong trào và toàn thể người tham gia đã giúp cho nhân dân Ai Cập đạt được thành quả dứt khoát.
Nguyễn Công Bằng
Sự kiện đổi thay thể chế ở Ai Cập đáng để chúng ta học hỏi và hy vọng. Chỉ ba tuần lễ trước đây, chế độ của ông Hosni Mubarak là một trong số các nước độc tài đồng minh của Hoa Kỳ, tương tự như trường hợp CSVN. Do đó, sự kiện Hoa Kỳ ký kết các hiệp ước quân sự, kinh tế, ngoại giao với CSVN chỉ là những công việc cần thiết để bảo đảm cho quyền lợi của Hoa Kỳ trong bối cảnh hiện nay. Những ký kết này kia không khẳng định là Hoa Kỳ sẽ ra tay bảo vệ CSVN một khi nhân dân Việt Nam đứng lên. Ngược lại, chắc chắn là khi tình hình chính trị Việt Nam có dấu hiệu thay đổi rõ nét, thái độ của chính phủ Hoa Kỳ lúc đó cũng sẽ có sự thay đổi thích ứng kịp thời.
Đến nay, vẫn khó để xác định Hoa Kỳ đã có nhúng tay thế nào và bao nhiêu vào cuộc thay đổi ở Ai Cập song ít nhất người ta có thể nhìn thấy khi cần phải thay đổi thái độ, Hoa Kỳ có ngay những phản ứng hợp lý một cách nhanh chóng. Điều này không phải do người Ai Cập vận động trước, mà là phản ứng tự nhiên từ một tiến trình có nhiều thành quả của cuộc đấu tranh.
Tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam đang thách thức óc sáng tạo, lòng can đảm và ý chí quyết thắng của những người đấu tranh dân chủ ở trong và ngoài nước. Vấn đề không phải chỉ là chấm dứt tình trạng độc tài, mà là thay đổi thế nào để không gây ra cảnh tang thương, đổ vỡ cho đồng bào, đất nước. Và quan trọng nhất là không có một thành phần nào phải bị trở thành nạn nhân của chế độ mới.
Người Ai Cập đã hành động thay vì chờ đợi! Còn người Việt Nam chúng ta thì sao? Câu trả lời ở mỗi chúng ta.Nguyễn Công Bằng
(TTK/ĐVDVN)

Nhìn từ Quảng trường Giải phóng

Cuộc biểu tình chống chính quyền ở Ai Cập đã bước sang tuần thứ ba, với một đỉnh điểm mới về số người đấu tranh tại Cairo tối 10/2/2011.
Nhà báo Abdalla Hassan, hiện sống tại Cairo cho BBC Tiếng Việt biết về không khí trong ngày và những cảm nhận liên quan đến cuộc đấu tranh.
Trước hết, anh nói về cái tên của Bấm Quảng trường Tahrir, vốn nhanh chóng trở thành tâm điểm của cuộc đấu tranh tại Cairo.
Abdalla Hassan: Tên của Quảng trường Tahrir có nghĩa là Giải phóng (Liberation). Tên này có từ sau cuộc Cách mạng năm 1952, lật đổ chế độ quân chủ và quốc vương Farouk. Trước đó, nó được gọi là Quảng trường Ismaileyya, mang tên của một vị vương thuộc triều đại hồi trước đó. Nay thì Quảng trường Giải phóng này đang thu hút hàng trăm nghìn người biểu tình mỗi ngày.
BBC Tiếng Việt:Anh đến Quảng trường này gần như hàng ngày, vậy không khí ở đây là thế nào? Hiện nó là tâm điểm của cuộc biểu tình phản đối chính phủ?
Qua Facebook, các blog, qua Internet, những hình thức vận động quần chúng đó khiến người cứ đông dần lên
Ở bên trong Quảng trường, không khí gần như là một ngày hội, khá là độc đáo, có một tình thân hữu, bè bạn, cùng hội cùng thuyền. Rất đông người. Một số người cắm trại luôn tại đây như để nói rằng họ sẽ không đi, chừng nào sự thay đổi xảy đến. Họ muốn chế độ của ông Mubarak phải sụp đổ. Yêu cầu trọng yếu của họ là làm sao để Đảng cầm quyền, chế độ không tồn tại nữa.
BBC Tiếng Việt: Anh có đồng ý với một số nhà bình luận rằng ban đầu, người dân Ai Cập muốn tự do trên mạng, rồi họ chuyển các yêu cầu từ mạng ra đường phố.
Vâng, ví dụ như trang mạng Facebook đã có tác động rất lớn như một công cụ tập hợp, vận động quần chúng. Hôm đầu, ngày 23 tháng 1, tôi cũng nghe tin và ra phố, người ta xuống đường ở nhiều thành phố trên cả nước. Nhưng ở đây, Cairo, chỉ có chừng mươi nghìn người thôi. Và họ cũng không biết là thực tế sẽ có thêm bao nhiêu người tham gia. Thế rồi, qua những kết nối trên mạng, qua Facebook, các blog, qua Internet, những hình thức vận động quần chúng đó khiến người cứ đông dần lên. Người này nghe người kia, họ trao đổi tin tức. Những nay thì cuộc biểu tình đã vượt ra ngoài chuyện than phiền về chính quyền trên mạng. Họ cần hành động.
BBC Tiếng Việt: Anh nói đến hành động. Vậy họ có can dự vào các cuộc va chạm bạo lực?
Có bạo lực vì có trấn áp. Người biểu tình bị bắn. Có xô xát.
BBC Tiếng Việt: Về người biểu tình, họ có ý thức rằng người dân trên thế giới quan sát, chứng kiến cuộc biểu tình Ai Cập trên truyền thông, qua mạng Internet?
Người biểu tình kiên quyết đòi Tổng thống Mubarak từ chức
Chắc chắn là thế. Theo tôi, hiện có cảm giác chung rằng những gì đang xảy ra ở Ai Cập là rất cấp bách, nên có lo ngại về những gì xảy ra, về phong trào cách mạng, về đấu tranh, làm sao giữ cho nó tiếp tục. Mạng Internet ở đây bị đóng trong gần một tuần nhưng nay đã phục hồi lại. Người ta tiếp tục lên mạng, chia sẻ rất sống động các hình ảnh, tin tức, và cho cả bên ngoài Ai Cập biết. Đã có các cuộc biểu tình bên ngoài, trước các sứ quán Ai Cập ở nước ngoài để ủng hộ cuộc biểu tình.
BBC Tiếng Việt: Về cách gọi thì anh thấy tại chỗ người dân đi biểu tình như đi hội nhưng ở bên ngoài thì có các cách gọi khác nhau. Có người gọi là biểu tình, có báo, như ở Trung Quốc và Việt Nam nhấn mạnh đến khía cạnh 'bất ổn','hỗn loạn', có người còn so sánh với cuộc đấu tranh ở Quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc hồi trước? Anh nghĩ sao?
Tôi không nghĩ là dàn bài như Thiên An Môn có thể xảy ra, đơn giản là vì số người ở Quảng trường Tahrir rất đông. Bởi nếu quân đội nổ súng để dọn quảng trường thì s̃e là cuộc tắm máu khủng khiếp. Còn những người ở Quảng trường sẽ không chịu ra đi chừng nào ông Mubarak chưa rời chức vụ.
BBC Tiếng Việt: Thế nhưng cuối cùng, theo những gì anh đánh giá thì việc này sẽ đi đến đâu?
Hiện chính quyền rất thận trọng, không muốn nhượng bộ gì nhiều, và muốn làm sao để dần dần cuộc biểu tình nguội đi. Phía những người biểu tình thì muốn duy trì cuộc đấu tranh chừng nào chế độ của Tổng thống Mubarak và những người ủng hộ ông ta phải ra đi. Chính quyền cũng đưa ra một chiến lược truyền thông, mô tả sự 'đe dọa' từ phía Huynh đệ Hồi giáo, và nói những người biểu tình chịu tác động của 'gián điệp nước ngoài'.
Trong khi đó thì các cuộc đấu tranh đang lan ra các vùng khác của Ai Cập và thu hút thêm các ngành nghề, từ y tế đến công nhân ngành xe lửa, người lái xe bus. Hành động của họ phản ánh điều thất vọng vì chính quyền không chịu nhanh chóng tiến đến dân chủ hóa. Ngược lại, phía chính quyền thì thận trọng nhưng bằng mọi cách muốn duy trì chế độ.
Nhà báo Abdalla Hassan sinh trưởng tại New York trong một gia đình gốc Ai Cập và trở về sống tại Cairo từ năm 2010.
Người biểu tình cùng quân lính trên xe tăng xem tường thuật truyền hình về phát biểu của lãnh đạo Ai Cập