Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

(VNR) Bản dịch Việt ngữ và Phân Tích Hiệp Ðịnh Ðình Chiến cho Việt Nam 1954. Tưởng Niệm 30/4/1975. Hai Hiệp Ðịnh Ðình Chiến 1954, 1973. Cái chết của Ông Long (Trung Tá Cảnh Sát QG Nguyễn Văn Long)..

Bản dịch Việt ngữ và Phân Tích Hiệp Ðịnh Ðình Chiến cho Việt Nam 1954

Bản dịch Việt ngữ Hiệp Ðịnh Ðình Chiến cho Việt Nam 1954, từ trang 76 đến trang 94 do Sông Hồng dịch vào năm 2003 và in thành sách trong năm đó.
Nay xin kính gởi để đọc giả và thân hữu được tường. Lần này bản phân tích đăng trȇm VNR (Vietnam Review) để các đọc giả nước ngoài đọc được qua thông dịch của Google™.
Trân trọng.
Link:

Hiệp Ðịnh Ðình Chiến Genève (Geneva) cho Việt Nam 1954
Bản dịch Việt ngữ của Sông Hồng www.viettrade.net  trong tác phẩm Những Hiệp Ước Trȇn Biȇn Giới Việt Trung 1884-1935, edition 2003, 2013 in tại San Jose, Ca USA 2003. Sông Hồng là một bút danh của Hoàng Hoa.
Note:
A.    Trong bản dịch Việt ngữ Hiệp Ðịnh Ðình Chiến Genève (Geneva) cho Việt Nam 1954 có vài lỗi từ vựng như sau, kính mong quý độc giả xóa bỏ thay bằng từ mới.
1.    Sự cố thay bằng biến cố, việc xãy ra.
2.    Trang 79 Chỉ Ðạo thay bằng Hướng Dẫn
3.    Trang 85 Rạp hát thay bằng chiến trường, mặt trận.
B.    Lưu ý:
a.    Ðường phân ranh không phải con đường (road) mà là sông Bến Hải. Sông Bến Hải không phải nằm ngang trȇn vĩ tuyến 17 mà từ biȇn giới Lào Việt chảy theo hướng tương đối Tây Ðông cho đến khi gặp đường Tỉnh lộ D17 thì chảy theo hướng Tây Tây Nam – Ðông Ðông Bắc hướng ra cửa sông Bến Hải (còn gọi là cửa Tùng.)
b.    Cửa Tùng không nằm trȇn vĩ tuyến 17 (17th parallel). Vĩ tuyến 17 nằm ở vị trí khoảng 100m phía Bắc trȇn đường Quốc Phòng so với giao điểm nó với con đường 76 (hai con đường này mới trȇn Google™ map sau 1954.)
c.    Trong Văn bản Hiệp Ðình Ðình Chiến 1954 không hề đề cập đến vĩ tuyến 17. Ðiều 4 viết: Ðường phân ranh quân sự tạm thời giữa hai khu tái tập trung cuối cùng được kéo dài vào những vùng nước thuộc lãnh thổ bởi một đường trực giao với đường thẳng tổng quát của bờ biển.Tất cả đảo ven biển (territorial coastal islands) phía bắc của đường biên giới này sẽ được di tản bởi lực lượng võ trang của Liên Hiệp Pháp, và tất cả các đảo phía nam của nó sẽ được di tản bởi các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ðường phân ranh thực ra đó là giòng sông Bến Hải và cuối cùng là cửa Tùng, tại đây nếu kéo dài vào những vùng nước thuộc lãnh thổ bở một đường trực giao với đường thẳng tổng quát thì thật rất mơ hồ. “Ðường thẳng tổng quát là thế nào? Và đường kéo dài (nếu là một đường vĩ tuyến) tại cửa Tùng thì phải trȇn vĩ tuyến 17.
d.    Trong Văn bản Hiệp Ðình Ðình Chiến 1954 không nói đến 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa là 2 quần đảo của Việt Nam trȇn Biển Ðông do người Pháp bảo hộ. Trong khi Hiệp Ðịnh Hoà Bình San Francisco 1951 nước Nhật có đề cập đến hai quần đảo này. Ngoại Trưởng Sô Viết Gromyko có phȇ bình Hiệp ước không đề cập trả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung cộng, nhưng sự phȇ bình của Gromyko không được đáp trả.
e.    Khi Nhật Bản thua trận thì theo Hiệp ước Postdam, quân Tưởng Giới Thạch (Tưởng) vào Bắc Việt để giải giới quân Nhật, nhưng ngày 26/6/1946 quân Tưởng đã lén chiếm đảo Phú Lâm phía Nam vĩ tuyến 17. Phía Pháp phản đối sự chiếm đóng này vào ngày 13/1/1947 và gởi chiến hạm Le Tonkinois ra Hoàng sa, nhưng chiến hạm đã quay trở về Hoàng Sa và để đổ bộ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt lȇn đảo (Hoàng sa) Pattle[1]. Như vậy sau Hiệp Ước Hoà Bình San Francisco 1951 tất cả các phe Nga, Trung Cộng, Việt Minh, Pháp, ngay cả Mỹ đều biết rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam nhưng không ai nói. Vì Tưởng bỏ chạy ra Ðài Loan năm 1950 nȇn quần đảo Hoàng Sa năm 1954 nằm trong tay Pháp, hơn nữa tình hình hội nghi Geneva vô cùng căng thẳng trȇn đất liền Việt Nam, Lào và Cambodge nȇn không ai quan tâm đến hai quần đảo này.
f.     Tháng 6/1948 nước Quốc Gia Việt Nam được độc lập nhưng ở trong Liȇn Hiệp Pháp với người lãnh đạo là Quốc Trưởng Bảo Ðại, nước Việt Nam hoàn toàn độc lập ngày 3/6/1954. Xem Chapter II. B.1.1.b Tài liệu Tối Mật của Pentagon De-classified 2011. Như vậy khi Thủ tướng Trần Văn Hữu ký kết Hiệp ước Hoà Bình San Francisco 1951 thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chính thức thuộc chủ quyền Việt Nam, mặc dù còn sự chiếm đóng và bảo vệ của hải quân Pháp.
g.    Về đường phân ranh thì Việt Minh muốn lấy vĩ tuyến 13 khoảng Tuy Hòa, nhưng ban đầu Pháp đề nghị vĩ tuyến 18 Thakhek-Ðồng Hới với Chu Ân Lai rồi sau Pháp đổi ý vĩ tuyến 17. Việc chọn vĩ tuyến phân ranh không do tự ý Việt Minh có quyền quyết định mà cần có ý kiến của Liȇn sô và Trung cộng. Phía Chính phủ Quốc Gia Việt Nam và các thành phần quốc gia không chấp nhận sự chia đôi lãnh thổ.
h.    Trong suốt quá trình Hội Nghị và ký kết Hiệp ước có hai phe rõ rệt Sô Viết, Trung Cộng và Việt Minh phe bȇn kia là Pháp, Mỹ, Anh, New Zealand, Úc, nhưng khi ký kết Hiệp Ðịnh Genève chỉ có hai bȇn giữa Pháp (Deitel) và Việt Minh khi đó danh xưng VNDCCH (Tạ Quang Bửu) ký kết mà thôi.
i.     Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không đề cập trong Hiệp Ðịnh Genève 1954, nhưng trực thuộc chủ quyền nước Quốc Gia Việt Nam; do dó, sau khi Pháp rút quân vì miền Nam do Tổng Thống Ngô Ðình Diệm lãnh đạo còn quá nhiều việc, Trung cộng đã lén chiếm đánh cắp đảo Phú Lâm của chúng ta vào 21/2/1956[2] chưa đầy 2 năm sau ký kết Hiệp Ðịnh Genève, tức là trȇn nguyȇn tắc hai miền Nam Bắc Việt Nam chuẫn bị tiến hành tổ chức tổng tuyển cử.
j.     Sự việc đánh lén và ăn cắp đảo Phú Lâm tất nhiȇn Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng phải biết. Công hàm 1958 do Phạm Văn Ðồng ký kết chắc chắn có sự nhìn nhận sự chiếm đóng đảo Phú Lâm này của Trung cộng để đổi lấy vũ khí súng đạn trang bị cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và quân Bắc Việt vượt Trường Sơn tiến đánh nước VNCH bắt đầu từ năm 1960. Việc phân chia lãnh thổ Việt Nam qua Hiệp Ðịnh Genève 1954 ai nấy đều biết chỉ là tạm thời và chắc chắn không tránh khỏi chiến tranh sau đó. Như vậy với sự đánh đổi đảo Phú Lâm, Việt Cộng đã sẳn sàng cho cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam với tất cả vũ khí súng ống đạn dược được Liȇn Sô và Trung cộng cung cấp.
k.    Về tính pháp lý chủ quyền của VNCH là nước thừa kế Quốc Gia Việt Nam, Phạm Văn Ðồng và Hồ Chí Minh không thể tự ý nhìn nhận chủ quyền của Trung cộng trȇn đảo Phú Lâm vì căn cứ đường phân chia hai miền, vào năm 1958, đảo Phú Lâm nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc chủ quyền nước VNCH.
l.     Vào năm 1973 Mỹ ký kết Hiệp định Paris với Việt Cộng và rút quân thì một năm sau ngày 19/1/1974 Trung cộng lén đánh chiếm đảo Hoàng Sa của VNCH. Lần này Phạm Văn Ðồng im lặng.
m.  Ngày nay hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn còn là di sản VNCH.

Hoàng Hoa
2020/5/04


[1] Vũ Hu San “Ða Lý Bin Ðông vi Hoàng Sa và Trưng Sa” 2007. Trang 197.
[2] V Hu San, page 197.


Tưởng Niệm 30/4/1975. Hai Hiệp Ðịnh Ðình Chiến 1954, 1973.


Kính thưa quý thân hữu và độc giả:
Hai Hiệp Ðịnh Ðình Chiến Geneva 1954 và Paris 1973 gắn liền với số phận của dân tộc Việt Nam và nói chung các dân tộc Ðông Dương; tuy thời gian xa nhất là 66 năm và gần nhất 47 năm, nhưng chắc chắn trong nhiều người Việt có thể không thể hiểu hết hai Hiệp Ðịnh này tác động đến lịch sử Việt Nam ra sao.
Hiểu biết một cách trung thực nhất hai văn kiện lịch sử này có thể chính là giải phóng (liberate) tư tưởng con người chúng ta tiến gần đến sự hiểu biết những tác động lớn nhất mà những quyền lực chính trị trong và ngoài nước đã thực hiện trȇn mãnh đất Việt Nam và trong lịch sử cận đại của dân tộc Việt Nam.
Ðây là một cuộc nghiȇn cứu sâu rộng mà sự hiểu biết một cá nhân có thể khó hoàn tất được, nhưng muốn đi đến kết luận trong sáng, những bài vỡ, ý kiến cần phải được thực hiện đồng bộ và hướng về một điểm chung. Tất cả bài vỡ nȇn có kết luận mở (open conclusion) và không bắt buộc người đọc phải tuân thủ theo kết luận. Các từ vựng và hành văn theo nền tảng văn hóa giáo dục VNCH. Bài viết chỉ cần về một điều khoản (Article) nào đó trong hai Hiệp Ðịnh và không nȇn trích dẫn, lấy từ bài của tác giả khác.
Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được những bài viết từ độc giả và thân hữu nghiȇn cứu viết về hai Hiệp Ðịnh 1954 và 1973. Chúng tôi sẽ xem xét cẩn thận những bài vỡ gởi đến chúng tôi, nếu xét thấy phù hợp với quan điểm của VNR chúng tôi sẽ đăng tải lȇn VNR Vietnam Review để mọi người cùng xem xét. Nếu xét thấy không phù hợp với VNR, chúng tôi sẽ không đăng tải và không phúc đáp. Bài viết theo format MS Word và gởi đi theo hai format MS Word và pdf.
Theo dự trù, cuộc nghiȇn cứu có thể hoàn tất trong hai năm.
Trân trọng,
Hoàng Hoa
Trưởng Ban Biȇn Tập VNR Vietnam Review
Thứ Năm 2020/4/30
 -----------------


Hai Hiệp Ðịnh Ðình Chiến 1973 và 1954 Cho Việt Nam, Cambodge, Lào
(Kính mong quý vị độc giả lưu ý. Trong khi dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ, trình thông dịch của Google™ đã không thể dịch sát với ý từ ngữ Việt Nam. Tuy nhiȇn, chúng tôi vẫn giữ nguyȇn công dụng của trình thông dịch của Google™ vì ít nhiều có thể giúp quý độc giả nhìn ra được sai sót này và chỉnh sửa lại cho đúng.)

Hiệp Ðịnh Ðình Chiến Paris 1973
No. 13295

(a)  UNITED STATES OF AMERICA, DEMOCRATIC REPUBLIC OF VIET-NAM, PROVISIONAL REVOLUTIONARY GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF SOUTH VIET-NAM and REPUBLIC OF VIET-NAM Agreement on ending the war and restoring peace in Viet-Nam. Signed at Paris on 27 January 1973 Authentic texts: English and Vietnamese.

(b)  UNITED STATES OF AMERICA and DEMOCRATIC REPUBLIC OF VIET-NAM Agreement on ending the war and restoring peace in Viet-Nam. Signed at Paris on 27 January 1973 Authentic texts: English and Vietnamese. Registered by the United States of America on 13 May 1974.

(ab) CAMBODIA, DEMOCRATIC REPUBLIC OF VIET-NAM, FRANCE, LAOS, PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA, STATE OF VIET-NAM, UNION OF SOVIETSOCIALIST REPUBLICS, UNITED KINGDOM OF GREAT BRITAIN AND NORTHERN IRELAND and UNITED STATES OF AMERICA

      Final Declaration of the Geneva Conference on the problem of restoring peace in Indo-China (with (1) declarations by Cambodia, France, Laos, the State of Viet-Nam and the United States of America; (2) the Agreement on the cessation of hostilities in Viet-Nam between the Commander-in-Chief of the People's Army of Viet-Nam and the Commander-in-Chief of the French Union Forces in Indo-China, signed at Geneva on 20 July 1954 (with maps); (3) the Agreement on the cessation of hostilities in Laos between the Commander-in-Chief of the forces of the French Union in Indo-China, on the one hand, and the Commanders-in-Chief of the fighting units of "Pathet- Lao” and of the People's Army of Viet-Nam, on the other hand, done at Geneva on 20 July 1954, and (4) the Agreement on the cessation of hostilities in Cambodia between the Commander- in-Chief of the Khmer National Armed Forces, on the one hand, and the Commanders-in-chief of the Khmer Resistance Forces and of the Viet-Namese Military Units, on the other hand, done at Geneva on 20 July 1954). Done at Geneva on 21 July 1954

  Authentic text of the Final Declaration : French. Authentic texts of the related declarations : French and English. Authentic texts of the Agreement on the cessation of hostilities in Viet-Nam : French and Vietnamese.Authentic texts of the Agreements on the cessation of hostilities in Laos and in Cambodia : French.Texts communicated on 15 January 1975 to the Secretariat by the Government of the United States of America, for the purpose of information and in connexion with the registration of the Paris agreements of 27 January 1973. (Maps Nos. 1 to 6 annexed to the Agreement on the cessation of hostilities in Viet-Nam were supplied by the French Government.) No. 13295
AGREEMENT1 ON ENDING THE WAR AND RESTORING PEACE IN VIET-NAM

The Parties participating in the Paris Conference on Viet-Nam, With a view to ending the war and restoring peace in Viet-Nam on the basis of respect for the Vietnamese people's fundamental national rights and the South Vietnamese people's right to self-determination, and to contributing to the consolidation of peace in Asia and the world, Have agreed on the following provisions and undertake to respect and to implement them:
...
Read full document in pdf

Hiệp Ðịnh Ðình Chiến Geneva 1954

Geneva Agreements 20-21 July 1954
Agreement on the Cessation of Hostilities in Viet-Nam
20 July 1954 CHAPTER I
Provisional Military Demarcation Line and Demilitarized Zone
Article 1
A provisional military demarcation line shall be  fixed, on either sideof  which the forces of the two parties shall be regrouped after their withdrawal, the forces of the People's Army of Viet-Nam to the north of the line and the forces of the French Union to the south.
The  provisional  military  demarcation  line  is  fixed  as  shown  on  the  map  attached  (see  Map No. 1). It  is  also agreed  that  a  demilitarized  zone  shall  be  established  on  either  side of  the demarcation line, to a width of not more than 5 Kms. from it, to act as a buffer zone and avoid any incidents which might result in the resumption of hostilities.
Article 2
The  period within  which  the  movement  of  all  the  forces  of  either  party  into  its  regrouping zone  on  either  side  of  the provisional  military  demarcation  line  shall  be  completed shall  not exceed three hundred (300) days from the date of the present Agreement's entry into force.
Article 3
When  the provisional  military  demarcation  line  coincides  with  a  waterway,  the  waters  of such waterway shall be open to civil navigation by both parties wherever one bank is controlled by one party and the other bank by the other party. The Joint Commission shall establish rules of navigation for the stretch of waterway in question. The merchant shipping and other civilian craft of each party shall have unrestricted access to theland under its military control.
Article 4
The  provisional  military  demarcation  line  between  the  two  final  regrouping  zones  is extended into the territorial waters by a line perpendicular to the general line of the coast. All  coastal islands  north  of  thisboundary  shall  be  evacuated  by  the  armed  forces  of  the French Union, and all islands south of it shall be evacuated by the forces of the People's Army of Viet-Nam.
Article 5
To avoid any incidents which might result in the resumption of hostilities, all military forces, supplies and equipment shall be withdrawn from the demilitarized zone within twenty-five (25) days of the present Agreement's entry into force.
Article 6
No   person,   military   or   civilian,   shall   be   permitted   to   cross   the   provisional   military demarcation line unless specifically authorized to do so by the Joint Commission.
Article 7
No  person,  military  or  civilian,  shall  be  permitted  to  enter  the  demilitarized  zone  except persons  concerned  with  the  conduct  of  civil  administration  and  relief  andpersons specifically authorized to enter by the Joint Commission.
Article 8
Civil  administration  and  relief  in  the  demilitarized  zone  on  either  side  of  the  provisional military  demarcation  line  shall  be  the  responsibility  of  the  Commanders-in-Chief of the two parties in their respective zones. The number of persons, military or civilian, from each side who are  permitted  to  enter  the  demilitarized  zone  for  the  conduct  of  civil administration  and  relief shall  be  determined  by  the  respective  Commanders,  but  in  no  case  shall  the  total  number authorized  by  either  side  exceed  at  any  one  time  a  figure to  be  determined  by  the  Trung  Gia military Commissionor by the Joint Commission. The number of civil police and the arms to be carried  by  them  shall  be  determined  by  the  Joint Commission.  No  one  else  shall  carry  arms unless specifically authorized to do so by the Joint Commission.Article 9Nothing  contained  in  this  chapter  shall  be  construed  as  limiting the complete  freedom  of movement,  into,  out  of  or  within  the demilitarized  zone,  of  the  Joint  Commission,  its  joint groups,  the  International  Commission  to  be  set  up  as  indicated below,  its  inspection  teams  and any  other persons, supplies or  equipment specifically authorized to enter the demilitarized zone by the Joint Commission. Freedom of movement shall be permitted across the territory under the military control of  either side over any  road or  waterway  which has to be taken between points within  the  demilitarized  zone  when  such  points are  not  connected  by  roads  or waterways  lying completely within the demilitarized zone. 
...
Read more:

----
Cái chết của Ông Long (Trung Tá Cảnh Sát QG Nguyễn Văn Long)..

From: Truc Chi trucsonchi@yahoo.com [BTGVQHVN-2] <btgvqhvn-2@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, April 30, 2020, 04:45:16 AM PDT

Subject: [BTGVQHVN-2] Fw: Cái chết của Ông Long (Trung Tá Cảnh Sát QG Nguyễn Văn Long).. [1 Attachment]  Dưới chân tượng đài của Thủy quân Lục chiến, xác một người Cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói.. Người Sĩ quan Cảnh sát đeo lon Trung tá. Ông mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá Cảnh sát Long đã tự sát ở đây, Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm  Trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh.
 Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tiểu sử Trung Tá Nguyễn văn Long.
 Qua nhiều bài viết về Trung Tá Nguyễn Văn Long mà chúng tôi có dịp đọc trước đây, chúng tôi vẫn cảm thấy có điều gì đó còn thiếu sót, nếu không muốn nói là chưa thỏa mãn được những gì mà chúng ta muốn biết về Trung Tá Long. Người mà chúng tôi nghĩ đến có thể bổ túc cho những thiếu sót đó không ai khác hơn là cựu Trung Tá Nguyễn An Vinh, nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Đà Nẳng, người đã có thời gian dài được gần gũi với Trung Tá Long, trong phạm vi Bộ Chỉ Huy Khu I, cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 Kính mời quý vị xem bài của cựu Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Nguyễn An Vinh.
 Sau chính biến 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ nền Ðệ nhất Cộng Hòa, Quốc Gia trải qua một thời kỳ hỗn lọan. Tại miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên Huế, hoạt động ngành An ninh trật tự hoàn toàn tê liệt. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm mà đã thay đổi sáu Giám-Ðốc Nha Công An. Có ông chỉ tại chức 32 ngày. Hai Trưởng Ty Công An Thừa Thiên và Cảnh Sát Huế đều là cơ sở nòng cốt Cộng Sản, một vài tay chân của nhóm Phật Giáo Ấn Quang tranh đấu ly khai xuống đường phá rối. An ninh trật tự hoàn toàn suy sụp.
 Ðể đối phó với tình hình rối ren của vùng I, tháng 6 năm 1966 Trung Ương quyết-định bổ nhiệm Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và ngay lập tức, ông cho chấn chỉnh lại những hoạt động của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại địa phương đầy biến động này, đồng thời bổ nhiệm Quận Trưởng Cảnh-Sát Võ Lương giữ chức Giám-Ðốc Cảnh Sát Quốc-Gia Vùng. Quận Trưởng Cảnh Sát Võ Lương là Giám-Ðốc thứ bảy kể từ năm 1963 và là người đầu tiên giữ vững đựơc kỷ cương trật tự sau một thời gian hỗn loạn quá dài. Ðể mau chóng ổn định nhân-sự cũng như hoạt động, Ông cho lệnh di chuyển Nha CSQG từ Huế vào Ðà-Nẳng. Ông cho tất cả nhân viên dễ dàng trong một tháng để thu xếp gia-đình..
Trong vòng một tháng đó, phần đông nhân-viên đã có đủ thì giờ để ổn định việc nhà cửa và chuyện con cái học hành. Chỉ riêng Trung Tá Long, lúc ấy vừa được bổ nhiệm chức Chủ-Sự Phòng An Ninh Nội Bộ kiêm Thanh Tra, là còn loay hoay chưa kiếm ra nơi tá túc cho gia-đình. Hết hạn 1 tháng, Ông không thèm xoay sở nữa mà đã sáng kiến thực hiện một việc cổ kim không giống ai :
 Thấy có một khoảng đất công trống trên đường Duy Tân, giữa lòng Thành Phố Đà Nẵng, Ông dựng lên một cái chái lợp tôn, dựa lưng vào bức tường thành của một Công Sở. Ðó là nơi gia đình ông đang cư trú, không điện không nước.
 Có hai nhân viên thuộc quyền ghé thăm thấy cả nhà ban đêm thắp hai ngọn đèn dầu lù mù, họ rủ nhau hùn tiền mua đến cho ông một cái đèn Manchon. Ông từ chối nhất định không lấy, nói thế nào ông cũng không chịu, bắt họ đem đi trả lại.
 Câu chuyện nhà ông Long thắp đèn dầu được nhiều người kể đi kể lại ở sở. Một hôm nhân có dịp ngồi chung xe với ông Giám Ðốc lên họp Quân Ðoàn, tôi kể Ông nghe câu chuyện về cái đèn Manchon. Ông Giám Đốc lắc đầu nói :
tính của Long là vậy, tôi biết chả từ lâu, từ hồi còn làm bên Công An Liên Bang. Ðó là một người rất tốt, thanh liêm và cương trực, đông con nhà nghèo…”. Từ lúc đó cho đến khi vào họp Ông không nói thêm lời nào. Ông lặng lẽ, dường như có điều tính toán suy nghĩ, ngó mông lung ra ngoài đường. Tuần lễ sau, tôi ghé nhà Long thăm đã thấy có điện nước. Hỏi ra thì biết trong lúc Ông Long đi làm, có 2 người tới bắt cho 2 bóng đèn và 2 lỗ cắm điện, một vòi nước. Họ không lấy tiền cũng không cho biết ai sai tới. Tôi biết ngay là do sự can thiệp kín đáo của Ông Giám đốc. Biết Ông không ra mặt tôi cũng làm thinh luôn..
 Liền sau đó, trong một phiên họp khoáng đại, ông Giám Ðốc hỏi nhỏ tôi, nhà Long có điện chưa. Tôi trả lời có rồi, có cả nước nữa. Ông gật đầu, mỉn cười nhìn về phía Long, nét mặt hiền lành khoan dung. Ông vui vì đã giúp được thuộc cấp một việc tuy nhỏ nhưng rất cấp bách cần thiết. Tính Ông quảng đại, kín đáo và chi-tiết. Nhiều khi làm ơn từ việc nhỏ đến việc lớn, không cần cho ai biết.
Dạo ấy, vì cơ sở mới dọn từ Huế vào, phòng ốc chưa đủ, Ông Giám-đốc cũng không có tư dinh phải ở tạm một phòng trong khách sạn Grand Hotel trên đường Bạch Ðằng. Trong khách sạn có sẵn Restaurant. Ông thường dùng bữa vớí nhiều viên chức khác ngành, vừa ăn vừa luận bàn công việc. Những lúc không mời ai, Ông gọi tôi tới ăn cơm chung. Nhờ có chút khả năng giao-thiệp, quen biết nhiều người và luôn sẵn những chuyện tếu vô hại, Ông thường ngồi nhiều giờ với tôi, bàn về đủ mọi thứ, phần lớn là những việc trên trời dưới đất, không dính dấp gì tới công vụ. Nhân một lúc vui vẻ, cởi mở, tôi nhắc lại chuyện Trung Tá Long và hỏi Ông lý do không cho Long biết việc Ông can thiệp bắt điện nước vào nhà. Ông cườì rồi từ từ kể. Sau đây là những gì Ông Giám đốc Võ Lương nói về Trung Tá Nguyễn Văn Long:
Tôi biết Long từ những thập niên 1940, khi Giả (tiếng thông dụng miền Trung có nghĩa là Anh ấy, Ông ấy) mới gia-nhập Ngành An ninh thời Tây. Giả nổi tiếng1à siêng năng cần mẫn, kỷ-luật và trong sạch. Lương bổng không đến nỗi tệ nhưng gia-đình đông con lại suốt đời không tơ hào những bổng lộc phi nghĩa nên thời nào cũng nghèo. Cả đời ở nhà mướn. Ðúng ra, trước năm 1963 Giả cũng có một căn nhà tương đối được, ở đường Phạm Hồng Thái, Thành Phố Huế. Nhà này có từ nhiều năm trước, có thể do cha mẹ để lạị. Trước đảo chánh Ông Diệm, Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung do Phan Quang Ðông điều tra khai thác. Trong thời gian bị ngưng chức không lương tiền hàng tháng, bà vợ đã phải bán căn nhà này để đong gạo cho gia đình…
Giả sống rất chừng mực, lương thiện, không có khả năng xoay xở, lại càng không muốn xoay xở bậy bạ. Nhũng lúc gặp khó khăn thì cắn răng chịu đựng, không hề muốn nhờ vả ai. Giả rất khó chịu khi phải chịu ơn người khác. Ðiều này giải thích được tại sao tôi không trực tiếp cho biết đã nhờ người bắt điện nước cho gia đình Giả. Chuyện nhỏ không muốn Giả có mặc cảm mang ơn…
 Là viên chức kỳ cựu, phuc vụ trong ngành đã hơn 20 năm, Long có khá nhiều cơ hội để khá hơn, nhưng cơ hội nào Giả cũng bỏ qua, có khi còn quyết liệt từ chối thẳng tay, nên đến bây giờ vẫn sống chật hẹp với đồng lương của một công chức.
 Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung năm 1962 nên sau khi Chính Phủ Ngô Ðình Diệm bị lật đổ, Long được cử ngay làm Trưởng Ban Công Tác Ðặc nhiệm điều tra tội ác và tài sản chế độ cũ cũng như của nhóm Cần Lao. Nhiều người cứ tưởng dịp này Long tha hồ ân oán giang hồ. Nhưng trái với mọi suy đoán, Long hành xử trách nhiệm hoàn toàn vô tư, không nghe lời xúc xiểm, không thành kiến, cũng như không bới lông tìm vết. Ðể tránh mấy tay môi giới chạy chọt xin xỏ đút lót lôi thôi, Long cắm trại luôn trong sở, thật khuya mớí lạch cạch đạp xe về nhà. Dạo ấy cả gia-đình theo đạo Công Giáo, nhà thuê ngay kế bên Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Nhà Long cửa đóng then cài. Long không tiếp bất cứ ai.
Năm 1965, Long đưọc bổ nhiệm làm Trưởng Ty Công an Ðặc Biệt Bến Hải, đóng dọc theo Nam Vĩ Tuyến 17 thuộc Quận Trung Lương, Tỉnh Quảng Trị. Nhận việc chưa bao lâu thì Phòng Lương Bổng, Vật Liệu , Kế Toán đưa cho Giả một phong bì đầy tiền. Long hỏi cái gì thì họ cho biết, như thông lệ từ trước, đây là số tiền bán bớt xăng nhớt và văn phòng phẩm nạp cho Trưởng Ty làm mật phí giao tế. Giả đỏ mặt, trợn mắt đòi bỏ tù cả đám. Từ đó hết ai dám léng phéng chuyện tiền nong lem nhem với Long…”
 Kể đến đây Ông Giám Ðốc cười thành tiếng và nói đùa : “…Nếu Long chịu nhận vàì ba mớ phong bì như thế thì đâu đến nỗi bây giờ phải cắm dùi đường Duy Tân. Nên nhớ Long đang là chức Trưởng Ty khi được lệnh di chuyển từ Quảng Trị vào Ðà-Nẵng. Một Ông Tưởng Ty mà ngày trước ngày sau phải ở bụi ở đường thì thế gian chỉ có một Nguyễn văn Long mà thôi, không có người thứ hai. Bổ nhiệm Long vào chức An Ninh Nội Bộ và Thanh Tra, tôi yên tâm nhưng cũng có nhiều anh khó chịu không vui đấy…”
 Khi tôi hỏi về Vụ Gián Ðiệp Miền Trung, Ông cho biết vụ ấy không hẳn là có thật mà chỉ do Pháp cố ý dựng chuyện lên để phá thối. Công việc của Phan Quang Ðông là huấn luyện và tung mạng lưới tình báo gián điệp ra Bắc hoạt động vùng Thanh Nghệ Tĩnh mà thôi. Ðông không dính líu gì đến vấn đề nội chính và an ninh quốc nội. Ðông bị xử tử hình để bịt miệng, do áp lực từ Cộng Sản trong nhóm tranh đấu, gây rối Mìền Trung. Không có vụ gián điệp thì Ðông cũng bị giết.
 Hình như Long biết sự kiện này cho nên ngày xử bắn Phan Quang Ðông tại Sân Vận Ðộng Chi Lăng, mấy người bạn cùng vụ rủ Long đi coi, Long từ chối. Long nói:
 “…chuyện Ðông có những điều chưa minh bạch, xét xử vội vàng và có quá nhiều áp lực. Ðông đâu đáng tội chết! Vả lại oán thù nên cởi, không nên buộc… Ông Giám Ðốc kết luận :…Long khắt khe sắt thép với chính mình nhưng khoan dung nhân hậu, công bằng và rộng lượng với kẻ khác, cả với kẻ vừa mới giam giữ mình…”
>>
>> Năm 1970, tôi bàn giao chức Chỉ Huy Trưởng cho Thiếu Tá Trần Hàng để ra Ðà-Nẵng. Vừa nhận việc chưa được bao lâu thì Thành Phố chịu một cơn bão lụt Sóng Thần khủng khiếp chưa từng thấy trong cả trăm năm. Mưa như trút nước. Sóng biển gầm thét dữ dội. Một phần đường trong thành phố ngập nước quá đầu gối. Giáp ranh phía Bắc Thành Phố là Bãi Thanh Bình thành một vùng nước mênh mông. Nhưng ngặt nghèo và nguy hiểm nhất là khu tạm cư Ngọc Quang. Khu này là một giải cát bồi thoai thoảỉ nằm dài giửa Bãi Thanh Bình và biển cả, không một bóng cây. Từ tầm xa nhìn tới, toàn khu hoàn toàn biến mất, chỉ còn thấy lác đác ít nóc nhà nhấp nhô theo sóng dữ. Gió rất mạnh, thổi giật từng cơn. Bộ Chỉ Huy Cành Sát Quốc Gia huy động toàn bộ lực lượng cơ hữu như Giang Ðoàn và trưng dụng thêm một số ghe thuyền tư nhân trong nỗ lực di tản dân chúng vào khu an toàn, lúc ấy là sân Trường Kỹ Thuật ở đường Cao Thắng và chung quanh 2 Thánh Ðường Họ Giáo Ngọc Quang và Giáo Xứ Thanh Ðức.
>>
>> Qua máy truyền tin, Giang Ðoàn cho tôi biết gia-đình Trung Tá Long ở vào một khu nguy hiểm nhất. Nhà có thể bị cuốn trôi ra biển bất cứ lúc nào. Cả gia-đình đã lên được đất liền nhưng Trung Tá Long đang ngồi trên một cái chõng tre, tay cầm chai rượu thuốc, nói là để ở lại giữ nhà, không chịu đi đâu hết. Tôi nghe mà lạnh người. Cũng lại cái “Ông Trời sợ” này nữa. Tôi không thể quên vụ Ông cắm dùi ở đường Duy Tân năm nào và việc Ông Giám Ðốc Võ Lương kín đáo giúp đỡ bắt điện nước cho Long.
>>
>> Tôi nhờ Giang Ðoàn ra tận nơi, đưa máy truyền tin cho tôi nói chuyện với Long. Nghe tiếng tôi, Ông nói ngay: Chào Ông Chỉ Huy Trưởng, tôi không sao đâu. Sau một hồi giải thích gần như năn nỉ, cuối cùng phải viện dẫn lý do an ninh cũng như xin Ông hợp tác để làm gương cho đồng bào. Cuối cùng Ông mới chịu vào bờ.
>>
>> Dọn dẹp bão lụt xong, dân chúng lo sửa sang những thứ đỗ nát. Tôi điện thoại cho Ông hỏi thăm nhà cửa hư hại ra sao. Ông trả lời tỉnh bơ: Nhà chỉ có mấy tấm ván, xẹp xuống rồi dựng lại lên, có chi mà hư hại. Tuần này tôi xin nghỉ mấy ngày phép và mất một mớ đinh là xong ngay.Tôi bái phục cái thái độ bình tâm giản dị gần như bất cần của Ông, nhưng quyết định phải ra tận nơi coi cho biết. Tôi mặc thường phục cùng với mấy tay bài trừ du đãng đi Honda, luồn lách ra Ngọc Quang. Tới nhà Ông Long, tôi hết hồn.
>>
>> Căn nhà của Ông chỉ là một tác phẩm chắp nối vội vàng và lỏng lẻo gồm mọi thứ tạp nhạp không đáng gọi là vật liệu, góp nhặt từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhà nằm lọt vào khu vực tạm cư hỗn độn gồm các gia đình đổ về từ những vùng quê Quảng Nam mất an ninh. Giây điện và giây phơi áo quần chằng chịt. Rất mau, tôi vụt nhớ đến một bản báo cáo của Cảnh Sát Ðặc Biệt về việc Cộng Sản cài người vào dân tị nạn và vụ xe ông Trưởng Phòng Ðặc Biệt Nha tên Diệp đi mua vật liệu bên Quận Ba bị đặt Plastic chết banh xác trên gần Chợ Cồn năm nào. Thương Ông, tôi nhất định phải đưa Ông vào thành phố.
>>
>> Ngay ngày hôm sau tôi nhờ các Phường Quận tìm dùm một miếng đất cho Ông Long cất nhà. Các nơi tìm được khá nhiều nhưng tôi chọn ra 4 chỗ. Tôi lái xe đưa Ông đi xem. Cả 4 chỗ Ông không chê nhưng ngần ngại không quyết định, viện dẫn nhiều lý do nghe cũng được. Chuyện không thể chậm trễ, tôi nói ngay: hay là Ông vô ở chung với tôi. Ông cười khẩy, tưởng tôi bực mình nói lời mỉa mai. Sự thực khi nói câu đó, tôi nghĩ đến khu đất trống sau tư dinh dành cho gia đình Chỉ Huy Trưởng số 37 Nguyễn Thị Giang, ngay trung tâm thành phố, sát tường rào Trường Nam Tiểu Học, có thể mở lối đi riêng. Tôi chỉ cho Ông. Ông chịu liền nhưng còn bán tín bán nghi.. Ðể xác nhận không phải chuyện bông đùa, tôi đưa Ông tới một trại cây đường Phan đình Phùng, nói với bà chủ chọn cho Ông một số cây ván thứ tốt, hoá đơn gởi cho tôi. Tới đây Ông mới tin là chuyện thật và bắt tay tôi vui vẻ, nói lời cám ơn.
 Không chờ đợi lâu, Ông cho tháo căn nhà từ Ngọc Quang, cha con chồng vợ cả gần chục người hớn hở dựng căn nhà mới. Chỉ trong vòng chừng 2 tuần là xong, điện nước từ nhà tôi câu qua. Gia đình Ông Long vui vẻ đã đành, phần tôi cũng vui không ít.
 Những ngày tiếp theo, tôi chờ hoài không thấy trại gỗ đưa hóa đơn tới, hỏi ra mới biết : thấy tôi tận tâm, nể mất lòng, Ông chỉ lấy một ít ván gắn vào mặt tiền coi cho được còn bao nhiêu Ông mua các thứ tạp nhạp từ một bãi phế thải ở đường Ông Ích Khiêm chở mấy xe Ba Gác về, đóng phía trong phía ngoài khá tươm tất. Một lần nữa tôi cảm phục tính lương thiện và sòng phẳng của Ông. Dọn vào nhà mới xong, ít lâu sau Ông thăng Trung Tá và được bổ nhiệm Chánh Sở Tư Pháp, tiếp tục phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Vùng. Từ đây Ông yên tâm ở bên cạnh nhà tôi và tôi cũng có cơ hội làm một chút quan sát :
 Nhà Ông rất đông con. Một vợ một chồng, sinh 12 lần, nuôi 13 đứa, có cả cặp sinh đôi sau cùng, một trai một gái. Ông còn cưu mang thêm một đứa cháu mồ côi, anh nó đi lính tận trên Pleiku, giao luôn cho Ông giữ. Chưa hết. Nhà còn có thêm một con heo con. Bà Long nói phải nuôi thêm con heo làm lợi, cho đứa cháu mồ côi thêm tiền ăn học. Chuyện nhà Ông Long nuôi heo nhiều người không tin, đòi đến coi. Làm gì giữa thành phố, ngay cạnh tư dinh Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát mà lai có người dám nuôi heo. Ai nói gì thì nói, hiểu rõ hoàn cảnh gia-đình, cùng cái lý do chân thật và tội nghiệp đối với Bà Long, tôi không phản đối. Mấy đứa con nhỏ của tôi cũng rất ưa thích con heo. Ði học về, tụi nhỏ chạy sang xem, cho heo ăn, trầm trồ khen heo sạch sẽ và mau lớn. Thấy các con ưa thích, tôi cũng vui. Bà Long lại càng vui hơn.
 Ông Long dạy con rất nghiêm nhưng không hề ồn ào to tiếng. Ông ưa nói chuyện gương trung liệt người xưa và lấy chuyện sách đèn của các con làm trọng. Ông thường dặn con : dù hoàn cảnh nào cũng ráng kiếm cho được ba mớ chữ. Câu Ông thường nhắc đi nhắc lại với các con là: Khi nào cái đầu cũng ở trên. Cái đầu phải có kiến-thức để điều khiển toàn thân làm những việc khá hơn là việc tay chân lao động.
>>
>> Những lúc rảnh rỗi nhà tôi hay sang chơi, khen mấy cháu học giỏi và thường dấm dúi cho các em chút đỉnh tiền để khi thì mua cái cặp sách, khi thì mua bộ áo quần. Ðặc biệt đứa cháu mồ côi là nhà tôi thương nhất. Ông Long có mấy con đã trưởng thành. Hai anh đi Không quân, một Thiết giáp, ba Cảnh Sát. Đứa đầu lòng tên Phụng, Sĩ Quan Biệt Ðộng Quân, tử trận. Thỉnh thoảng các cháu về phép, nhà tôi thường dặn dò phải cận thận giữ mình, đôi khi còn có chút ít tiền cho các cháu cà phê. Những cử chỉ thương yêu nhẹ nhàng kín đáo như thế chỉ có các con và Bà Long biết, Ông Long thì không. Qua tôi, nhà tôi đã hiểu tính Ông Long rất tự ái và không ưa nhờ vả ai, dù là từ những người thân.
 Trong năm năm sống cạnh nhau, Ông Long chỉ sang nhà tôi có một lần, đi chung với Ông Võ Hoàng, anh Ông Giám Ðốc Võ Lương. Lúc ấy tôi vừa cho thêm một người bạn khác, Ông Huỳnh Giáo cựu Trưởng Ty Công-An Quảng Tín làm căn nhà đằng sau , phía bên phải. Nhà Ông Long bên trái. Ông Võ Hoàng là một nhà phong thủy cho biết hai căn nhà phía sau Tư dinh là một phối trí phong thủy tuyệt hảo, che chắn hết mọi bất trắc, rủi ro, không sợ đao kiếm cùng kẻ xấu chém lén sau lưng. Ông Chỉ Huy Trưởng sẽ yên vị tại chức lâu dài. Tôi không biết nhiều về phong thủy, cũng không hẳn tin. Tôi chỉ muốn làm một việc tử tế khi có cơ hội để giúp cho hai người bạn mà tôi rất thương yêu và mến phục.
 Sống bên nhà tôi lâu như thế mà gia-đình Ông Long không bao giờ xin "ân huệ" cho mình cũng như cho bất cứ ai. Họ sống lặng lẽ, âm thầm gần như cam chịu. Bà Long thường nói đây là căn nhà vừa ý nhất từ trước đến nay và ao ước được ở đây mãi mãi... Niềm ao ước bình thường giản dị ấy không được bao lâu thì Ðà-Nẵng thất thủ, cuối tháng Ba 75. Tai trời ách nước đổ sập xuống, chúng tôi tan tác mỗi người một nơi.
 Tôi thoát đi được trong gang tấc, theo một tàu Mỹ vào Cam Ranh. Tại đây dùng tàu đò dân-sự vào Vũng Tàu. Khi vừa mới từ bờ ra lại biển khơi, tôi gặp Ông Long đi trên một ghe đánh cá từ Ðà-Nẵng vào. Tôi đổi tàu cùng Ông xuôi Nam. Về đến Saì-Gòn chia tay mỗi người một ngã. Tôi tìm cách cùng gia đình thoát thân lần nữa. Qua tới Guam được mấy ngày thì được tin Long tự sát. Tôi bàng hoàng xúc động, thương Ông suốt một đời lận đận và kết thúc tức tưởi thế kia. Từ đó tôi bị thúc bách và tự cho như có bổn phận phải tìm thêm tin tức của Long:
 Ở Mỹ, tôi theo dõi các báo lớn ngoại quốc có đăng trang bìa hình Long tự sát trước tượng đài Thủy Quân Lục Chiến khu tiền đình Trụ Sở Quốc Hội, sắc phục và cấp bậc Sĩ Quan Cảnh Sát ngay ngắn đàng hoàng, nhưng không có báo nào nói xác Long ai đem đi đâu. Tôi cứ nghĩ thi thể vô thừa nhận đã bị vùi dập ở một xó xỉnh nào.
 Nhưng không. Khoảng hơn hai tuần sau, Bà Long nhận đươc giấy báo vào nhà thương Grall nhận xác. Nguyên do là khi tuẫn tiết, trong túi áo Long có thẻ căn cước địa chỉ 37 Nguyễn Thị Giang, Ðà-Nẵng. Nhà thương cứ theo địa chỉ đó mà báo tin. Tôi nhớ là cái căn cước bọc nhựa ấy tôi đổi lại cho Long khi vừa mới dọn vào ở chung, đặc biệt có chữ ký của tôi làm kỷ niệm, không phải chữ ký của Thiếu Tá Chỉ Huy Phó như những căn cước khác. Tự nhiên tôi có chút suy nghĩ sao mà cái việc nhỏ nhặt như việc đổi cái thẻ căn cước bọc nhựa năm xưa lại đưa đến một sự việc quá quan trọng như thế. Cái căn cước có chữ ký của tôi đó không phải vì nhu-cầu mà chỉ vì chút cảm tình, nhưng lại chính nhờ nó mà gia-đình nhận đươc xác của Long. Ðây có phải chỉ là một diễn tiến tình cờ hay là một tính toán cẩn thận của Long. Giả thuyết thứ hai hợp lý hơn.
 Ðà-nẵng mất mau quá, Long chưa kịp lãnh lương tháng ba nên nhà không có tiền vào Sàigon. Tội nghiệp chỉ có cô Tâm, con thứ ba vào nhận xác. Tới Sài Gòn ngày 17 tháng 5 cô Tâm cùng với một người chị thứ hai tên Ðào và người em gái tên Thuận đang làm việc ở Sai-Gòn tới nhà thương Grall. Tại dây nhân viên Bệnh Viện, như có được lệnh của Ban Giám Ðốc, đã dành mọi dễ dàng, chỉ vẽ tận tâm chu đáo và tỏ ra có thiện cảm đặc biệt với người chết. Họ tắm rửa, thoa thuốc, uốn nắn và chăm sóc thi thể nhẹ nhàng tử tế đến độ làm các con cảm-động và ngạc nhiên.. Ngày chôn cất có ban hậu sự Nhà Thương sắc phục và xe tang đàng hoàng, khoan thai đưa tiễn tới Nghĩa Trang. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Thi hài được mai táng tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Công Giáo Bà Quẹo với đầy đủ lễ nghi tôn giáo. Có Linh-Mục đến làm phép xác. Rõ ràng là cái chết công khai và lẩm liệt của một Anh Hùng vị Quốc vong thân, ngay lập tức đã có người trân trọng. Ít năm sau gia đình cải táng. Lần này thì khăn tang trắng một vùng, đầy đủ vợ và các con, các cháu, xác được hỏa thiêu. Tro ký thác tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài-Gòn, đường Kỳ Ðồng.
 Ngày mất nước 30 tháng 4 năm 75, khi biết mọi sự đã hỏng hết, nhiều Tướng Lãnh, Sĩ Quan, Binh Lính, Cảnh Sát và cả nhân viên Dân Chính đã tự sát tại nhiều nơi và bằng nhiều cách, cách nào cũng nói lên chí khí bất khuất không đầu hàng, không để cho thân rơi vào tay giặc. Nhưng cái chết của Trung Tá Nguyễn văn Long mới được cả thế giới biết đến mau nhất, gây xúc động mạnh nhất. Long đã chọn cách thế, giờ giấc cho cái chết có mục đích tại một địa điểm không thể có nơi nào thích hợp hơn. Trước Tòa Nhà Quốc Hội, dưới chân Tượng Ðài Chiến Sĩ là nơi biểu tương Trái Tim đang thoi thóp của Miền Nam. Ông đã nằm xuống đó để chấm dứt nhịp đập trái tim Ông. Ông dâng hiến máu tươi và mạch sống cho Tổ Quốc. Khỏi cần phải luận bàn dông dài, cả thế giới cùng công nhận Long đã bình tĩnh sửa soạn cho cái chết từng chi-tiết. Long mặc sắc phục, cấp bậc chỉnh tề, thẻ căn cước cài trong túi áo. Trước lúc bắn vào đầu, Long đứng nghiêm, chào kính Tượng Ðài rồi khoan thai nằm xuống. Chỉ một phát súng dứt khoát và chính xác, Long anh dũng đền ơn nước. Ðã một thời sống gần và làm việc chung, tôi thương mến Long lúc sinh thời, kính phục Long khi đã chết và sẽ mãi mãi nhớ Long. Cái chết của Long là một cái chết bất tử !
25/03/2017.
Nguyễn An Vinh

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Tìm Hiểu về Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Trung Cộng và Phillipines và Ðường 9 khúc hay Ðường Lưỡi Bò



Tìm Hiểu về Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Trung Cộng và Phillipines và Ðường 9 khúc hay Ðường Lưỡi Bò
http://saigonfilms.com/gacma/The_South_China_Sea_Arbitration_The_Philippines_v_.pdf

Kính Thông Báo về sự Ðổi Mới của Blog Quan Ðiểm Việt Nam VNR Vietnam Review

Kính thưa quý thân hữu và độc giả:
Trong lúc tình hình dân tộc Việt Nam gặp đại nạn mất đất đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng tôi đã và đang thực hiện những thay đổi áp dụng cho Blog Quan Ðiểm Việt Nam www.quandiemvietnam.blogspot.com phù hợp với các sự kiện đang diễn ra và các yếu tố chiến lược khác có thể tác dụng lȇn Việt Nam và Biển Ðông. Blog này sẽ mang tȇn VNR Vietnam Review kể từ nay trình bày các quan điểm chiến lược cho Việt Nam dựa trȇn nền tảng là sự kế thừa các di sản của Việt Nam Cộng Hoà, cái nôi và là hướng đi của VNR Quan Ðiểm Việt Nam (VNR).
VNR sẽ thu thập những sự kiện thiết yếu về nhiều điểm trong không gian và thời gian nhằm có thể dẫn đến những kết luận mở (open conclusion) cho tất cả những quý vị quan tâm, nhưng tựu trung là một quan điểm có tầm ngắm chiến lược hướng về Việt Nam và Biển Ðông. VNR nâng cao nhận thức quan điểm chiến lược cho Việt Nam và Biển Ðông bằng cách cài đặt phần dịch thuật (translation application) của Google™ để giúp tất cả độc giả thuộc nhiều sắc dân có thể theo dõi VNR. Phần dịch thuật này có tính song song hai ngôn ngữ vì khi nói đến Biển Ðông là nói đến một tầm ngắm chiến lược cho toàn thế giới và mọi người trȇn thế giới cần biết. VNR mang tính chủ quan (subjective) vì là Blog kế thừa di sản VNCH, nhưng khách quan (objective) vì nó có những kết luận mở (open conclusion). Chẳng hạn quyển sách Bạch Thư VNCH có bao nhiȇu người trȇn thế giới biết, mặc dù đó là một tài sản lịch sử của dân tộc Việt Nam và là một tuyệt tác chính trị của dân tộc Việt Nam trong tủ sách văn hóa thế giới? Những bài ca hay nhất không phải là khúc ca chiến thắng và giết người mà chính là những bài ca trong tuyệt vọng nhất. Bạch Thư VNCH – Sài Gòn 1975 đã được viết ra trong cơn tuyệt vọng vang lȇn tiếng kȇu cứu cuối cùng của một dân tộc trong đau thương vì thù trong giặc ngoài đến phần còn lại của một thế giới nhân bản nhằm bảo vệ cho một quần đảo Hoàng Sa thân thương bị bọn thổ phỉ đánh lén, tấn công và cướp đoạt giữa ban ngày. Bỏ quȇn hay lờ đi lời kȇu cứu này của những tiểu quốc bị bắt nạt là tiếp tay cho kẻ xấu nuôi giấc mộng bá quyền dựa trȇn quỷ kế của thổ phỉ, hèn nhát, cướp bóc, giết người và nói láo.
VNR có phần dịch thuật, giúp các độc giả có thể đi sâu tìm hiểu các bản tin và các nghiȇn cứu có tính chiến lược khác cho Biển Ðông. Phần hình thức của VNR cũng phong phú và tổ chức ngăn nắp có cột quan trọng Editorial Review.
Trân trọng,
Hoàng Hoa
VNR Vietnam Review Editor 2020/04/26

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Tuyên bố của Thủ Tướng Trần Văn Hữu tại Peace Treaty in San Francisco năm 1951



Tuyên bố của Thủ Tướng Trần Văn Hữu tại Peace Treaty in San Francisco năm 1951


Như đã trình bày, đầu tháng 9 năm 1951, 51 quốc gia đã từng góp công trong cuộc chiến đấu chống Nhật Bản trong Đệ nhị thế chiến tới tham dự Hòa hội San Francisco theo lời mời của chính phủ Hoa Kỳ, để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh và mở bang giao với Nhật Bản. Trong hòa hội, vấn đề chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do Anh Mỹ đề nghị ngày 12-7-1951. Ngày 8-9-1951, các quốc gia tham dự hội nghị, ngoại trừ Nga và một số nước đàn em, đã ký một hòa ước với Nhật Bản. Điểm đáng chú ý là cả hai phe Quốc Cộng Trung Hoa đều không được mời tham dự hòa hội.
Thu tuong Tran Van Huu, hoa uoc sanfransico 1951 .jpg
Tại hòa hội, Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã đọc bản tuyên bố xác định chủ quyền đã có từ lâu đời của Quốc gia Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đây là nội dung một số điểm chính đã được Thủ tướng Trần Văn Hữu trình bày tại Hòa hội Cựu Kim Sơn, trích trong France-Asia, số 66-67, tháng 11-12 1951, phần phiên dịch từ bản tiếng Pháp được phổ biến trong Tập san Sử Địa của Đại học Sư phạm Sài Gòn, số đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa của ấn hành năm 1974.
*Tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tại Hòa hội Cựu Kim Sơn.
“Thật là nghiêm trọng và cảm kích cho Việt Nam được đến San Francisco tham dự công việc của hội nghị Hòa bình với Nhật Bản. Sở dĩ chúng tôi được hiện diện tại đây là nhờ các tử sĩ của chúng tôi và lòng hy sinh vô bờ bến của dân tộc chúng tôi, dân tộc đã chịu đựng biết bao đau khổ để được sống còn và giành sự trường tồn cho một nòi giống đã có hơn 4 ngàn năm lịch sử.”
“Nếu mỗi dân tộc đã thống khổ do sự chiếm đóng của Nhật Bản, có quyền tham dự hội nghị này, như tất cả diễn giả liên tiếp hai ngày nay đã đồng thanh nhìn nhận, mặc dù thuộc ý thức hệ nào đi nữa cũng vậy, thì cái quyền Việt Nam lên tiếng về Hòa ước Hòa bình với Nhật Bản lại càng dĩ nhiên hơn lúc nào hết, vì không ai không biết rằng, trong tất cả các quốc gia Á châu, V.N là một nước chịu nhiều đau khổ nhất về tài sản cũng như về tính mạng người dân. Và tôi thiếu sót phận sự tối thiểu đối với đồng bào quá vãng nếu giờ phút này, tôi không hướng một ý nghĩ thành kính đến số một triệu dân Việt mà hoàn cảnh bi thảm của sự chiếm đóng đã đưa đến cái chết đau thương. Những hư hại vật chất mà đất nước chúng tôi gánh chịu không phải là ít và tất cả nền kinh tế của chúng tôi bị ảnh hưởng một cách trầm trọng. Cầu cống và đường sá bị cắt đứt, làng xã bị triệt hạ hoàn toàn, nhà thương và trường học bị thiệt hại, bến tàu và đường sá bị dội bom, tất cả đều phải làm lại, đều cần thiết phải làm lại, nhưng than ôi cần có nguồn tài nguyên quá cao so với khả năng hiện hữu của chúng tôi.”
“Cho nên, trong lúc khen ngợi sự rộng lượng của những tác giả dự án thỏa hiệp này, chúng tôi cũng trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu hội nghị ghi nhận.”
“Là những người Á châu, chúng tôi thành thật hân hoan trước những viễn tượng mới mẻ mở rộng ra cho một quốc gia Á Đông sau khi kết thúc thỏa hiệp hòa bình này. Chúng tôi sẽ hết sức cố gắng góp phần vào sự phục hưng của một dân tộc Á đông bình dị và cần mẫn như nước Nhật Bản đây, chúng tôi tin chắc rằng những người dân châu Á phải là những người phát khởi thịnh vượng chung của mình, họ cũng trông cậy nơi chính mình để xa lánh mọi chế độ đế quốc và trong việc thiết lập một trạng thái quốc tế mới, một sự liên đới Á châu cũng cần thiết như một sự liên đới Âu châu vậy.”
“Điều này không có ý muốn nói là sẽ có một ngày nào đó hai sự đoàn kết này sẽ chống đối lẫn nhau. Điều này chỉ muốn nói một cách giản dị là các dân tộc châu Á một khi đã được các quốc gia Tây phương hoàn thành việc giúp đỡ họ xây dựng hòa bình, tôi nói rằng một khi mà hòa bình đã vãn hồi, các dân tộc Á châu không thể sẽ là gánh nặng cho kẻ khác, mà trái lại họ phải nhớ nằm lòng là họ phải tự bảo vệ mạng sống của họ bằng những phương tiện riêng của họ. Điều đó, ít nhất cũng là tham vọng của Việt Nam và dù cho có phải chịu nhiều thăng trầm cực nhọc họ vẫn tự hào là không lúc nào để nhụt chí. Nhưng một dân tộc độc lập phải là một dân tộc tự hào và cũng bởi sự tự hào, theo chúng tôi, có cái giá, giá đó tuy không thể nào bằng sự tự hào của Nhật Bản nhưng chúng tôi tới đây để yêu cầu được chữ ký của 51 quốc gia hội viên của Hội nghị này mà tái lập lại một đời sống quốc gia xứng đáng và tự hào.”
“Tuy nhiên nếu dự thảo hiệp ước này đòi hỏi thẳng thắn cái quyền dền bồi lại tất cả những thiệt hại mà chính Nhật Bản hoặc là tác giả, hoặc ngẫu nhiên đã gây ra, những đền bù được dự liệu bằng các cung cấp dịch vụ, trong trường hợp của Việt Nam mà không được đền bồi bằng những nguyên liệu, thì chắc chắn sẽ chẳng có kết quả gì cả. Tất cả mọi thứ Việt Nam, cũng cần như Nhật Bản, một số trợ giúp quan trọng để tái tạo nền kinh tế của mình. Từ đó, nếu nhận những đền bù chánh yếu bằng những cung cấp dịch vụ thì chẳng khác nào như là đi tín nhiệm mọi thứ tiền không thể lưu hành ở xứ mình.”
“Chúng tôi vì vậy sẽ phải đòi hỏi nghiên cứu lại các phương thức bồi hoàn hữu hiệu hơn và nhất là chúng tôi phải tính, ngoại trừ những phương tiện tạm thời, tới một sự bồi thường chính thức vào cái ngày mà chúng tôi ước mong là sẽ rất gần, cái ngày mà nền kinh tế của Nhật Bản sẽ được phục hưng để họ có thể đương đầu với tất cả mọi bắt buộc.”
Đoạn kết, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố: “Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và xcũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm móng các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”
* Lược ghi các phản ứng của Trung Cộng
.Về phía Trung Cộng, như đã trình bày, khi thấy bị Hoa Kỳ gạt ra khỏi hòa hội, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã phản ứng ngay bằng cách một mặt ra một số bản tuyên bố chính thức và một mặt khác cho đăng các bài báo để lên án Hoa Kỳ về việc không mời Trung Cộng tham dự hòa hội và để trình bầy quan điểm của Trung Cộng về một số vấn đề cần phải được thảo luận. Một trong những vấn đề này là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lời tuyên bố đầu tiên của chính phủ Trung Cộng đã được Chu Ân Lai, lúc đó là bộ trưởng Ngoại giao, trình bày ngày 4-12-1950, trong đó Trung Cộng đã nêu ra căn bản chính để ký một hòa ước với Nhật Bản: “Bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản tuyên bố Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng đã được các quốc gia trong Ủy Hội Viễn Đông thỏa thuận và thông qua ngày 19-6-1047, các văn kiện quốc tế mà Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết là căn bản chính cho một hòa ước với Nhật Bản”. Chu Ân Lai nói thêm: Nhân dân Trung Hoa rất ước muốn sớm có một hòa ước liên hợp với Nhật Bản cùng với các quốc gia khác trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai. Nhưng căn bản của hòa ước phải hoàn toàn thích hợp với bản tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên cáo Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng được quy định trong các văn kiện này. Tuy bản tuyên bố của Chu Ân Lai không đề cập đến vấn đề chủ quyền với hai quần đảo mà chỉ đề cập tới nhiều vấn đề khác, nhưng nó đã nêu ra quan điểm chính yếu của Trung Cộng.
Trong số báo tuần trước, VB đã lược trình nội dung “vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo” mà Trung Cộng chính thức đề cập trong một bản tuyên bố sau đó. Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi xin tóm lược các điểm chính đã trình bày: Khi nghiên cứu dự thảo hòa ước Cựu Kim Sơn Anh-Mỹ do Hoa Kỳ gửi cho các quốc gia được mời tham dự hòa hội, chính phủ Trung Cộng thấy điều hai của dự thảo hòa ước không quy định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Nhật Bản sẽ phải từ bỏ được trao cho quốc gia nào, nên trong bản tuyên bố ngày 15-8-1951, sau khi đề cập tới quan điểm của Trung Cộng về từng vấn đề một, Chu Ân Lai tuyên bố: “Dự thảo Hiệp ước quy định là Nhật Bản sẽ từ bỏ mọi quyền đối với đảo Nam Uy (đảo Spratly) và quần đảo Tây sa (quần đảo Paracel), nhưng lại cố ý không đề cập tới vấn đề tái lập chủ quyền trên hai quần đảo này. Thực ra, cũng như các quần đảo Nam Sa và quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Uy lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc. Mặc dù những đảo này đã có lúc bị Nhật Bản chiếm đóng một thời gian trong trận chiến tranh xâm lăng do đế quốc Nhật Bản gây ra, sau khi Nhật Bản đầu hàng thì chính phủ Trung Hoa đã thâu hồi những hòn đảo này.”
Chu Ân Lai kết luận vấn đề này bằng cách phủ nhận giá trị bất cứ hòa ước nào ký kết với Nhật Bản mà không có sự tham dự của Trung Cộng: Chính phủ Nhân dân Trung ương của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa một lần nữa tuyên bố: Nếu không có sự tham dự của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và ký một hòa ước với Nhật Bản thì dù nội dung và kết quả một hiệp ước như vậy có như thế nào, chính phủ Nhân dân Trung ương cũng coi hòa ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp, và vì vậy vô hiệu.”

Hồ Sơ Thềm Lục Ðịa Việt Nam và Bản Ðồ VNCH được VAC-NORCAL gởi đến LHQ 13/5/2009


Hồ Sơ Thềm Lục Ðịa Việt Nam và Bản Ðồ VNCH được VAC-NORCAL gởi đến LHQ 13/5/2009


Hồ Sơ Thềm Lục Ðịa Việt Nam được VAC-NORCAL gởi đến LHQ 13/5/2009
http://www.saigonfilms.com/eastsea/rvn_350shelf/un_maps/vietnam_un350_open-1.pdf




Special Report: U.S. rearms to nullify China's missile supremacy. China says it 'expelled' U.S. Navy vessel from South China Sea

World


Special Report: U.S. rearms to nullify China's missile supremacy


David Lague
1 / 15

https://www.yahoo.com/news/special-report-u-rearms-nullify-093102073.html

FILE PHOTO: With the USS-Wasp in the background, U.S. Marines ride an amphibious assault vehicle during the amphibious landing exercises of the U.S.-Philippines war games promoting bilateral ties at a military camp in Zambales province
By David Lague
HONG KONG (Reuters) - As Washington and Beijing trade barbs over the coronavirus pandemic, a longer-term struggle between the two Pacific powers is at a turning point, as the United States rolls out new weapons and strategy in a bid to close a wide missile gap with China.
The United States has largely stood by in recent decades as China dramatically expanded its military firepower. Now, having shed the constraints of a Cold War-era arms control treaty, the Trump administration is planning to deploy long-range, ground-launched cruise missiles in the Asia-Pacific region.
The Pentagon intends to arm its Marines with versions of the Tomahawk cruise missile now carried on U.S. warships, according to the White House budget requests for 2021 and Congressional testimony in March of senior U.S. military commanders. It is also accelerating deliveries of its first new long-range anti-ship missiles in decades.
In a statement to Reuters about the latest U.S. moves, Beijing urged Washington to "be cautious in word and deed," to "stop moving chess pieces around" the region, and to "stop flexing its military muscles around China."
The U.S. moves are aimed at countering China's overwhelming advantage in land-based cruise and ballistic missiles. The Pentagon also intends to dial back China's lead in what strategists refer to as the "range war." The People's Liberation Army (PLA), China's military, has built up a huge force of missiles that mostly outrange those of the U.S. and its regional allies, according to senior U.S. commanders and strategic advisers to the Pentagon, who have been warning that China holds a clear advantage in these weapons.
And, in a radical shift in tactics, the Marines will join forces with the U.S. Navy in attacking an enemy's warships. Small and mobile units of U.S. Marines armed with anti-ship missiles will become ship killers.
In a conflict, these units will be dispersed at key points in the Western Pacific and along the so-called first island chain, commanders said. The first island chain is the string of islands that run from the Japanese archipelago, through Taiwan, the Philippines and on to Borneo, enclosing China's coastal seas.
Top U.S. military commanders explained the new tactics to Congress in March in a series of budget hearings. The commandant of the U.S. Marine Corps, General David Berger, told the Senate Armed Services Committee on March 5 that small units of Marines armed with precision missiles could assist the U.S. Navy to gain control of the seas, particularly in the Western Pacific. "The Tomahawk missile is one of the tools that is going to allow us to do that," he said.
The Tomahawk - which first gained fame when launched in massed strikes during the 1991 Gulf War - has been carried on U.S. warships and used to attack land targets in recent decades. The Marines would test fire the cruise missile through 2022 with the aim of making it operational the following year, top Pentagon commanders testified.
At first, a relatively small number of land-based cruise missiles will not change the balance of power. But such a shift would send a strong political signal that Washington is preparing to compete with China's massive arsenal, according to senior U.S. and other Western strategists. Longer term, bigger numbers of these weapons combined with similar Japanese and Taiwanese missiles would pose a serious threat to Chinese forces, they say. The biggest immediate threat to the PLA comes from new, long-range anti-ship missiles now entering service with U.S. Navy and Air Force strike aircraft.
"The Americans are coming back strongly," said Ross Babbage, a former senior Australian government defense official and now a non-resident fellow at the Washington-based Center for Strategic and Budgetary Assessments, a security research group. "By 2024 or 2025 there is a serious risk for the PLA that their military developments will be obsolete."
A Chinese military spokesman, Senior Colonel Wu Qian, warned last October that Beijing would "not stand by" if Washington deployed land-based, long-range missiles in the Asia-Pacific region.
China's foreign ministry accused the United States of sticking "to its cold war mentality" and "constantly increasing military deployment" in the region.
"Recently, the United States has gotten worse, stepping up its pursuit of a so-called 'Indo-Pacific strategy' that seeks to deploy new weapons, including ground-launched intermediate-range missiles, in the Asia-Pacific region," the ministry said in a statement to Reuters. "China firmly opposes that."
Pentagon spokesman Lieutenant Colonel Dave Eastburn said he would not comment on statements by the Chinese government or the PLA.
U.S. MILITARY UNSHACKLED
While the coronavirus pandemic rages, Beijing has increased its military pressure on Taiwan and exercises in the South China Sea. In a show of strength, on April 11 the Chinese aircraft carrier Liaoning led a flotilla of five other warships into the Western Pacific through the Miyako Strait to the northeast of Taiwan, according to Taiwan's Defense Ministry. On April 12, the Chinese warships exercised in waters east and south of Taiwan, the ministry said.
Meanwhile, the U.S. Navy was forced to tie up the aircraft carrier USS Theodore Roosevelt at Guam while it battles to contain a coronavirus outbreak among the crew of the giant warship. However, the U.S. Navy managed to maintain a powerful presence off the Chinese coast. The guided-missile destroyer USS Barry passed through the Taiwan Strait twice in April. And the amphibious assault ship USS America last month exercised in the East China Sea and South China Sea, the U.S. Indo-Pacific Command said.
In a series last year, Reuters reported that while the U.S. was distracted by almost two decades of war in the Middle East and Afghanistan, the PLA had built a missile force designed to attack the aircraft carriers, other surface warships and network of bases that form the backbone of American power in Asia. Over that period, Chinese shipyards built the world's biggest navy, which is now capable of dominating the country's coastal waters and keeping U.S. forces at bay.
The series also revealed that in most categories, China's missiles now rival or outperform counterparts in the armories of the U.S. alliance.
To read the series, click https://www.reuters.com/investigates/section/china-army
China derived an advantage because it was not party to a Cold War-era treaty - the Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty (INF) - that banned the United States and Russia from possessing ground-launched ballistic and cruise missiles with ranges from 500 kilometers to 5,500 kilometers. Unrestrained by the INF pact, China has deployed about 2,000 of these weapons, according to U.S. and other Western estimates.
While building up its missile forces on land, the PLA also fitted powerful, long-range anti-ship missiles to its warships and strike aircraft.
This accumulated firepower has shifted the regional balance of power in China's favor. The United States, long the dominant military power in Asia, can no longer be confident of victory in a military clash in waters off the Chinese coast, according to senior retired U.S. military officers.
But the decision by President Donald Trump last year to exit the INF treaty has given American military planners new leeway. Almost immediately after withdrawing from the pact on August 2, the administration signaled it would respond to China's missile force. The next day, U.S. Secretary for Defense Mark Esper said he would like to see ground-based missiles deployed in Asia within months, but he acknowledged it would take longer.
Later that month, the Pentagon tested a ground-launched Tomahawk cruise missile. In December, it tested a ground-launched ballistic missile. The INF treaty banned such ground-launched weapons, and thus both tests would have been forbidden.
A senior Marines commander, Lieutenant General Eric Smith, told the Senate Armed Services Committee on March 11 that the Pentagon leadership had instructed the Marines to field a ground-launched cruise missile "very quickly."
The budget documents show that the Marines have requested $125 million to buy 48 Tomahawk missiles from next year. The Tomahawk has a range of 1,600km, according to its manufacturer, Raytheon Company.
Smith said the cruise missile may not ultimately prove to be the most suitable weapon for the Marines. "It may be a little too heavy for us," he told the Senate Armed Services Committee, but experience gained from the tests could be transferred to the army.
Smith also said the Marines had successfully tested a new shorter-range anti-ship weapon, the Naval Strike Missile, from a ground launcher and would conduct another test in June. He said if that test was successful, the Marines intended to order 36 of these missiles in 2022. The U.S. Army is also testing a new long-range, land-based missile that can target warships. This missile would have been prohibited under the INF treaty.
The Marine Corps said in a statement it was evaluating the Naval Strike Missile to target ships and the Tomahawk for attacking targets on land. Eventually, the Marines aimed to field a system "that could engage long-range moving targets either on land or sea," the statement said.
The Defense Department also has research underway on new, long-range strike weapons, with a budget request of $3.2 billion for hypersonic technology, mostly for missiles.
China's foreign ministry drew a distinction between the PLA's arsenal of missiles and the planned U.S. deployment. It said China's missiles were "located in its territory, especially short and medium-range missiles, which cannot reach the mainland of the United States. This is fundamentally different from the U.S., which is vigorously pushing forward deployment."
BOTTLING UP CHINA'S NAVY
Military strategists James Holmes and Toshi Yoshihara suggested almost a decade ago that the first island chain was a natural barrier that could be exploited by the American military to counter the Chinese naval build-up. Ground-based anti-ship missiles could command key passages through the island chain into the Western Pacific as part of a strategy to keep the rapidly expanding Chinese navy bottled up, they suggested.
In embracing this strategy, Washington is attempting to turn Chinese tactics back on the PLA. Senior U.S. commanders have warned that China's land-based cruise and ballistic missiles would make it difficult for U.S. and allied navies to operate near China's coastal waters.
But deploying ground-based U.S. and allied missiles in the island chain would pose a similar threat to Chinese warships - to vessels operating in the South China Sea, East China Sea and Yellow Sea, or ships attempting to break out into the Western Pacific. Japan and Taiwan have already deployed ground-based anti-ship missiles for this purpose.
"We need to be able to plug up the straits," said Holmes, a professor at the U.S. Naval War College. "We can, in effect, ask them if they want Taiwan or the Senkakus badly enough to see their economy and armed forces cut off from the Western Pacific and Indian Ocean. In all likelihood the answer will be no."
Holmes was referring to the uninhabited group of isles in the East China Sea - known as the Senkaku islands in Japan and the Diaoyu islands in China - that are claimed by both Tokyo and Beijing.
The United States faces challenges in plugging the first island chain. Philippines President Rodrigo Duterte's decision to distance himself from the United States and forge closer ties with China is a potential obstacle to American plans. U.S. forces could face barriers to operating from strategically important islands in the Philippines archipelago after Duterte in February scrapped a key security agreement with Washington.
And if U.S. forces do deploy in the first island chain with anti-ship missiles, some U.S. strategists believe this won't be decisive, as the Marines would be vulnerable to strikes from the Chinese military.
The United States has other counterweights. The firepower of long-range U.S. Air Force bombers could pose a bigger threat to Chinese forces than the Marines, the strategists said. Particularly effective, they said, could be the stealthy B-21 bomber, which is due to enter service in the middle of this decade, armed with long-range missiles.
The Pentagon is already moving to boost the firepower of its existing strike aircraft in Asia. U.S. Navy Super Hornet jets and Air Force B-1 bombers are now being armed with early deliveries of Lockheed Martin's new Long Range Anti-Ship Missile, according to the budget request documents. The new missile is being deployed in response to an "urgent operational need" for the U.S. Pacific Command, the documents explain.
The new missile carries a 450 kilogram warhead and is capable of "semi-autonomous" targeting, giving it some ability to steer itself, according to the budget request. Details of the stealthy cruise missile's range are classified. But U.S. and other Western military officials estimate it can strike targets at distances greater than 800 kilometers.
The budget documents show the Pentagon is seeking $224 million to order another 53 of these missiles in 2021. The U.S. Navy and Air Force expect to have more than 400 of them in service by 2025, according to orders projected in the documents.
This new anti-ship missile is derived from an existing Lockheed long-range, land attack weapon, the Joint Air-to-Surface Standoff Missile. The Pentagon is asking for $577 million next year to order another 400 of these land-attack missiles.
"The U.S. and allied focus on long-range land-attack and anti-ship cruise missiles was the quickest way to rebuild long-range conventional firepower in the Western Pacific region," said Robert Haddick, a former U.S. Marine Corps officer and now a visiting senior fellow at the Mitchell Institute for Aerospace Studies based in Arlington, Virginia.
For the U.S. Navy in Asia, Super Hornet jets operating from aircraft carriers and armed with the new anti-ship missile would deliver a major boost in firepower while allowing the expensive warships to operate further away from potential threats, U.S. and other Western military officials say.
Current and retired U.S. Navy officers have been urging the Pentagon to equip American warships with longer-range anti-ship missiles that would allow them to compete with the latest, heavily armed Chinese cruisers, destroyers and frigates. Lockheed has said it successfully test-fired one of the new Long Range Anti-Ship Missiles from the type of launcher used on U.S. and allied warships.
Haddick, one of the first to draw attention to China's firepower advantage in his 2014 book, "Fire on the Water," said the threat from Chinese missiles had galvanized the Pentagon with new strategic thinking and budgets now directed at preparing for high-technology conflict with powerful nations like China.
Haddick said the new missiles were critical to the defensive plans of America and its allies in the Western Pacific. The gap won't close immediately, but firepower would gradually improve, Haddick said. "This is especially true during the next half-decade and more, as successor hypersonic and other classified munition designs complete their long periods of development, testing, production, and deployment," he said.
(Additional reporting by the Beijing newsroom. Edited by Peter Hirschberg.)
 World










China says it 'expelled' U.S. Navy vessel from South China Sea


Adela Suliman and Eric Baculinao and Leou Chen and Ed Flanagan
NBC News
China's military has said it "expelled" a U.S. navy vessel from the hotly contested waters of the South China Sea this week. It said the "USS Barry" had illegally entered China's Xisha territorial waters on Tuesday.
China's Southern Theater army command "organized sea and air forces to track, monitor, verify, and identify the U.S. ships throughout the journey, and warned and expelled them," said Chinese military spokesperson Li Huamin, in a statement.
"The provocative actions of the United States seriously violated relevant international law norms, seriously violated China's sovereignty and security interests, artificially increased regional security risks, and were prone to cause unexpected incidents," he said.
NBC News reached out to American officials who were not immediately available for comment overnight.
The South China Sea is a potentially energy-rich stretch of water and home to more than 200 specks of land. It serves as a gateway to global sea routes where approximately $3.4 trillion of trade passes annually.
The numerous overlapping sovereign claims to islands, reefs and rocks — many of which disappear under high tide — have turned the waters into a zone of competing diplomatic interests, embroiling neighbors. Beijing holds the lion's share of these features with approximately 27 outposts peppered throughout.
Tension has been simmering in the South China Sea, of late, particularly between China and its Asian seafaring neighbors Malaysia and the Philippines.
This month Vietnam also lodged an official protest with China, following the sinking of a Vietnamese fishing boat it said had been rammed by a Chinese maritime surveillance vessel near the Paracel Islands, in the South China Sea. China denied the claims and said the Vietnamese boat had illegally entered the area to fish and refused to leave.
Earlier this month, Secretary of State Mike Pompeo told his Southeast Asian counterparts that China was taking advantage of the world’s preoccupation with the coronavirus pandemic to push its territorial ambitions in the South China Sea.
"Beijing has moved to take advantage of the distraction, from China’s new unilateral announcement of administrative districts over disputed islands ... its sinking of a Vietnamese fishing vessel earlier this month, and its ‘research stations’ on Fiery Cross Reef and Subi Reef," Pompeo said in a video meeting with the foreign ministers of the 10-member Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) on April 23.
Pompeo also accused China of deploying militarized ships to intimidate other claimant countries from developing offshore gas and oil projects in the region.
Last week, the U.S. Navy said it had partnered with the Australian navy for operations in the South China Sea, which began April 13.
"To bring this much combat capability together here in the South China Sea truly signals to our allies and partners in the region that we are deeply committed to a free and open Indo-Pacific," said Rear Adm. Fred Kacher, commander of the America Expeditionary Strike Group, in a statement.
The U.S. 7th Fleet is the U.S. Navy’s largest numbered fleet and routinely conducts operations in the Indo-Pacific area. It has said that all of its interactions during freedom of navigation movements have been in accordance with international norms.
The U.S. Navy has previously stated that sweeping maritime claims in the South China Sea posed a serious threat to freedom of the seas and the right of innocent passage of all ships.











China has maintained that it has historical sovereign rights in the South China Sea, which neighboring countries have disputed. In this latest interaction, China said the U.S. was not acting "in line" with the wishes of other countries in the region, which want to "maintain peace and stability in that area."
Spokesperson Li also urged the U.S. to instead focus on its national COVID-19 crisis.
"We urge the United States to focus on the prevention and control of its national epidemic situation, do more useful things for international anti-epidemic efforts, and immediately stop military operations that are not conducive to regional security, peace and stability," he said.
The coronavirus pandemic has been a growing source of tension between the world's two largest economies, with both Washington D.C. and Beijing heaping criticism on each others' handling of the outbreak.
Li added that Chinese forces would continue to "resolutely perform their duties" in the South China Sea to "firmly maintain peace and stability."
The Associated Press contributed to this story.
World












Australia asks China to explain 'economic coercion' threat in coronavirus row

By Kirsty Needham
Reuters

By Kirsty Needham
SYDNEY (Reuters) - Australia has asked the Chinese ambassador to explain his "threats of economic coercion" in response to Canberra's push for an international inquiry into the source and spread of the coronavirus.
Australia's call for a probe into the pandemic, which originated in the central Chinese city of Wuhan in December, has angered China, its largest trading partner, following a couple of years of diplomatic tension.
Cheng Jingye, Beijing's ambassador to Australia, told a newspaper on Monday that Chinese consumers could boycott Australian beef, wine, tourism and universities in response.
Australian Trade Minister Simon Birmingham said Australia was a "crucial supplier" to China and that Australia's resources and energy helped power much of China's manufacturing growth and construction.
He said Cheng had been called by the secretary of the Department of Foreign Affairs and Trade to explain his comments.
"Australia is no more going to change our policy position on major public health issues because of economic coercion, or threats of economic coercion, than we would change our policy position in matters of national security," Birmingham said on ABC radio.
The Chinese embassy published a summary of the conversation on its website, which said Cheng had "flatly rejected the concern expressed from the Australian side".
Cheng also said "the fact cannot be buried that the proposal is a political manoeuvre," according to the statement, which added that Australia was "crying up wine and selling vinegar" when it said the proposed review would not target China.
Chinese Foreign Ministry spokesman Geng Shuang denied the ambassador’s comments amounted to "economic coercion".
“The Chinese ambassador to Australia is talking about the concerns of the Chinese people, who ... disapprove of certain wrong actions by Australia lately,” Geng told reporters in Beijing.
Birmingham told Sky News the Australian "government's displeasure was made known" in the phone call.
China accounts for 26% of Australia's total trade, worth around A$235 billion ($150 billion) in 2018/19, and is the biggest single market for Australian exports such as coal, iron ore, wine, beef, tourism and education.
Birmingham said Australia wanted to maintain a positive relationship with China, but would also seek other opportunities in places such as India and the European Union. Trade with the European Union was worth A$114.3 billion and India A$30.3 billion in 2018/19.
Even amid escalating diplomatic tensions in 2018/19, when Australia introduced foreign interference laws perceived to be aimed at China, two-way trade with China grew by 20%.
"China needs us. Let's not forget that. Many of the critical imports to Chinese industry, like iron ore, coal, and gas come from Australia," James Paterson, a member of the ruling Liberal Party, told Sky News.

(Reporting by Kirsty Needham, additional reporting by Cate Cadell in Beijing; editing by Jane Wardell and Nick Macfie)
 Politics












Trump says U.S. is investigating China over virus


Reuters Videos

On Monday (April 27) U.S. President Donald Trump blamed China again for the spread of the coronavirus and said his administration will seek damages for the United States.
(SOUNDBITE) (English) U.S. PRESIDENT DONALD TRUMP, SAYING:
"There are a lot of ways you can hold them accountable. We're doing very serious investigations, as you probably know, and we are not happy with China. We are not happy with that whole situation because we believe it could have been stopped at the source, it could have been stopped quickly and it wouldn't have spread all over the world. And we think that should have happened."
Trump has repeatedly targeted China's handling of the virus outbreak, which first appeared in the city of Wuhan late last year.
That includes at one time, floating the theory that the virus may have originated in a Wuhan lab.
China denied those accusations and the World Health Organization later rejected the theory.
And last week, Secretary of State Mike Pompeo said the U.S. quote "strongly believed" Beijing failed to report the outbreak in a timely manner.
(SOUNDBITE) (English) U.S. SECRETARY OF STATE MIKE POMPEO, SAYING:
"Even after the CCP did notify the WHO of the coronavirus outbreak, China didn't share all of the information it had. Instead it covered up how dangerous the disease is. It didn't report sustained human to human transmission for a month until it was in every province inside of China."
On Monday Chinese Foreign Ministry spokeswoman Hua Chunying took aim at Pompeo tweeting that he should quote "stop playing the political game" and "save energy on saving lives."
Pompeo is not the only member of Trump's administration to criticize China in recent weeks.
White House trade adviser Peter Navarro - has accused China of quote "profiteering" from the pandemic.
Earlier on Monday he took to Fox News to accuse Beijing of sending quote "fake tests" for the coronavirus despite the United States being heavily reliant on China for basic equipment.
Politics











Republican senators ask U.N. chief for independent WHO review panel


Reuters


WASHINGTON (Reuters) - Leading Republicans in the U.S. Senate on Friday asked the United Nations to conduct an independent review of the World Health Organization response to the coronavirus pandemic, saying the body appeared to have shown "remarkable deference" to China.
In a letter to U.N. Secretary-General Antonio Guterres, the senators - led by Jim Risch, chairman of the Senate Foreign Relations Committee - said the panel should be set up immediately and "include an interim assessment of the WHO's performance to date" and recommendations for reforms.
Signatories included Senators Marco Rubio, Ron Johnson, Cory Gardner, Mitt Romney, Lindsey Graham, John Barrasso, Rob Portman, Rand Paul, Todd Young, Ted Cruz and David Perdue.
While implicitly critical of the WHO, the senators' letter took a less confrontational line than President Donald Trump, who last week halted funding while Washington reviewed the WHO response. Trump accused the WHO of promoting China's "disinformation," saying it likely led to a wider outbreak.
U.S. Secretary of State Mike Pompeo said this week the WHO's handling of the pandemic showed the need to overhaul WHO and warned that Washington may never restore WHO funding and could even work to set up an alternative to the U.N. body.
"The WHO appears to have shown remarkable deference to the Chinese government throughout this pandemic," the Republican senators wrote. "Restoring confidence in the WHO ... will require greater transparency, accountability, and reform."
When asked about the letter, a U.N. spokesman referred to an April 8 statement by Guterres when he said it will be essential to learn lessons from the coronavirus pandemic so similar challenges can be effectively addressed in the future.
"But now is not that time," Guterres said.
The new coronavirus first emerged in the Chinese city of Wuhan and has so far infected some 2.7 million globally and 191,470 people have died, according to a Reuters tally.
The Republican letter cited a 2015 interim assessment panel, which reviewed the WHO response to the Ebola outbreak in Africa. Those independent experts were appointed by the WHO director-general at the request of the WHO executive board: 34 members qualified in health and elected for three years.
While the Geneva-based WHO is part of the U.N. family, referred to as a U.N. specialized agency, it is an independent international organization with its own funding and decision-making body: the 194-member World Health Assembly.
Australia said on Thursday it would push for an international investigation into the coronavirus outbreak at next month's annual meeting of the assembly.
World leaders pledged on Friday to accelerate work on tests, drugs and vaccines against COVID-19, but the United States did not take part in the launch of the WHO initiative.

(Reporting by Patricia Zengerle and David Brunnstrom; additional reporting by Michelle Nichols in New York; editing by Jonathan Oatis)