Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Biểu tình sang ngày thứ bảy ở Ai Cập

Hiện xe tăng được điều ra đường phố Cairo để ngăn ngừa biểu tình
Cảnh sát Ai Cập đã trở lại giữ vị trị trong một số nơi tại Cairo mà họ bỏ đi thứ Sáu tuần trước trong làn sóng biểu tình chống chính phủ. Bộ Nội vụ Ai Cập nói họ ra lệnh cho các nhân viên cảnh sát hợp tác với quân đội.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/01/110131_egypt_tensions_build_up.shtml
Tình hình hiện chưa rõ ràng, với cảnh trực thăng của quân đội bay trên bầu trời và người dân dưới mặt đất tiếp tục tụ họp, bất chấp lệnh giới nghiêm.
Có vẻ như người biểu tình muốn tăng sức ép lên chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak để ông phải từ chức nhưng cũng chưa rõ điều này có xảy đến hay không.
Hàng chục nghìn người vẫn tụ tập ở trung tâm thủ đô Cairo trong đợt biểu tình chống chính phủ đã sang đến ngày thứ bảy.
Họ cũng kêu gọi tổng đình công để tăng sức ép buộc Tổng thống Hosni Mubarak, 82 tuổi, phải ra đi.
Trước đó, phát biểu trước đám đông trên quảng trường Giải Phóng, nhân vật từng được giải Nobel Hòa bình, ông Mohamed ElBaradei kêu gọi người biểu tình kiên nhẫn và nói "thay đổi đang đến".
Trong những lần trước hồi năm 1977 và 1985, quân đội đã không chịu nổ súng vào dân chúng.
Ahdaf Soueif
Ông ElBaradei được các nhóm đối lập yêu cầu đại diện điều đình với nhà chức trách về việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia.
Tuy nhiên, có vẻ như ông ElBaradei không thu hút được sự chú ý của toàn thể đám đông, trong có nhiều phe nhóm.
Hiện dư luận đang chú ý đến thái độ của quân đội.
'Con em nhân dân'
Trước đó, Tổng thống Hosni Mubarak đã gặp gỡ các chỉ huy quân đội trong chuyến thăm một doanh trại. Còn nhà văn Ai Cập, Ahdaf Soueif, thì tin rằng quân đội vẫn đứng về phía nhân dân.
Là người tham gia biểu tình, bà nói điều nhìn thấy trước mặt là "quân đội và người dân hợp tác và giữ quan hệ".
"Quân đội, những binh lính cũng là con em của nhân dân chúng tôi, và là một phần của xã hội Ai Cập."
Có vẻ người Mỹ đã khẩn cấp cảnh báo Tổng thống Mubarak không để xảy ra thêm các vụ giết người nữa nhưng chưa rõ liệu ông ta có thể tồn tại trước tiếng nói của phe đối lập trên đường phố hay không.
Chưa kể việc chuyển giao quyền lực nếu xảy ra thì cũng chưa rõ sẽ theo hình thức nào.
Ông Mubarak có vẻ còn cương quyết không chịu đào thoát như Tổng thống Ben Ali của Tunisia đã làm, và người Mỹ cũng không muốn thấy như thế.
Các khoảng trống quyền lực sẽ tạo ra các nguy hiểm rất lớn thực sự.
Từ quan điểm của Hoa Kỳ, kịch bản tốt nhất có thể diễn ra sẽ là một kết cục hòa bình cho các cuộc biểu tình, ông Mubarak nghỉ hưu trong khi một phần nào đó (ít nhất) của hệ thống quyền lực mà ông ta đã tạo ra, hy vọng sẽ giảm đi tệ tham nhũng.
Theo đánh giá của phóng viên kỳ cựu John Simpson được BBC cử đến thành phố Alexandria chứng kiến biểu tình tại Ai Cập thì đường phố nước này đang tăng sức ép lên ông Mubarak.
Tuy nhiên, theo John Simpson, hiện còn nhiều yếu tố khác nữa chưa đoán trước được, như thái độ của bản thân những người biểu tình.
Hoa Kỳ qua lời ngoại trưởng Hillary Clinton và sau đó là Tổng thống Barack Obama nói rằng tốt nhất là Ai Cập có cuộc chuyển giao quyền lực "trong trật tự".
Thế nhưng câu hỏi là liệu đường phố Cairo và các thành phố khác có muốn chỉ cho ông Mubarak ra và để lại một thể chế thân Phương Tây hay không.
Người biểu tình tại Jakarta, Indonesia ủng hộ dân chúng Ai Cập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét