Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013


Tôi gọi họ là Anh Hùng

Viết bởi Đặng Chí Hùng (Danlambao) .

Dù bài viết này đã viết từ tháng 3 năm 2012, nhưng nó vẫn hay, 

Có thể nghe bài viết này qua Youtube + hình ảnh tại:


Trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc (theo cách gọi của tác giả Huy Đức) đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” như tôi từng chứng minh trong 2 bài “Những sự thật cần phải biết – phần 1” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng…

Cứ mỗi độ xuân về, những ngày tháng 3 cho đến cuối tháng 4, đã gần 40 năm qua chúng ta thường được nghe những luận điệu lặp lại của những người cộng sản chuyên nghề ngậm máu phun người và làm thí ít mà báo cáo láo thì nhiều về cái gọi là “Chiến thắng lẫy lừng” thì tôi lại phải xuống bút.

Có lẽ tôi không cần phải nói lại về bản thân tôi vì tôi chẳng có cái gốc “Ngụy” để mà đi “chống phá” cách mạng. Nhưng tôi thấy cần phải luận anh hùng với đôi dòng để bạn đọc thấy trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng…

Tại sao tôi nói như vậy? Vì trong cuộc chiến phi nghĩa mà cộng sản gây ra khiến nhân dân điêu linh (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ – phần 13”) thì kẻ thắng đã được đặt vào thế “được thắng”, còn người “thua” thì thực tế họ không thua mà họ đang thắng trong lòng chúng tôi, những người dù sinh sau đẻ muộn.

Một chế độ nào cũng có những khuyết điểm, Việt Nam Cộng Hòa không là ngoại lệ, nhưng ở chế độ đó con người đúng nghĩa là con người, ở đó con người không phải con vật, con thú cho nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm như chế độ tôi đang phải sống. Điều này tôi đã chứng minh ở “Những sự thật cần phải biết – phần 2”. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng tôi không có ý ca ngợi VNCH một cách vô lý. Trong con mắt của tôi, đó là một chế độ đáng sống hơn vạn lần so với cộng sản ngày nay. Và nếu được cho lựa chọn thì tôi sẽ quay ngược thời gian về làm người lính VNCH – vì với tôi họ là “Anh Hùng”!

Đã cuối tháng 3 gãy súng (theo lời tác giả Cao Xuân Huy) của gần 40 năm sau cuộc chiến mà ở đó những người anh hùng đã gục xuống vì chính nghĩa. Họ đã gãy súng nhưng họ thực sự là anh hùng. Hãy bình tĩnh nhìn lại họ để xem những gì tôi gọi họ – những người lính VNCH là anh hùng có gì sai không?

Thứ nhất, trong khuôn khổ bài 1,2 “Những sự thật cần phải biết” tôi đã chứng minh rằng: VNCH không phải là “ngụy” và những người lính VNCH phải gục ngã vì họ bị ép phải thua và không còn khả năng để chiến đấu. Họ không thể dùng tay không đánh nhau với đoàn quân đông đảo có vũ khí, đạn dược áp đảo đang tiến theo thế cờ chính trị. Như vậy họ không phải là những người bại trận. Trên thực tế họ bị ép phải “thua”.

Thứ hai, với khẩu hiệu “tổ quốc – danh dự – trách nhiệm” thì quân lực VNCH đã chiến đấu cho tự do miền nam hơn 20 năm trời. Họ không phải là những kẻ đi gây chiến, xâm lược nước khác, khủng bố như cộng sản (Xin xem thêm “những sự thật cần phải biết – phần 3,4”). Vậy cớ sao họ vì an ninh, vì quốc gia mà chiến đấu không thể gọi họ là anh hùng?

Thứ ba, nhìn lại cuộc chiến VNCH và VNDCCH thì ai cũng thấy gương của những ông tướng dám tuẫn tiết theo thành như trường hợp của tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng… Vậy ai còn có thể nói quân lực có những người anh hùng đó không anh hùng? Dám chết cho lý tưởng của mình, dám chết vì thấy rằng mình dù bị ép thua nhưng cũng có trách nhiệm trong nỗi đau đó có thể gọi là anh hùng không? Có! Rất xứng đáng gọi họ là những anh hùng.

Thứ tư, khi so sánh với quân đội nhân dân VN hiện nay tôi càng thấy sự khác biệt của những người anh anh hùng và những kẻ “tự phong anh hùng”. Nếu quân lực VNCH có Ngụy Văn Thà và đồng đội sẵn sàng hi sinh vì biển đảo tổ quốc thì quân đội nhân dân cộng sản không dám “ho” một tiếng với Trung cộng bắn ngư dân và con “tri ân” giặc như một đứa con nít đang xu nịnh đám giang hồ mất nết. Vậy ai là anh hùng các bạn cũng đã biết rồi chứ?

Thứ năm, sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng triệu người lính VNCH còn kẹt lại ở VN chịu thương tật, không ai giúp đỡ, không có lương hưu nhưng họ vẫn sống thẳng thắn và điềm đạm. Trong khi đó quân đội cộng sản tự cho mình là anh hùng thì lại vì cái sổ hưu mà đang cố bám lấy cái đảng khủng bố, độc tài và chịu làm thân nô lệ cho Tàu. Vậy ai là anh hùng? Xin giành sự suy ngẫm này cho chính các vị tướng già quân đội cộng sản.

Còn rất nhiều bằng chứng nhưng tôi xin chỉ nêu 5 điều chính cho thấy những người mà tôi gọi là anh hùng – những người lính VNCH là hoàn toàn có cơ sở. Cuộc chiến mà họ phải thua dù họ có chính nghĩa không có ý nghĩa. Điều ý nghĩa đọng lại cho mãi sau này đó là họ đã từng là những người anh hùng, họ xứng đáng được tôn vinh và quan trọng hơn họ đang thắng trong cuộc chiến trong lòng con dân Việt Nam!

Xin ngả mũ tri ân những người lính VNCH – Những người anh hùng – Những người đã đặt nền móng cho ý chí không chịu khuất phục cộng sản khát máu!

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Thư gửi Ông Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam Lê Thành Ȃn


Những hình ảnh, video clips trên Youtube™ và bài viết về NTQƉBH là tác động mạnh mẽ nhất cho việc duy trì và bảo vệ di sản văn hóa lịch sử quý báu của dân tộc Việt Nam.
Cám ơn tất cả quý ân nhȃn đã giúp tôi có được những hình ảnh lưu trong Thư gửi TLS Hoa Kỳ tại Sàigòn Lê Thành Ȃn, cám ơn tất cả quý bạn trẻ đã đến viếng thăm NTQƉBH và từ đó làm niềm xúc động và hưng phấn trong tôi.
HH
 
--------------------------------------
Saigon Social Media Networks www.saigonfilms.com
P.O. Box 391063, Mountain View Ca 94039
Hoàng Hoa
The Editor in Chief of SaigonFilms
Email viettrade_net@yahoo.com

Subject: A Thank You Letter to Mr. Consul General in Saigon Vietnam and the Petition concerning the issues of the Vietnamese Military Cemetery Bien Hoa, Vietnam


The US Department of State
2201 C Street, NW, Washington DC
c/o The Consulate General in Saigon, Vietnam
Consul General Lê Thành Ȃn
 

Kính gửi Ông Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam Lê Thành Ȃn:
Thưa Ông, chúng tôi là Hoàng Hoa, Trưởng Ban biên tập của Mạng Xã Hội Sàigòn www.saigonfilms.com Mountain View, California Hoa Kỳ, P.O. Box 391063 Mountain View, Ca USA viết thư này gửi đến Ông với hai mục đích chính: thứ nhất là để cám ơn Ông và phái đoàn Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sàigòn viếng thăm Nghῖa Trang Quȃn Ɖội Biên Hoà (NTQƉBH) vào ngày 7 tháng 3 năm 2013 và thứ hai là gửi đến Ông lời Thỉnh Nguyện liên quan đến sự việc Nghῖa Trang Quân Ɖội Biên Hoà tại Việt Nam.

Trong các emails và trên trang mạng Internet đều đăng nhiều hình ảnh của chuyến đi của Ông và phái đoàn Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sàigòn viếng thăm NTQƉBH vào ngày 7 tháng 3 năm 2013. Những hình ảnh và chuyến đi thăm NTQƉBH của Ông thật đầy cảm động, nếu không muốn nói là gȃy sự xúc động lớn lao cho người Việt Nam trong lẫn ngoài nước.Thay mặt Ban biên tập SaigonFilms www.SaigonFilms.com  là một Mạng lưới Xã hội lớn và nhiều uy tín với những phƯơng tiện truyền thông hữu hiệu nhanh chóng phục vụ cho nhiều cộng đồng người Việt nói riêng và cho thế giới nói chung, chúng tôi xin được nơi đȃy gửi đến Ông lời cám ơn chȃn thành nhất về những tình yêu Ông gắn bó với quê hương và dȃn tộc, sự yêu chuộng công lý và đạo đức, sự trong sáng giữa sự thật và sai trái, và trên hết một ngày đến thăm Nghῖa Trang Quân Ɖội Biên Hoà đã chứng tỏ tấm chȃn tình cao quý của Ông dành cho anh linh những chiến sῖ VNCH đã vì lý tưởng quốc gia dȃn tộc hy sinh cho tổ quốc.

Thưa Ông; thật vậy, chuyến đi của Ông thăm viếng NTQƉBH là một sự dũng cảm ngược lại với tất cả mọi ý định của nhà nước Cộng Hoà XHCNVN khi họ muốn biến NTQƉBH thành một nghῖa địa quản trị của địa phương, một nghῖa địa bị phá hủy mọi thứ cùng với thời gian và sự phá hoại của chính con người cộng sản. Nhìn từ trên cao, NTQƉBH ngày nay trông như một cánh rừng già bạt ngàn không còn nhận ra dấu vết của NTQƉBH ngày xưa. Ɖó là chưa kể ngay sau 30 tháng 4, 1975 pho tượng Thương Tiếc bị giật sập và lôi đi mất tích, Ɖài Tử Sῖ bị phá hoại bởi thời gian và con người cộng sản để rồi không còn gì cả, ngọn tháp bút của Trung Dũng Ɖài bị cắt cụt, NTQƉBH bị xóa tên và đổi thành một cái tên khác. Nhưng tất cả sự phá hoại nhịp nhàng, đồng bộ, đầy quỷ quyệt và vô đạo ấy hãy còn kém xa với hành vi vô đạo đức, không còn bản chất con người mà người cộng sản Việt Nam đã áp dụng ngay cả với người đã chết. Ɖó là việc họ đã cho trồng cȃy kỹ nghệ như cȃy dầu mà vài năm nữa đȃy lớn bằng cở hai người ôm không xuể trên khu đất NTQƉBH này. Những rễ cȃy giờ đȃy đã lớn và xuyên qua phần mộ phía dưới và phá hủy phần mộ phía trên. Ɖó là chưa kể rừng cȃy kỹ nghệ này sẽ biến NTQƉBH trở thành nơi u ám, tối tăm.
 

Rễ cȃy tàn phá mộ phần sȃu dưới đất và làm trồi tấm xi măng trên mộ

 

Rừng cȃy u ám và thê lương


Cȃy cối trồng quy hoạch và hệ thống hàng lối lớp lớp



Cȃy dầu sẽ rất lớn tàn phá mộ phần

Về đạo đức dȃn tộc Việt Nam, tiền nhȃn ta không ai chôn người chết bên cȃy to có gốc rễ vì nó sẽ đȃm xuyên suốt da thịt và quấn quyện vào xương cốt, tục lệ đó từ xưa đến giờ vẫn tồn tại. Trên đất NTQƉBH, từ sau ngày tiếp nhận NTQƉBH từ đơn vị quȃn khu 7 vào tháng 11 năm 2006, chính quyền tỉnh Bình Dương đã cho trồng cȃy kỹ nghệ một cách có quy hoạch và đổi tên NTQƉBH thành nghῖa trang nhȃn dȃn huyện Bình Thắng. Việc trồng cȃy kỹ nghệ chắc chắn sẽ phá hủy các mộ phần và chúng tôi tự hỏi tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam có thể làm chuyện vô đạo đức và bất nhȃn đến như vậy. Từ sau biến cố 30/04 ngoại trừ pho tượng Tiếc Thương bị giật sập và lôi đi mất tích, các công trình khác bị phá hoại và hư hỏng theo thời gian, nhưng dȃn chúng Việt Nam từ nam phụ lão ấu và ngay cả các cán binh cộng sản trước đȃy quản lý NTQƉBH luôn trȃn trọng di tích lịch sử NTQƉBH cho mãi đến hôm nay. Chúng ta có thể nhìn thấy những người dȃn trȃn trọng thờ cúng vong linh tử sῖ VNCH, nhiều người Việt khắp nơi và những thanh thiếu niên Việt Nam đến NTQƉBH tảo mộ và nhang khói vào những dịp Tết.
 
Ɖài Tử Sῖ giờ đȃy chỉ còn là một căn phòng hoang phế
 

Chính vì sự tôn kinh người dȃn dành cho NTQƉBH mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không dám phá hoại, di dời hay cào xới mồ mã trong suốt 38 năm qua, nhưng họ đang quyết tâm phá hoại một cách tiệm tiến, hệ thống và có kỹ thuật.
 
 
NTQƉBH trước năm 1975


NTQƉBH giờ đȃy là một ngọn núi rừng bạt ngàn

Chúng tôi hiểu rằng, người Mỹ trở lại Việt Nam và một trong những mục tiêu ngoại giao chính yếu là cung cấp một nền giáo dục văn minh kỹ thuật và tự do dȃn chủ cho Việt Nam bằng cách đầu tư và cung cấp tiền bạc và phương tiện vào các cấp ngành giáo dục Việt Nam như các cơ sở cho các trường Ɖại học hoặc cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam đi du học Hoa Kỳ, nhưng tất cả những mục tiêu ấy sẽ không thể thành đạt một khi các cấp lãnh đạo nước Việt Nam hiện nay là những con người vô đạo đức và phi nhȃn bản còn nắm giữ chức vụ bởi vì chính từ bản chất con ngưòi họ, chúng ta, người Mỹ sẽ rất tốn kém hoặc sẽ không bao giờ nhìn thấy một Việt Nam tự do, dȃn chủ và nhȃn bản như chúng ta mong đợi. Chúng ta có thể tự hỏi, liệu những mục đích giáo dục văn hoá mà người Mỹ đang hứa hẹn với người Việt Nam có giá trị không khi mà một di tích văn hoá lịch sử Nghῖa Trang Quân Ɖội Biên Hoà bị hủy hoại một cách khoa học và hệ thống. Ɖối với kẻ thù khi thua trận, người cộng sản Việt Nam tìm cách bóc lột họ tận xương tủy tù cải tạo bằng các đày ải lao động kinh tế mới, bỏ lại nhà cửa đất đai, nhà thờ, chùa chiền cho cán bộ cộng sản cướp đi. Giờ đȃy, sự phá hoại NTQƉBH nhắc nhở cho chúng ta biết rằng người cộng sản Việt Nam sẳn sàng làm mọi thứ để trở nên một quyền lực tuyệt đối cho dù đó là hành động vô đạo đức đối với kẻ thù đã chết là cướp đất đai mồ mã của các tử sῖ VNCH để làm tiền.

Cộng sản Việt Nam cho sửa sang tam cấp lên Nghῖa Dũng Ɖài ngày 2/2/2013 để chuẫn bị đón tiếp Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Lê Thành Ȃn sẽ đến viếng NTQƉBH ngày 7 tháng 3, 2013. Ɖȃy không phải là nơi đốt nhang khói cho tử sῖ mà thật ra là ở Ɖài Tử Sῖ.


Thưa Ông Tổng Lãnh Sự,

Chúng tôi quyết định viết bức thư này gửi đến Ông để cám ơn Ông đã đi thăm viếng NTQƉBH hôm 7 tháng 3, 2013, kính mong Ông xem xét Thỉnh Nguyện Thư của chúng tôi, và cũng kính mong Ông chuyển đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bức thư này để chính phủ Hoa Kỳ có phương cách ngăn cấm mọi phá hoại, dọn dẹp sạch sẽ và chặt đốn phát quang tất cả cây cối mọc và cấm tuyệt đối mọi sự trồng cȃy trên đất NTQƉBH, hoặc các xȃy dựng nhà cửa cơ sở lấn chiếm đất NTQƉBH và từ đó phục hồi xȃy dựng lại những hư hỏng mất mát tại NTQƉBH là một di tích lịch sử kỷ niệm trọng đại của người Việt Nam và cũng là di tích lịch sử và văn hóa gắn bó hai dȃn tộc Hoa Kỳ và đồng minh Việt Nam. Làm được điều này chính là Ông và chính phủ Hoa Kỳ thể hiện một tấm lòng đạo đức vô biên, một sự dũng cảm trước cái ác, sự phȃn biệt giữa đúng sai và là một tấm gương sáng về văn hóa lịch sử cho các thế hệ Việt Nam mai sau noi theo.

Trȃn trọng kính chào Ông Tổng Lãnh Sự
Hoàng Hoa
Thay mặt Ban biên tập SaigonFilms,
Mountain View, Ca Usa
04/13/2013

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

MISS & MRS ÁO DÀi VIỆT NAM of SAN FRANCISCO USA

 
 
THÔNG BÁO
 
Hội Phụ Nữ Tương Trợ
San Francisco sẽ tổ chức thi
Hoa Hậu Áo Dài MISS & MRS 2013 vào ngày 27/07/2013
Mrs. Thủy Tiên Nguyễn
Hội trưởng Hội Phụ Nữ Tương trợ SF
 

Mrs. Hoa Hậu Phu Nhȃn SF 2013, Liên Nguyễn:
Trưởng Ban tổ chức Hoa Hậu Áo Dài San Francisco 2013
 
MISS & MRS ÁO DÀi VIỆT NAM of SAN FRANCISCO USA

Tổ chức tại Thư Viện Chính San Francisco 100 Larkin St, San Francisco Ca 94102
Miss từ 18 đến 30 tuổi
Mrs từ 25 đến 60 tuổi
Hạn chót ghi danh 30/06/2013 – Ngày thi 27/07/2013
Mẫu đơn có sẳn tại Web Site Hoa Hậu Áo Dài Việt Nam S F www.hoahauaodaivnsf.com
Xin vui lòng gửi đơn dự thi về:
Vietnamese Women Mutual Assistance of San Francisco
(Hội Phụ Nữ Tương Trợ Việt Nam San Francisco)
P.O. Box 1282 El Cerrito, Ca 94530
Mọi chi tiết xin liên lạc: Thuy Tien Nguyen (415) 923-0499; Lien Nguyen (415) 706-6787
Phần thưởng:
Hoa Hậu hạng nhất: USD 1,000 tiền mặt
Á Hậu 1: Tiền mặt và Phiếu tặng thưởng
Á Hậu 2: Tiền mặt và Phiếu tặng thưởng
Á Hậu Duyên Dáng: Tiền mặt và Phiếu tặng thưởng
Á Hậu Thȃn Thiện: Tiền mặt và Phiếu tặng thưởng

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013


Mùa Thu Oregon – Carmel Ngày Trở Lại 26/03/2013 (3)

Sau thực hiện đoạn phim những hồi chuông chiều của Carmel Basilica, tôi đã trở lại Mission Ranch nhìn lại những khoảng đường thực hiện phim bài Quê Mẹ. Bài Quê Mẹ thực hiện trong lúc Hoài Trang đang đi và hát, ȃm thanh và nhạc tương đối tốt và chúng tôi đã không synch’ed bài Quê Mẹ mà giữ nguyện thủy. Tuy nhiên, chúng tôi đã xem xét âm thanh, cȃn bằng ȃm thanh và cho vào DVD và Blu-Ray™

Lúc bấy giờ là khoảng 6:40 chiều, khi tôi đi vòng từ đường Lasuen Dr rồi tiếp qua đường Dolores thì lên con dốc nhỏ vào Mission Ranch. Hôm nay xe quá nhiều không nhƯ lúc quay phim trưa ngày 20 tháng 9 2012, lý do là Mission Ranch Dining Room mở cửa từ 4 giờ chiều. Tôi nhớ con đường nơi Hoài Trang hát, và rồi bụi hoa màu đỏ,
 
 
khoảng ngắn khi cô hát nhiều lần bài Quê Mẹ, giờ đȃy Mission Ranch Dining Room đông người quá, phía tay phải nhìn ra cách đồng cỏ, những con cừu đang ăn cỏ ngon lành.
 
Tôi vẫn nghe tiếng các em nhỏ nô đùa xa xa và là vịnh nhỏ Carmel với màu nước biển xanh lấp loáng. Phía biển xanh đậm màu nước biển, một chiếc cầu vồng lơ lững giữa khoảng trống phía biển và bờ đá. Tôi bước vào bên trong nhà ăn Mission Ranch, bên trong cũng đầy ắp người da trắng, chỉ có mỗi tôi là người Á chȃu, cho dù khả năng thông thạo và lưu loát Anh ngữ, tôi cũng cảm thấy cô đơn và chơ vơ. Tôi đứng bên chiếc dương cầm, người nhạc sῖ già đang chơi bài A Time for Us, một bài hát trữ tình nhưng bi kịch về chuyện tình Roméo và Juliet của Shakespear. Nhìn tôi đứng bên cạnh chiếc dương cầm và chụp hình ông và bỏ vào chiếc bình thủy tình tiền gift ít đồng dollars, ông mỉm cười và khẻ cúi đầu chào tôi.

Khung cảnh Mission Ranch Dining room khiến tôi khó quên. Trong hằng vô số kỷ niệm khi tôi chơi vơi xa lạ ở từng bất cứ khung trời nào, tôi vẫn không bao giờ quên được hình ảnh mẹ cha tôi đã cho tôi những cơ hội để học hỏi và trau dồi trí tuệ tôi để cho tôi một niềm tin và dũng cảm.
 
Mùa Thu Oregon – Carmel Ngày Trở Lại dường nhƯ vẫn chưa trọn vẹn như tôi mong muốn, nhưng nó cho tôi sự hồi tưởng những kỷ niệm, đúng sai trong từng giai đoạn làm phim nhạc Mùa Thu Oregon và những suy nghῖ này, kinh nghiệm này sẽ giúp cho tôi thêm khả năng và phim nhạc Mùa Thu Oregon thật sự giá trị và cao quý.

Hoàng Hoa

04/03/2013

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013


Mùa Thu Oregon, Carmel Ngày Trở Lại (2)

Tôi đã đứng yên lặng rất lâu trước giáo đường Carmel khi thời gian thực sự ngưng lại vì Carmel basilica thu hút hồn tôi. Hình ảnh basilica chập chùng trong ký ức khi tôi nhớ lại đoạn phim Hoài Trang bƯớc đến basilica khi hồi chuông đổ vang trong chiều hôm ấy.

Hôm ấy Hoài Trang không hát bên trong khuôn viên basilica.
 

Có người đã đến cầu nguyện tại Chapel khiến tôi ngừng suy nghῖ vì tôi phải trở lại Chapel và trở lại basilica trước khi chuông giáo đường vang tiếng. Từ bậc tam cấp dẫn lên Chapel tôi bước lên khoảng sȃn nhỏ hẹp của Chapel, tại đȃy tôi đã thực hiện đoạn phim Hoài Trang bước lên, và cô đã dừng tại cánh cửa gỗ nặng nề của Chapel và phát biểu “Kính thưa quý vị, đȃy là một tu viện thật cổ kinh được xȃy dựng từ thời lập quốc Hoa Kỳ…”


Trước mắt tôi là bức tường loang lỗ vết vữa bị vỡ trơ ra bức tường đá bên trong, dấu vỡ đó là do cơn địa chấn ngày nào gȃy ra. Trên tường vẫn còn những giòng chữ cảnh giác. Phía tay phải, ẳn trong một hốc nhỏ (niche) là một bức tượng hai người hai người bằng đồng, một linh mục và một cậu bé. Cậu bé giơ bàn tay trái lòng bay tay hướng vào người linh mục như một lời hứa thề, trong lúc vị linh mục đang nhìn về hướng xa xăm. Pho tượng mang một ngụ ý trong suốt 240 năm qua, nhưng không biết ai đã hiểu đước ý nghῖa. Phia dưới niche là một tấm bảng đồng ghi những giòng chữ sau:

Chris Child Visits Saint Anthony of Padua

(tấm bảng này cho biết tượng đồng được khai mạc năm 2009)

Tôi đi vào bên trong Chapel, nhớ lại bên phải là nơi Hoài Trang đã nhúng tay vào nước thánh và xức lên trán, và cô đã quỳ nơi hàng ghế đầu tiên gn với cửa ra vào nhưng là cuối cùng nếu tính từ bàn thánh. Bên trong Chapel tương đối tối, nhƯng tôi đã chụp những tấm ảnh và hướng lên bàn thánh để chụp ảnh vị linh mục chủ lễ hôm nay.

Tôi đã quỳ xuống và làm dấu thánh trước khi ra khỏi Chapel vì tôi còn rất ít thì giờ còn lại để nghe những hồi chuông đổ vang từ giáo đường và chuẫn bị máy quay phim thu lại tiếng chuông chiều này.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013


Mùa Thu Oregon – Carmel, Ngày trở lại
(The Oregonian Autumn – Carmel Revisited)

Tác phẩm phim nhạc Mùa Thu Oregon (MTOr) đã kết thúc sau chuyến đi làm phim tại vùng bờ biển miền Trung Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 9, 2013 tại đȃy chúng tôi đã thực hiện đoạn cuối của phim khi Hoài Trang đến Carmel Basilica cầu nguyện tại đền Thánh Bí Tích Ȃn Sũng (Blessed Sacramento Chapel) và sau đó cô đã cầu nguyện trước Giáo đường Carmel trong từng hồi chuông chiều dồn dập. Ngày hôm sau, Hoài Trang đã đến hát bài Quê Mẹ tại phía sau Carmel Mission Ranch Dining Room.

Chúng tôi đã chọn một kết thúc cho MTOr mà lẽ ra những chi tiết còn nhiều xúc cảm hơn nữa bởi vì đȃy là chuyến đi quan trọng nhất của Hoài Trang nhằm đánh dấu một ký ức mạnh nhất trước kết thúc một trang sử nghệ thuật mà gần nhƯ chưa có bất kỳ sự so sánh nào từ xưa đến nay trong bộ môn nghệ thuật thứ bảy của Việt Nam. Thế là, tuy tác phẩm đã hoàn tất, và những copies hoàn hảo đã trên đường đến Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (US Library of Congress) để hoàn tất thủ tục bản quyền. Chúng tôi quyết định lên đường đi Carmel, phía Nam của thành phố biển Monterey để xem xét lại bố cục và thẩm định sự hài hoà của đoạn kết MTOr.

Con đường Freeway 101 Nam xuyên bang California đã đưa chúng tôi từ Mountain View nơi đặt bản doanh của Google™ đến Carmel khoảng 1giờ 45 phút qua những con đường liên kết 156 Tȃy nối vào Highway 1 Nam. Khi bắt vào Highway 1 Nam, chúng tôi đã nhận ra những bãi biển màu xanh thẩm lấp lánh dưới ánh mặt trời và những đụn cát khô khan bên bờ phải Highway 1. Những thành phố nhỏ Marina và Seaside đã hiện ra rồi nhường chỗ cho thành phố Monterey hiền hoà trước khi tiếp tục cuộc hành trình hướng đến đường Rio (The River) phía tay phải đi vào khu vực của Carmel Mission.
 
 

Gần 5 giờ chiều, chúng tôi đã dừng xe trong bãi đậu xe của Carmel Mission. Tại đȃy, hơn sau tháng trước (sáu tháng một tuần) chúng tôi đã quay thật nhiều phim, rất nhiều hình ảnh Hoài Trang được chụp cẩn thận, nhưng chúng tôi chưa nhận ra những giá trị quan trọng nhất của “sȃn khấu giữa đời thường” mà Hoài Trang sẽ trình diễn trong thời gian cô lưu lại tại đȃy. Mặc dù, chúng tôi đã chuẫn bị chuyến đi Carmel từ nhiều tháng trước tháng 9, 2012, những nghiên cứu tỉ mῖ từ không ảnh, từ bản đồ, từ thực tế hình ảnh của Web site của Carmel Mission và thh phố Carmel-by-the-sea, chúng tôi vẫn chưa thể hiểu thấu hết giá trị của “sȃn khấu giữa đời thường” mang đậm nét lịch sử Hoa Kỳ và giá trị của MTOr. Rất dễ hiểu, tác phẩm MTOr đã mang tiếng chuông chiều của ngôi giáo đường cổ kinh, và những bƯớc chȃn và hình ảnh thật của  Hoài Trang đi vào cỏi lòng công chúng Hoa Kỳ!

 
Phải, trước mặt chúng tôi là ngôi Giáo đường cổ kinh mà Cha Junipero đã xȃy dựng trong thời lập quốc Hoa Kỳ chính xác nhất là năm 1776. Dưới ánh nắng chiều hiu hắt từ phía góc phải của Carmel Basilica đã chói (contre- soleil) vào ống kinh của chiếc camcorder, nhưng tôi muốn thế, vì chỉ có dịp này mới khiến những đoạn phim thực hơn, rực rỡ hơn và đầy sinh động. Giáo đường Carmel kiến trúc theo kiểu Tȃy Ban Nha, rất đơn sơ, không hoành tráng, không sừng sững và kiên cố với những hình thù kiến trúc kiểu Pháp hay Gothic. Carmel Basilica đứng quạnh quẽ với chiếc cửa gổ đóng kín chỉ được mở vào lễ Misa ngày Thứ Bảy, chói lọi dưới ánh nắng chiều, nhƯng thật thinh lặng giữa không gian! Nhìn ngôi giáo đường già nua mà những khung sườn bằng sắt gỗ đang được thợ xȃy dựng dàn dựng để phục chế lại tháp chuông và mái giáo đường chợt khiến lòng tôi dȃng lên sự thương hại. Sự khắc khổ, chơ vơ, ẩn dật trong khuôn viên Mission (giáo xứ) với nhiều hoa và cȃy xanh khiến tôi liên tưởng một tu sῖ khổ hạnh dòng tu Francisco.Chính bên trong khuôn viên giáo xứ này có một bể nước mà chúng tôi từng dự đinh Hoài Trang sẽ ngồi chơi guitar solo và hát bài Quê Mẹ.

Chúng tôi đến Carmel Basilica, với một cỏi lòng rộng mở trước một di tích lịch sử, tác phẩm MTOr từ đó đã mang tiếng chuông chiều của Carmel Basilica đi khắp thế giới. Ɖó là niềm sung sướng và vinh dự của chúng tôi khi thực hiện MTOr tại địa danh này.

(Còn tiếp)

 

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ sắp đón nhận tác phẩm Mùa Thu Oregon ©
Kể từ sau tháng 12, 2012 khi phim nhạc Mùa Thu Oregon (MTOr) bản nguyên thủy thứ 10 (Original version 10) được Hoàng Hoa audio-video Lab hoàn tất và công bố phát hành trên SaigonFilms, chúng tôi vẫn ráo riết chuẫn bị cho một version hoàn hảo nhất là version thứ 12 hoàn tất tháng 3, 2013. Như một người Cha dẫn dắt đứa con tinh thần thȃn yêu vượt bao sóng gió từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành thì giờ đȃy là lúc tác phẩm phim nhạc Mùa Thu Oregon được chúng tôi “cho phép” bước vào giòng đời xuôi ngược.
Trong suốt thời gian từ khi version thứ 10 ra đời, chúng tôi vẫn tiếp tục hoàn tất các chi tiết cần thiết để nộp lên Phòng Copyright Hoa Kỳ để xin bản quyền, và kết quả là vào rạng sáng ngày 20/03/2013 vừa qua Phòng Bản Quyền Hoa Kỳ (US Copyright Office) tại thủ đô Washington đã chấp nhận bản quyền tác phẩm phim nhạc tựa đề bằng Anh ngữ The Oregonian Autumn (TOA) và Việt ngữ Mùa Thu Oregon (MTOr) là thuộc về Saigonfilms www.saigonfilms.com với ấn bản DVD + BluRay™ và như vậy Thư Viện Quốc Hoa Kỳ (TVQHHK) (Library of Congress) sắp đón nhận 2 bản TOA hay MTOr hoàn hảo nhất để lưu trữ trong TVQHHK, một thư viện lớn nhất thế giới. Tại đȃy TOA sẽ được indexed với chỉ số để tham khảo.
Mặc dù trên nguyên tắc copyright cho TOA thuộc về saigonfilms, nhưng trong suốt chiều dài phim nhạc 1 giờ 30phút, một giòng chữ trắng và rõ nét trong phim nhạc TOA vẫn ghi rõ © 2013 Hoài Trang Hoàng Hoa saigonfilms.
Sơ lược.
Tác phẩm phim nhạc (musics film) TOA là một bộ phim thực hiện theo dạng nhạc (musical format,) nó không giống bất cứ phim nào của người Việt từ xưa đến giờ, và cấu trúc (architecture) của TOA cũng hoàn toàn là một sự pha trộn (mix) không theo bất cứ một thói quen nào của phim ảnh Việt. Niềm hãnh diện và sự khát khao thực hiện TOA bắt nguồn từ chiều sâu của sự học hỏi và kinh nghiệm làm phim và phȃn tích âm thanh và hình ảnh và màu sắc mà chúng tôi làm việc tại Hoàng Hoa audio-video Lab. Trong TOA không có script nhưng thật ra là có script, trong TOA không nhìn thấy bố cục, nhƯng có bố cục. TOA được thực hiện trong một không gian 3 chiều có chiều sâu và tập trung nhiều nhất về vai trò và khả năng người ca sῖ, một nhȃn vật chính duy nhất và dưới góc nhìn rất chi tiết và sắc nét về cô.
Trong suốt một không gian rộng lớn bao trùm suốt 3 tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ, mỗi đoạn phim được coi như một Object được định hướng (oriented) theo cách nhìn khác nhau nhƯng hài hòa (harmonious) toàn diện với chủ đề TOA. Khi so sánh với một cảnh cố định video của một Trung tȃm trên sân khấu với hai hoặc ba ống kinh mà đôi khi tiếng hát của ca sῖ trong video không synch’ed, hình ảnh các ca sῖ không thể hiện hết mức thì thực hiện TOA vất vã hơn nhiều. TOA trở thành một đời thường của nữ ca sῖ Hoài Trang, những bài nhạc của cô với lời lẽ thật đơn sơ như bài Quê Mẹ được saigonfilms thu hình với kỹ thuật thực nhất (realistic) tại một địa danh tại Carmel
Việc TOA hay MTOr được chấp nhận bước vào Thư Viện QH Hoa Kỳ và đuợc lưu trữ tại đȃy đã trở thành một ký ức mãnh liệt không bôi xóa được cho cả saigonfilms và Hoài Trang. Ɖó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nghệ thuật thứ bảy Việt Nam một tác phẩm phim nhạc Việt Nam được cơ hội sánh mình với hằng trăm triệu tác phẩm khác trên đất Hoa Kỳ và thế giới. Công chúng (public) sẽ được nghe tiếng hát của Hoài Trang và theo dõi từ cử chỉ và nét đẹp trên khuôn mặt của cô khác hẳn trên một sȃn khấu đầy hào nhoáng làm phai nhạt đi nét đẹp tự nhiên đó. Saigonfilms vô cùng vinh dự hoàn tất một tác phẩm đầy thương yêu và với nhiều kỳ vọng khao khát, với lời thề hẹn cho dù 2 năm, 3 năm hay đến bất kỳ bao lâu TOA hay MTOr phải hoàn tất tốt đẹp nhất. Tất cả vinh dự này của saigonfilms chính là bắt đầu từ sự khả ái và tài năng khiêm nhường của một người phụ nữ, là ca sῖ khả ái Hoài Trang, Ɖóa Hồng Portland, Oregon và là Mùa Thu Oregon đã đến với saigonfilms từ mùa thu năm 2011.
Hoàng Hoa
03/24/2013
Mountain View, Ca

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

BỐN MƯƠI MỐT NĂM - THIÊN THU CÒN MÃI.

Bình Long Anh Dũng.


Nguồn : Lấy tro tàn An Lộc – Viết chiến sử Bình Long
 
 
 

Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã từng để lại những danh ngôn bất hủ :

Đừng nghe những gì cộng sản nói…

Đồng thời ông cũng đã đặt tên cho các chiến thắng lừng lẫy của quân dân miền Nam năm 1972.

Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng và Trị Thiên Vùng Dậy.

Bây giờ sắp qua bốn mươi năm sau cuộc chiến mùa hè 72 xin quý vị cùng chúng tôi, lấy tro tàn An Lộc để viết chiến sử Bình Long. Món quà Xuân của người Việt hải ngoại năm. Nhâm Thìn sẽ là bộ DVD Bình Long Anh Dũng. Trong chiến tranh Việt Nam chúng ta có 4 bộ phim tài liệu cần thực hiện. Mậu Thân 68, Quảng Trị mùa hè 72, Bình Long Anh Dũng và Giọt nước mắt 75. Chúng tôi đã hoàn tất cuốn Quảng Trị mùa hè 72. Bây giờ đến cuốn Bình Long. DVD Quảng Trị là bản hùng ca của miền Nam về trận tấn công lấy lại Cổ thành và khúc khải hoàn ca là bài Cờ bay. Rất tiếc không có bài ca nào cho trận Bình Long nhưng đây chính là một trận phòng thủ thắng lợi oai hùng nhất của miền Nam. Các đơn vị lớn nhỏ gồm mọi binh chủng của địch là 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn đặc công tổng cộng 40 ngàn quân. Phía ta có 2 sư đoàn và các đơn vị tăng cường với quân số trên 20 ngàn chiến sĩ. Trận đánh vây quanh thị xã An Lộc vỏn vẹn có 3 cây số vuông với khoảng 25 ngàn dân kéo dài 67 ngày khốc liệt hoàn toàn cô lập. Thị trấn chịu pháo chục ngàn trái mỗi ngày và không thể tải thương, không có tiếp tế suốt 2 tháng. Tất cả tiếp liệu đều phải thả dù cho đến khi được giải tỏa. Trước cuộc vây hãm, Bình Long đã mất một trong 3 quận là thị trấn Lộc Ninh. Khi bắt đầu bị bao vây Bình Long bị cắt đứt với quận Chân Thành. Riêng con đường huyết mạch là quốc lộ 13 bị chiếm giữ bởi 9,000 địch
quân thuộc sư đoàn công trường 7 và trung đoàn pháo toàn lính Bắc Việt. Thế giới coi An Lộc là một thử thách tương đươngvới trận Điện Biên Phủ khi Pháp bị vây hãm tại biên giới Lào năm 1954. Sự tương đồng là cộng sản đem toàn lực vây hãm Điện Biên Phủ 1954 như đã vây hãm An Lộc 1972. Mở đầu trận địa pháo rồi tiền pháo hậu xung. Sự khác biệt là Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc. Trong khi quân đội Liên Hiệp Pháp phải treo cờ trắng đầu hàng.

Còn thiếu Kontum Kiêu Hùng và Trị Thiên Vùng Dậy, chừng nào lục mạng thấy Hàn sẽ add sau nha!
Ngày 25/11/1972 phát hành bộ tem Bình Long Anh Dũng
Chiến trận xảy ra ngày 05/04/1972. Quân Việt cộng đã dùng 200 ngàn quả đạn đại bác để chụp xuống tỉnh lỵ An Lộc rộng khoảng 10 ngàn cây số. Cuộc bao vây kéo dài đến ngày 13/06/1972 và việt cộng thực hiện bằng pháo binh. Quân số bao vây khoảng 40 ngàn người. Với quân số trên dưới 10 ngàn binh sĩ, cùng với các lực lượng tăng viện, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu trong suốt mấy mươi ngày đêm dưới mưa pháo, cuối cùng đã đánh bật quân việt cộng và tỉnh lỵ An Lộc đã hoàn toàn được giải tỏa. Tầm vóc của trận Bình Long An Lộc tương đương với trận Stalingrad (thời đệ nhị thế chiến) khi quân Đức quốc xã bao vây quân Liên Xô vào đầu thập niên 40. Thật xứng với danh xưng An Lộc Bình Long anh dũng, là trang sử sáng chói của quân dân miền Nam Việt Nam và Quân sử thế giới hiện đại trong thập niên 70 cũng như mãi mãi về sau.
DANH SÁCH 61 TƯ SĨ BIÊT ĐỘNG QUÂN TẠI AN LỘC BÌNH LONG
Họ và Tên Số Quân Đơn Vị Ngày Tử Trận
1 TS Nguyễn Ph An 51/107…. ĐĐ4 TĐ52BĐQ 11/5/1972 2 B1 Nguyễn tuấn Anh 71/128548 TĐ31BĐQ 25/05/1972 3 Trần trọng Nhân 68/104289 BĐQ 15/04/1972 4 B2 Đặng văn An 69/149840 TĐ31BĐQ 13/06/1972 5 B1 Trần văn Ba 71/383565 TĐ36BĐQ 11/6/1972 6 B1 Nguyễn văn Cảnh 74/105691 TĐ31BĐQ 18/06/1972 7 Điểu Cao TĐ74BĐQ 7/1972 8 TS1 Nguyễn Chuyên 73/217507 ĐĐ1 TĐ36BĐQ 15/04/1972 9 B2 Chu văn Cường 74/114054 TĐ31BĐQ 27/05/1972 10 TH S Lê văn cường 64/125135 ĐĐ4 TĐ52BĐQ 16/05/1972 11 HS Nguyễn văn Đang ĐĐ2 TĐ52BĐQ 11/5/1972 12 TS Nguyễn văn Đông 71/103521 TĐ36BĐQ 7/5/1972 13 B2 Trịnh Dũng 73/108848 BCH TĐ52BĐQ 11/5/1972 14 HS Nguyễn văn Được 69/125616 TĐ36BĐQ 10/5/1972 15 HS Dương xú Há 62/179159 TĐ36BĐQ 11/6/1972 16 HS1 Lê ninh Hải 64/189822 TĐ36BĐQ 3/7/1972 17 HS Đỗ văn hai 72/102446 BCH TĐ52BĐQ 7/6/1972 18 ĐU Lê văn Hiếu 65/145324 ĐĐ1TD52BĐQ 13/05/1972 19 HS1 Nguyễn văn Hoài 66/400108 BCH TĐ52BĐQ 1606/1972 20 B2 Trần Hoài 74/109370 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 8/5/1972 21 Nguyễn văn Hưởng 73/123516 ĐĐ2 TĐ52BĐQ 2/5/1972 22 B1 Trần đức Lân 61/578478 TĐ36BĐQ 5/5/1972 23 B2 Nguyễn Bá Long 72/147048 TĐ31BĐQ 11/6/1972 24 B2 Hà văn Lượng TĐ36BĐQ 11/6/1972 25 B2 Hồ văn Mão 69/106734 TĐ36BĐQ 10/5/1972 26 B1 Nguyễn văn Nam 74/112571 ĐĐ2 TĐ52BĐQ 11/7/1972 27 Phan văn Nam 63/122313 TĐ36BĐQ 11/5/1972 28 TR U Tr Đình Phúc 69/209955 TĐ52BĐQ 19/05/1972 29 HS1 Phương 74/521330 TĐ52BĐQ 11/5/1972 30 B2 Nguyễn văn Quang 71/126277 TĐ36BĐQ 7/6/1972 31 HS1 Nguyễn văn Sơn 66/151819 TĐ36BĐQ 14/05/1972 32 B1 Nguyễn văn Sơn 66/128548 TĐ36BĐQ 20/05/1972 33 HS Phạm Hắt Sơn 69/124285 ĐĐ2 TD52BĐQ 23/05/1972 34 HS1 Đinh văn Song 70/109172 ĐĐ2 TĐ36BĐQ 15/06/1972 35 B2 Kiều văn Tách 73/111521 TĐ36BĐQ 17/05/1972 36 TH T Nguyễn Minh Tâm 63/111171 ĐĐ1 TĐ36BĐQ 15/04/1972 37 HS1 Hồ văn Tám ĐĐ1 TĐ52BĐQ 8/6/1972 38 B2 Đỗ ngọc Tâm 72/149960 TĐ31BĐQ 22/05/1972 39 B1 Lê Thạch 72/204083 TĐ31BĐQ 27/05/1972 40 HS Nguyễn văn Thanh 69/108099 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 22/05/1972 41 HS Lê văn Thọ 73/111046 TĐ31BĐQ 14/05/1972 42 HS Nguyễn văn Thơm 72/105570 TĐ36BĐQ 13/06/1972 43 HS1 Trần văn Thuỷ 69/156326 Đ36BĐQ 12/5/1972 44 HS1 Vũ Đình Thuỵ(Thi) ĐĐ3 TĐ52BĐQ 13/05/1972 45 Đỗ Ngọc Tiến 74/189540 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 12/5/1972 46 B2 Trần văn Tính 72/112416 TĐ36BĐQ 3/5/1972 47 B1 Đinh Bá Tòng 63/108883 TĐ36BĐQ 21/06/1972 48 TS Nguyễn văn Trường TĐ52BĐQ 8/6/1972 49 B1 Trần văn Tuy 73/114120 TĐ36BDQ 13/06/1972 50 B2 Phạm Văn 73/225395 ĐĐ4 TĐ52BĐQ 14/05/1972 51 Vô danh Nhảy Dù 7/1972 10 hài cốt vô danh Tổng cộng 61(sáu mươi mốt) Hài cốt

Thành phố An Lộc trước cuộc chiến
Thành phố An Lộc trong cuộc chiến
 
Bình Long, mùa hạ nhớ
Thương tặng Đoàn Bạch Yến
Có đôi lần em nói với anh
Mùa hạ thường mang nhiều nhung nhớ
Quê mẹ Bình Long thương sao màu đất đỏ
Rừng cao su thẳng đứng buổi chiều xanh

“Đại Lộ Hoàng Hôn“ bóng lá nghiêng mình
Nơi cuối dốc tượng Chúa buồn vạn thuở
Nhớ không anh những trưa hè rực rỡ
Tiếng ve sầu rộn rã những hàng cây

Giọt nắng xôn xao nỗi nhớ đong đầy
Làm sao lạc con đường “Chân Trời Tím“
Trong mỗi chia ly có điều bịn rịn
Đến bao giờ trở lại tuổi thơ ngây

Em sẽ không quên những tháng cùng ngày
Vào Hưng Chiến, về Thanh Lương thăm bạn
Buổi sáng tinh mơ, buổi chiều chạng vạng
Ao học trò hai buổi bướm hoa bay

An Lộc nhìn lên thành phố chân mây
Là Hớn Quản, và con đường phượng đỏ
Rừng lá cao su ngút ngàn mắt ngó
Đợi em về thăm Thác 4 năm xưa

Về hướng Lộc Ninh ghé Quán Biên Thùy
Uống chút ruợu cho nồng môi lãng tử
Bụi đỏ mang mang bước chân người lữ thứ
Hãy ở lại đây uống hết ân tình

Đến phi trường cô chủ quán xinh xinh
Như trái chín trên nửa cành nguyệt lộ
Mái tóc huyền buông mắt nhìn vời vợi
Như đợi một người tận chốn xa xôi

Chợ Cũ âm vang nao nức không rời
Có tiếng hát trong Văn đàn xao xuyến
Em sẽ nằm mơ mà lòng lưu luyến
Ngã tư chiều êm ả tuổi đôi mươi

Phú Đức xum xuê trái ngọt đầu môi
Mùi vú sữa hương sầu riêng bát ngát
Nắng hạ lao xao chim rừng ca hát
Rủ em về Phú Lộc hái chôm chôm

Dù đã mỏi chân Xa Cát, Xa Cam
Em sẽ đến cùng cỏ cây ngày cũ
Hạ trắng đêm naysao lòng em ủ rũ
Bởi xa người, xa lắc một miền quê

Lửa khói điêu linh xương trắng tứ bề
Làm sao khóc khi không còn nước mắt
Quê mẹ Bình Long xót xa cùng khắp
Đã một thời chinh chiến khóc thương nhau

Quốc lộ 13 chan máu đỏ ngập đầu
Có vang dội cũng đổi nhiều xác chết
Xin hãy cho em nguyện cầu tha thiết
Mãi yên bình như tên của quê hương

An Lộc, Bình Long nỗi nhớ khôn lường

Cho em gởi trái tim về bên ấy.
 
Phạm ngọc Phi Mùa hạ 2000

Lính Mỹ nằm ngủ cạnh QL 13 gần An Lộc Con nít đùa nghịch trên xe tăng T54 Việt Cộng 4-10-1973
Chợ cũ An Lộc 1960 Quốc Lộ 13 từ Sài Gòn đi An Lộc, thập niên 1960 Quốc Lộ 13 tới Sài Gòn 1960 Quốc Lộ 13 1969 QL 13 năm 1960
Tư dinh Tỉnh trưởng Bình Long
 
Trẻ em Bình Long 1967
Trụ sở MACV An Lộc

Tịnh xá Ngọc Long An Lộc Tịnh xá Ngọc Bình An Lộc - 1969
Thả dù tiếp tế cho An Lộc 1972 Trực thăng vào An Lộc 1972 An Lộc nhìn từ hướng Nam Xe tăng T54 VC 1972 Tượng Chúa bây giờ 
  Bên trong thị xã An Lộc, 1972
Nhìn về phía đồi Đong Long 1972
Đường vào Quan Loi Đây là nghĩa trang của các chiến sĩ Biệt Cách Dù tử trận tại An Lộc được đồng đội và đồng bào xây dựng tạm cạnh bên Chợ Mới An Lộc sau cuộc chiến 1972. Phòng trồng răng Cẩm Thành gần bên tiệm nữ trang, Chợ Cũ An Lộc 1971 Đi đón dâu ở xóm ga xe lửa, đường vào Nhà thờ cũ của An Lộc
Nhà thờ Bình Long khánh thành tạm sau 1972 T-54 gần tượng đài Ky Tô Vua Tượng đài Ky-Tô Vua cuối Đại lộ Hoàng Hôn sau 1972 Chợ Cũ An Lộc cuối thập niên 1960, nhìn từ đầu dốc Quản Lợi
Trung Học Bình Long trong cuộc chiến mùa hè 1972, 1/3 dãy phòng học và văn phòng THBL phía bên phải đã bị sập mất. A-37 thả bom tại An Lộc, 1972
Trực thăng đổ quân Dù tăng viện cho An Lộc, đồng thời vội vã tải thương binh ra khỏi mặt trận. Máy bay thám thính đánh dấu các mục tiêu oanh tạc tại An Lộc bằng trái khói. Hình chụp từ máy ảnh gắn trên đuôi máy bay. 1970 - An Lộc 42 năm trước đây Trường Tiểu học Thượng An Lộc - Hớn Quản 1921- 1935 Không ảnh An Lộc trước tháng 4-1972, khi cuộc sống còn yên bình An Lộc - giờ tan trường 1972
Dù hơn 40 năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh Bình Long An Lộc không hề phai nhòa trong lòng của đương sự. Hình như nó là vết thương thâm sâu hông thể nao lành lại được, và đôi khi tôi nằm mơ cũng còn thấy Bình Long còn đang anh hùng chiến đấu với VC. Tôi nhớ cái hôm hay tin Lộc Ninh bị rơi vao tay của cộng quân lòng buồn vô hạn. Nhớ không lầm thì trời SG hôm đó mưa rơi tầm tả. Vì có bà con cư ngụ dọc theo đường mòn HCM như Tây Ninh, Lộc Ninh, Bình Long, An Lộc, gia đình tôi luôn ái ngại và khuyên họ phải tản cư về SG, dù sau cũng an ninh hơn. Nghe người quen kể lại thì sau khi Bình Long thất thủ, VC đã đối xử rất tàn nhẫn với đồng bào nhất là đàn bà và trẻ em. Điều đáng buồn nhất là sau 30/04/1975, cả miền Nam đã rơi vào tay địch gây ra cảnh bỏ xứ ra đi của người Việt yêu chuộng tự do và không chấp nhận sự áp bức của CS. Thì ra cái câu 'BL Anh Dũng KT Kiêu Hùng TT Vùng dậy là lời của cố TT Thiệu đã khích động lòng quân dân vao mùa hè đỏ lửa. Cũng đã lâu rồi nên tôi quên mất. Nhớ những cây mai ủng hộ tiền tuyến vao những mùa Xuân cuối cùng của VNCH (1970-1975) thật là buồn bả, với tiếng bom từ xa vọng về thủ đô...


----------------------------------
Sinh Hoạt Cộng Ɖồng Việt Nam Bắc Cali

Tâm Thư

Và Ban Bầu Cử