Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

BATTLE OF THE PARACEL ISLANDS Part 5 In Memory of the Soldiers of RVN Naval Forces Who Sacrificed Their Lives

BATTLE OF THE PARACEL ISLANDS
Part 5

In Memory of the Soldiers of RVN Naval Forces Who Sacrificed Their Lives to Protect The Beloved Country's Paracel Islands January 19, 1974

---

Sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ Hải quân VNCH đánh tan hạm đội địch trên chiến trường Hoàng Sa, đảo Nhật Tảo ngày 19 tháng Giêng 1974 đã không vô nghiã. Con tàu Nhật Tảo mang theo xác thân các anh xuống Biển Đông sẽ vĩnh viễn được các thế hệ mai sau ghi nhớ mà gột sạch vết thương này cho dù đó là biên cương hải đảo, đất liền hay sông suối.
Khi con tàu Nhật Tảo HQ10 đi vào lòng biển, nó đã mang theo rất nhiều chiến sĩ Hải quân VNCH theo nó. HQ10 là hậu thân của tàu vớt mìn Hoa Kỳ tên USS Serene AM300 được hạ thủy ngày 31 tháng 10 nam 1943 và được chuyển giao Hải quân VNCH ngày 24 tháng 1, 1964 và đã chìm vì các vết thương của đạn thù Trung Cộng tại khu phía nam đảo san hô Antelope vào tối ngày 19 tháng 1, 1974. Những cuộc nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần vào việc hoàn tất trang sử của USS Serene AM300 cho đến phút cuối cùng của nó.
Bao nhiêu chiến sĩ Hải quân VNCH có mặt trên con tàu Nhật Tảo HQ10 đã hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam? Cho đến giờ phút này, 35 năm đã trôi qua, nhưng con số vẫn chưa rõ rệt. Trong cuộc nghiên cứu về HQ10, chúng tôi đã xem xét thật kỹ càng bài viết của các tác giả Tr/U Nguyễn Đông Mai bài viết trước năm 1975[1], Tr/U Hà Đăng Ngân bài hồi ký 3 tháng 5, 2005[2], và Ch/U Tất Ngưu bài viết 30 tháng 4, 1974 có bổ túc sau[3], chúng tôi đã tìm cách liên kết sự kiện theo thời gian và theo biến cố xãy ra trên tàu theo quan sát từng tác giả. Ngoài ra các bài viết của các tác giả cũng có liên hệ với không gian trên con tàu. Tr/U Nguyễn Đông Mai phụ trách khẩu 81 ly và khẩu 24 (20 ly) và Ch/U Tất Ngưu cũng có trách nhiệm 2 khẩu 20 ly và súng cối 81 ly ở sân sau. Tr/U Hà Đăng Ngân thì “ở ụ súng  lớn phía trước mũi (khẩu 76.2 ly).
Trong một thời gian, các sự kiện biến cố tại các không gian trên, chúng ta có thể dệt (weave) hoặc ráp nối (put pieces at the right places) các sự kiện thành một câu chuyện gần sát với sự thực xãy ra trên con tàu HQ10 trong suốt thời gian cực độ của thế công.
Như chúng tôi đã từng thưa chuyện với quý độc giả, những bài ca hay nhất là những bài tuyệt vọng nhất, những vết thương trí mạng là cho các chiến binh trong gian nguy sẽ in đậm ký ức sâu sắc nhất thử thách lòng hy sinh tuyệt đối cho Tổ quốc. Con tàu Nhật Tảo HQ10 đã ra đi như Thuyền trưởng James của tàu chiến Anh cũng mang tên Serene trong “The Master and The Commander” từng nói “Đây là một tàu chiến và tôi sẽ sử dụng nó đúng với khả năng của nó để hoàn thành mọi mệnh lệnh với bất cứ giá nào.[4]” và đó chính là lòng hy sinh cao cả của tất cả các chiến sĩ Hải quân VNCH nói chung và của các chiến sĩ Hải quân VNCH trên con tàu HQ10 tại chiến trường Hoàng Sa và phía Tây Bắc Đảo Nhật Tảo sáng ngày 19 tháng 1, 1974.

Phần I.
Bao nhiêu chiến sĩ HQVNCH đã đi vào lòng biển Đông trên con tàu HQ10 không kể các chiến sĩ HQVNCH đã chết trên bè và tàu dầu Hoà Lan?
Trước hết ta xem bản danh sách của thủy thủ đoàn HQ10 đã trở về sau trận Hoàng Sa do Ch/U Tất Ngưu viết: có tất cả 21 người sống sót trở về.
Bản danh sách của Tr/U Nguyễn Đông Mai (NgDMai) thì nói có 19 người nhưng nêu tên chỉ có 11 người sống sót, NgDMai nói không nhớ 8 người kia đã chết trên bè, riêng Quản nội trưởng Châu chết trên tàu Hoà Lan ngày 23/1/1974, như vậy số người chết phải là 9. Nếu như Ch/U Tất Ngưu nhớ đúng thì Tr/U NgDMai sẽ quên 1 người.
Quân số của HQ10 khi ấy chỉ có Tr/U NgDMai trên tàu đưa ra là 73 người. Theo Thềm sơn Hà với bài viết tổng hợp thì quân số HQ10 là 82 người (lý thuyết ?) nhưng Thềm Sơn Hà thì không có mặt trên HQ10 khi xãy ra trận đánh.
Trong danh sách 73 nhân viên thì có 3 không có mặt khi tàu lâm trận TS/BT Bằng, TS/CK Lân, và TS/CK Tăng Cang); do đó số nhân viên thực sự là:
73-3=70 người (SQ+HSQ+TT)
Trong 70 người này chỉ còn lại 21 người sống sót (theo Ch/U Tất Ngưu[5]) thì tổng số chết là:
70-21= 49 chiến sĩ hy sinh.
Trong 49 người hy sinh có 8 người chết trên biển và 1 chết trên tàu Hoà Lan:
49-9 = 40 chiến sĩ.
Hai HS/VC Ngô Văn Sáu, TS/TP Xuân, TS/TP Trọng không có trong danh sách hy sinh của Tr/U NgDMai và không có trong danh sách sống sót của Ch/U Tất Ngưu.
40-3= 37 chiến sĩ hy sinh
Trong danh sách của Tr/U NgDMai thì có tất cả 28 chiến sĩ Hải quân hy sinh tính luôn 9 người chết trên biển và tàu Hoà Lan; do đó, theo Tr/U NgDMai thì có 19 chiến sĩ hy sinh mà không kể chết trên bè và tàu Hoà Lan. Như thế:
37-19= 18 chiến sĩ Hải quân VNCH dưới tàu HQ10 đã hy sinh chết theo tàu mà không biết tên tuổi.

Xem lại không gian bố trí trên HQ10:

ß Lái tàu
Đài chỉ huy (ĐCH)
                             Mũi tàu à
Sân sau
(1x81 ly, 2x 40 ly)
Sân giữa (4*20 ly)
Sân trước (1* 76.2 ly)
(cò điện hư, chỉ dùng cò chân)
-    Tr/U Nguyễn Đông Mai
-    Ch/U Tất Ngưu
-    TS/TP Xuân (20)
-    TS/TP Trọng (81)
-    HSVC Ngô v Sáu (81)
-    HS/VC Lê Văn Tây (40)
-    TT/BT Thành (phụxạ thủ24)
-    TS/GL Vương Thương
-       HT hy sinh
-       HP bị trọng thương
-       Th/U Vũ Đình Huân (hy sinh)
      ???
-     Tr/U Hà Đăng Ngân (76.2)
-     TS/TP Nam (76.2)
-     HS/TP Trứ (76.2)
-     HS/TP Hùng Mập (76.2)
-     TT/TP Đức ù (76.2)
(ụ súng 76.2 đều hy sinh ngoại trừ Tr/U Hà Đăng Ngân)
Hầm máy sau
Cầu thang lên ĐCH
Hầm máy trước
-    Huỳnh Duy Thạch
-    HS/CK Hoà
-    TS/VC Đa
-    HIS/CK Nữ
-    Tr/U CK Thành
???

Nhân viên hầm máy trước bị thương hoặc chết, nhưng không có ai tiếp cu hoặc xem xét.

               ???
Số chiến sĩ hy sinh trên bè và tàu Hoà Lan (9):

1.    Đ/U HP Nguyễn Thành Trí
  1. TS1/GL Vương Thương
  2. ThS/QN Châu (chết trên tàu Hoà Lan)
  3. TS/VC Phan Ngọc Đa (Thềm Sơn Hà)
  4. TS/TP Võ Văn Nam(76.2) - 71A705.697 (Thềm Sơn Hà (TSH))
     6.  TS/ĐT Trần Văn Thọ       - 71A706.845 (TSH)
     7.  TS/QK Nguyễn Văn Tuấn - 71A700.206 (TSH)


(Hết Phần I)
Bổ Túc (010509):
1.      Theo Ch/U Tất Ngưu của HQ10 thì tại phòng ăn sĩ quan “Hải quân Th/U Bửu Sĩ quan phòng tai bị chết vì một chân trái bị bay mất, máu ra ướt đẩm ngưòi vừa đưc đưa ra sân sau thì anh trút hơi th cuối cùng” Th/U Bửu không có trong danh sách thủy thủ đoàn hy sinh của Th/U NgDMai.
2.      Ch/U Tất Ngưu có nói đến TS/VC Đa trong lúc chuẩn bị nhảy xuống biển, Thềm Sơn Hà trong bài tổng hp của ông cũng có nói đến TS/VC Phan Ngọc Đa:
Ngoài Đ/U Trí còn có 5 chiến sĩ bị thương trong trận hải chiến cũng đã hy sinh trên các bè đào thoát, danh sách trích từ phiếu tường trình ủy khúc số 121/BLH/HĐ/NV/TTUK/K ngày 16-2-1974 của BTL/HĐ (4) gồm có:
… TS/VCh Phan Ngọc Đa - 71A703.001.”
TS/VC Đa cũng không có trong danh sách thủy thủ đoàn hy sinh; nên tổng số thủy thủ đoàn HQ10 hy sinh tại nhiệm s hoặc các hầm máy mà không biết tên tuổi là 18-2= 16 chiến sĩ Hải quân VNCH.







[1] Xem lời nói đầu của bài viết của Tr/U Nguyễn Đông Mai.
[2] Xem Hồi Ký về Hải Chiến Hoàng Sa củ Hà Đăng Ngân
[3] Xem bài viết của Ch/U Tất Ngưu.
[4] This is the ship of war, and I will grind any grist if the mill requires to fulfill any orders at any cost.” Captain James of Serene. The Master and the Commander. (DVD movie)
[5] Theo Ch/U Tất Ngưu thì số người xuống bè là 21 sống sót + 8 chết trên bè + 1 chết trên tàu Hoà Lan = 30 người. The NgDMai thì số người xuống bè là 28.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét