Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

Chiều Cuối Tuần (1964) của Trúc Phương


Chiều Cuối Tuần (1964) của Trúc Phương

Chiều Cuối Tuần là một trong hai bài tình ca lãng mạn nhất của Trúc Phương (cùng bài Con Ðường Mang Tȇn Em) viết vào năm 1964. Thời gian này là lúcTrúc Phương sống trong hạnh phúc với người vợ và cô con gái Trúc Loan khoảng hơn hai tuổi sau khi rời quȇ ông ở Trà Vinh (1957) được 7 năm.
Ta hãy xem tại sao Chiều Cuối Tuần (CCT) là tác phẩm rất lãng mạn.
Anh ơi, tôi lȇn đường phố cũ tìm anh chiều hẹn hò, cho nhau niềm vui cuối tuần,” có nghĩa người con gái và người con trai từng hẹn hò nhau (đường phố cũ,) và người con gái, không phải đi tìm chàng trai, mà đi tìm một chiều hẹn hò với anh ở nơi xưa đó nơi hai người từng gặp để mang đến nhau niềm vui ngày cuối tuần.
 Vì hơn mấy lần vắng anh trời kinh đô nghe xao xuyến bước cô đơn” có nghĩa người con gái ở nơi thị thành, cô thấy mỗi bước chân là sự cô đơn, lòng xao xuyến vì vắng anh.
Ai quȇn ai khi bàn tay trót nằm trong lòng tay rồi” cô nói rằng làm sao quȇn được anh khi trước đây bàn tay cô đã từng trót được anh nắm trọn trong lòng tay anh rồi. Nghĩa là cô đã từng chấp nhận một tình yȇu với anh.
Anh ơi, dù hai chúng mình mộng xưa khó thành, biết nhau chiều hôm nay xin nhớ mãi về sau này,” đây chính là mấu chốt quan trọng nhất của câu chuyện khi cô nói rằng dù chuyện tình của hai người khó thành thì chiều nay đã “biết nhau” cô mong anh hãy nhớ mãi về sau. “Biết nhau” là như thế nào? Hai người từng hẹn hò nhau thì chưa biết nhau sao? Như vậy chữ “biết” ở đây mang một ngụ ý không bình thường và tại sao phải “nhớ mãi về sau?” Còn riȇng cô thì hôm nay ra sao? Tình yȇu của người con gái thật chung thủy, thật chân thành dù tình yȇu không thành sự thật đi nữa.
Ghi vào đời hình bóng một người, đôi lúc chân mơ, giày khua lối ngõ” Cô đã ghi vào đời cô hình bóng người trai ngày nào cô từng thương nhớ, nȇn có khi cô mơ thấy bước chân anh đi ngoài ngõ.
Tâm tư bâng khuâng nghe chiều biệt ly theo khuất nẽo người đi.” cô nghe trong lòng sự bâng khuâng theo bước chân anh đi khuất nẽo đường vào một chiều ly biệt.
Mong sao đừng quȇn mỗi lần chiều qua cuối tuần có tôi đợi trông anh khi phố cũ vừa lȇn đèn” câu này ngụ ý dù mộng xưa khó thành thì cứ mỗi chiều tối đường phố cũ vừa lȇn đèn thì cô vẫn luôn ở nơi hẹn hò chờ đợi anh và mong anh hãy nhớ, dù có thể anh sẽ không đến với cô.
Chiều Cuối Tuần của Trúc Phương đã nȇu bật một tình yȇu tha thiết và sâu sắc của người con gái, lời hẹn thề âu yếm mà người con gái trót trao tay cho chàng trai nàng không thể nào quȇn, nguôi thương nhớ và cho dù tình yȇu ấy như thế nào, nàng vẫn luôn trở lại mỗi chiều cuối tuần khi đường phố lȇn đèn, hẹn chờ chàng nơi con đường xưa hai người từng âu yếm bȇn nhau.
Ngày nay (2019) Chiều Cuối Tuần của Trúc Phương được xem là được hát bởi những người trẻ yȇu Boléro và được đón nhận nhiều nhất đến cả triệu lượt người xem. Nó cho thấy một sự lựa chọn độc lập về tình yȇu dù lãng mạn của người con gái, sự quyết định tình yȇu và tự do can đảm theo tiếng gọi của con tim và lý trí.
55 năm sau ngày tác phẩm Chiều Cuối Tuần (2019-1964) ra đời, tình yȇu đôi lứa mà Trúc Phương đưa vào tác phẩm đã sống vượt thời gian và không gian. Tình yȇu hôm nay ở Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không còn là tình yȇu “Cô Ba dũng sĩ quȇ ở Trà Vinh, Chị Hai Năm Tấn quȇ ở Thái Bình,” hay “Ai hát dưới bóng dừa, có phải người con gái ở Bến Tre,” lại càng không phải “người con gái bȇn đường rừng Trường Sơn, vai áo bạc quàng súng trường,” hay “người lính gái cụ Hồ,” hoặc trong “đôi mắt người Sơn Tây xa xôi” của Quang Dũng trȇn đường Tây tiến.
Trúc Phương đã viết nhạc và sống cho những cuộc tình yȇu đôi lứa cao đẹp nhất, nhưng chính ông đã chết bởi những người mang trái tim không còn chút tình người.

Hoàng Hoa

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Thiệp Mời Tham Dự Chiều Nhạc Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Trúc Phương (1933-1995)

Thiệp Mời Tham Dự Chiều Nhạc Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Trúc Phương (1933-1995)

Kính thưa quý thân hữu:
Nhằm mục đích tưởng nhớ Nhạc sĩ Trúc Phương (1933-1995) đã đóng góp nhiều công sức xây dựng và tô điểm nền văn hóa, nghệ thuật âm nhạc Việt Nam trong thời gian từ 1957 (Ðò Chiều) đến năm 1973 (Hai Chuyến Tàu Ðȇm viết chung với Y Vân) ông đã sáng tác khoảng 70 bài hát theo điệu Boléro. Những tác phẩm của ông đã để lại trong lòng người Việt những thương nhớ và kỷ niệm về thời vàng son của văn học thời VNCH. Trúc Phương đã sáng tác nhiều nhạc về người lính Cộng Hoà và sau là VNCH như Ðò Chiều (1957,) Tình Người Chiến Binh (1960,) 24 Giờ Phép, Trȇn 4 Vùng Chiến Thuật, Bông Cỏ Mây, Kẻ Ở Miền Xa, Người Xa Về Thành Phố, Chuyện Chúng Mình, Hai Chuyn Tàu Ðȇm (1973)…Trong tình yȇu, nhiều người cho rằng nhạc Trúc Phương là sự đổ vỡ chia lìa, nhưng về tình yȇu nhạc Trúc Phương rất thực tế, đôi khi phũ phàng, “đường vào tình yȇu có trăm lần vui, có vạn lần buồn (Buồn Trong Kỷ Niệm),” hoặc “tình mình từ thuở đôi mươi mà ta không biết, nȇn để lỡ duyȇn đời (Chuyện Chúng Mình),” hay “Phải chăng đời chưa trọn vòng tay? (Mưa Nửa Ðȇm).
Mưa Nửa Ðȇm được xem là một tác phẩm kỳ lạ không bình thường, giống như một giấc mơ Liȇu Trai, một cơn mộng mị bȇn ngoài trời mưa gió mà một người vừa tiễn biệt bước đi trȇn con phố nhỏ trong mưa. Trȇn căn gác trọ, một người con gái cô đơn bȇn ngọn đèn dầu leo lét mà mỗi làn gió nhẹ thoáng qua khe cửa làm lung lay tạo nȇn những hình ảnh chập chùng in lȇn vách tường loang lỗ. Có phải đó là hiện thực, hay trong một cơn mơ, hay là giòng hồi tưởng. Tại sao tình yȇu đến trong đȇm rồi chia tay, người con trai ra đi trong mưa gió còn người ở lại trong thương nhớ.

Hát bȇn mộ Trúc Phương, trích Youtube™



Cuộc đời và sự nghiệp của Trúc Phương hiện nay vẫn còn là một ẩn số, nhưng bắt nguồn từ những tình cảm con người Việt Nam, từ những công trình văn hóa Trúc Phương để lại cho mai sau, và trȇn hết là những đau khổ Trúc Phương đã gánh chịu từ sau ngày Sài Gòn sụp đỗ, chúng tôi cố gắng thực hiện Chiều Nhạc Tưởng Nhớ Trúc Phương để nhắc nhỡ các thế hệ trẻ biết về một nhà văn hóa lớn của Việt Nam trong thế kỷ 20. Sự hy sinh cao cả của Trúc Phương, giòng đời gian khổ của ông từ sau năm 1975 trȇn đất Việt Nam được xem là một hình ảnh biểu tượng của Doctor Zhivago, nhân vật trong tác phẩm Doctor Zhivago của Boris Pasternak đã chết sau những năm tháng gian khổ trong lưu đầy trȇn chính quȇ hương ông mà tình yȇu và hạnh phúc chỉ là tuyệt vọng không bao giờ với tới.
Kính mời quý thân hữu đến tham dự Chương Trình Ngày 30/8/2019 bắt đầu 7:00 tối đến 8:30 tối tại địa chỉ sau:
Xin vui lòng trả lời cho biết số người tham dự càng sớm càng tốt để chúng cập nhật danh sách. Không nhận sponsor, gifts. Chúng tôi không bán vé, vào cửa tự do.
Hoàng Hoa
06/13/2019

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Những Ý Tưởng Thực Hiện Chiều Nhạc Tưởng Niệm Trúc Phương

Những Ý Tưởng Thực Hiện Chiều Nhạc Tưởng Niệm Trúc Phương

Ý tưởng thực hiện Chiều Nhạc Tưởng Niệm Trúc Phương (CNTNTP) đã có từ năm 2018 khi chúng tôi biết được nhạc sĩ Trúc Phương đã sống cuộc sống cơ cực trȇn đất nước Việt Nam từ sau năm 1975; dù vậy, ông vẫn giữ tấm lòng trong sạch với lý tưởng trong sáng như ngày nào trước khi Sài gòn sụp đỗ. Chúng tôi rất cảm động khi xem thấy các em hát bȇn mộ phần Trúc Phương cũng như xem video phần tự thuật của ông những năm tháng cuối đời đau yếu của ông vào tháng 3 năm 1995.
 

Đi tìm những ý tưởng thực hiện CNTNTP bao gồm những xem xét và phán đoán hầu hết bài viết của nhiều người trȇn Internet, những phȇ phán nhận định về ông, nhưng chúng tôi thấy rằng phân tích về sự nghiệp và cuộc đời ông căn cứ vào những ý tưởng ngay chính trong tác phẩm của ông tốt hơn là nghe theo phán đoán thiếu căn cứ của người khác. Thực hiện CNTNTP cũng chính là xác định hướng đi của giòng nhạc Trúc Phương để từ đó giới trẻ sẽ hiểu được sự thật của con người nhạc sĩ Trúc Phương trong giòng lịch sử dân tộc. Sự đau khổ của Trúc Phương trong những năm tháng sau năm 1975 đã không xóa mờ những bản tình ca tuyệt vời của ông và những bài hát về tình yȇu người lính chiến VNCH trong mùa binh lửa. Tình yȇu thương về Trúc Phương, khi biết được những gian khổ cùng cực trong cuộc sống của ông, sự lưu đày trȇn chính quȇ hương ông và dường như ông không còn một chỗ dung thân trȇn chính quȇ hương mà ông yȇu dấu đã khiến cho bất cứ trái tim sắt đá nào không tránh thổn thức và bật nȇn tiếng khóc.
 

Chỉ mới 24 năm từ ngày TP mất tính đến hôm nay năm 2019, nhưng phần tiểu sử của ông đã gần như chìm trong quȇn lãng. Có nhiều câu hỏi về cuộc đời TP nhưng không sao có câu trả lời chính xác và chính đáng. Cuộc đời TP vì thế gần như một huyền thoại. Ðó chính là lý do chúng ta cần phải phân tích những tác phẩm của TP để hiểu rõ tâm tư ông khi sáng tác những bài nhạc. Tuy nhiȇn, khi phân tích một bài nhạc khác với phân tích một đoạn văn. Phân tích một đoạn văn đã khó, tình cảm chất chứa trong notes nhạc và cảm hứng của những người ca sĩ trình bày rất khác xa nhau và khác với khi đọc một đoạn văn vần thì phân tích một bài nhạc càng khó hơn nhiều. Do đó, phân tích nhạc TP đòi hỏi sự hiểu biết về ngôn ngữ, lịch sử và địa lý của các biến cố xãy ra trong bài nhạc và phải nhận định xem người ca sĩ trình bày bài nhạc đó ra sao. Thí dụ bài Buồn Trong Kỷ Niệm (BTKN) thì Hồ Hoàng Yến, Hoàng Oanh, Thanh Thúy, Nguyễn Hồng Nhung và Lệ Quyȇn trình bày với những cảm hứng khác nhau. Vậy thì đâu là cảm hứng nguyȇn thủy của TP khi sáng tác bài BTKN? Thí dụ bài Thói Ðời liệu có phải trình bày bằng sự than khóc, hay đó là một triết lý cần phải diễn tả một cách tự nhiȇn và bình tĩnh? TP chưa có một bài nhạc phổ từ thơ của một thi sĩ nào nȇn có thể nói TP là người “xuất khẩu thành thơ” và khi ông ghi những nét chữ xuống trang giấy thì lập tức trở thành giòng nhạc. Rõ ràng, TP là người rất thông suốt, nhưng khiȇm tốn và giãn dị. Khoảng năm 1983 TP trở về quȇ mẹ của ông, người mẹ của ông khi ấy đã 80 tuổi vẫn là người mẹ quȇ và nghèo, cho chúng ta thấy, những năm tháng TP rời “đường phố cũ” để lȇn “kinh đô” lập nghiệp và “đi xây hướng cuộc đời” gần như ít có dịp về thăm quȇ mẹ. Ðất nước, sau năm 1975, là thời kỳ lịch sử tối tăm, hung bạo, tàn nhẫn và những gì ông đã dành dụm, xây dựng từ sự nghiệp cá nhân đến mái ấm gia đình hoàn toàn bị chi phối, cướp đoạt và ly tán.
 

Chúng tôi có chung tấm lòng về sự cảm thương cuộc đời nhạc sĩ Trúc Phương nȇn mong mõi thực hiện CNTNTP để tưởng niệm người nhạc sĩ đã đóng góp nhiều công sức cho văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc của dân tộc Việt Nam nhưng chẳng may phải gánh chịu số phận đau thương và mất đi từ sau ngày Saigòn thất thủ. Giòng nhạc Trúc Phương gắn liền với giòng lịch sử văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc của dân tộc Việt Nam. Bầu trời lịch sử văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc Việt Nam từ đây đã mất đi một vì sao sáng và dân tộc Việt Nam mất đi một nhân tài có khả năng định hướng nền văn hóa cho dân tộc.
 

Chương trình CNTNTP được thực hiện như sau:
1.    Nghi thức chào quốc kỳ Hoa Kỳ và VNCH.
2.    Ðọc Tiểu Sử và Sự Nghiệp Trúc Phương.
3.    Giới thiệu những bài hát quan trọng trong giòng nhạc Trúc Phương
4.    Phần trình bày những bài hát
5.    Video và Lưu Niệm
6.    Kết thúc
 

Chương trình CNTNTP không nhận sponsors, không bán vé, vào cửa tự do và cần đúng giờ bắt đầu chương trình. Ðể giữ sự trang trọng, trong thời gian Chương trình CNTNTP không có phần ăn uống. Ngoài Thư Mời gởi ra cộng đồng, chúng tôi dành một số ghế đặc biệt cho những khách mời được Thư Mời riȇng nȇn các quý thân hữu xin vui lòng gởi thư phúc đáp càng sớm càng tốt để chúng tôi tiện sắp xếp chỗ ngồi.
Sau cùng, chúng tôi rất vui lòng đón nhận những ý kiến đóng góp của quý vị để việc tổ chức CNTNTP của chúng tôi được hoàn hảo, mọi ý kiến xin vui lòng email riȇng (confidential) cho chúng tôi. Email: viettrade_net@yahoo.com
 

Trân trọng,
Hoàng Hoa
Thay mặt Ban Tổ Chức CNTNTP
06/01/2019

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Memorial Day 2019, Ngày Tưởng Niệm Những Chiến Sĩ Hoa Kỳ và các chiến sĩ VNCH đã hy sinh


Memorial Day 2019


Ngày Tưởng Niệm Những Chiến Sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh cho đất nước Hoa Kỳ để cho chúng ta có được những an vui, tự do và hạnh phúc hôm nay và mai sau.
Xin thắp những nén hương tưởng niệm các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trȇn khắp miền đất nước vì tự do, dân chủ và hạnh phúc cho quȇ hương Việt Nam.


Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Trúc Phương (1933-1995) đã cống hiến những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc duy trì sự trường tồn tình yȇu quȇ hương và dân tộc.

Source: image of US Flags on top: