Tù chính trị bị đối xử tệ trong khi thọ án
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-07-20
Sau cuộc trao đổi của RFA với ông Trương Văn Sương vừa được trả tự do sau 33 năm ngồi tù về tội làm “gián điệp”, chúng tôi nhận được thông tin cho hay có nhiều tù nhân chính trị khác đang gặp khó khăn khi thọ án.
Nhà báo Trương Minh Đức. RFA file photo Trong số những người đó có nhà báo Trương Minh Đức và chị Trương Thị Tám cùng bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Mời quý vị theo dõi câu chuyện với chị Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ anh Trương Minh Đức và em Lương Thị Kim Liên, con chị Trương Thị Tám.
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-07-20
Sau cuộc trao đổi của RFA với ông Trương Văn Sương vừa được trả tự do sau 33 năm ngồi tù về tội làm “gián điệp”, chúng tôi nhận được thông tin cho hay có nhiều tù nhân chính trị khác đang gặp khó khăn khi thọ án.
Nhà báo Trương Minh Đức. RFA file photo Trong số những người đó có nhà báo Trương Minh Đức và chị Trương Thị Tám cùng bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Mời quý vị theo dõi câu chuyện với chị Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ anh Trương Minh Đức và em Lương Thị Kim Liên, con chị Trương Thị Tám.
Bị cô lập
Đỗ Hiếu: Thưa chị, qua một số thông tin chúng tôi nhận được, thì nhà báo Trương Minh Đức hiện bị giam nơi phân trại K4, đang gặp nhiềun khó khăn, bị cô lập, xin chị cho biết thêm về những điều đó?
Đỗ Hiếu: Thưa chị, qua một số thông tin chúng tôi nhận được, thì nhà báo Trương Minh Đức hiện bị giam nơi phân trại K4, đang gặp nhiềun khó khăn, bị cô lập, xin chị cho biết thêm về những điều đó?
Bà Kim Thanh: “Hiện anh ấy ở K4. Trong thời gian ở K2 anh đã giúp đỡ các anh em rất nhiều, được yêu quý, nên bị họ cho là xúi giục, thành lập bè đảng, họ tách anh ấy ra và chuyển vào nơi khác là K4 bây giờ. Công an canh giữ anh 24/24 vì họ sợ những người tù khác gần gũi anh, nên anh bị cô lập. Anh rất kiên trì và mạnh mẽ, cứ vài ngày là công an đưa anh giấy bút, viết tờ nhận tội, anh trả lời rằng, các anh đừng mong mỏi gì nơi tôi về việc "nhận tội", dù có chết. Nếu "nhận tội" thì tôi đã làm từ khi ra toà.”
Đỗ Hiếu: Nơi anh Đức bị giam thuộc địa phương nào? bao lâu chị được phép thăm nuôi anh một lần, mỗi lần gặp, anh có được nói chuyện với chị không?
Bà Kim Thanh: “Anh đang bị giam ở trại Z30A, Xuân Lộc, trại K4, mỗi lần đi thăm, họ cũng cho em gặp mặt, thời gian thăm giới hạn có lần chỉ 15 phút, có lần được nửa tiếng. Không được thăm lâu như ở K2 và mỗi tháng được thăm một lần.”
Đỗ Hiếu: Thưa chị, ban quản lý trại giam gồm những viên chức nào và có cách nào giúp chúng tôi liên lạc với họ không?
Bà Kim Thanh: “Phó giám thị trại giam K 4 là Nguyễn Văn Duyệt, người giám sát theo dõi ông xã em là ông Trần Đình Hương và Nguyễn Hồng Quân.”
Trong thời gian ở K2 anh đã giúp đỡ các anh em rất nhiều, nên bị họ cho là xúi giục, thành lập bè đảng, họ tách anh ấy ra và chuyển vào nơi khác là K4. Công an canh giữ anh 24/24 vì họ sợ những người tù khác gần gũi anh, nên anh bị cô lập.
Chị Kim Thanh
Đỗ Hiếu: Sức khoẻ anh Đức hiện ra sao? anh có giải thích vì sao anh bị đối xử khác với những tù nhân cùng cảnh không?
Bà Kim Thanh: “Sức khoẻ anh rất yếu do bệnh huyết áp tăng cao, anh bị nhức đầu, nhiều đêm không ngủ được, anh lại bị bệnh viêm đường ruột, ăn uống không tiêu, sức khỏe kém nhiều, không được như hồi ở K2. Gia đình rất lo lắng vấn đề này.”
Đỗ Hiếu: Xin chị nhắc lại, anh Đức bị cáo buộc tội danh gì? tuyên án bao lâu và khi nào anh được trở về với gia đình?
Bà Kim Thanh: “Anh ấy bị phạm điều 258 lợi dụng quyền dân chủ, vì anh đấu tranh cho người nghèo, đấu tranh cho tự do, dân chủ. Anh bị án tù là 5 năm, hôm nay anh được 3 năm, 2 tháng rồi. Ông xã em còn 22 tháng nữa mới hết hạn tù.”
Đỗ Hiếu: Chị có điều gì nhắn gởi qua chương trình phát thanh của đài chúng tôi?
Bà Kim Thanh: “Em mong mỏi là các báo đài, cơ quan nhân quyền giúp đỡ và kêu gọi cho tất cả những tù chính trị như chồng em được trả tự do. Cũng xin nhắn gởi là bây giờ chị Nguyễn Thị Tám, cũng ở trong K4, cách chỗ chồng em bị giam một bức tường thôi, cũng gặp rất nhiều khó khăn trong đó. Và chị Mai Thị Dung bị bệnh rất nặng, chị không đi được, mỗi lần đi vệ sinh, có hai người đi bên hông, nương chị đi. Có khi,chị đi không được, có người cõng chị, bây giờ chắc chị chỉ còn khoảng 30, 32 kg, rất ốm, hoàn cảnh chị rất khổ. Mong quý đài, các cơ quan nhân quyền tìm cách giúp, nếu còn ở trong ấy, chị sẽ chết mất. Xin cám ơn quý đài”
Không cho thăm nuôi
Ông Trương Văn Kim và bà Trương Thị Tám tại phiên tòa hôm 20/4 tại Lâm Đồng. Photo courtesy of dangvidan.org Trong cuộc trao đổi với chị Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ nhà báo Trương Minh Đức, chị có nhắc đến hoàn cảnh của chị Trương Thị Tám, một dân oan đang ngồi tù, bị cấm thăm nuôi.
Em Lương Thị Kim Liên, con chị Tám nói với RFA, “Em mới đi thăm nhưng không được gặp nên không biết sức khoẻ mẹ em ra sao”
Đỗ Hiếu: Mẹ bị cáo buộc tội gì? và giam cầm bao nhiêu năm?
Kim Liên: “Họ cho là mẹ phạm tội vượt biên trái phép, chống phá nhà nước, nên bị tù 3 năm.”
Đỗ Hiếu: Mẹ em ngồi tù đã bao năm và hoạt động của bà ra sao, khiến mẹ em bị kêu án tù?
Kim Liên: “Mẹ em ngồi tù đã 9 tháng rồi, mẹ là dân oan của tỉnh Lâm Đồng, có nhà bị đập, khiếu kiện thắng nhưng chánh quyền không trả nhà lại buộc tội chống phá nhà nước.”
Đỗ Hiếu: Em có được thăm nuôi, tiếp tế quà bánh cho bà không?
Người ta nói mẹ quậy quá, bị kỷ luật nên không cho thăm gặp. Hai, ba tháng nay đi thăm mẹ nhưng không được gặp mặt. Bây giờ không biết tình trạng sức khoẻ mẹ ra sao, rất lo.
Kim Liên
Kim Liên: “Người ta nói mẹ quậy quá, bị kỷ luật nên không cho thăm gặp. Hai, ba tháng nay đi thăm mẹ nhưng không được gặp mặt. Con chỉ mong báo đài giúp đỡ cho được thăm gặp mẹ hàng tháng, bây giờ không biết tình trạng sức khoẻ mẹ ra sao, rất lo. Xin cám ơn”
Qua liên lạc với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai để hỏi số điện thoại trại giam Xuân Lộc, phân trại K 4, một nhân viên trực đáp rằng chú muốn thì để sáng mai, khoảng 7, 8 giờ điện lại. Văn thư có giữ số, chứ bây giờ hết làm việc, thực tế những số ở trại giam, tụi cháu không có.
Khi đi tìm trong danh bạ điện thoại toàn quốc Việt Nam, có ghi trại giam Xuân Lộc, hay trại Z30A, Long Khánh, Đồng Nai, nhưng không phổ biến các số điện thoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét