Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Đám tang ông Trịnh Xuân Tùng, tiếng kêu xé lòng và chuyện người đưa đám


Ông Trịnh Xuân Tùng, người bị viên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gãy cổ và chết trong bệnh viện, đã được chôn cất xong ngày 23/3/2011. Chúng tôi đã đến viếng và tiễn đưa ông về nơi an nghỉ.

Và, tôi sẽ phải viết lại điều này, một tội ác mà không mổ xẻ nguồn gốc tận căn, còn được nuông chiều thì sẽ còn có nhiều nguy cơ tồn tại và phát triển.
Chúng tôi đến Nhà tang lễ bệnh viên Thanh Nhàn cùng với đoàn giáo dân Hà Nội đến viếng xác kẻ chết. Khi đến nơi, đập vào mắt chúng tôi dọc đường đi và ngoài cổng cũng như trong sân nhà tang lễ là lực lượng công an, cảnh sát chìm, nổi hết sức đông đúc.
Những người bạn cùng đi với chúng tôi chỉ rõ cho tôi biết ai là công an, ai không phải là công an rất rành rẽ trong khi tôi cũng chẳng chú ý lắm đến điều này. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết ai là công an, ai không phải, họ đều mặc quần áo bình thường cả cơ mà?”. Anh bạn tôi trả lời: “Chỉ nhìn qua nét mặt, tôi chỉ chính xác cho ông đến 99%”. Thì ra là vậy, anh đoán rằng số công an có mặt vì đám tang này, chắc hẳn không phải là con số hàng chục.
Sau đoàn chúng tôi vào viếng là đoàn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Hà Nội do một Phó Giám đốc Công an dẫn đầu.
Tôi bảo anh bạn: “Họ đến nhiều cũng tốt thôi, ít nhất họ đến để chia sẻ với gia đình, với nạn nhân, vì dù sao gây nên cái chết này cũng chính là đồng đội của họ và khi họ chứng kiến nỗi đau của gia đình nạn nhân, chắc họ sẽ phải suy nghĩ để những hành động tương tự không lặp lại”.
Anh bạn tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi cười rất mai mỉa sau câu nói của tôi.
Chúng tôi xếp hàng, vào thắp hương kính viếng hương hồn ông trước khi vĩnh biệt cõi đời, đọc mấy lời kinh cầu cho linh hồn ông dù ông không cùng tôn giáo thì ông cũng được mát mẻ hơn với sự chia sẻ của mọi người.
Di ảnh ông nhìn thẳng, trước linh cữu ông, tôi cứ nghĩ mãi về cuộc đời một con người đã vất vả với những năm tháng cống hiến cho đất nước trong quân ngũ, những năm tháng vất vả gây dựng gia đình sinh con và nuôi con ăn học, phải từ giã cõi đời khi mới tuổi 54 để lại chiếc lá vàng là mẹ già hơn 90 tuổi thiếu người nuôi dưỡng.
Những người đến dự đám tang, ngoài lực lượng công an đông đúc, số giáo dân đến từ các giáo xứ, giáo họ khá đông, khi chúng tôi viếng xong, một đoàn giáo dân khác lại tiếp tục đến viếng. Chúng tôi thấy ấm lòng hơn về tinh thần yêu thương đúng với giáo lý thương người của Chúa răn dạy.
Cách đây mấy hôm, một cán bộ an ninh sau nhiều lần điện thoại để gặp gỡ nhưng tôi bận bịu vì đi vắng, hai cán bộ đã đến nhà và khuyên tôi không đi đám tang và không viết về ông Tùng. Tôi có nói rằng: “Việc đi viếng xác kẻ chết thuộc về yêu cầu tôn giáo chúng tôi, không thể không đến khi có điều kiện. Còn viết, tôi chỉ viết sự thật mà thôi”. Và đến đây, tôi lại gặp những gương mặt này.
Cũng như những đám tang khác tại nhà tang lễ mà tôi đã nhiều lần đến tham dự tại đây, chỉ có điều trong điếu văn truy điệu do một người của nhà tang lễ đọc, thì cái chết được nêu lên là do tai nạn. Đúng là với ông Tùng, đó là một tai nạn, một điều ông không lường trước, nhưng có lẽ nguồn gốc cái tai nạn này, người ta muốn bỏ qua.
Cô Kim Tiến, con gái ông Tùng sau đám tang cho tôi biết qua điện thoại rằng: “Khi tổ chức, nhà tang lễ đề nghị để họ làm ban tổ chức và đọc điếu văn cho luôn, lẽ ra gia đình cháu phải duyệt điếu văn, nhưng tang gia bối rối nên không quản lý hết được. Đến khi đọc là tai nạn, cháu đã định phản ứng, nhưng trước giờ phút tiễn biệt bố cháu, cháu muốn để bố cháu được yên”.
Rồi đám tang bắt đầu đi, qua các phố Hà Nội, lượng công an dày đặc hiếm có, họ phân đường, hướng dẫn giao thông giải thoát cho đám tang hết sức tích cực và nhanh chóng làm những người đi đường ngơ ngác. Chắc hẳn chưa có đám tang nào được sự ưu tiên như đám này.
Đưa linh cữu về qua nhà ông ở 525 Trần Khát Chân, lượng người đông đúc đứng tham dự, đứng xem tràn ra vỉa hè, trên cầu vượt. Chiếc xe chầm chậm lăn và đến một đoạn ngắn thì một người (sau này tôi mới biết là công an), bảo người lái xe dừng lại.
Hầu như, việc dẫn đường, di chuyển đám tang, chỉ đạo những người mặc thường phục đến đây, đều do người này điều động.
Chuyện trên đường đưa đám
Đám tang di chuyển theo đường Đại Cồ Việt – Giải phóng và nhằm thẳng hướng Thường Tín. Dọc đường, bất cứ ngã ba, ngã tư nào đều có dày đặc cảnh sát giao thông, công an các loại và dân phòng nhiều vô kể. Họ chặn đường, giữ cho đám tang đi nhanh chóng. Nhiều người dân thấy lạ đứng nhìn theo và hỏi nhau mới biết là đám tang nạn nhân của viên công an.
Chiếc xe tang dẫn đầu, xe chở gia đình đi theo và sau đó là một đoàn xe con gồm 5 chiếc mà mọi người bảo là xe của công an, trong đó có chiếc xe nhìn mới tinh biển số 29A-000.67mà mọi người nói với tôi là đang chở Phó Giám đốc Công an đi cùng đến tận đường Giáp Bát. Bên cạnh là hàng loạt xe máy, thậm chí có nhiều xe chở nhau chẳng cần mũ bảo hiểm vẫn chạy song song. Xe chúng tôi đi sau cùng, chỉ trước một chiếc xe của cảnh sát giao thông.
Chúng tôi định tiễn chân ông một đoạn và đi về, nhưng những sự việc xảy ra sau đó đã không như tôi nghĩ buộc chúng tôi đi đến tận nơi.
Chúng tôi đang đi theo đoàn xe tang, bỗng nhiên những chiếc xe biển xanh số 33A-4789 , 31A-7592, 31C-6688 và chiếc xe biển trắng 29X-6969 chuyển vị trí.
Từ chỗ đi trước các xe đó chuyển sang đi sau và đi bên cạnh, riêng chiếc xe biển xanh mang biển số 33A-4789 đi phía trước liên tục chèn xe chúng tôi. Người bạn lái xe của chúng tôi đã hết sức bình tĩnh, nhưng dù đi nhanh, đi chậm, sang trái hay sang phải, chiếc xe biển xanh vẫn cứ lượn hình chữ chi để chặn đường, bất kể đó là đường vạch liền hay vạch đứt.
Lúc đầu chúng tôi hơi ngạc nhiên, nhưng qua mấy đoạn đường liên tục như vậy, chúng tôi hiểu rằng họ cố tình chèn chúng tôi bất chấp tai nạn và dòng người đi đường đông đúc.
Điều rất lạ, là những người ngồi trong những chiếc xe này là cán bộ công an hẳn hoi sao lại có những hành động như vậy trong khi đưa đám tang? Đến đây, chúng tôi hiểu rằng họ đến không phải để đưa tiễn người đã chết oan uổng vì chính đồng đội của họ.
Thậm chí, trên đường, họ là những người hoàn toàn gương mẫu trong việc vi phạm luật giao thông đường bộ. Chắc họ cho rằng mình là công an, nên bất chấp luật lệ đi đường, dù đường hẹp, vạch liền, họ vẫn cứ đè vạch không thương tiếc.
Một người bạn tôi nói đùa: “May hôm nay, Trung tá Nguyễn Văn Ninh đã bị bắt, nếu không thì tay lái xe này không khéo lại bị đánh gẫy cổ lần nữa”. Nhưng không phải thế, qua những đoạn đường có cảnh sát giao thông đứng dẫn đường, tất cả đều giơ tay chào rất trịnh trọng khi những chiếc xe này đi qua.
Khi không thể chèn được chúng tôi hơn nữa, đến ngã tư Văn Điển thì chiếc xe biển xanh ép hẳn xe chúng tôi vào lề đường và một cảnh sát xuất hiện ngay trước mũi xe chúng tôi, bên cạnh đó chiếc xe biển xanh 31C-6688 đã dừng lại đó từ trước, đằng sau, chiếc xe cảnh sát giao thông với còi hụ đã kịp tiến lên gần.
Chúng tôi dừng xe, viên cảnh sát giao thông nói: “Đề nghị đưa giấy tờ xe”. Chúng tôi hỏi: “Xe chúng tôi đang đi đám tang, không vi phạm luật lệ, lý do gì phải dừng lại?”. Anh ta không trả lời được, chỉ yêu cầu đưa giấy tờ xe mà không đưa ra bất cứ lý do gì.
Một cảnh sát khác đi đến bên cạnh bảo: “Nếu các bác đi đám tang thì các bác cứ đi”, lập tức viên cảnh sát giao thông này dùng cùi tay hất hất vào mạng sường người này làm anh chàng này ngơ ngác. Chúng tôi bảo: “Anh không cần phải huých anh kia làm gì. Anh vô cớ dừng xe chúng tôi mà không có lý do gì, trong khi chiếc xe biển xanh kia lượn vòng chữ chi cả chục cây số, chạy hoàn toàn vi phạm luật, anh không giữ, nghĩa là tại sao?”.
Anh ta không thể giải thích được, lúc đó, chiếc xe cảnh sát giao thông đến gần, chúng tôi yêu cầu nêu rõ lý do dừng xe chúng tôi đang đi đám tang khi chúng tôi không vi phạm bất cứ lý do nào. Chừng như đã đủ thời gian cho đoàn xe tang chạy được khá xa, anh cảnh sát này bảo chúng tôi cứ đi.
Chuyện nơi nghĩa trang
Chúng tôi đến nơi, thì xe tang đã dừng lại, gia đình đã chuẩn bị đưa người xấu số vào nghĩa trang bên đường. Những chiếc xe biển xanh, biển trắng nói trên đã đỗ lại bên đường.
Chúng tôi xuống xe để vào dự đám, một người trong chúng tôi gặp thanh niên lái chiếc xe biển xanh 33A-4789 đã chặn đầu chúng tôi và lượn chữ chi giữa đường bảo: “Này cháu, xe đi đám tang, tại sao lại lượn chặn xe chúng tôi như thế? Như vậy là vi phạm luật vừa nguy hiểm. Nhỡ xảy ra va quệt thì sao”. Người thanh niên này lúng túng và nói càn: “Cứ đi thế đấy, làm gì nhau, đâm được thì cứ đâm”.
Tôi thấy tên thanh niên này thật mất dạy, có phải nó ỷ vào nó là lái xe cho công an nên dám ngang nhiên thách thức và cậy thế như vậy không? Tôi hỏi: “Ai dạy cậu lái xe vi phạm luật lệ trắng trợn như thế? Cậu học lái xe ở đâu?” và đưa máy ảnh lên định ghi lại bằng chứng cụ thể.
Bất thình lình, một khuôn mặt rỗ đeo kính thò tay giật máy ảnh của tôi và nói: “Ai cho anh chụp ảnh cá nhân nó mà không xin phép?”. Tôi thoáng nghĩ vậy khi ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt tại khách sạn, báo chí đưa tin và chưng ảnh ông ấy lên mặt báo, lại còn ghi: Ảnh do cơ quan công an cung cấp, chắc cơ quan công an này khi chụp ảnh đã xin phép ông Cù Huy Hà Vũ chăng? Thì ra luật của ta là thế?
Khi anh ta giật máy ảnh, một nữ giáo dân đứng bên cạnh tôi ngay lập tức đã giằng tay anh ta lại, anh ta nhảy sang bên đường tàu nhìn lại.
Tôi hỏi: “Anh là ai”? Người này trả lời: “Tôi là anh của bọn nó”. Tôi nói: “Đây là người lái xe đã vi phạm pháp luật, chạy trên đường cố tình đánh võng chữ chi chặn xe chúng tôi rất dài suýt gây tai nạn, tôi ghi lại để làm bằng chứng. Anh là công an, anh ngồi trên xe đó mà để anh ta vi phạm như thế có được không?”
Thật bất ngờ, anh ta nhơn nhơn bảo rằng: “Được, được đấy anh làm được gì?”.
Tất cả mọi người đứng đó từ giáo dân đến những người bà con đưa tang cũng như người qua đường đều chưng hửng trước câu trả lời mà không ai có thể ngờ từ miệng một người công an như thế. Đến nước này thì Chí Phèo cũng phải gọi bằng cụ.
Anh ta bỏ đi, còn quay lại dằn thêm một câu: “Tôi nói với anh Vinh nhé, tôi chẳng lạ gì anh đâu”. Tôi cũng trả lời: “Thì tôi cũng có lạ gì anh đâu, dù anh mặc như thế tôi vẫn biết là công an, nhưng công an càng phải chấp hành luật pháp nghiêm túc”. Rồi chúng tôi đi vào đám tang.
Ra khỏi đám tang, chúng tôi được nghe một người kể lại rằng tay lái xe và một số công an đứng đó kể với nhau câu chuyện vừa qua và gọi anh kia là Hải và toan tính những trò gây tai nạn khác.
Nếu những hành vi vi phạm pháp luật như thế này, thói lộng hành, cậy quyền cậy chức để chà đạp lên pháp luật và coi rẻ sinh mạng con người còn tiếp tục được nuôi dưỡng, thì chắc sẽ còn nhiều trường hợp như ông Trịnh Xuân Tùng đã gặp phải.
Chúng tôi ra về, cứ nghĩ mãi về đám tang này.
Người chết đã chết, đã yên dưới ba tấc đất. Nhưng cái chết này hình như không để lại cho những người thừa hành công vụ mà chúng tôi đã gặp ở đây một chút suy nghĩ, một sự lay động lương tâm nào từ cái chết oan nghiệt đó.

Họ có còn lương tâm để dằn vặt nữa hay không?
Hà Nội, ngày 24/3/2011.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Cuối cùng, thì một con người cũng đã ra đi, nói như điếu văn trong tang lễ của ông tại nhà tang lễ Thanh Nhàn “thì sinh có hạn, tử bất kỳ”, chuyện sống chết là quy luật của cuộc sống.
Đành rằng có những cái chết bất kỳ, nhưng cái chết của ông xem ra không nằm trong quy luật này. Cái chết đến với ông không do bệnh tật tự thân ông mang, không phải ở chiến trường, không phải nơi biển cả, động đất, cũng không phải là một tai nạn giao thông thường thấy ở Việt Nam… mà chính từ một nhân viên công lực mang danh “vì nhân dân”.
Tôi đã định sẽ không viết gì thêm nữa về cái chết của ông. Nói nhiều mà làm gì về một nỗi đau của con người, của con cháu ông, gia đình ông… Hãy để ông được nghỉ ngơi nơi chín suối và con cháu ông được thanh thản. Vì dù sao sự việc cũng đã xảy ra, có làm gì thì ông cũng không thể sống lại.
Hôm nay, tôi lại đi đám tang của một người khác, cụ cố của một linh mục. Đám tang cũng có những tiếng khóc, những tiếc than đau đớn của con cháu… Nhưng, ở đám tang này không có những cảnh tôi đã nhìn thấy chiều qua.
Đám tang chiều qua
Chiều qua có một đám tang, một đám tang khá đặc biệt của ông Trịnh Xuân Tùng.
Tiếng kêu gào của cô Kim Tiến, con gái ông Tùng trước đám tang, dù tôi cố quên đi cũng không thể nào quên được: “Bố ơi, bố có nghe tiếng con gọi bố không? Bố ơi bố, bố chết oan lắm bố ơi…”. Tiếng gọi vang xa làm cả đoàn người đứng lặng.
Sáng nay, anh bạn tôi nói: “Tôi chảy nước mắt khi nhớ lại tiếng kêu đó, nó cứ văng vẳng bên tai cả đêm qua, ngay cả trong giấc ngủ”.
WASHINGTON – President Barack Obama said he was setting clear and unmistakable terms for the U.S. role in Libya: It would be limited, lasting days, not weeks, and its purpose was to protect Libyan citizens.
But that's not the way it's turned out. Less than a week later, the mission has been clouded by confusion and questions about who's in charge and who's doing what — all while the killing of civilians is going on.
The Pentagon claims success in establishing an effective no-fly zone over much of Libya that has grounded Col. Moammar Gadhafi's aging air force. But Gadhafi's tanks and troops are still targeting civilians on the ground.
The administration seeks to minimize current disputes over the reins of leadership, suggesting everything will fall in place quickly, ideally by this weekend.
There are some doubters.
"It could still all come around very quickly in our favor. But if that's to happen, we will have to apply much more intensive military power in an effort to make this succeed," said Aaron David Miller, a former top State Department Mideast negotiator in Republican and Democratic administrations.
"But it doesn't appear to me, given the constraints acting upon us and our own reservations, that we're prepared to do that," said Miller, now with the Woodrow Wilson Center, a foreign-policy think tank. "Right now, it appears to be settling into a stalemate which isn't terribly hurting on the Gadhafi side."
Obama also faces a skeptical audience on Capitol Hill. House Speaker John Boehner, R-Ohio, wrote to the president saying he and others "are troubled that U.S. military resources were committed to war without clearly defining for the American people, the Congress and our troops what the mission in Libya is and what America's role is in achieving that mission."
Boehner said Obama so far had made a "limited, sometimes contradictory case" for the action.
There also seems to be a disconnect between Obama and his military commanders. He keeps emphasizing that the U.S. is just one of many players in the coalition. But in their briefings, the generals and admirals sound like the Pentagon is running the show, at least for now.
To date, the air attacks on Libyan targets have been predominantly American. In a 24-hour period as of late Wednesday, 175 sorties were flown, 113 by the United States, U.S. Navy Rear Adm. Gerald P. Hueber told reporters from the U.S. command ship in the Mediterranean Sea.
His portrayal suggested a long slog might lie ahead.
"We have no indication that Gadhafi's forces are adhering to United Nations Resolution 1973," which authorized the establishment of a no-fly zone and demanded that government forces pull back from population centers, said Hueber, chief of staff for U.S. operations. "Our intelligence today is there's no indication that Gadhafi's forces are pulling back."
U.S. Defense Secretary Robert Gates no doubt reflected the views of many military commanders when he warned weeks ago that establishing a no-fly zone was a big, complicated operation tantamount to an act of war — and one with questionable viability.
Gates, visiting Cairo on Wednesday, said he couldn't predict when the international military enforcement of a no-fly zone over Libya might end — but suggested the U.S. could turn over control of the operation as soon as Saturday. Gates said no one thought the assault would last only two or three weeks, but he could not say how the coalition operation might be resolved.
For now, at least, the U.S. remains the ad hoc boss of the operation, now in its fifth day, with no certainty about who will take over or when. Talks are continuing in Brussels, headquarters of the North American Treaty Organization.
The U.S. wants NATO to take the command and control lead in overseeing coalition forces. U.S., European, Arab and African officials have been invited to a meeting in London next Tuesday to discuss outstanding political and logistical issues.
Richard Downie, an Africa expert at the Washington-based Center for Strategic and International Studies, said the United States' lead role in the operation was lasting longer than he'd expected.
"I think in this case, all the players are having a lot of difficulties coordinating their activities," he said. "Clearly they're not sure they can work it out at the moment. And the longer it takes to work it out, the more awkward it starts to look for the United States. The optics don't look so great to the Middle East when the U.S. is still front and center in this operation."
Obama has ruled out U.S. troops on the ground, and did so again Wednesday in an interview with the Spanish-language network Univision. Wrapping up a Latin American trip, Obama said a land invasion of Libya was "absolutely" out of the question.
Asked about an exit strategy, Obama did not lay out a vision for ending the international action. "The exit strategy will be executed this week in the sense that we will be pulling back from our much more active efforts to shape the environment," he said.
"We'll still be in a support role, we'll still be providing jamming and intelligence and other assets that are unique to us, but this is an international effort that's designed to accomplish the goals that were set out in the Security Council resolution," he said.
Many strategic issues have yet to be resolved. For instance, if the rebels are able to retake the military offensive, will the coalition provide air support as they seize territory or attack government troops?
"Nothing will be more dangerous to the effectiveness of the coalition's cause than not agreeing on why we are all there and what we intend to do," said former U.S. Under Secretary of State Nicholas Burns.
Secretary of State Hillary Rodham Clinton urged patience. The biggest success of the operation so far — "a humanitarian crisis that thankfully didn't happen (in Benghazi)" — isn't getting enough attention, she told reporters Wednesday.
Still, she acknowledged, "Challenges remain so long as Gadhafi continues to direct his forces to attack his own people."
___
EDITOR'S NOTE: Tom Raum has covered national and international news for The Associated Press since 1973.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Việt Nam Con đường Cách Mạng Phía Trước.
Video YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=S2tfgXqddzg

Ngày 27 tháng 3 nǎm 2011 Phong Trào Yễm Trợ Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn tại khu thương mại Lion Plaza trên đường Tully góc đường King, San Jose CA nhằm hổ trợ sát cánh cho các tiếng nói và hoạt động đòi hỏi dân chủ tại Việt Nam do tất cả các tổ chức thanh niên sinh viên học sinh, các nhà hoạt động dân chủ cho Việt Namđang âm thầm thực hiện.
Cuộc biểu tình lần này là sự kiện mang một tầm vóc chính trị lớn vượt khỏi phạm vi địa phương mà ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn lãnh thổ Việt Nam. Những lần biểu tình trước kia của đồng hưƠng nhằm lên tiếng phản đối các hành vi thô bạo của cộng sản Việt Nam đàn áp chiếm đoạt đất ruộng của dân oan, phản đối việc chúng dùng phiên tòa rừng rú xét xử Linh Mục Nguyễn Vǎn Lý, phản đối và vạch trần tội ác cộng sản Việt Nam qua vụ chúng đàn áp giáo dân và cướp đoạt đất đai tại giáo phận Hà Nội, tại các giáo xứ Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm, v.v… Trong đó vụ Tam Tòa là lớn nhất khiến địch phải nhượng bộ và đã tiến đến một thỏa hiệp bằng cách chấp thuận cho xây dựng lại một ngôi giáo đường và các giáo dân rút lui về trong trật tự,  nhưng sau đó vụ Đồng Chiêm bùng phát lớn và địch đã đàn áp giáo dân thẳng tay và đánh chết anh Nguyễn Thành Nǎm cho thấy có nhượng bộ từng phần khi sự bột phát của dân chúng quá lớn ngoài khả nǎng dự trù bạo lực của chúng. Nhưng quan trọng hơn tất cả là việc cộng sản Việt Nam đàn áp, bắt bớ các nhà dân chủ, uy hiếp, hành hung và đe dọa đến tính mạng các nhà báo, các nhà bất đồng chính kiến, các bloggers như Điếu Cày, Anh Ba Sàigòn, Cô Gái Đồ Long, nhà báo phóng viên Tạ Phong Tần, ngǎn chận truy cập mạng Internet … Những vụ việc này giờ đây trở thành nổi bức xúc lớn vì bản thân của những cuộc đòi hỏi tự do dân chủ đó là ôn hoà, bất bạo động, nhưng cộng sản Việt Nam đàn áp thẳng tay và giam giữ các tù nhân bất đồng chính kiến này trong tù đày vô hạn mà không có luật pháp công bằng xét xử và được các luật sư biện hộ. Cộng sản Việt Nam nắm trong tay một lực lượng công an tinh nhuệ được huấn luyện và trang bị súng đạn và dùi cui, xe bọc sắt sẳn sàng nhả đạn bắn vào dân thường vô tội và sẳn sàng đánh chết bất cứ một người dân nào nếu có ý nghĩ chống trả chúng. Đánh chết thanh niên trẻ Bắc Giang vì không đội mũ bảo hiểm, đàn áp dân thường vô tội như trong vụ đàn áp dân chúng Bắc Giang; bắn bị thương người thiếu nữ đi xe ôm không đội mũ bảo hiểm và tong xe khiến người bạn trai cô bị té gãy tay; đánh chết anh Trịnh Xuân Tùng người dân nghèo vô tội chạy xe ôm là các thí dụ trong muôn ngàn vụ việc xử dụng bạo lực của công an trấn áp tiếng nói chống lại chúng. Rõ ràng đó là sự bất công quá lớn, sự mất quân bình quá lớn trong xã hội Việt Nam. Người dân vô tội nghèo khổ đã bị đàn áp, bóc lột tận xương tủy, các trẻ gái học sinh bị mua trinh bằng những đồng tiền máu trên mồ hôi và nước mắt của dân thường, bằng máu và nước mắt của ngư dân bị Trung cộng bắn giết trên Biển Đông, bằng xương trắng máu đào của những chiến binh cộng sản bị lầm đường lối vào B để xây vinh quang cho đảng. bằng sự phỉ báng những giá trị và đau khổ xây dựng đất nước của tiền nhân. Trong khi đó, công an sống phè phởn đánh bài bạc, rượu thịt ê hề như những con chó sǎn được nuôi béo bở chờ ngày vồ xé xác “con mồi” cho chủ. Người ta có thể ví cộng sản Việt Nam hiện nay đang xử dụng một bạo lực như Gadafhi đang xử dụng máy bay, xe tǎng để bắn giết và tiêu diệt những người tay không nổi dậy đòi hỏi dân chủ và tự do tại Lybia. Sự bất công chênh lệch quá lớn và Gadafhi đã coi thường tiếng nói vì dân chủ tự do, đã hết rồi 42 nǎm cai trị đất nước bằng kinh điển độc ác, sắt máu và bạo lực của một tập thể gia đình Gadafhi như sự cai trị kế thừa của đảng cộng sản Việt Nam mà không có tiếng nói của đại diện dân chúng trong suốt hơn 60 nǎm qua. Xử dụng một lực lượng trang bị hiện đại để đè bẹp, tiêu diệt những người đối lập trong ôn hoà yếu thế và cô độc, và sẳn sàng đi đến sự trả thù diệt chủng là điều mà lương tâm loài người không ai cho phép Gadafhi làm. Loài người có lương tâm không thể ngồi yên cho phép cộng sản Việt Nam xử dụng vũ lực và vũ khí để tiến hành những biện pháp trả đủa, tấn công bắn giết bắt cứ tiếng nói nào vì dân chủ hòa bình cho toàn cỏi đất nước Việt Nam. Giống như Lybia với trữ lượng dầu và an ninh Địa Trung Hải và phía Nam NATO trong lúc Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng cửa ngỏ vào Hoa Nam, Đông Dương vã Đông Ấn thì bất cứ hành vi tàn bạo nào của cộng sản Việt Nam bằng vũ lực nhằm tiêu diệt các cuộc tập trung biểu tình trong ôn hoà đòi dân chủ tự do cho nước Việt Nam gây nguy hiểm cho an ninh khu vực sẽ không thể được quốc tế chấp nhận. Bài học Lybia rất rõ rệt, cuộc cách mạng xãy ra và cố thủ tại các thành phố duyên hải Biển Địa Trung Hải nơi mà liên quân NATO có thể tiến sát và tiếp cận, một cuộc nổi dậy ôn hoà tại Đà Nẳng, Sài Gòn, Huế là có nhiều lợi thế chiến lược cho các người biểu tình đòi hỏi dân chủ tại Việt Nam. Thanh niên Việt Nam vì tự do và hạnh phúc toàn dân hãy sớm đốt lên ngọn lửa Cách mạng để nhanh chóng cứu nước.
Nếu những cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam xãy ra trong những ngày tháng tới, đảng cộng sản Việt Nam hãy chọn sự lựa chọn can đảm là hãy từ bỏ quyền lực trước khi bị quốc tế lên án và tước đoạt.
Chúng tôi sẽ phát hình buổi biểu tình (ngày 27/03/2011) của tất cả các hội đoàn, đoàn thể, lực lượng quốc gia, tổ chức thanh niên sinh viên học sinh và tất cả đồng bào Việt Nam tại Lion Plaza và sẽ chiếu lại các video clips này trên Mạng Truyền Hình và Thông Tin Xã Hội (THTTXH) http://www.saigonfilms.com/, http://www.saigonfilms.net/ http://www.saigonfilm.net/  kể từ tối thứ Tư 30/03/2011. Kính mời toàn thể quý vị và các bạn hãy đón xem biến cố chính trị quan trọng này như một cơn sóng thần địa chấn dội âm hưởng và tạo một sức mạnh vô địch cho cao trào dân chủ cho Việt Nam phá sập chế độ cộng sản Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ trích âm các phát biểu chính trị để đồng bào trong nước không xem video có thể nghe âm thanh được. Hiện nay chúng tôi phát động Tuần Lễ Hướng về Cách Mạng Việt Nam trên Mạng THTTXH với tất cả 5 bài hát của Du ca Nguyễn Đức Quang “Cần Nhau, Về Đây Nhé, Về Đây, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ và Hy Vọng Đã Vươn Lên.”
Quan điểm Việt Nam 2011

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Thủ đô Libya bị bắn phá trong đêm thứ ba

Đại bản doanh của Gaddafi bị ném bom
Chính phủ Libya cho hay thêm nhiều thường dân thiệt mạng trong cuộc oanh tạc đã kéo sang đêm thứ ba của liên quân nhằm tăng cường lệnh cấm bay của LHQ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/03/110322_tripoli_thirdnight.shtml
Các vụ nổ và bắn pháo phòng không vang lên gần đại bản doanh của Đại tá Muammar Gaddafi ở thủ đô Tripoli.
Chiến sự tiếp tục giữa quân đội chính phủ và phe nổi dậy, tuy trước đó hai bên đã có thỏa thuận ngừng bắn.
Ở phía đông đất nước, binh lính trung thành với Gaddafi đã đẩy lùi phiến quân khỏi thị trấn Ajdabiya.
Quân nổi dậy tại thành phố lớn thứ ba đất nước là Misrata nói với BBC rằng họ đang bị quân đội chính phủ tấn công.
Trong khi đó Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng chuyển giao vai trò lãnh đạo tại Libya nhằm bảo đảm các nước cùng chia sẻ trách nhiệm thực thi Nghị quyết LHQ.
Ông cũng nói Mỹ muốn thấy Đại tá Gaddafi bị lật đổ, nhưng chiến dịch hiện thời có mục tiêu là bảo vệ dân thường.

Bị bao vây

Phóng viên BBC Allan Little có mặt tại Tripoli nói bầu trời thành phố sáng rực pháo phòng không trong đêm thứ Hai.
Phóng viên của chúng tôi nghe thấy tiếng nổ lớn ở rất gần, và một số tiếng nổ nhỏ hơn sau đó. Hãng thông tấn AFP thì cho hay đã có nổ gần tòa dinh thự của Đại tá Gaddafi ở Bab al-Aziziya.
Truyền hình Libya loan tin rằng thủ đô đang bị "những kẻ thù Thánh chiến ném bom" và một số địa điểm đã bị tấn công.
"Những cuộc tấn công này sẽ không làm cho nhân dân Libya khiếp sự."
Người phát ngôn cho chính phủ, Moussa Ibrahim, nói tại một cuộc họp báp rằng thị trấn miền nam Sebha đã bị tấn công hôm thứ Hai.
Ông nói liên quân cũng tấn công một cảng cá nhỏ có tên Vùng 27, gần Tripoli.
Nhân chứng nói với hãng AFP rằng căn cứ hải quân Libya ở Bussetta, cách Tripoli khoảng 10km về phía đông, đã bị ném bom.
Kênh truyền hình al-Jazeera thì loan tải rằng các trạm radar tại hai căn cứ không quân phía đông Benghazi cũng bị đánh phá.
Ông Ibrahim nói trong cuộc không kích hôm thứ Hai nhiều dân thường đã chết hoặc bị thương, nhất là tại cảng Sirte.
Ông cũng nói quân chính phủ đã chiếm thành phố Misrata, nhưng phe đối lập bác bỏ điều này.
Về phía đông, binh lính trung thành với Đại tá Gaddafi đã huy động xe tăng đẩy lùi cuộc tiến công của phe nổi dậy bên ngoài Ajdabiya.
Trong khi đó Tổng thống Obama nói Nato sẽ đóng vai trò điều phối chiến dịch ở Libya, nhưng trong nội bộ tổ chức này vẫn còn nhiều chia rẽ. Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ phản đối việc Nato nắm quyền lãnh đạo.

Trách nhiệm

Ông Obama, phát biểu trong chuyến thăm Chile, nói rằng một khi các mục tiêu ban đầu đã đạt được thì sẽ có quá trình chuyển giao vai trò trong việc thiết lập vùng cấm bay, và quá trình này sẽ diễn ra "trong một vài ngày chứ không phải một vài tuần".
Ông Obama nói Mỹ sẽ chỉ là "một trong số các đối tác".
Ông nói: "Rõ ràng là tình hình đang biến chuyển tại hiện trường, nên việc chuyển giao diễn ra nhanh hay chậm tùy theo khuyến cáo của các chỉ huy quân đội khi hoàn thành chiến dịch".
TT Barack Obama
Ông Obama nói Mỹ sẽ sớm chuyển giao vai trò lãnh đạo
Ông nói trong quá khứ Mỹ đã từng hành động "đơn phương, không có sự trợ giúp đầy đủ của quốc tế" và cuối cùng phải gánh vác trách nhiệm một mình.
Ông tổng thống cũng nói Nato sẽ đóng vai trò điều phối, nhưng ông nhường cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu quân đội Mỹ Mike Mullen giải thích về quá trình này.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates trong chuyến thăm Nga cũng nói Mỹ sẽ giảm dần sự tham gia trong hoạt động của liên quân.
Thế nhưng sau một cuộc họp ở Brussels, Nato tỏ ra chưa khắc phục được bất đồng nội bộ về vấn đề này.
Để chuyển giao chiến dịch cho Nato kiểm soát đòi hỏi sự chuẩn thuận của toàn bộ 28 thành viên.
Phóng viên BBC Chris Morris tại Brussels nói Thổ Nhĩ Kỳ và Đức tỏ ra ngần ngại trước việc Nato lãnh quyền chỉ huy. Pháp cũng không mấy mặn mà.
Phóng viên của chúng tôi nói có thể nguyên nhân chính là các nước này sợ sẽ bị các quốc gia Ả rập chỉ trích.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nói các nước Ả rập không muốn chiến dịch hoàn toàn nằm trong tay của Nato, nhưng ông trông đợi Nato sẽ nhận vai trò phụ trợ trong một vài ngày tới.
Thủ tướng Anh David Cameron thì nói rằng chiến dịch ở Libya sẽ có lợi nếu như bộ máy đã được kiểm nghiệm của Nato giành quyền chủ động.

Lực lượng và quyền tư lệnh chiến dịch Libya

Khu trục hạm USS Preble của Mỹ bắn hỏa tiễn vào Libya
Dù Anh và Pháp đang tỏ ra đi đầu trong chiến dịch quân sự nhằm vào Libya, nhiều người tự hỏi có đúng là hai nước này đang đóng vai trò chỉ huy hay không, như bài phân tích của Jonathan Marcus, BBC World Service sau đây:
Phi cơ của Pháp đã bắt đầu loạt oanh kích đầu tiên tại Libya nhưng cũng vẫn là Hoa Kỳ ở vị trí quân sự trọng yếu ngay tại giai đoạn đầu với khả năng tạo ra sức tàn phá với các cơ sở phòng không của Libya.
Hôm Chủ Nhật vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Robert Gates nói Washington sẽ trao lại quyền kiểm soát chiến dịch cho một liên minh mà Pháp, Anh và Nato dẫn đầu chỉ trong vài ngày tới.
Nhưng điều này có thể không dễ dàng.
Bộ Tư lệnh châu Phi
Vào thời điểm này, chiến sự vẫn được chỉ huy từ Bộ Tư lệnh châu Phi của Ngũ Giác Đài ở căn cứ đóng trên đất Đức.
Nằm tại Stuttgart, Bộ Tư lệnh này còn chỉ huy binh đoàn không quân đóng trong căn cứ Mỹ ở Ramstein, cũng trên đất Đức.

Lực lượng liên quân

Hoa Kỳ: phi cơ ném bom tàng hình B-2; phi cơ EA-18G Growler và AV-8B Harrier; khu trục hạm USS Barry và USS Stout bắn tên lửa tự tìm mục tiêu Tomahawk; tàu xung kích thủy bộ USS Kearsage; tàu chỉ huy USS Mount Whitney và các tàu ngầm.
Pháp: phi cơ chiến đấu Rafale và Mirage aircraft; phi cơ tiếp dầu và do thám; hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle và các tàu hộ tống.
Anh: phi cơ Typhoon và Tornado, máy bay tiếp dầu và do thám; tàu ngầm hạng Trafalgar bắn hỏa tiễn Tomahawk; chiến hạm HMS Westminster và HMS Cumberland.
Ý: máy bay Tornado và các căn cứ không quân.
Canada: phi cơ F-18 và tuần dương hạm HMCS Charlottetown.
Tây Ban Nha: phi cơ F-18; máy bay tiếp dầu và do thám, một tàu tuần dương, một tàu ngầm và các căn cứ quân sự.
Bỉ, Đan Mạch: máy bay F-16.
Bộ chỉ huy quân sự ở đâu không chỉ là vấn đề thực tế đòi hỏi mà còn có ý nghĩa chính trị.
Các bộ tư lệnh đều có cơ sở và hệ thống thông tin liên lạc nhằm kiểm soát hoạt động quân sự một cách có hiệu quả.
Chính vì thế, khi động binh, người ra cần những bộ chỉ huy đã hoạt động tốt.
Với một sứ mệnh đa quốc gia như trận chiến Libya, Nato hiển nhiên trở nên đối tác lý tưởng, vì cũng đã từng lãnh trách nhiệm chỉ huy chiến dịch đuổi quân Serbia ra khỏi Bosnia.
Bộ tư lệnh Centcom, vốn từng chỉ huy cuộc xâm lăng Iraq để lật đổ Saddam Hussein cũng có thể đóng vai trò tương tự.
Nhưng việc lựa chọn Bộ Tư lệnh châu Phi (Africom) là dễ hiểu nhất.
Là một trong sáu bộ tư lệnh vùng của Hoa Kỳ, Afticom được thành lập mới vào năm 2007, cho thấy các quyền lợi an ninh của Mỹ tăng lên ở lục địa châu Phi.
Ý định ban đầu là để Africom nằm tại một nước châu Phi nhưng sau cùng người ta không thể nào đạt được thỏa thuận đó.
Vì thế, nó được hình thành từ phần phình ra của Bộ Tư lệnh châu Âu thuộc Ngũ Giác Đài, và nay nằm ở châu lục này.
Tới đây, Hoa Kỳ hy vọng sẽ chuyển sang vị trí hỗ trợ, cung cấp tin trinh sát và các việc khác cho liên quân tiếp tục chiến dịch Libya.
Vậy cơ quan nào có thể đảm nhận vai trò của Africom?
Khối Nato sẽ làm gì?
Phát biểu tại Hạ viện Anh, Thủ tướng David Cameron nêu rõ ý định của mình khi nói rằng ông muốn thấy "quyền chỉ huy được chuyển sang cho khối Nato".
Theo ông, Nato đã từng được thử thách, có thể kết hợp các nước với nhau, và đã từng quản lý vùng cấm bay trong quá khứ.
Nhưng chọn Nato cũng có nhiều vấn đề.
Một trong các lý do khiến Nato không chỉ huy được là vì các nước thành viên chưa đồng ý xong về cách làm đó.
Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ không thoải mái cả về mục tiêu và tầm vóc của chiến dịch Libya.
Nữ quân nhân Pháp trước phi cơ Mirrage 2000 chuẩn bị không kích Libya
Các nước khác cũng có nỗi ngần ngại riêng.
Chẳng hạn Na Uy cho hay sáu phi cơ tiêm kích của họ sẽ không tham gia bất cứ phi vụ nào chừng nào không rõ quốc gia nào sẽ chỉ huy.
Ý cũng cảnh báo họ sẽ xem lại chuyện cho dùng các căn cứ nếu như Nato không nắm quyền chỉ huy.
Trước mắt, kế hoạch quân sự của Nato vẫn tiếp diễn nhưng trên cơ sở phối hợp tác chiến cấp thời.
Cũng chưa thấy phía chính trị bật đèn xanh nên như Nato nói vào lúc này, "các thảo luận đều mang tính không chính thức".
Còn một vấn đề chính trị nữa với Nato: nhờ có Liên đoàn Ả Rập ủng hộ mà nghị quyết 1973 thông qua được tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Kể từ đó, trước dấu hiệu thoái lui từ ông Amr Moussa, tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập (nay ông lại mới nói ông ủng hộ hoàn toàn vùng cấm bay), đã có các cố gắng lôi kéo thêm không quân từ một số nước Ả Rập tham gia.
Qatar đồng ý vào cuộc và Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cũng nói sẽ tham dự.
Qatar có thể góp mặt bằng một số phi cơ Mirage do Pháp sản xuất, bên cạnh các phi đội của Pháp.
Nhưng các chính phủ Ả Rập không thích sự lãnh đạo của Nato, vì Nato đang hiện diện quá rõ ở Afghanistan trong chiến dịch gây ra nhiều điều tiếng ở không ít quốc gia Ả Rập.
Ngoại trưởng Pháp, Alain Juppe nói:
"Liên đoàn Ả Rập không mong muốn chiến dịch sẽ hoàn toàn do Nato đảm nhận trách nhiệm."
Nhưng ông Juppe cũng đồng ý rằng cần để Nato đóng một vai trò.
Như thế, một giải pháp 'tham gia không đầy đủ' xem ra lại khả thi nhất.
Michael Clark, Giám đốc Viện nghiên cứu 'Royal United Services Institute' ở London kết luận về chuyện này:
"Trao lại quyền chỉ huy cho một nước thuộc Nato nhưng vẫn dùng cơ chế điều hành của Nato sẽ có ý nghĩa cả về chính trị và quân sự."
Theo ông, vì chiến dịch xảy ra ngay bên kia bờ Địa Trung Hải và không bị thách thức nhiều về hậu cần, cách làm này xem ra ít nhiều hợp lý hơn cả.
Bấm M̀ời quý vị tham gia Diễn đàn BBC về thái độ các nước quanh chủ đề Libya.
Tướng David Richards (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Liam Fox
Anh Quốc động binh: Tướng David Richards (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Liam Fox tại London sau cuộc họp về Libya

Who are the Libyan rebels? U.S. tries to figure out

When a U.S. Air Force pilot ejected from his crashing F-15 Eagle fighter jet and landed in rebel-held eastern Libya overnight Tuesday, he soon found to his relief that he was in friendly hands.
"He was a very nice guy," Libyan businessman Ibrahim Ismail told Newsweek of the initially quite anxious American pilot. "He came to free the Libyan people." Rebel officials dispatched a doctor to attend to the pilot and presented him with a bouquet of flowers, according to Newsweek.
But the U.S. government, now engaged in a fourth day of air strikes against Libyan regime military targets, does not know very much about the rebels who now see it as a friendly ally in their fight to overthrow Muammar Gadhafi.
Secretary of State Hillary Clinton held a 45-minute, closed-door meeting with Mahmoud Jibril, a leader of the newly formed Libyan opposition Interim National Council in a luxury Paris hotel earlier this month. But in a clear signal of America's wariness about all the unknowns, Clinton gave no public statement after their meeting and did not appear in photographs with the rebel leader. (By contrast, a week earlier French President Nicholas Sarkozy bestowed formal diplomatic recognition on the Council and was photographed shaking hands with its emissaries Jibril and Ali Essawi on the steps of the Elysee Palace.)

Middle East policy watchers note a glaring disconnect between the buoyant expectations of some rebel supporters that the international military coalition will provide direct air support for their armed struggle, and the insistence of U.S. military commanders that their mandate allows for no such thing.
The coalition mission doesn't include protecting forces engaged in combat against Libyan leader Muammar Gadhafi's forces, Gen. Carter Ham, the commander of U.S. Africa Command, told reporters Monday. His mission, Ham said, is narrowly confined to preventing Gadhafi forces from attacking civilians, getting Gadhafi's forces to pull back from rebel-held towns, and allowing civilians humanitarian access to food, water, and electricity/gas supplies, Ham said.
So who are the Libyan rebels with whom we now seem (for better or for worse) to be joined with in a shared fight against Gadhafi?
One view has it that the Libyan rebels are basically peaceful protesters who found their demonstrations against Gadhafi met with bullets and had no choice but to resort to violence.
"The protesters are nice, sincere people who want a better future for Libya," Human Rights Watch Emergencies Director Peter Bouckaert told South Africa's Business Day. "But their strength is also their weakness: they aren't hardened fighters, so no one knows what the end game will be."
"This is not really a civil war between two equal powers--it started as a peaceful protest movement and was met with bullets," Bouckaert continued. "Now you have a situation where you have a professional and heavily equipped army fighting a disorganized and inexperienced bunch of rebels who stand little chance against them."
Still, the rebels are largely unknown to the American government, despite initial tentative meetings such as Clinton's and some meetings held by U.S. Ambassador to Libya Gene Cretz with opposition representatives. (Cretz is now working out of the State Department, as the United States has withdrawn its diplomatic presence.) Last week, President Barack Obama appointed an American diplomat, Chris Stevens, to be the U.S. liaison to the Libyan opposition.
"We don't have the comfort level with the rebels," said the National Security Network's Joel Rubin, a former State Department official. "We certainly know some things about them, had meetings. It's not as if there's complete blindness. But I don't think at this stage the comfort level is there for that kind of close coordination."
But the Libyan rebels seem to have found western consultants who have offered advice on reassuring buzzwords the West would like to hear. On Tuesday, the Interim National Council issued just such a soothing statement from their rebel stronghold of Benghazi.
"The Interim National Council is committed to the ultimate goal of the revolution which is to build a democratic civil state, based on the rule of law, respect for human rights including guarantying equal rights and duties for all citizens, ... [which] promotes equality between men and women, " the Council said in their statement.
The Council also "reaffirms that Libya's foreign policy will be based on mutual respect and ... respect [for] international law and international humanitarian law," the group said.
(Photo, top: Libyan rebels on the road between Benghazi and Ajdabiyah: Suhaib Salem/Reuters. Photo, middle: France's President Nicolas Sarkozy shakes hands with Libyan Interim National Council emissaries Mahmoud Jibril (R) and Ali Essawi after a meeting at the Elysee Palace in Paris March 10, 2011: Gonzalo Fuentes/Reuters)

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Lời Kêu GọiCoVang

Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Và Dân Chủ Cho Việt Nam

Kính thưa quý đồng hương tỵ nạn Cộng Sản, các bạn Thanh Niên Sinh Viên, và quý Hội Đoàn, Tổ Chức.
Đến hôm nay, Phong Trào đã có trên 70 Hội Đoàn Quốc Gia tham gia, cùng nhau chung lòng hướng về đồng bào quốc nội đang gian khổ đấu tranh chống Cộng Sản độc tài toàn trị, đòi tự do dân chủ, và bảo toàn lãnh thổ Việt Nam. Sự hợp lực này là rất cần thiết nhằm thể hiện sức mạnh liên kết giữa các Hội Đoàn Tổ Chức, thổi bùng lên cao trào cách mạng như ngọn lửa đang lan nhanh trong nước. Chúng ta siết chặt tay nhau để nói rằng: Hải ngoại luôn sát cánh và là hậu phương vững mạnh cho đồng bào quốc nội nổi dậy lật đổ Cộng Sản độc tài.
Một buổi biểu tình quy mô sẽ diễn ra vào tuần tới tại thành phố San Jose, thành phố của tình thương có đông nhất người Việt tỵ nạn Cộng Sản cư ngụ.


Thời gian: Lúc 4 giờ 00 chiều Chủ Nhật, Ngày 27 Tháng 03 Năm 2011
Địa điểm: Khu Thương Mại Lion Plaza, Thành Phố San Jose.
1818 Tully Road, San Jose, CA 95122 (Góc đường King Road và Tully Road)

Để tạo hào khí cho việc chuyển lửa đấu tranh và hun đúc lòng yêu nước, chúng tôi thiết tha mời gọi quý đồng hương tham dự đông đảo và vận động thêm người thân, bạn bè của mình cùng tham dự. Lửa đấu tranh sẽ truyền tiếp nhau từ nơi này sang nơi khác, từ Houston, Washington DC đến Nam Bắc Cali và nhiều nơi khác trên khắp Hoa Kỳ, từ Âu Châu đến Úc Châu…về đến Việt Nam để tạo niềm tin vững mạnh cho đồng bào trong nước đứng lên lật đổ bạo quyền Cộng Sản. Tiếng nói của tất cả chúng ta sẽ gộp thành sóng cao, bão lớn để tiếp thêm sức và lực cho đồng bào quốc nội.


Ban Tổ Chức mong mỏi quý vị chủ báo, chủ diễn đàn, quý vị hoạt động trong các cơ quan truyền thanh, truyền hình … tiếp tay phổ biến sâu rộng Lời Kêu Gọi này đến quý đồng hương. Ban Tổ Chức cũng ước mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp về tài chánh hoặc các thức ăn, nước uống… từ các vị ân nhân, mạnh thường quân, chủ nhân các cơ sở thương mại v.v…
Mọi chi phiếu ủng hộ, xin gởi về địa chỉ:


Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Và Dân Chủ Cho Việt Nam
2857 Senter Road, Suite F # 45, San Jose, CA 95111.
Payable to: PhongTràoYTTDVDCCVN. Memo: biểu tình

Chúng tôi tri ân tấm lòng cao cả của quý vị trong việc sốt sắng quảng bá tin tức hoặc đóng góp công sức và tiền của cho cuộc biểu tình này.
Mọi chi tiết, xin liên lạc qua các số điện thoại sau đây:
  • Ông Nguyễn Ngọc Tiên (408) 242 - 4056,
  • Ông Lê Đình Thọ (408) 891 - 2699,
  • Ông Thái Văn Hòa (408) 771 - 5146,
  • Ông Nguyễn Minh Huy (408) 515 - 3478.
Xin hãy đến với Phong Trào và cuộc biểu tình bằng cả tấm lòng của người tỵ nạn Cộng Sản.
Trân trọng,
Ban Phối Hợp Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Và Dân Chủ Cho Việt Nam