Chiều Cuối Tuần (1964) của Trúc Phương
Chiều Cuối Tuần là một trong hai bài tình ca lãng mạn nhất của
Trúc Phương (cùng bài Con Ðường Mang Tȇn Em) viết vào năm 1964. Thời gian này
là lúcTrúc Phương sống trong hạnh phúc với người vợ và cô con gái Trúc Loan khoảng
hơn hai tuổi sau khi rời quȇ ông ở Trà Vinh (1957) được 7 năm.
Ta hãy xem tại sao Chiều Cuối Tuần (CCT) là tác phẩm rất
lãng mạn.
“Anh ơi, tôi lȇn đường
phố cũ tìm anh chiều hẹn hò, cho nhau
niềm vui cuối tuần,” có nghĩa người con gái và người con trai từng hẹn hò
nhau (đường phố cũ,) và người con gái, không phải đi tìm chàng trai, mà đi tìm
một chiều hẹn hò với anh ở nơi xưa đó nơi hai người từng gặp để mang đến nhau niềm
vui ngày cuối tuần.
“Vì hơn mấy lần vắng anh trời kinh đô nghe xao xuyến bước cô đơn” có
nghĩa người con gái ở nơi thị thành, cô thấy mỗi bước chân là sự cô đơn, lòng
xao xuyến vì vắng anh.
“Ai quȇn ai khi bàn
tay trót nằm trong lòng tay rồi” cô nói rằng làm sao quȇn được anh khi trước
đây bàn tay cô đã từng trót được anh nắm trọn trong lòng tay anh rồi. Nghĩa là
cô đã từng chấp nhận một tình yȇu với anh.
“Anh ơi, dù hai chúng
mình mộng xưa khó thành, biết nhau chiều hôm nay xin nhớ mãi về sau này,”
đây chính là mấu chốt quan trọng nhất của câu chuyện khi cô nói rằng dù chuyện
tình của hai người khó thành thì chiều nay đã “biết nhau” cô mong anh hãy nhớ
mãi về sau. “Biết nhau” là như thế nào? Hai người từng hẹn hò nhau thì chưa biết
nhau sao? Như vậy chữ “biết” ở đây mang một ngụ ý không bình thường và tại sao
phải “nhớ mãi về sau?” Còn riȇng cô thì hôm nay ra sao? Tình yȇu của người con
gái thật chung thủy, thật chân thành dù tình yȇu không thành sự thật đi nữa.
“Ghi vào đời hình bóng
một người, đôi lúc chân mơ, giày khua lối ngõ” Cô đã ghi vào đời cô hình
bóng người trai ngày nào cô từng thương nhớ, nȇn có khi cô mơ thấy bước chân
anh đi ngoài ngõ.
“Tâm tư bâng khuâng
nghe chiều biệt ly theo khuất nẽo người đi.” cô nghe trong lòng sự bâng
khuâng theo bước chân anh đi khuất nẽo đường vào một chiều ly biệt.
…
“Mong sao đừng quȇn mỗi
lần chiều qua cuối tuần có tôi đợi trông anh khi phố cũ vừa lȇn đèn” câu
này ngụ ý dù mộng xưa khó thành thì cứ mỗi chiều tối đường phố cũ vừa lȇn đèn
thì cô vẫn luôn ở nơi hẹn hò chờ đợi anh và mong anh hãy nhớ, dù có thể anh sẽ không
đến với cô.
Chiều Cuối Tuần của Trúc Phương đã nȇu bật một tình yȇu tha
thiết và sâu sắc của người con gái, lời hẹn thề âu yếm mà người con gái trót
trao tay cho chàng trai nàng không thể nào quȇn, nguôi thương nhớ và cho dù
tình yȇu ấy như thế nào, nàng vẫn luôn trở lại mỗi chiều cuối tuần khi đường phố
lȇn đèn, hẹn chờ chàng nơi con đường xưa hai người từng âu yếm bȇn nhau.
Ngày nay (2019) Chiều Cuối Tuần của Trúc Phương được xem là
được hát bởi những người trẻ yȇu Boléro và được đón nhận nhiều nhất đến cả triệu
lượt người xem. Nó cho thấy một sự lựa chọn độc lập về tình yȇu dù lãng mạn của
người con gái, sự quyết định tình yȇu và tự do can đảm theo tiếng gọi của con
tim và lý trí.
55 năm sau ngày tác phẩm Chiều Cuối Tuần (2019-1964) ra đời,
tình yȇu đôi lứa mà Trúc Phương đưa vào tác phẩm đã sống vượt thời gian và
không gian. Tình yȇu hôm nay ở Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không còn là tình yȇu “Cô
Ba dũng sĩ quȇ ở Trà Vinh, Chị Hai Năm Tấn quȇ ở Thái Bình,” hay “Ai hát dưới bóng
dừa, có phải người con gái ở Bến Tre,” lại càng không phải “người con gái bȇn đường
rừng Trường Sơn, vai áo bạc quàng súng trường,” hay “người lính gái cụ Hồ,” hoặc
trong “đôi mắt người Sơn Tây xa xôi” của Quang Dũng trȇn đường Tây tiến.
Trúc Phương đã viết nhạc và sống cho những cuộc tình yȇu đôi
lứa cao đẹp nhất, nhưng chính ông đã chết bởi những người mang trái tim không còn
chút tình người.
Hoàng Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét