Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013


Mùa Thu Oregon, Carmel Ngày Trở Lại (2)

Tôi đã đứng yên lặng rất lâu trước giáo đường Carmel khi thời gian thực sự ngưng lại vì Carmel basilica thu hút hồn tôi. Hình ảnh basilica chập chùng trong ký ức khi tôi nhớ lại đoạn phim Hoài Trang bƯớc đến basilica khi hồi chuông đổ vang trong chiều hôm ấy.

Hôm ấy Hoài Trang không hát bên trong khuôn viên basilica.
 

Có người đã đến cầu nguyện tại Chapel khiến tôi ngừng suy nghῖ vì tôi phải trở lại Chapel và trở lại basilica trước khi chuông giáo đường vang tiếng. Từ bậc tam cấp dẫn lên Chapel tôi bước lên khoảng sȃn nhỏ hẹp của Chapel, tại đȃy tôi đã thực hiện đoạn phim Hoài Trang bước lên, và cô đã dừng tại cánh cửa gỗ nặng nề của Chapel và phát biểu “Kính thưa quý vị, đȃy là một tu viện thật cổ kinh được xȃy dựng từ thời lập quốc Hoa Kỳ…”


Trước mắt tôi là bức tường loang lỗ vết vữa bị vỡ trơ ra bức tường đá bên trong, dấu vỡ đó là do cơn địa chấn ngày nào gȃy ra. Trên tường vẫn còn những giòng chữ cảnh giác. Phía tay phải, ẳn trong một hốc nhỏ (niche) là một bức tượng hai người hai người bằng đồng, một linh mục và một cậu bé. Cậu bé giơ bàn tay trái lòng bay tay hướng vào người linh mục như một lời hứa thề, trong lúc vị linh mục đang nhìn về hướng xa xăm. Pho tượng mang một ngụ ý trong suốt 240 năm qua, nhưng không biết ai đã hiểu đước ý nghῖa. Phia dưới niche là một tấm bảng đồng ghi những giòng chữ sau:

Chris Child Visits Saint Anthony of Padua

(tấm bảng này cho biết tượng đồng được khai mạc năm 2009)

Tôi đi vào bên trong Chapel, nhớ lại bên phải là nơi Hoài Trang đã nhúng tay vào nước thánh và xức lên trán, và cô đã quỳ nơi hàng ghế đầu tiên gn với cửa ra vào nhưng là cuối cùng nếu tính từ bàn thánh. Bên trong Chapel tương đối tối, nhƯng tôi đã chụp những tấm ảnh và hướng lên bàn thánh để chụp ảnh vị linh mục chủ lễ hôm nay.

Tôi đã quỳ xuống và làm dấu thánh trước khi ra khỏi Chapel vì tôi còn rất ít thì giờ còn lại để nghe những hồi chuông đổ vang từ giáo đường và chuẫn bị máy quay phim thu lại tiếng chuông chiều này.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013


Mùa Thu Oregon – Carmel, Ngày trở lại
(The Oregonian Autumn – Carmel Revisited)

Tác phẩm phim nhạc Mùa Thu Oregon (MTOr) đã kết thúc sau chuyến đi làm phim tại vùng bờ biển miền Trung Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 9, 2013 tại đȃy chúng tôi đã thực hiện đoạn cuối của phim khi Hoài Trang đến Carmel Basilica cầu nguyện tại đền Thánh Bí Tích Ȃn Sũng (Blessed Sacramento Chapel) và sau đó cô đã cầu nguyện trước Giáo đường Carmel trong từng hồi chuông chiều dồn dập. Ngày hôm sau, Hoài Trang đã đến hát bài Quê Mẹ tại phía sau Carmel Mission Ranch Dining Room.

Chúng tôi đã chọn một kết thúc cho MTOr mà lẽ ra những chi tiết còn nhiều xúc cảm hơn nữa bởi vì đȃy là chuyến đi quan trọng nhất của Hoài Trang nhằm đánh dấu một ký ức mạnh nhất trước kết thúc một trang sử nghệ thuật mà gần nhƯ chưa có bất kỳ sự so sánh nào từ xưa đến nay trong bộ môn nghệ thuật thứ bảy của Việt Nam. Thế là, tuy tác phẩm đã hoàn tất, và những copies hoàn hảo đã trên đường đến Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (US Library of Congress) để hoàn tất thủ tục bản quyền. Chúng tôi quyết định lên đường đi Carmel, phía Nam của thành phố biển Monterey để xem xét lại bố cục và thẩm định sự hài hoà của đoạn kết MTOr.

Con đường Freeway 101 Nam xuyên bang California đã đưa chúng tôi từ Mountain View nơi đặt bản doanh của Google™ đến Carmel khoảng 1giờ 45 phút qua những con đường liên kết 156 Tȃy nối vào Highway 1 Nam. Khi bắt vào Highway 1 Nam, chúng tôi đã nhận ra những bãi biển màu xanh thẩm lấp lánh dưới ánh mặt trời và những đụn cát khô khan bên bờ phải Highway 1. Những thành phố nhỏ Marina và Seaside đã hiện ra rồi nhường chỗ cho thành phố Monterey hiền hoà trước khi tiếp tục cuộc hành trình hướng đến đường Rio (The River) phía tay phải đi vào khu vực của Carmel Mission.
 
 

Gần 5 giờ chiều, chúng tôi đã dừng xe trong bãi đậu xe của Carmel Mission. Tại đȃy, hơn sau tháng trước (sáu tháng một tuần) chúng tôi đã quay thật nhiều phim, rất nhiều hình ảnh Hoài Trang được chụp cẩn thận, nhưng chúng tôi chưa nhận ra những giá trị quan trọng nhất của “sȃn khấu giữa đời thường” mà Hoài Trang sẽ trình diễn trong thời gian cô lưu lại tại đȃy. Mặc dù, chúng tôi đã chuẫn bị chuyến đi Carmel từ nhiều tháng trước tháng 9, 2012, những nghiên cứu tỉ mῖ từ không ảnh, từ bản đồ, từ thực tế hình ảnh của Web site của Carmel Mission và thh phố Carmel-by-the-sea, chúng tôi vẫn chưa thể hiểu thấu hết giá trị của “sȃn khấu giữa đời thường” mang đậm nét lịch sử Hoa Kỳ và giá trị của MTOr. Rất dễ hiểu, tác phẩm MTOr đã mang tiếng chuông chiều của ngôi giáo đường cổ kinh, và những bƯớc chȃn và hình ảnh thật của  Hoài Trang đi vào cỏi lòng công chúng Hoa Kỳ!

 
Phải, trước mặt chúng tôi là ngôi Giáo đường cổ kinh mà Cha Junipero đã xȃy dựng trong thời lập quốc Hoa Kỳ chính xác nhất là năm 1776. Dưới ánh nắng chiều hiu hắt từ phía góc phải của Carmel Basilica đã chói (contre- soleil) vào ống kinh của chiếc camcorder, nhưng tôi muốn thế, vì chỉ có dịp này mới khiến những đoạn phim thực hơn, rực rỡ hơn và đầy sinh động. Giáo đường Carmel kiến trúc theo kiểu Tȃy Ban Nha, rất đơn sơ, không hoành tráng, không sừng sững và kiên cố với những hình thù kiến trúc kiểu Pháp hay Gothic. Carmel Basilica đứng quạnh quẽ với chiếc cửa gổ đóng kín chỉ được mở vào lễ Misa ngày Thứ Bảy, chói lọi dưới ánh nắng chiều, nhƯng thật thinh lặng giữa không gian! Nhìn ngôi giáo đường già nua mà những khung sườn bằng sắt gỗ đang được thợ xȃy dựng dàn dựng để phục chế lại tháp chuông và mái giáo đường chợt khiến lòng tôi dȃng lên sự thương hại. Sự khắc khổ, chơ vơ, ẩn dật trong khuôn viên Mission (giáo xứ) với nhiều hoa và cȃy xanh khiến tôi liên tưởng một tu sῖ khổ hạnh dòng tu Francisco.Chính bên trong khuôn viên giáo xứ này có một bể nước mà chúng tôi từng dự đinh Hoài Trang sẽ ngồi chơi guitar solo và hát bài Quê Mẹ.

Chúng tôi đến Carmel Basilica, với một cỏi lòng rộng mở trước một di tích lịch sử, tác phẩm MTOr từ đó đã mang tiếng chuông chiều của Carmel Basilica đi khắp thế giới. Ɖó là niềm sung sướng và vinh dự của chúng tôi khi thực hiện MTOr tại địa danh này.

(Còn tiếp)

 

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ sắp đón nhận tác phẩm Mùa Thu Oregon ©
Kể từ sau tháng 12, 2012 khi phim nhạc Mùa Thu Oregon (MTOr) bản nguyên thủy thứ 10 (Original version 10) được Hoàng Hoa audio-video Lab hoàn tất và công bố phát hành trên SaigonFilms, chúng tôi vẫn ráo riết chuẫn bị cho một version hoàn hảo nhất là version thứ 12 hoàn tất tháng 3, 2013. Như một người Cha dẫn dắt đứa con tinh thần thȃn yêu vượt bao sóng gió từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành thì giờ đȃy là lúc tác phẩm phim nhạc Mùa Thu Oregon được chúng tôi “cho phép” bước vào giòng đời xuôi ngược.
Trong suốt thời gian từ khi version thứ 10 ra đời, chúng tôi vẫn tiếp tục hoàn tất các chi tiết cần thiết để nộp lên Phòng Copyright Hoa Kỳ để xin bản quyền, và kết quả là vào rạng sáng ngày 20/03/2013 vừa qua Phòng Bản Quyền Hoa Kỳ (US Copyright Office) tại thủ đô Washington đã chấp nhận bản quyền tác phẩm phim nhạc tựa đề bằng Anh ngữ The Oregonian Autumn (TOA) và Việt ngữ Mùa Thu Oregon (MTOr) là thuộc về Saigonfilms www.saigonfilms.com với ấn bản DVD + BluRay™ và như vậy Thư Viện Quốc Hoa Kỳ (TVQHHK) (Library of Congress) sắp đón nhận 2 bản TOA hay MTOr hoàn hảo nhất để lưu trữ trong TVQHHK, một thư viện lớn nhất thế giới. Tại đȃy TOA sẽ được indexed với chỉ số để tham khảo.
Mặc dù trên nguyên tắc copyright cho TOA thuộc về saigonfilms, nhưng trong suốt chiều dài phim nhạc 1 giờ 30phút, một giòng chữ trắng và rõ nét trong phim nhạc TOA vẫn ghi rõ © 2013 Hoài Trang Hoàng Hoa saigonfilms.
Sơ lược.
Tác phẩm phim nhạc (musics film) TOA là một bộ phim thực hiện theo dạng nhạc (musical format,) nó không giống bất cứ phim nào của người Việt từ xưa đến giờ, và cấu trúc (architecture) của TOA cũng hoàn toàn là một sự pha trộn (mix) không theo bất cứ một thói quen nào của phim ảnh Việt. Niềm hãnh diện và sự khát khao thực hiện TOA bắt nguồn từ chiều sâu của sự học hỏi và kinh nghiệm làm phim và phȃn tích âm thanh và hình ảnh và màu sắc mà chúng tôi làm việc tại Hoàng Hoa audio-video Lab. Trong TOA không có script nhưng thật ra là có script, trong TOA không nhìn thấy bố cục, nhƯng có bố cục. TOA được thực hiện trong một không gian 3 chiều có chiều sâu và tập trung nhiều nhất về vai trò và khả năng người ca sῖ, một nhȃn vật chính duy nhất và dưới góc nhìn rất chi tiết và sắc nét về cô.
Trong suốt một không gian rộng lớn bao trùm suốt 3 tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ, mỗi đoạn phim được coi như một Object được định hướng (oriented) theo cách nhìn khác nhau nhƯng hài hòa (harmonious) toàn diện với chủ đề TOA. Khi so sánh với một cảnh cố định video của một Trung tȃm trên sân khấu với hai hoặc ba ống kinh mà đôi khi tiếng hát của ca sῖ trong video không synch’ed, hình ảnh các ca sῖ không thể hiện hết mức thì thực hiện TOA vất vã hơn nhiều. TOA trở thành một đời thường của nữ ca sῖ Hoài Trang, những bài nhạc của cô với lời lẽ thật đơn sơ như bài Quê Mẹ được saigonfilms thu hình với kỹ thuật thực nhất (realistic) tại một địa danh tại Carmel
Việc TOA hay MTOr được chấp nhận bước vào Thư Viện QH Hoa Kỳ và đuợc lưu trữ tại đȃy đã trở thành một ký ức mãnh liệt không bôi xóa được cho cả saigonfilms và Hoài Trang. Ɖó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nghệ thuật thứ bảy Việt Nam một tác phẩm phim nhạc Việt Nam được cơ hội sánh mình với hằng trăm triệu tác phẩm khác trên đất Hoa Kỳ và thế giới. Công chúng (public) sẽ được nghe tiếng hát của Hoài Trang và theo dõi từ cử chỉ và nét đẹp trên khuôn mặt của cô khác hẳn trên một sȃn khấu đầy hào nhoáng làm phai nhạt đi nét đẹp tự nhiên đó. Saigonfilms vô cùng vinh dự hoàn tất một tác phẩm đầy thương yêu và với nhiều kỳ vọng khao khát, với lời thề hẹn cho dù 2 năm, 3 năm hay đến bất kỳ bao lâu TOA hay MTOr phải hoàn tất tốt đẹp nhất. Tất cả vinh dự này của saigonfilms chính là bắt đầu từ sự khả ái và tài năng khiêm nhường của một người phụ nữ, là ca sῖ khả ái Hoài Trang, Ɖóa Hồng Portland, Oregon và là Mùa Thu Oregon đã đến với saigonfilms từ mùa thu năm 2011.
Hoàng Hoa
03/24/2013
Mountain View, Ca