“Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Đài Loan được à nghen!” – Đây là câu khen cửa miệng của người dân miền Tây ở các vùng nông thôn. Gần đây, câu cửa miệng này được “update” thêm: “Lấy Hàn Quốc được à nha”.
Đi tìm “gái Nha Mân”Theo câu ca dao
“Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh;
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”,
chúng tôi tìm về Nha Mân, đây là một xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, cách thị xã Sa Đéc (nay là TP Sa Đéc) chừng 15 km. Các cụ già kể rằng, ngày xưa con gái Nha Mân “chảnh” lắm vì có vẻ đẹp dịu dàng, đoan trang. Nhà trai quanh vùng có được con dâu Nha Mân vô cùng hãnh diện với thiên hạ. Nhiều ông bà chủ tận Cần Thơ, Long Xuyên, Bạc Liêu cậy người mai mối để cưới cho được con dâu Nha Mân. Thương hiệu “gái Nha Mân” vang bóng một thời nay chỉ còn trong câu ca dao và ký ức của những người lớn tuổi! Một cán bộ xã tên Tâm thổ lộ: “Ngày xưa nước sông Tiền đi qua Sa Đéc cho người Sa Đéc nghề làm hủ tiếu khét tiếng, chảy xuống đây cho Nha Mân sinh ra những cô gái đẹp như tiên…Gái Nha Mân đi làm dâu khắp vùng sinh ra những đứa “cháu gái” Nha Mân bụ bẫm, dễ thương, lâu lâu về thăm “ngoại” Nha Mân. Còn giờ “gái Nha Mân” lũ lượt bị cơn lốc “lấy chồng Đài, chồng Hàn” cuốn đi hết rồi”... Câu chuyện của cán bộ Tâm về nỗi lòng cay đắng của trai làng Nhà Mân mới thống thiết làm sao. Nhiều chàng trai lên thành phố học, nghe hỏi về “gái Nha Mân” thì buồn bã trả lời rằng: “Họ (Đài Loan, Hàn Quốc) “tuyển” hết rồi, còn đâu tới mình!”. Trai làng Nha Mân bỏ đồng bỏ ruộng đi lên thành phố kiếm công ăn việc làm, lấy vợ phương xa, xa lắm, có người lấy vợ tận miền Bắc. Tết về quê vợ vào, kể với bà con rằng miền Bắc lạnh lắm, chịu không nổi. Bà con nghe kể chuyện ở miền Bắc mà cứ như chuyện tận nước ngoài.Nhiều người như cán bộ Tâm buồn nhất là chuyện này: Đi đám tiệc, gặp các bé gái xinh xắn, người lớn trầm trồ khen ngợi rất vô tư: “Úi, con nhỏ ngộ quá ta, ráng nuôi cho lớn lấy chồng Đài Loan nghe!”. Ngạc nhiên nhất là ba má của bé gái rất…vui, rất tự hào! Nếu có ông bà bên cạnh, ông bà cũng… tự hào luôn!Cán bộ Tâm nói: “Ông thấy vậy còn gì để nói nữa không? Mình mắc cỡ lắm, nhưng họ không nghĩ như mình, bởi con gái lớn lên lấy chồng Đài, chồng Hàn đồng nghĩa với “có tương lai” hơn là chồng “nội địa”!.Chuyện không của riêng aiNgoài Nha Mân, ở miền Tây còn có những vùng nức tiếng có gái đẹp như Long Xuyên (tỉnh An Giang), Trà Ôn (Vĩnh Long), Gò Công (Tiền Giang)…Đặc biệt, vùng Gò Công có nhiều nhân vật nổi tiếng như bà Từ Dũ, là chính cung của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Tự Đức (tên của bà được đặt cho bệnh viện phụ sản lớn nhất nước ở TP.HCM); nhà văn Hồ Biểu Chánh v.v… Đi qua Gò Công và nhiều vùng khác, bạn sẽ “ngạc nhiên chưa” khi nghe những lời khen và kiểu tự hào như vậy. Kỹ sư thủy sản Tùng, quê ở xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, công tác ở tập đoàn CP của Thái Lan kể: “Em dẫn vợ và con gái về quê thăm ba mẹ và dự đám giỗ nhà nhà ông bác. Đang vui vẻ với mấy anh em thì nghe thím Tư nựng và khen con gái em: “Con nhỏ này dễ thương lắm, lớn lên lấy Đài Loan hay Hàn Quốc cho ba má bay nhờ nghen”. Vợ em nghe tức tái mặt, em nghẹn đắng cả họng. May mà kìm chế được, phải bấm vào tay vợ để vợ “thông cảm” mà giả vờ im lặng…”. Sau chuyến về quê này, vợ chồng Tùng cãi nhau một trận ra trò, vợ Tùng tuyên bố: “Không bao giờ cho con gái về quê nội nữa sợ ảnh hưởng….”. Tùng tê tái trong lòng vì vợ nói…quá đúng, cãi đường nào được! “Ôi quê hương…” - Tùng thốt lên cay đắng. Ở xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long đầu năm nay xảy ra chuyện không biết nên khóc hay cười. Anh chồng tên Tươi, gia đình khá giả nên cưới cho cô vợ rất đẹp tên Lệ. Đám cưới xong thì ba mẹ Tùng cất cho căn nhà to như biệt thự gần chợ. Tùng hành nghề phụ xe khách chạy tuyến TP.HCM - Hựu Thành. Họ có đứa con gái xinh xắn. Năm rồi vì dính vào cá độ bóng đá, Tùng mang nợ hơn 1 tỷ đồng không có tiền trả. Bị con nợ quay đòi xử, Tùng sợ quá trốn chui trốn lủi. Cô vợ xinh đẹp chỉ biết ở nhà chăm con nay rơi vào cảnh túng thiếu. Một bữa nọ đang ngồi buồn so trước nhà, có bà mai mối lấy chồng nước ngoài ở xã bên ghé qua buông lời khen: “Trời ơi, con đẹp như tiên sao mà ngồi buồn vậy?”. Lệ thật thà kể lể hoàn cảnh đang gặp, mụ mối giả bộ cảm thông, chia sẻ: “Đẹp như mày ai biểu lấy chồng nội làm chi uổng cuộc đời…”, rồi mụ ỡm ờ: “Để tao xem có thằng Đài Loan hay Hàn Quốc tốt bụng nào “giúp” mày tai qua nạn khỏi nghen”. Lệ im lặng. Chiều hôm đó mụ mối điện thoại, gọi Lệ ra quán cà phê đầu chợ. Vào đây, Lệ gặp một ông Đài Loan cỡ tuổi ba của cô từ thành phố mới xuống. Ông ta bị Lệ hút hồn ngay từ khi Lệ ngồi xuống. Bà mối nói nhỏ với Lệ: “Đừng nói là có chồng có con rồi nghen. Mày cứ ngồi đó cho “nó” nhìn, để mọi chuyện tao tính”. Thế là sau đó Lệ được khoản tiền trả nợ cho chồng với điều kiện phải đi làm vợ cho người Đài Loan 5 năm! Điện thoại gọi chồng về. Vì bị xã hội đen truy đuổi, gần sáng hôm sau Tùng mới dám mò về nhà.Nghe vợ kể lại “phương án” trả nợ, anh ta chết lặng một hồi rồi chặc lưỡi: “Không còn con đường nào khác”!Vợ Tùng được bà mai mối đưa lên thành phố “phục hồi” lại đời con gái. Trở về nhà, bà mối căn dặn hai vợ chồng: “Vợ mày giờ đã trở thành con gái rồi nghen, tốn hết mấy chục triệu của tao. Mày không được “đụng” vào, để nó đi lấy chồng trả nợ cho mày!”. Tùng đánh cắn răng chịu. Đêm cuối cùng vợ chồng bên nhau, Tùng rơi nước mắt. Mấy ngày sau một đám cưới vợ Tùng với người Đài Loan diễn ra ở công viên Đầm Sen TP.HCM. Tùng ôm con gái lên thành phố tiễn vợ về xứ Đài với vai là “anh ruột”, 2 ba con khóc như mưa! Thế là mất vợ đẹp, chỉ còn đứa con gái xinh xắn sống cảnh “gà trống nuôi con” với Tùng. Người ở Hựu Thành kể lại: “Thằng Tùng đang hy vọng chờ đứa con gái dễ thương của nó lớn lên. Gả cho Đài Loan có tiền để nó rước vợ về!”.
Ngao ngán cho hy vọng của Tùng quá Tùng ơi!
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét