Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Cơ hội bằng vàng.

Câu nầy của nhà tường thuật thể thao Huyền Vũ để nói về các cơ hội, vận may bị bỏ lỡ. Còn chuyện nước non  trước sự thành công của Cách Mạng Hoa Lài bên Tunisai và Ai Cập thì dân mình nghĩ sao đây?

- Tôi còn nhớ như in, dạo năm 1989 khi Đông Đức và 12 nước Đông Âu trên đà sụp đổ, lúc đó thì Liên Xô chưa tan rã nhưng cũng nguy khốn tới nơi. Xem truyền hình Hoa Sen Liên Xô (lúc đó VC cho coi thoải mái) nhìn cảnh dân chúng Liên Xô xếp hàng ở tại Moskow để mua bánh mì, tivi quay cảnh các cửa hàng trống trơn không còn 1 món ăn nào (vì không còn nguyên liệu) tôi nói với bà xã: “bọn chúng chắc chết tới nơi, mình chuẩn bị tống táng chúng là vừa.” 

- Một ông hàng xóm là cán bộ cấp tỉnh ủy sang chơi, thanh minh: “Anh thấy đó, tôi tuy là cán bộ cấp tỉnh nhưng tôi hoàn toàn không đồng ý với đường lối độc tài, sắt máu của đảng. Năm 1945 tôi là tiểu đoàn trưởng tôi đã phản đối tên chính trị viên trong vụ sát hại hàng trăm tín đồ Cao Đài rồi chôn dưới cái giếng lạng ở Tân Đông Hiệp (Dỉ An, Biên Hoà) nên từ đó tôi bị lưu ý, kiểm điểm, hạ tầng công tác đều đều.”

Chấm dứt câu chuyện anh cán bộ tâm sự: “Mong anh ghi nhận và nhớ giùm tôi, sau nầy có gì (Có thay đổi chế độ) anh làm ơn thanh minh, cứu giúp tôi nhé”. Thời điểm đó bọn CSVN hoang mang và lo sợ vô cùng, nhưng chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội bằng vàng.

 - Lúc đó người dân trong nước và cả người dân Hải Ngoại đã bỏ qua cơ hội tốt đẹp, vì thời điểm đó hầu hết bọn chúng lo chôn dấu tài sản, tẩu tán vàng vòng nữ trang chuẩn bị bôn tẩu vì sợ 1 cuộc đổi đời thì chúng bị trả thù.

- Quốc tế lúc đó cũng không thèm lý đến Việt Nam, Hoa Kỳ bỏ quên Việt Nam, Trung Cộng và Liên Xô thì sống dở, chết dở đâu còn chi viện gì cho đàn em. VC lúc đó yếu xìu, ai xô cũng ngã. Chúng ta đã bỏ lỡ 1 cơ hội bằng vàng để “Đổi Đời” mà ít tốn máu xương.

- Nhưng ngày nay có người lại bàn: “Bây giờ cho dù Cách Mạng Hoa Lài Tunisia, Hoa Sen Ai Cập thành công rực rỡ, nhanh chóng, ít tốn hao sinh mạng, nhưng Việt Nam mà muốn lật VC thì khó trăm lần so với các nước Bắc Phi kia”. Vì sao?

- Vì hiện nay do thế giới muốn ổn định, muốn cạnh tranh đầu tư, nên Quỹ Tiền tệ Quốc Tế, Ngân hàng Quốc Tế, Hoa Kỳ, nhiều nước Châu Âu chi viện cho VN mỗi năm hàng mấy tỉ USD thì khó sụp lắm!!!

- Nhiều cơ hội CSVN  sụp đổ mà Quốc Tế và Mỹ cứu vớt, không cần biết đến lòng mong muốn của toàn dân Việt là làm sao cho bọn bán nước, hại dân nầy sụp đổ!!!

- Nhưng có phải vì thế mà bi quan chăng?  Không, hoàn toàn không, mà muốn thực hiện công cuộc Cách Mạnh thì phải nghiêm túc, mày mò, chịu khổ sở nhọc nhằn, kết hợp toàn dân thì sẽ  làm nên chuyện.

-  Muốn làm cho CSVN sụp đổ thì chúng ta phải phải làm gì những gì? Xin trình bày một cách giản dị, bởi vì bài viết chủ yếu là dành cho Nông Dân và Công Nhân, thành phần chiếm trên 90% nhân số tại Việt Nam. Như một nhà phân tích Tây Phương đã từng nói: “Tương lai làm cho Cộng sản sụp đổ là do Dân Miền Tây” cũng  có thể đúng lắm vì nhiều cuộc nổi dậy gần đây xuất phát từ 6 tỉnh Miền Tây:

1- Phải cắt cái bầu sửa Quốc Tế và Mỹ đi trước đã. Đồng thời vạch ra cho thế giới biết là CSVN tàn ác không thua Al Quaeda, Mafia, Đức Quốc Xã để người ta xa lánh chúng. Điều nầy do người Việt Hải Ngoại và Quốc nội cùng hợp tác thì sẽ thành công. Công cuộc vận động xuống đường của đồng bào Hải Ngoại là để cho toàn thế giới biết được cách cai trị hà khắc, sự xử sự bạo lực như mafia của CSVN như thế nào để họ dần xa lánh và ủng hộ cho dân oan, cho các phong trào Dân Chủ trong nước.

2- Trong nước thì huy động toàn dân dùng ngay chính Hiến Pháp của chúng mà đánh chúng (dù cho Hiến Pháp của chúng đầy rẫy bất công) như LS Cù Huy Hà Vũ và BS Nguyễn Đan Quế, HT Quảng Độ đã dùng.

3- Hàng ngày kêu gọi mọi người dùng lối tuyên truyền rỉ tai (để chúng khó bắt), dùng ngay báo chí của chúng đang hàng ngày về các tệ nạn xã hội, các vụ quan tham cướp đất, tham nhũng bị lộ từ trên xuống dưới, nội bộ đấu đá, tố cáo lẫn nhau v.v….(xài báo VC không lo bị bắt vì in tài liệu  nước ngoài)

4- Hàng ngày, mỗi người làm 1 việc thôi: “kêu ca chế độ thất nghiệp tràn lan, vật giá gia tăng, xăng dầu lên giá hàng tuần, điện tăng, cúp điện dài dài, học phí phi mã, bữa no bữa đói  v.v…”. Nói rỉ tai cho anh em, bà con, chòm xóm mỗi lần nói 1 người, không nói giữa đám đông không lo bị chụp mũ, tố cáo.

5- Người lớn, nhà giáo bảo ban đám trẻ, khuyến khích chúng thay vì thời gian chơi games, đi nhậu nhẹt , cờ bạc thì dùng Facebook, Twitter, Multiply, Paltalk, cell phone v.v… để liên kết thanh niên, học sinh với nhau tố cáo Việt Gian  tham nhũng, bảo vệ chủ quyền, đòi quyền sống và cơ hội đồng đều, chống xâm lược …. chờ thời cơ thuận tiện, khi toàn dân 1 lòng thì mới nổi dậy tránh bị chết non.

6- Cha xứ, Hoà thượng trụ trì, mục sư quản hạt, giáo phẩm Cao Đài, Hoà Hảo hàng ngày rao giảng nói về nỗi khổ của người dân bị tham nhũng, tệ nạn xã hội, xã hội đen quấy nhiễu, trộm cướp tràn lan, bị chiếm đất, quản chế mất tự do. Than nghèo, kể khổ không lo bị đàn áp.

7- Báo chí, truyền thông phải can đảm vượt lề, tố cáo quan tham, xã hội ung thối, giáo dục và đạo đức suy đồi.Mỗi ngày, mỗi người làm 1 điều thiện cho gia đình mình và xã hội mình tốt đẹp hơn băng hành động, lời nói trung thực, không vì miếng cơm manh áo mà bẻ cong ngòi bút, lương tâm bị cắn rứt ngày đêm.

- Chuẩn bị xong 7 bước, đừng chờ cơ hội, vì cơ hội luôn đến bất ngờ. Đôi khi chỉ 1 lý do nhỏ cũng làm sụp cả một chế độ như vụ tự thiêu của anh sinh viên Mohamed Bouazizi  tại Tunisia.[i]

- Chúng ta không kêu gọi bạo động, nhưng sự đàn áp gia tăng mỗi ngày thì nồi xúp de (chaudière) phát nổ tự nhiên không cần ai kích động, ai cố tình chận bánh xe lịch sử thì sẽ bị nghiền nát dưới bánh xe đó[ii]. Theo tôi ông Nguyễn Minh Cần là  một người ái quốc, không đồng tình với đường lối “Bạo Động”, làm thiếu cân nhắc chớ không phải bàn lui như vài người nóng tính vội kết luận.

- Chứng minh trong thời gian gần đây đã có những nhân vật khả kính đã nhận định về Nhân Quyền và sự cai trị bằng Bạo Lực như sau:

-Hành động và lời nói của các vị lãnh tụ tôn giáo kêu gọi lòng nhân ái nhưng vô uý, không khuất phục bạo lực:

1-Đức Giáo Hoàng John Paul II kêu gọi giáo dân đừng sợ: Lời nói nổi tiếng của Ngài trước cả triệu người trên Quảng trường Chiến Thắng trong dịp hành hương về đất mẹ Ba Lan còn là cộng sản, trong năm 1979, vẫn luôn luôn hiện hữu với dân tộc Ba Lan: “Xin Đức Chúa hãy hiển linh – Để thay đổi diện mạo của đất – Mảnh đất này!” và “Các con đừng sợ hãi!”.[iii]

2- HT Thích Quảng Độ kêu gọi đừng khuất phục bạo lực: [iv]

Tôi nguyện sẽ không bao giờ khuất phục
Những kẻ chỉ biết tin nơi bạo lực
Nuôi hận thù và giết chết tình thương
Đường tôi đi- buổi sáng nay
Tràn ngập ánh thái dương
Và cảnh vật reo vui chào tiễn biệt

3-Tu sĩ Huệ Thọ Phật Giáo Hoà Hảo kêu gọi Bất Bạo Động:[v]

"Tình trạng Đạo Tràng bị khủng bố như thế này thì không biết thời gian sắp tới sẽ như thế nào! Bởi vì chúng tôi chỉ là người tu hành, chỉ làm từ thiện xã hội thôi. Những tiếng kêu than của đồng đạo nơi đây cùng những lời phẫn uất của đồng bào chung quanh đây đã ngút tận trời xanh, nhưng không biết phải làm như thế nào!"… tôi mới nói với Thượng tá công an Bùi Đức Hồng rằng  “Anh Hồng ơi, đừng xúi lực lượng công an tràn vào, vì mấy anh kia vô tội, còn anh là người chỉ đạo. Anh có ngon thì vô đây, còn can xăng này tôi với anh ‘cưa hai’. Anh nhiệt tâm về Đảng, tôi nhiệt tâm về Đạo, hai anh em mình cưa hai”, thì ông Hồng bỏ đi.

4- Linh Mục Nguyễn Văn Lý kiên trì tranh đấu cho Tự Do, Nhân Quyền:[vi] “Ngày 01-01-2011, tôi đã phát đi LỜI KÊU GỌI TIẾN HÀNH GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ CS, ĐỂ THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG VIỆT NAM THĂNG TIẾN HÒA BÌNH, bắt đầu từ đầu tháng 01-2011. Lời Kêu Gọi này đã phù hợp lòng mong đợi của Đồng bào bao năm nay, nên đã được đông đảo Đồng bào hết lòng phấn khởi quyết tâm tiến hành Quốc vụ trọng đại và cao cả này.” 

4- Nhà Cách Mạng Nguyễn Thái học nói một câu để đời: “Không thành công thì thành nhân” nếu ai cũng nhát sợ, cũng  lo không thành công thì Việt Nam đã lệ thuộc Tây trọn đời chớ không phải 80 năm thuộc điạ. Nếu ai cũng sợ Tàu mạnh, lớn gấp trăm lần Việt Nam thì ngày nay dân mình nói tiếng Tàu hết cả rồi. Yếu nhưng có sức mạnh toàn dân thì không sợ bất cứ thế lực nào cả. Mạnh nhưng bạo tàn, dù có lực lượng như Hồng Quân và Công An nhân dân  Liên Xô hàng 3,4 triệu quân mà vẫn sụp đổ chưa đầy một tháng và kèm theo là cả một khối Cộng sản Đông Âu gồm 12 quốc gia sụp đổ theo.[vii]

Ngay từ bây giờ những người yêu nước phải lập ra các kế hoạch chi tiết để ứng phó với mọi tình huống xảy ra, CSVN thô bạo trấn áp, biện pháp ứng dụng theo thời cơ. Soạn thảo kế hoạch bình định an dân, tiểu trừ  trộm cướp và  bọn cơ  hội sau Cách Mạng nhằm bảo đãm tính mạng tài sản dân lành, truy thu tài sản bất chính của tập đoàn Việt Gian CS, biện pháp bảo đảm an toàn áp dụng với các công ty Quốc Tế , tái lập Ngoại Giao rộng rải với các cường quốc Tây Phương, Hoa Kỳ và Trung Quốc, Asean sau Cách Mạng phải làm gì. Bởi vì dẹp xong nội thù phải lo ứng phó với ngoại xâm phương Bắc.

 Bởi vì sau Cách Mạng mà nằm ngủ quên trên chiến thắng để cho bè lũ độc tài trở lại trên 90% trong bộ máy cai trị như Nga trong thời điểm 1991thì cũng nguy hại vô cùng.

Tóm lại cơ hội bằng vàng 22 năm mới đáo lại một lần, chúng ta không có quyền bỏ lỡ, nhưng cũng phải thận trọng, đặt kế hoạch chu đáo, toàn dân (nông dân và công nhân là lực lượng chủ yếu) đồng loạt nổi dậy, tôn giáo một lòng, quân dân đoàn kết (phải lôi kéo lực lượng Quân Đội Nhân Dân và CAND đứng về phía Cách Mạng, trong ngoài nhất trí (Hải Ngoại và Quốc Nội đoàn kết thật sự) thì sự thành công là trong tầm tay của chúng ta.

Long Điền 3.4.2011

[i] -http://baotoquoc.com/2011/02/13/sau-hoa-lai-tunisie-da-co-hoa-sen-t%E1%BA%A1i-ai-c%E1%BA%ADp-con-hoa-gi-s%E1%BA%BD-n%E1%BB%9F-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam/  Sau Hoa Lài Tunisie đã có Hoa Sen tại Ai Cập , còn hoa gì sẽ nở tại Việt Nam? Bài của Long Điền

[ii] http://danbao1.wordpress.com/2011/03/01/khong-ai-d%C6%B0%E1%BB%A3c-dua-v%E1%BB%9Bi-cach-m%E1%BA%A1ng-va-n%E1%BB%95i-d%E1%BA%ADy/  Không ai được đùa với cách mạng và nổi dậy của Nguyễn Minh Cần



[iii] http://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=19904  Giáo Hoàng John Paul II, người Ba Lan vĩ đại nhất

[iv]http://www.lytuongnguoiviet.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2217:i-lao-hoa-thng-thich-qung--gi-thong-ip-chia-vui-n-gii-nobel-hoa-binh&catid=45:pht-giao&Itemid=123 HT Quảng Độ ủng hộ cho giải Nobel Hoà Bình

 “Đối với toàn thể nhân dân trong thế giới, đặc biệt với những ai đang bị đàn áp và mất tự do, đây cũng chính là ngày họ được hưởng tự do, ngày tự do cho chính chúng tôi, nên chúng tôi hân hoan mừng đón ngày này. Lòng tôi ở cùng bà trong ngày hôm nay, bởi vì bản thân tôi đang trải qua ba thập niên sống cảnh tù đày chỉ vì tôi mong cầu dân chủ cho nhân dân tôi, và hiện tôi đang còn bị quản chế tại thành phố Saigon”.

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

csVN bắt người trái pháp luật còn lật lọng vu cáo
Tạ Phong Tần

Hai hôm liên tục (02/3 và 03/3/2011), buổi trưa nào cũng có người đến đấm cửa nhà tôi đang ở ầm ầm. Hàng xóm của tôi cho tôi hay rằng đó là một nhóm hơn chục người có đủ sắc phục, xanh, vàng, xám (dân phòng), 5-6 thanh niên mặc thường phục (là những kẻ thường xuyên xuất hiện xưng là CA TPHCM mỗi lần bọn chúng bắt cóc tôi), kèm theo 1 cái xe 4 bánh màu đen (xe 113) đậu gần đó. Riêng ngày 02/3/2011, kẻ đấm cửa là một người cao lớn mặc sắc phục rằn ri.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 04/3/2011, tôi đang đi ngoài đường Trần Quốc Toản thì nghe có người gọi sau lưng, quay lại thấy người gọi là thiếu tá Nguyễn Văn Riết (CSKV CAP8 Q3). Tôi hỏi: “Hôm trước anh nói đưa giấy mời tôi lên phường làm việc, tôi lên thì anh bỏ chạy, giờ muốn gì mà kêu réo nữa?”. Ông Riết nói: “Trên quận kêu tôi đưa giấy mời thì tôi đưa chớ tôi không muốn gì hết. Chị nhận giấy ký nhận dùm tôi”. Tôi cầm giấy xem thì thấy giấy mời của Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra CAQ3 là ông Thượng tá Nguyễn Văn Chiến ký, mời tôi lúc 8 giờ ngày 4/3/2011 (tức là tôi phải đi ngay lúc đó). Lý do mời “Để hỏi nội dung CAP8/Q3 mời bà tới CAP8/Q3 làm việc và nội dung sự việc xô sát giữa bà với CAP8/Q3” (ghi lại nguyên văn, kể cả lỗi chính tả). Tôi nói: “Đưa thì tôi nhận, không ký kiếc gì hết. Thông báo cho anh biết là tôi không rảnh để đi hầu các anh những chuyện vớ vẩn như thế này nhé”. Ông Riết đưa giấy cho tôi và nói: “Chị muốn đi lúc nào thì tùy ý chị”.

Nguyên ngày 25/2/2011 và ngày 27/2/2011, bọn an ninh PA35 CA TPHCM mặc thường phục đã dùng vũ lực bắt tôi trái pháp luật, lôi tôi đến trụ sở CAP8 Q3 nhốt tôi trong phòng trên lầu từ sáng sớm đến chiều tối, kể cả ngày chủ nhật chúng cũng cản trở không cho tôi đi lễ nhà thờ, tôi đã có bài tường thuật sự việc tựa đề “Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục chà đạp quyền con người, quyền tự do tôn giáo”. Bây giờ, theo giấy mời này thì an ninh PA35 mặc thường phục được ông Thượng tá Nguyễn Văn Chiến phù phép thành CAP8/Q3, hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước bắt người trái pháp luật của bọn an ninh PA35 biến thành CAP8/Q3, cả một lũ súc sinh đầu trâu mặt ngựa an ninh PA35 bọn chúng “ào ào như sôi” xông vào bắt tôi ầm ĩ cả khu phố lại biến thành “xô sát” với CAP8/Q3, còn thủ phạm là an ninh PA35 thì biến đi đàng nào mất dạng.


Thật là đê tiện và bỉ ổi, với tôi thì chúng giở thủ đoạn “ném đá giấu tay”, với cán bộ CAP8 Q3 thì chúng dùng chiêu “gắp lửa bỏ tay người”. Bọn chúng bắt cóc tôi ném vào xe, hành động như một lũ côn đồ, xã hội đen có giấy phép thì chúng “đổi trắng thay đen” thành: Tôi- một phụ nữ đơn thân độc mã tay không tấc sắt đã đánh nhau lung tung (sô xát) với cán bộ CAP8 Q3. Trong khi từ đầu đến cuối hành vi dùng vũ lực khủng bố man rợ đối với tôi đều do bọn an ninh PA35 thực hiện, thời gian chúng nhốt tôi bên trong trụ sở CAP8 Q3 cũng đều do chúng dùng vũ lực khống chế tôi. Thiếu tá Nguyễn Văn Riết gặp tôi thì bỏ chạy, Đại úy Bùi Duy Hải gặp tôi đứng nhìn từ xa nhe răng cười kiểu cầu tài, Thiếu úy Nguyễn Trường Thành thì chỉ nói được một câu: “Nghe tên chị đã lâu bữa nay mới biết mặt. Em có biết gì đâu, chị đừng nhè ngay em mà nói. Tội nghiệp em”. Không một cán bộ CAP8 Q3 nào dám léo hánh lại gần tôi, trừ Nguyễn Trường Thành thì không ai nói câu gì.

Tôi, Tạ Phong Tần, với tư cách cựu CSKV, cựu CSĐT, cựu đồng nghiệp của các anh CAP8 Q3 và các anh CSĐT CAQ3, tôi kêu gọi các anh hãy nhìn vào trường hợp của tôi để thấy bản chất hèn hạ đê tiện của những kẻ ra lệnh cho các anh hành xử trái pháp luật với tôi. Các anh là những người có họ tên, có cấp bậc rõ ràng, có nhà cửa, có vợ con vì các anh đang sống gần dân, sống với nhân dân. Bọn chúng làm sai rồi đổ vạ cho các anh “giơ đầu chịu báng”, các anh là những người phải chịu trách nhiệm với nhân dân, còn bọn đê tiện ra lệnh cho các anh chúng rút vào xó tối trốn tránh trách nhiệm ngay lập tức. Các anh đừng nên vì vài triệu đồng lương mà nghe lệnh bọn bất lương hèn hạ chỉ biết khủng bố dân lành. Quay đầu là bờ, ngày hôm nay quay đầu vẫn còn chưa muộn.

Kể từ hôm nay (04/3/2011) tôi long trọng tuyên bố:

1 - Trong bất cứ trường hợp nào tôi bị bắt, đều là do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vu cáo và bịa đặt để bịt miệng tôi- kẻ đã công khai dám tố cáo tội ác man rợ của nhà nước Việt Nam và bộ máy tay sai;

2 - Nếu tôi bị tai nạn hay chết vì bất cứ lý do gì, thủ phạm đều do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực hiện trực tiếp hay gián tiếp;

3 - Trong trường hợp tôi chết, xin quý thân bằng quyến thuộc đừng nghe lời phỉnh phờ của bất cứ ai mà hỏa táng xác. Tử thi phải được khám nghiệm và kết luận bởi một tổ chức khoa học nước ngoài để đảm bảo tính khách quan;

4 - Đừng bao giờ đem xác tôi về quê, hãy đem đến nơi cần đến để kêu đòi công lý;

5 - Cái kệ sách của tôi đang dùng là của Luật sư Nguyễn Quốc Đạt, xin mang trả cho Đạt dùm. Số sách trong đó gồm: 7 quyển từ điển tiếng Hoa và các sách tiếng Hoa; 7 quyển Kinh thánh và các sách về tôn giáo; một số sách văn học cổ điển Trung Quốc, sách học làm người, sách luật, sách và vở ghi ghép chương trình Cao cấp lý luận chính trị Mác-Lê, sách linh tinh khác… tôi tặng lại cho Tu viện DCCT VN sẽ hữu ích hơn;

6 - Quần áo của tôi, trừ mấy bộ áo dài, xin gởi về cho em gái tôi, còn lại tôi tặng cho người nghèo, ai sử dụng được thì sử dụng. Tôi còn có được mấy bộ áo dài, các em tôi, nhờ ơn nhà nước XHCN nên đều thất học, dốt nát vì nghèo đói. Tôi không còn tài sản gì khác, tất cả đều bị cái nhà nước ăn cướp này chúng nó ăn cướp hết rồi;

7 - Tôi thà chết để bảo vệ quyền con người của tôi, chớ tôi không bao giờ cúi đầu khuất phục một cái nhà nước bất lương “hèn với giặc, ác với dân”. Hy vọng người dân Việt Nam được đứng thẳng làm Người.

Sài Gòn, ngày 04/3/2011
Tạ Phong Tần
Nguồn: Blog Sự Thật và Công Lý, ngày 04/03/2011

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

Triển Khai Dự Án Z30A Xuân Lộc
Quan Điểm Việt Nam 2011
03/03/2011

Cho đến hôm nay, chúng ta đã xem qua rất nhiều bài viết, các bài phóng sự về cuộc cách mạng tại Bắc Phi gồm Tunisie, Ai Cập, Bahrain, Yemen, và tại Libya. Mỗi nơi mang tính cách mạng riêng biệt nhau, không nơi nào giống nhau, nhưng tổng quát đó là cuộc cách mạng mang tính toàn dân không vũ trang, chỉ riêng tại Libya hoàn cảnh cách mạng có khác và dĩ nhiên kết quả sẽ khác. Tại Ai Cập chính quyền Mubarack là một đồng minh thân cận của Mỹ trong suốt 30 nǎm qua, quân đội Ai Cập phần lớn được Mỹ trang bị và viện trợ vũ trang nên việc Tổng thống Ai Cập Mubarack có ra đi, Mỹ vẫn còn duy trì được mối liên hệ tốt đẹp với quân đội. Mỹ đã lên tiếng ủng hộ sự đòi hỏi chính đáng của toàn dân Ai Cập cho một chế độ dân chủ cho đất nước Ai Cập điều này thực tế mà nói để chinh phục lòng dân Mỹ bắt buộc thay thế TT Mubarack. Ai Cập từng là nơi Napoleon I đã chinh phục, nơi quân đoàn Bắc Phi của Rommel từng chiếm đóng vì nằm vào vị trí chiến lược phía nam Địa Trung Hải nhìn lên phía Bắc là phía nam Nga Sô, bán đảo Ý. Ai Cập khống chế cửa ngỏ ra vào kênh Suez kéo dài xuống vùng Sừng Phi Châu ǎn thông ra Ấn Độ Dương và mật thiết ảnh hưởng đến lực lượng hải quân hạm đội 5 của Mỹ và lực lượng hải quân của Iran. Ai Cập có một dân số khoảng 86 triệu người (tương đương dân số Việt Nam) vì vậy tiềm lực con người rất đáng kể, nếu Ai Cập rơi vào tay Al Qadda, chắc chắn Mỹ và Do Thái rơi vào hiểm địa. Vì vậy, Mubarack cần phải ra đi như một chọn lựa tối hậu. Có điều, Mubarack có thể đoán biết trước kết cục nên đã chọn Phó Tổng Thống giữa cơn hổn loạn lại chính là một cựu sĩ quan tình báo từng làm việc rất chặc chẽ với Mỹ nên việc chuyển giao quyền lực cho Hội Đồng Tối Cao Quân Đội rất dễ dàng. Người ta nhìn thấy quân đội Ai Cập không tấn công dân chúng biểu tình một phần do các cách thức người dân chinh phục các sĩ quan quân đội Ai Cập và cũng không hề có ý định lật đổ hay thanh toán Tổng Thống Mubarak. Rất trái ngược với các tướng tá Việt Nam nǎm 1963 trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã lật đổ Tổng Thống Diệm và giết chết ông trong khi ông là một tù binh trong xe thiết giáp, không có một tấc sắt trong tay, và không được có một lời trǎn trối! Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm quả là một nổi nhục của cả dân tộc Việt Nam, vì ông đã không có một công lý xét xử cho dù với bất cứ tội danh nào!
Người Mỹ có chính sách ngoại giao riêng của họ, họ không xúi giục một cuộc nổi dậy tại Ai Cập, họ khuyến khích, phê bình một sự sửa chữa thay đổi đường lối của các cấp lãnh đạo và người dân có tự do dân chủ và nhân quyền hay không thì họ để cho các cấp lãnh đạo đất nước ấy điều hành. Tổng Thống Mubarack rõ ràng đã làm tốt có lợi cho tương quan Mỹ-Ai Cập trong việc bảo vệ kênh đào Suez, hổ trợ cho chính sách Palestine – Do Thái và phù hợp đường lối Mỹ không chấp nhận khủng bố Al Qadda. Nhưng thời kỳ ấy đã qua, và người Mỹ thấy rằng không thể duy trì sự tồn tại của nhà nước Mubarack trước làn sóng cách mạng đòi dân chủ của toàn dân Ai Cập và họ khôn ngoan chọn đứng về phía người dân Ai Cập. Thật may mắn, TT Mubarack biết rằng sự tồn tại quyền lực của ông đã chấm hết, và người Mỹ biết rằng sự tồn tại mối tương quan giữa họ và lãnh đạo Ai Cập thực sự chuyển hướng đi, nhưng tương quan vẫn tốt đẹp cho dù TT Mubarack không còn nữa. Điều này hoàn toàn khác với Việt Nam Cộng Hoà sau ngày đảo chính TT Ngô Đình Diệm 1963. Cái chết của TT Ngô Đình Diệm chính là một thương tâm, ông chỉ có 9 nǎm cầm quyền chưa được gọi là một thập niên trong khi chế độ Ben Ali của Tunisie và của Mubarack hơn ba thập niên và Gadhafi kéo dài hơn bốn thập niên trên xứ Libya. Ben Ali, Mubarack, Gadhafi có tài sản kết sù hằng nhiều tỉ đô la tại các ngân hàng ngoại quốc, thì TT Ngô Đình Diệm đã sống không có chút tài sản riêng tư nào!
Chúng ta từng tự hào mình là một dân tộc anh hùng, nhưng thực tế có lúc khác nhau. Giữa lúc vận mệnh dân tộc như treo ngàn cân trên sợi tóc, thì toàn dân bị cộng sản Việt Nam bưng bít mọi thông tin với thế giới bên ngoài, các anh chị em bất đồng chính kiến, đấu tranh cho dân chủ bị giam cầm bắt bớ và đánh đập, bỏ vào các nhà tù. Kêu gọi một cuộc cách mạng và nghĩ về các phương thức đấu tranh cho một nền dân chủ thật sự đòi hỏi phải có tổ chức và tinh thần chiến đấu không biết mệt mõi của những người đối lập. Khi làn sóng dân chúng mà đa số là thanh niên cách mạng tại Ai Cập nổ lớn, nhiều trǎm ngàn người đã tụ tập sống và bám trụ tại quảng trường Tahrir người Mỹ đã phân tích cuộc nổi dậy, họ muốn thay thế Mubarack, nhưng làm sao để tìm người đối lập chính quyền Mubarack và phù hợp với chính sách của Mỹ là một câu hỏi lớn. Vấn đề còn gay cấn hơn thế tại Libya khi xứ sở có tiềm nǎng dầu hỏa lớn này lại bao gồm rất nhiều bộ tộc, một lãnh thổ rộng lớn nhưng dân số chỉ có 6 triệu người, trong đó người Tàu đến làm ǎn tại đây lên đến 30.000 người, tính ra cứ 200 người Libya thì có 1 người Tàu. Do đó, tìm một đối lập tại Libya không phải dễ và do đó Mỹ đã quyết định tiến sát đến bờ biển Bắc Phi và cho phi cơ chế ngự vùng trời Libya. Nếu một cuộc biểu tình rầm rộ tại Việt Nam xãy ra và chính quyền đảnh cộng sản Việt Nam lãnh đạo ra tay đàn áp, liệu người Mỹ phản ứng ra sao? sự chọn lựa nào thích hợp? Sự xuống đường biểu tình phải xãy ra ở mức độ nào mới có tính thuyết phục một sự chuyển hướng chính sách Mỹ tại Việt Nam? Liệu có cần phải thay đổi lãnh đạo cộng sản Việt Nam không? Hay các mối tương quan cộng sản Việt Nam và Mỹ vẫn còn tốt đẹp?
Tháng 8 nǎm 2009, một cuộc tập trung giáo dân tại Vinh thuộc Quảng Bình thật qui mô mà con số người ước lượng lên đến hơn 200 ngàn người, nhưng cuộc tập trung ấy chưa phải phản ánh một đấu tranh chính trị, và hậu quả của nó là một sự đầu hàng có điều kiện. Cuộc tập trung lớn ấy có sự chỉ đạo, và mục đích chỉ là đòi hỏi những điều kiện liên quan giáo xứ Tam Tòa và được thoả mãn, nhưng sau đó sự cố Cồn Dầu xãy ra, giáo dân bị đàn áp khốc liệt và chẳng có bất cứ cuộc tập trung nào và giáo dân Cồn Dầu chẳng đạt được các điều kiện nào cho các đòi hỏi của họ. Sự kiện Bắc Giang bột phát nhanh chóng, người dân Bắc Giang không chuẫn bị, không có ý tưởng chính trị, và cuộc bột phát này bị dập tắt dưới vũ lực của công an.
Những nét sơ lược hình dung một bối cảnh Việt Nam để nhận xét rằng, tại Việt Nam bất cứ khi nào cũng có thể xãy ra một bột phát nổi dậy, nhưng nó sẽ bị dập tắt bằng sự thỏa mãn có điều kiện hoặc bị trấn áp dưới vũ lực của công an cộng sản Việt Nam. Người dân không có thông tin dẫn dắt, không giống với cuộc nổi dậy với messages “go2 edsa” qua celluphones của người dân Phi Luật Tân cách đây 25 nǎm khi lật đổ Ferdinand Marcos, hoặc các thông tin trên mạng thông tin xã hội Facebook hoặc Twitter trong cuộc nổi dậy tại Ai Cập. Tóm lại, sự thức tỉnh của người dân Việt Nam rất muộn màng, ý thức về một cuộc đối đầu với cộng sản Việt Nam rất mong manh và trong bất cứ tình huống nào, công an cộng sản Việt Nam luôn sử dụng chiêu thức “tiên hạ thủ vi cường” để dằn mặt dân chúng. Nếu một cái chết của người thanh niên Tunisie đã là ngọn đuốc thiêu hủy chế độ độc tài thối nát Ben Ali thì người ta tự hỏi phải biết bao nhiêu ngọn đuốc tự thiêu ấy tại Việt Nam mới dấy lên cuộc nổi dậy hoàn hảo đem đến sự xụp đổ cộng sản Việt Nam?
(Còn tiếp)
Triển Khai Dự Án Z30A Xuân Lộc

Từ Độc tài tới Dân chủ

Trong một ngôi nhà cũ ở miền Đông Boston một người đàn ông cao tuổi, lưng còng xuống, cặm cụi chăm sóc những cây phong lan quý hiếm trong văn phòng tồi tàn của mình. Chú chó Sally giống Labrador của ông nằm trên sàn giữa đống giấy tờ tài liệu nghiên cứu dõi mắt nhìn theo khi ông đi qua.
Tiến sĩ Gene Sharp chính là người nay được công nhận là tác giả chiến lược đằng sau cuộc lật đổ chính phủ Ai Cập.

Ông Gene Sharp là chuyên gia hàng đầu thế giới về cách mạng bất bạo động. Tác phẩm của ông đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ, và các cuốn sách của ông được bí mật chuyền qua biên giới trốn tránh cảnh sát mật ẩn ở khắp nơi trên thế giới.

Con đường dẫn tới cách mạng

  • Phát triển một chiến lược để giành tự do và một tầm nhìn xã hội mà bạn muốn
  • Vượt qua nỗi sợ hãi bằng những hành động kháng cự nhỏ bé
  • Sử dụng màu sắc và biểu tượng để thể hiện tình đoàn kết kháng chiến
  • Học từ các ví dụ trong lịch sử về thành công của các phong trào bất bạo động
  • Sử dụng "vũ khí" bất bạo động
  • Xác định các trụ cột của chế độ độc tài và phát triển một chiến lược phá hoại từng trụ cột đó
  • Dùng các hành vi đàn áp, tàn nhẫn của chế độ như một công cụ để tuyển mộ người tham gia phong trào của mình
  • Cách ly hoặc loại bỏ khỏi phong trào những người sử dụng hoặc chủ trương bạo lực

Khi ông Slobodan Milosevic ở Serbia và ông Viktor Yanukovych ở Ukraine bị sụp đổ trong các cuộc cách mạng màu tràn qua Đông Âu, các phong trào dân chủ này đều bày tỏ lòng biết ơn trước đóng góp của ông Sharp, nhưng ông vẫn còn ít được biết đến với công chúng.
Bất chấp những thành công này và cả một đề cử giải Nobel Hòa bình vào năm 2009, ông vẫn phải đương đầu với những khó khăn về tài chính thường xuyên, và bị cáo buộc là người của một tổ chức mà thực chất là CIA đứng đằng sau. Viện Albert Einstein đặt trụ sở ở tầng trệt nhà ông thực sự được vận hành bởi sức mạnh và nhân cách của Giám đốc điều hành rất trung thành của ông, Jamila Raqib.

Vào năm 2009 tôi bắt đầu quay một phim tài liệu theo dõi những ảnh hưởng mà tác phẩm của Gene Sharp đem lại. Tôi đã đi từ ngôi nhà trên tầng chót với những cây phong lan thanh bình của ông, qua bốn lục địa và cuối cùng tới Quảng Tahrir, nơi tôi ngủ cùng với những người biểu tình đã đọc tác phẩm của ông bằng đèn pin dưới bóng những chiếc xe tăng.

Gene Sharp không phải là Che Guevara, nhưng ông có thể có ảnh hưởng nhiều hơn bất cứ nhà lý luận chính trị nào khác cùng thế hệ mình.

Thông điệp chính của ông, đó là sức mạnh của chế độ độc tài xuất phát từ sự sẵn sàng vâng lời của những người mà họ chi phối - và rằng nếu người dân có thể phát triển những kỹ thuật để không cho chế độ có được sự đồng ý của mình thì chế độ đó sẽ sụp đổ.

Trong nhiều thập niên qua, người dân sống dưới các chế độ độc tài đã thực hiện một cuộc hành hương đến với Gene Sharp để được tư vấn. Bằng những viết lách của mình, ông đã giúp hàng triệu người trên thế giới giành được tự do mà không cần tới bạo lực. "Ngay khi bạn chọn chiến đấu dùng bạo lực tức là bạn đã lựa chọn chiến đấu chống lại vũ khí tốt nhất mà đối thủ của bạn có, mà bạn phải thông minh hơn thế chứ", ông quả quyết.

"Mọi người có thể hơi ngạc nhiên khi họ đến đây, tôi không nói cho họ biết phải làm gì. Họ phải học làm thế nào để cuộc đấu tranh bất bạo động có hiệu quả với họ vì thế họ phải tự làm điều đó."

Bốc lửa

Để làm điều đó, ông Gene Sharp cung cấp trong các cuốn sách của ông một danh sách 198 "vũ khí bất bạo động", từ việc sử dụng màu sắc và biểu tượng tới các đám tang giả và các cuộc tẩy chay.

Được thiết kế để trở thành công cụ tương đương với vũ khí quân sự, đây là những kỹ thuật được tập hợp từ một nghiên cứu có tính pháp y về phản khang và thách thức đối với chế độ độc tài qua suốt bề dày lịch sử.

"Những vũ khí bất bạo động là rất quan trọng bởi vì chúng cung cấp cho người ta một sự thay thế", ông nói. "Nếu người dân không có những công cụ này, nếu họ không thể nhìn thấy rằng họ rất mạnh, thì mỗi lần như vậy họ sẽ lại quay về với bạo lực và chiến tranh."

Sau khi cuộc nổi dậy Màu Xanh ở Iran năm 2009 nhiều người trong số những người biểu tình đã bị cáo buoojc tại các phiên xử họ đã sử dụng hơn 100 trong số 198 phương pháp của Sharp.

Cuộc đời bất bạo động

  • Sinh tháng 1 năm 1928 tại Ohio
  • Bị bỏ tù chín năm 1953-4 vì phản đối việc bắt nhập ngũ của thanh niên trong Chiến tranh Triều Tiên
  • Albert Einstein viết lời tựa cho cuốn sách đầu tiên của ông - Gandhi Wields the Weapon of Moral Power: Three Case Histories, xuất bản vào năm 1960
  • Luận văn tiến sĩ triết học tại Đại học Oxford D năm 1968 của ông, Chính trị của Đấu tranh bất bạo động, là cơ sở cho một cuốn sách với tiêu đề tương tự, được xuất bản năm 1973
  • Giáo sư (nay là giáo sư danh dự) của Khoa Khoa học chính trị tại Đại học Massachusetts từ năm 1972, trong khi đồng thời giữ vị trí nghiên cứu tại Đại học Harvard
  • Thành lập Viện Albert Einstein vào năm 1983, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy việc sử dụng bất bạo động trong xung đột trên thế giới

Tác phẩm được dịch và phân tán nhiều nhất của ông, cuốn Từ Độc Tài đến Dân Chủ, được viết cho phong trào dân chủ Miến Điện vào năm 1993, sau khi bà Aung San Suu Kyi bị cầm tù.

Bởi vì ông không có kiến thức chuyên môn về đất nước này ông đã viết một hướng dẫn lật đổ chế độ độc tài nói chung. Nhưng điểm yếu của Sharp đã trở thành sức mạnh của cuốn sách. Nó cho phép cuốn sách dễ dàng được dịch và áp dụng ở bất kỳ nước nào trên thế giới, vượt qua biên giới văn hóa và tôn giáo.

Cuốn sách bốc lửa theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen.

Từ Miến Điện, người ta truyền miệng qua Thái Lan tới Indonesia, nơi nó được sử dụng chống lại các chế độ độc tài quân sự ở đó. Thành công của cuốn sách giúp làm sụp đổ chính quyền của ông Milosevic ở Serbia vào năm 2000 và đã đẩy nó vào sử dụng trên toàn Đông Âu, Nam Mỹ và Trung Đông.

Khi nó tới Nga, dịch vụ tình báo Nga đã càn quét nhà và các cửa hàng bán sách này bị đốt cháy rụi một cách bí ẩn.

Người Iran trở nên lo lắng đến mức họ phát một bộ phim hoạt hình tuyên truyền trên TV nhà nước – về ông Gene Sharp âm mưu lật đổ chính phủ Iran từ Nhà Trắng.

Tổng thống Hugo Chavez đã dùng bài phát biểu hàng tuần trên truyền hình của mình để cảnh báo đất nước ông rằng ông Sharp là một mối đe dọa đến an ninh quốc gia Venezuela.

Những bản sao bằng tiếng Ả Rập
Vào thời điểm tôi đến Quảng trường Tahrir, vào ngày 2 tháng Hai, nhiều người được đào tạo theo sách của Sharp đã bị giam giữ. Những người khác bị các cơ quan tình báo theo dõi chặt chẽ và các nhà báo đến thăm họ bị cảnh sát mật giam giữ nhiều giờ đồng hồ. Thiết bị quay của tôi đã bị tịch thu ngay khi tôi hạ cánh.
Khi tôi cuối cùng gặp được một trong những người tổ chức biểu tình ông đã từ chối quay phim ông nói về Sharp. Ông sợ rằng việc biết ở phạm vi rộng hơn những ảnh hưởng của Hoa Kỳ sẽ gây bất ổn cho phong trào, nhưng ông khẳng định rằng cuốn sách đã được phân phát rộng rãi bằng tiếng Ả Rập.

"Một trong những điểm chính mà chúng tôi sử dụng là ý tưởng của Sharp để xác định các trụ cột hỗ trợ cho một chế độ," ông nói. "Nếu chúng tôi có thể xây dựng mối quan hệ với quân đội, trụ cột lớn nhất của hỗ trợ ông Mubarak, để có được họ về phía chúng tôi, thì chúng tôi biết ông sẽ nhanh chóng đi tới hồi kết thúc."

Đêm đó khi tôi nằm ngủ tại một góc của Quảng trường Tahrir một số người biểu tình đã đến cho tôi xem các tin nhắn văn bản mà họ nói là từ quân đội, nói với họ rằng quân đội sẽ không nổ súng. "Chúng tôi biết họ và chúng tôi biết nay họ đang đứng về phía chúng tôi," họ nói.

Một trong những người biểu tình, Mahmoud, được trao các bản sao giấy tờ chuyền tay gồm danh sách 198 phương pháp nhưng ông không biết về nguồn gốc của những phương pháp này. Ông tự hào mô tả bao nhiêu biện pháp này đã được sử dụng ở Ai Cập, nhưng ông chưa bao giờ nghe nói về Gene Sharp.

Khi tôi chỉ ra rằng các loại vũ khí bất bạo động đó là tác phẩm của một học giả người Mỹ, ông phản đối mạnh mẽ. "Đây là một cuộc cách mạng Ai Cập", ông nói. "Chúng tôi đã không bị người Mỹ bảo phải làm gì."

Và tất nhiên đó là chính là những gì Sharp mong muốn.

Phim tài liệu của Ruaridh Arrow "Gene Sharp: How to Start a Revolution" (Gene Sharp: Cách khởi sự cách mạng), sẽ được trình chiếu vào mùa xuân 2011

Vụ tai nạn hay ‘tự thiêu’ trước trụ sở Ủy Ban TP Ðà Nẵng?

Vụ tai nạn hay ‘tự thiêu’ trước trụ sở Ủy Ban TP Ðà Nẵng?
Chuyện anh Phạm Thành Sơn, kỹ sư công ty cao su Ðà Nẵng chết cháy trước cổng Ủy Ban Nhân Dân thành phố Ðà Nẵng, số 42 Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng vào giờ chính ngọ, ngày 17 tháng 2 năm 2011, là một câu chuyện đau lòng, gây xôn xao dư luận khắp nơi.
http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/thong-tin-tren-mang/v%e1%bb%a5-tai-n%e1%ba%a1n-hay-t%e1%bb%b1-thieu-tr%c6%b0%e1%bb%9bc-tr%e1%bb%a5-s%e1%bb%9f-%e1%bb%a7y-ban-tp-%c3%b0a-n%e1%ba%b5ng/
Nhiều giả thiết được đặt ra về cái chết của anh như chết vì tai nạn, cháy xe (như các báo trong nước đã đưa tin) hay chết do tự thiêu?
Câu trả lời, có lẽ chỉ do chính anh Sơn trả lời là chính xác nhất. Và thứ đến là những người thân của anh, những người chứng kiến lúc anh bị cháy, những người đã trò chuyện với anh trước lúc anh thành “ngọn đuốc Phạm Thành Sơn” sẽ rõ được ít nhiều.
Những người dân Ðà Nẵng, qua báo chí trong nước vốn chẳng biết được gì hơn ngoài chuyện anh Sơn đã chết cháy, năm nay anh 31 tuổi, anh là một kỹ sư tin học…
Nhưng, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết thêm một số tin tức khác, trên mặt dư luận, trên tâm tư, tình cảm của hàng xóm về quá khứ và thân thế, sự nghiệp của anh Sơn.
Ðương nhiên những thông tin này cũng không “chính lề,” đó là những thông tin có được qua những buổi cà phê tình cờ với một số người hàng xóm của anh Sơn.
Anh Phạm Thành Sơn bốc cháy trước trụ sở Ủy Ban Nhân Dân thành phố Ðà Nẵng, trưa 17 tháng 2, trước sự thờ ơ của công an và người qua đường. (Hình: Chụp lại từ youtube)
Anh Sơn từng là giáo viên
Theo lời kể của một cụ ông gần nhà anh Sơn: “Chú ấy (Phạm Thành Sơn) có ba chị em, một chị cả, tới chú Sơn và còn đứa em út. Trước đây chú Sơn học Ðại Học Sư Phạm, hình như ngành toán tin học thì phải. Sau khi tốt nghiệp, chú về dạy trường Ngô Quyền-Ðà Nẵng. Và dạy một thời gian, chú xin nghỉ việc vì một vụ đụng độ với học trò…”
Về “vụ đụng độ học trò,” cụ ông kể tiếp: “Học trò trường Ngô Quyền có nhiều đứa rất quậy, thuộc hạng siêu quậy kia, chú ấy bực, thấy học trò quậy quá, kêu lên la nó, không may kêu đụng phải con ‘cớm,’ nó mắng lại chú ấy. Vậy là chú ấy tát tai răn đe, nó đánh lại. Kết quả là chú ấy thất vọng, xin nghỉ việc. Sau này làm qua công ty cao su Ðà Nẵng…”
Ông cho biết thêm: “Mẹ chú ấy là người rất tốt, bà nội của chú là mẹ Việt Nam anh hùng, bác của chú là cán bộ ở Hội An, chú của chú ấy là công an quận Hải Châu, Ðà Nẵng, cha chú ấy là thương binh loại 3, chú ấy làm ăn rất thành công, chú ấy mới mua chiếc xe bốn chỗ ngồi, nghe đâu tám trăm triệu thì phải, chiếc xe vẫn còn để bên nhà đó!”
Anh Sơn có bị thần kinh?
Chúng tôi hỏi một người khác, cùng ngồi chung bàn, “Nghe nói anh Sơn bị khùng phải không chú?”
Người đàn ông này trả lời: “Ai nói anh là chú ấy bị khùng? Có mà thiên hạ này khùng thì có, vì nếu khùng thì sao làm kỹ sư, ăn lương nhà nước, hóa ra nhà nước này bị khùng à? Vả lại tôi cũng từng tiếp xúc chú ấy nhiều, chẳng thấy dấu hiệu nào là bị khùng cả! À, mà sao nhất thiết phải khùng mới bị ‘nổ bình xăng’… Thì báo (trong nước) nói là tai nạn, rồi có tin là bị khùng… Nghe có mâu thuẫn không?”
Ông cho biết thêm: “Có lẽ do có quá nhiều đồn đoán về cái chết của chú Sơn, nên bên ngành an ninh phải chặn lại, hôm đám tang của chú Sơn, công an ngồi dày đặc khắp xóm, riêng các quán cà phê gần nhà chú Sơn thì họ trực từ 3 giờ sáng cho đến mười hai giờ đêm. Họ ngồi khắp…”
Chúng tôi hỏi ông: “Chuyện lời đồn anh Sơn bị khùng có liên quan gì đến công an ngồi trực, vì sao chú có sự liên tưởng kỳ cục vậy?”
Người đàn ông lắc đầu, không trả lời gì. Chúng tôi hỏi tiếp: “Cháu nghe đồn là anh Sơn tự thiêu?”
Nghe nói đến chữ “tự thiêu,” người đàn ông này tái mặt, không nói năng gì nữa. Một lúc sau ông trả lời: “Theo các báo nói thì anh ấy bị tai nạn xe, cháy xe, chết cháy, tôi không biết đúng sai ra sao! Tôi chỉ khẳng định là anh ấy không khùng, rất thông minh và điềm đạm, thế thôi!”
Về sau, hỏi gì thêm, hai người đàn ông này cũng lắc đầu, nói không biết. Ông nhìn chúng tôi có vẻ nghi ngờ, người đàn bà ngồi trong quán nói nhỏ với người còn lại, “Chắc là công an đi điều tra!” Nói xong, bà ta gọi hai người này đi chỗ khác nhằm tách họ ra khỏi chúng tôi.
Những người bạn nhận xét về anh Sơn
Một nhà thơ, nhà ở gần nhà anh Sơn cho biết: “Cái chết của anh Sơn rất ‘ngầu,’ có thể nói là tỏa sáng, vì một thanh niên còn trẻ, thông minh, sự nghiệp và tương lai rộng mở như vậy mà biến thành ngọn đuốc thì nhất định ngọn đuốc đó phải rất sáng, nhất là đuốc được thắp ngay trước cổng Ủy Ban Nhân Dân thành phố nữa, quá sang trọng!”
Một sinh viên năm cuối đại học Bách Khoa Ðà Nẵng nói: “Nhà anh Sơn đang trong diện giải tỏa, đầu phía Ðông cầu Rồng đi qua bên hông nhà anh. Nghe nói khu vực này đền bù chưa được thỏa đáng cho mấy. Vì cái nhà Tân Tuệ, rộng hơn nhà anh Sơn nhiều, vậy mà nhà nước đền bù giải tỏa có một tỷ ba trăm triệu đồng (tương đương $65,000). Ðất mặt tiền đắt lắm, mua lại giống vậy sẽ không còn đủ tiền để xây nhà như cũ…”
Nhà anh Phạm Thành Sơn (màu xanh, bên trái), nơi đang thờ anh. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Sinh viên này trả lời: “Mọi việc đều có mối quan hệ nhân quả cả! Không thể không đặt nghi vấn. Nhưng đó chỉ là nghi vấn, vì nghe đâu anh ấy từng kiện tụng đất đai gì đó, từng năm lần bảy lượt đội đơn lên văn phòng ủy ban thành phố Ðà Nẵng khiếu nại nhưng không được.”
“Theo chỗ tôi biết thì đầu Ðông của cầu rồng không rộng vậy, nhưng nhà nước lại cho giải tỏa thêm bốn căn nhà nữa, trong đó có nhà anh Sơn. Vì sao lại giải tỏa rộng ra như vậy? Vì trước đây, những căn nhà kia xoay mặt về đường Ngô Quyền, bây giờ sẽ lấy đất những căn nhà này, chia lô dọc theo đường Nguyễn Tri Phương (cầu đi qua), lấy bề hông chia thành mặt tiền…”
“Như vậy sẽ bán được một số lô đất mới, ít nhất là bảy lô, mà giá đất mới sẽ đắt hơn nhiều giá đất cũ. Theo tôi biết thì chủ nhà cũ không mua lại được những lô đất ngay tại nền cũ của mình. Họ phải dời đi nơi khác. Trong khi đó họ rất muốn nhận đất đổi mặt dọc thành ngang và xây dựng lại ngay vị trí nhà của mình! Nhưng hình như đất mới đã có chủ…”
“Biết đâu đó cũng là những bức xúc?! Nhưng đây chỉ là giả thiết, vì tui không phải là anh Sơn nên chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra với anh. Có điều theo tôi biết thì anh Sơn là một trí thức…”
Một cô nữ sinh khác nói: “Tám cái bình xịt chữa cháy (theo các báo trong nước viết) mà không chữa nổi ngọn lửa của mấy lít xăng văng ra từ chiếc xe gắn máy là chuyện hài hước, khó mà tin được. Hơn nữa em coi trên youtube thì thấy trong lúc cháy, các công an đứng coi chứ có chữa gì đâu! Lại có chuyện người ta bị cháy mà kêu nhảy xuống sông! Làm sao mà ngô nghê thế? Có ai đang bị cháy, lửa vây tứ bề còn nghe được không hè?!”
Những người như thế này rất đông trong các quán cà phê gần nhà Phạm Thành Sơn. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Chúng tôi dạo một vòng về phía cầu Rồng đang xây dựng và giải tỏa mặt bằng. Khu vực sát bên hông nhà anh Sơn đang ngổn ngang đất đá, xe ủi và có vài công an mặc đồng phục đứng trước nhà, đi lòng vòng quanh khu vực này.
Chúng tôi đi tiếp, khi quay lại thì không nhìn thấy họ nữa.
Mùi khói nhang từ căn nhà đóng kín cửa của anh Sơn vẫn còn phảng phất trong nắng gió và bụi đường.
Cầu Rồng là chiếc cầu nối dài đường Nguyễn Tri Phương, giao với đường Phạm Văn Ðồng (con đường dọc bờ biển chạy từ Ðà Nẵng vào Hội An, trên con đường này có khu China beach làm xôn xao dư luận một thời gian).
Và khi xây dựng cầu Rồng, chính quyền đã cho đập phá trường trung học Trần Phú (tức trường trung học Sao Mai trước năm 1975) và một số nhà cửa của người dân. Theo như lời một số bà con Ðà Nẵng thì đáng tiếc nhất trong kiến trúc Ðà Nẵng có lẽ là Cầu Vồng và trường Sao Mai đã bị đập phá. Ðó là những kiến trúc đẹp, đã ăn sâu vào ký ức người dân Ðà Nẵng.
Thậm chí, nghe đâu, người ta còn có dự định đập phá thư viện Ðà Nẵng để xây dựng lại. Chuyện này không biết thực hư ra sao. Nhưng chuyện đập bỏ trường Trần Phú (Sao Mai) để lấy mặt bằng gần cầu Rồng là chuyện có thật.
Và chuyện anh Phạm Thành Sơn đã thành ngọn đuốc giữa ngọ, ngay trước cổng Ủy Ban Nhân Dân thành phố Ðà Nẵng cũng là chuyện có thật!
Liêu Thái – Báo Người Việt

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

U.S. contemplates options as Libyan unrest continues


http://news.yahoo.com/s/yblog_thelookout/20110302/ts_yblog_thelookout/u-s-contemplates-military-options-as-libyan-unrest-continues

Muammar Gaddafi vowed to hang on to power in a speech Wednesday--and regime forces are reported to have made territorial gains, raising the prospect of a civil war in Libya. The United States is under increasing pressure to consider forceful action to avert a bloodbath in the country, from imposing a no-fly zone to setting up humanitarian corridors to protect civilians.
But Defense Secretary Bob Gates made clear Tuesday that, with 150,000 U.S. forces already deployed in Afghanistan and Iraq and unrest simmering from Algeria to Yemen, he's reluctant to commit U.S. military forces elsewhere in the Middle East. However, the United States ordered the deployment this week of two Navy vessels, including the amphibious assault ship the Kearsarge, and 400 U.S. Marines toward Libya from the Persian Gulf.
"We also have to think about, frankly, the use of the U.S. military in another country in the Middle East," Gates told reporters at the Pentagon Tuesday.

"If we move additional assets, what are the consequences of that for Afghanistan, for the Persian Gulf?" Gates said. "And what other allies are prepared to work with us in some of these things?"
Top U.S. military brass also warned Congress Tuesday that imposing a NATO no-fly zone over Libya to protect civilians from air attack by Gaddafi's forces would be a far more complex endeavor than many appreciate. It would require first taking out Libya's air defenses.
"So no illusions here," CENTCOM Commander Gen. Jim Mattis told the Senate Armed Services Committee. "It would be a military operation. It wouldn't be just telling people not to fly airplanes."
The latest Middle East crisis poses a key dilemma for the Obama administration, pitting humanitarian concerns against broader Middle East strategic considerations. The involvement of U.S. military forces even in an internationally led operation intended to avert atrocities against Libyan civilians could give a sharp anti-American cast to the anti-government unrest in the Middle East. But even as military advisers urge restraint, some in Congress and key humanitarian and pro-democracy advocates are urging the Obama administration to take more forceful measures to avert possible bloodshed.
Middle East experts note the Obama administration has already taken a number of steps in close consultation with international allies. Among these are the passage of a U.N. Security Council resolution sanctioning Libya on Saturday, the opening of an International Criminal Court investigation of Libyan war crimes, freezing $30 billion in Libyan assets in the United States on Sunday--and the symbolic measure voting Libya off the UN Human Rights Council in Geneva on Monday.
"I think a no-fly zone, targeted sanctions, and referral to [the International Criminal Court] are all realistic and appropriate," said George Washington University Middle East expert Marc Lynch, who has consulted with the White House several times over the past month on both Egypt and Libya. "It's extremely important to send a signal not just to Gaddafi but to all the other dictators in the region and world who might be tempted to use brutal violence against their people to stay in power that it's not actually going to keep them in power."
Experts said at this stage, the movement of U.S. naval power towards Libya was more about messaging than action--persuading Gaddafi loyalists that his downfall is imminent.
"They are sure hoping they don't have to use them and that this thing will be over, everyone keeps hoping, before they have to take more drastic and costly measures," said the Carnegie Endowment for International Peace's Michele Dunne, a former State Department and NSC official who has also been in frequent consultation with the White House.
Former State Department Middle East official Joel Rubin, now with the progressive National Security Network, says the real question for the United States is defining an end goal.
"On the practical level, defining the goal is essential," Rubin said. "If we have learned anything from our recent experience of military adventures in the Arab world, it is that we have to have a clear and compelling goal that is achievable. And in the case of Libya, there are two goals … the first is humanitarian protection, and the second is removing Gaddafi." Rubin said that a no-fly zone is the option that analysts are discussing most frequently on the humanitarian front.
But Rubin said even a no-fly zone will not be a panacea. "At this point, Gaddafi is strong because he has guns and money. By deploying a no fly zone … you attempt to reduce his guns, and by utilizing sanctions and asset freezes, you attempt to take away his money. Once those are both gone, yes he is beatable," Rubin said. "But there's no single magic bullet. There's no shock and awe."
(The United States amphibious assault ship USS Ponce sails through the Suez Canal at Ismailia , Egypt, Wednesday, March 2, 2011.: AP Photo)

"Cách mạng Hoa Lài" ám ảnh Việt Nam

2011-03-01
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/spontaneous-jasmine-revolution-haunts-vn-tq-03012011205755.html
Trong lúc cách mạng “Hoa Lài” phát xuất từ Tunisia tiếp tục làm chấn động Bắc Phi, Trung Đông và lan toả tới Á Châu thì tại VN đang xảy ra một loạt những vụ bắt bớ, sách nhiễu, hành hung nhiều nhà dân chủ.
AFP photo
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu qua màn hình TV trong một phiên họp của Liên Hiệp Quốc tại Geneva tập trung vào việc đàn áp tại Libya hôm 28/2/2011.

Liệu có bùng nổ tại VN?

Chẳng hạn như trường hợp nhà bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần, tức blogger Công Lý và Sự Thật kể lại công an bắt và hành hung chị một cách vô cớ và tàn ác:
" Tôi đâu có phạm tội gì đâu. Tôi nói rõ với nó là nó muốn bắt tôi thì cứ việc đem lệnh đến đọc tại nhà mà bắt, lập biên bản bắt đàng hoàng. Họ tống tôi vô trong tù, tôi kháng cự lại thì bọn nó ba bốn thằng đè, rồi nó kêu cả những thằng văn phòng nữa xúm vào đánh tôi,… lấy tay chém vào cổ tôi,… lôi kéo rồi đạp vô chân tôi,…đánh vào ngực tôi. Rồi cả cái xâu tràng hạt màu đen tôi hay đeo trên cổ có cái thánh giá trên đó có ảnh Chúa chịu nạn và cái tượng Đức Mẹ Maria - Đức Mẹ La Vang tôi đang đeo trên cổ thì… nó giựt nó ném xuống đất...”
Chế độ đã sợ hãi về viễn ảnh bùng nổ của quần chúng, của ngọn lửa cách mạng hoa lài trong việc bắt giữ bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Trích một bài blog
Và trường hợp còn đang tiếp diễn hiện giờ có liên quan nhà dân chủ Nguyễn Đan Quế. BS Nguyễn Đan Quế lại bị CA bắt hôm thứ Bảy vừa rồi, bị sách nhiễu, hạch hỏi rồi được thả nhưng tiếp tục phải “làm việc” sau khi CA khám nhà của ông, tịch thu máy vi tính, điện thoại di động và tìm thấy khoảng 60.000 tài liệu gọi là có dấu hiệu “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Diễn biến này không khỏi gây phản ứng mạnh mẽ trong công luận, nhất là giới bloggers. Blogger Dân Làm Báo hôm thứ Hai tuần này (02/28) có bài tựa đề “VN xài luật rừng trong vụ bắt giữ BS Nguyễn Đan Quế”, nêu lên thắc mắc rằng  “Lưu trữ hơn 60.000 tài liệu kích động, kêu gọi chống Nhà nước cùng “lời kêu gọi toàn dân” xuống đường biểu tình lật đổ chế độ…”. Với “tội phạm” như thế, khám xét bắt khẩn cấp như thế mà chưa đầy 48 giờ sau đã vội vàng thả ngay. Như vậy, theo bài blog:

000_Par3721999-250.jpg
Một phụ nữ Tunisia dẫm chân lên hình Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali hôm 18/1/2011. AFP photo
"Thế thì tại sao Ls. Cù Huy Hà Vũ, tài liệu không bằng 1 góc 60.000 tài liệu kích động của bác sĩ Quế mà đến bây giờ vẫn còn trong chốn lao tù? Tại sao Ls. Cù Huy Hà Vũ áp dụng đúng quy định hiến pháp và luật pháp khởi kiện, khởi tố người cầm đầu chính phủ – kẻ đã tuyên bố nếu không dẹp được tham nhũng sẽ từ chức, đã tuyên bố nhận trách nhiệm về con tàu đắm Vinashin và núi nợ cho nhân dân – thì vẫn còn bị giam?
Thế thì tại sao Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vẫn bị tiếp tục ở tù vì lý do tán phát tài liệu chống đối nhà nước. Phải chăng một người đang ở tù như anh Điếu Cày có khả năng lưu trữ hơn 60.000 tài liệu kích động và có khả năng “kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình lật đổ chế độ” từ … trong tù giỏi hơn bác sĩ Nguyễn Đan Quế?
Thế thì tại sao Blogger/Luật gia Anh ba Saigòn Phan Thanh Hải vẫn bị tiếp tục giam cầm không một văn bản giải thích tội phạm và đến bây giờ đứa con chào đời vẫn chưa thấy được mặt cha? Và còn biết bao nhiêu bản án vô lý, bất công, rừng rú đang tròng lên đầu những công dân Việt Nam yêu nước bởi cái gọi là đảng và nhà nước của “nhân dân”? Câu trả lời là: chế độ đã sợ hãi về viễn ảnh bùng nổ của quần chúng, của ngọn lửa cách mạng hoa lài trong việc bắt giữ bác sĩ Nguyễn Đan Quế."
Mở đầu bài tựa đề “Làn sóng Cách Mạng Hoa Lài” vừa được blog Dân chủ-Nhân quyền Cho VN phổ biến, tác giả Phạm Thiên Thơ phân tích hành động giới cầm quyền VN ráo riết trù dập những nhà bất đồng chính kiến trong nước hiện giờ chứng tỏ họ “lo sợ thật sự trước làn sóng Cách Mạng Hoa Lài”.
"Nhiều nguồn tin cho biết những tiếng nói yêu tự do dân chủ trong nước đang bị trù dập như LS Lê Trần Luật, Nhà báo tự do Tạ Phong Tần, KS Đỗ Nam Hải… Điều này thật sự cho thấy đảng Cộng sản VN đang lo sợ làn sóng cách mạng Hoa Lài khởi đầu từ Tunisia đã lan đến một số nước Bắc Phi, Trung Đông và đã giật sập một số nhà cầm quyền độc tài, làm cho những ai có tật hay giật mình như CSVN phải lo sợ đến phiên mình, nên họ gấp rút tung ra chiến dịch trấn áp gắt gao các nhà Dân chủ đối kháng trong nước có uy tín như HT Thích Quảng Độ, LM Nguyễn Văn Lý, BS Nguyễn Dan Quế… Điều này chứng tỏ Cộng sản đang lo sợ thật sự trước làn sóng cách mạng Hoa Lài."

“Những cú bất ngờ của Lịch sử”


Michalak-bsndq-250.jpg
Đại sứ Michael Michalak trong một lần đến thăm BS NGuyễn Đan Quế . RFA file
Blog Hoàng Quang vừa phổ biến bài của nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Mascơva đề cập tới “Mười bài học từ Cao Trào Cách Mạng Tunisia và Ai Cập”, mà bài học đầu tiên trong đó là
“Lịch Sử bao giờ cũng cho ta những cú bất ngờ”. Có lẽ chính vì “những cú bất ngờ ấy” – diễn ra từ xưa tới nay – khiến giới cầm quyền VN “thật sự lo sợ” khi “Hương Lài” đang lan toả đáng ngại tới Á Châu chăng ?
Qua Blog Hoàng Quang, nhà báo tự do Nguyễn Minh Cần phân tích “những cú bất ngờ của Lịch sử” ngay trong bài học đầu tiên như sau:
"…Thật thế ! Không cần phải đi xa hàng thế kỷ trước để đưa ra dẫn chứng, chỉ cần nêu ra những thí dụ trong vài chục năm gần đây thôi cũng đủ rõ. Có ai ngờ được rằng cái “đế quốc” cộng sản khổng lồ là Liên Bang Xô Viết, với 10 triệu đảng viên cộng sản, 20 triệu đoàn viên thanh niên cộng sản, 6 triệu quân tinh nhuệ, hàng triệu quân nội địa của bộ nội vụ, với bộ máy mật vụ KGB cực kỳ nhạy bén, với đủ các loại vũ trang cực kỳ tối tân, kể cả vũ khí hạt nhân cực mạnh… mà có thể sụp đổ nhẹ nhàng trước cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân hồi năm 91 thế kỷ trước? Có ai ngờ được rằng bức tường Berlin kiên cố như vậy đứng vững hàng chục năm trời mà sụp đổ chỉ trong một đêm? Có ai ngờ được rằng cuộc cách mạng nhung diễn tiến nhẹ nhàng đến thế trên đất nước Tiệp Khắc, Hungaria, Ba Lan, v.v…?
Khi mà Lịch sử đã chơi cho một “cú” bất ngờ thì mọi chỗ dựa của chế độ toàn trị sẽ tê liệt trước sức mạnh của quần chúng cách mạng…
Ông Nguyễn Minh Cần
Có ai ngờ được rằng nước Đức đã thống nhất hòa bình một cách êm dịu, trong lúc đó Cộng hòa Dân chủ Đức thì tiêu biến? Không ai ngờ được hết ! Và lần này cũng vậy, không ai ngờ vụ anh Mohamed Bouazizi, một chàng trai 26 tuổi, có học mà thất nghiệp phải đi bán hàng rong hoa quả để kiếm sống, vì quá uất ức khi chiếc xe hàng của anh bị cảnh sát tịch thu, anh đã tự thiêu ngày 17.12.2010, và ngọn lửa của cây đuốc sống đó đã biến thành một cơn bão lửa cách mạng thiêu trụi chế độ độc tài toàn trị thâm căn cố đế ở Tunisia, rồi lan sang tận Egypt làm sụp đổ cả “triều đại” Mubarak.
Vậy thì bài học đầu tiên là: chớ thấy chế độ độc tài toàn trị bề ngoài trông có vẻ nhất trí, thống nhất, mạnh mẽ, hùng cường dường như không gì lay chuyển nổi, với quân đội hùng hậu, công an mật vụ dày đặc, hung dữ, xảo quyệt, đảng, đoàn đông đảo làm hậu thuẫn vững vàng cho chế độ, v.v… mà sợ hãi ! Khi mà Lịch sử đã chơi cho một “cú” bất ngờ thì mọi chỗ dựa của chế độ toàn trị sẽ tê liệt trước sức mạnh của quần chúng cách mạng… Lẽ huyền bí của Lịch sử khó mà tiên đoán được !

Ngày càng lan rộng

Nhưng điều đáng nói ở đây là Cách Mạng Hoa Lài ấy – và những cuộc cách mạng khác hiện đang diễn ra - không giống như lâu nay, mà các biến cố đó diễn ra theo kiểu mới. Bài tựa đề “Cách Mạng Hoa Lài: Một kiểu cách mạng "Cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali ở Tunisia và Tổng thống Hosni Mubarak ở Ai Cập trong mấy ngày đầu tháng 2 khiến cả thế giới sửng sốt. Sửng sốt, trước hết, vì sự bất ngờ; sau đó, vì tốc độ nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng; và cuối cùng, vì những đặc điểm mới mẻ và có phần lạ lùng của chúng."

Tiananmen-g-305.jpg
Quảng trường lịch sử Thiên An Môn cũng không thiếu bóng cảnh sát. AFP
Theo bài blog vừa nói, trong khi vô số cuộc cách mạng của Thế kỷ 20, từ cách mạng vô sản, cách mạng giành độc lập của các quốc gia thuộc địa cho tới cách mạng phi-vô sản đều có một số đặc điểm chung là: Gắn liền với 1 đảng chính trị; gắn liền với 1 ý thức hệ; đảng chính trị ấy được tổ chức chặt chẽ, trải qua nhiều thách thức, đặt dưới sự lãnh đạo của cá nhân CS nổi bật như Lenin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Fidel Castro…hay những cá nhân giải thể CS như Vaclav Havel, Lech Walesa…, thì phong trào cách mạng hiện giờ - từ “Hoa Lài” lan toả tới Ai Cập, những xứ Bắc Phi,Trung Đông khác rồi có dấu hiệu lan toả tới Á Châu, có những đặc điểm khác hẳn: Cách mạng thật sự tự phát của quần chúng do bị chế độ độc tài áp bức quá lâu, không gắn liền với ý thức hệ, không cương lĩnh, không thuộc guồng máy tổ chức nào cả. Bài blog lưu ý về sự lan toả của Cách mạng Hoa Lài:
"Chức năng điều hợp, vậy thôi. Chứ không phải là những nhà lãnh đạo. Đó là những cuộc nổi dậy của dân chúng, hoàn toàn có tính chất tự phát. Mở đầu cuộc cách mạng ở Tunisia không phải là một buổi ra mắt chính trị với những tuyên ngôn, tuyên cáo, thề nguyền, quyết tâm thư ồn ào. Mà chỉ là cái chết của một thanh niên 27 tuổi nghèo khó tên Mohamed Bouazizi.
Bán hàng ngoài đường, bị cảnh sát sách nhiễu và nhục mạ, anh tự thiêu để phản đối vào ngày 17 tháng 12 năm 2010. Chính ngọn lửa thiêu cháy anh cũng sẽ thiêu cháy cả chế độ độc tài của Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali, khiến nhà độc tài này phải từ bỏ quyền hành từng nắm giữ trong cả 23 năm và chạy trốn vào ngày 14 tháng 1, đúng 10 ngày sau khi Mohamed Bouazizi chết vì các vết bỏng quá nặng."
Ngoài việc các cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập mang tính tự phát của quần chúng, không gắn liền với một ý thức hệ, cương lĩnh hay tổ chức nào cả, một yếu tố quan trọng góp phần thành công mà những cuộc cách mạng trước kia không có. Đó là:
Cuộc cách mạng khiến cả thế giới sửng sốt, trước hết, vì sự bất ngờ; sau đó, vì tốc độ nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng; và cuối cùng, vì những đặc điểm mới mẻ và có phần lạ lùng của chúng.
Trích một bài blog
"... Những mạng truyền thông xã hội, từ facebook đến twitter, điện thoại di động, v.v…Chính việc làm ấy đã giúp người dân Ai Cập, đặc biệt giới trẻ, nhận thức được sức mạnh của kỹ thuật truyền thông hiện đại. Và họ đã sử dụng facebook như một thứ vũ khí hữu hiệu trong việc tập hợp lực lượng trong cuộc nổi dậy vừa qua. Đóng vai trò có khi còn quan trọng hơn facebook là điện thoại di động…Những đặc điểm vừa kể theo nhiều nhà nghiên cứu sẽ là những đặc điểm chung của các cuộc cách mạng thế kỷ 21…Chúng cũng giúp giải đáp nhiều thắc mắc từng dày vò những người Việt Nam hay ưu tư đến tự do, dân chủ và tiền đồ của đất nước..."
Riêng Blog Dân Làm Báo không quên nhấn mạnh tới một yếu tố quyết định, tạo điều kiện cho “Hương Lài” – một ngày nào đó – có thể lan toả trọn vẹn ở VN:
"Cách mạng tại Tunisia, Ai Cập tháng trước, tại Libya hôm nay hay có thể Việt Nam, Trung Quốc sáng mai không phải từ Twitter mà có, không phải do Twitter mà ra nhưng bằng lòng can đảm của những con người yêu nước, yêu tự do, dân chủ."

Lo ngại cho blogger Việt Nam

Hai tổ chức quốc tế quan tâm đến blogger Anh Ba Sài Gòn (trái) và Điếu Cày
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) ở Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) và Phan Thanh Hải (blogger Anh Ba Sài Gòn).
Việc bắt giam blogger Anh Ba Sài Gòn diễn ra hôm 18/10, trong khi blogger Điếu Cày, dù đã hết hạn tù vì tội "trốn thuế", nhưng lại bị giam tiếp theo tội "tuyên truyền chống nhà nước".
Ông Phil Robertson, phó giám đốc phân ban châu Á của Human Rights Watch, phê phán: "Chính quyền Việt Nam không biết xấu hổ khi tạo dựng cáo buộc và biện minh cho việc giam giữ những người chỉ trích ôn hòa như Điếu Cày."
"Cuộc truy quét trước thềm Đại hội Đảng đang vào cao trào, đặt vào tầm ngắm những người chỉ trích chính phủ."
Theo Human Rights Watch, hai thành viên khác của CLB Nhà báo Tự do - Tạ Phong Tần và Uyên Vũ - đã bị công an giám sát chặt chẽ tại tư gia. Một nhà hoạt động khác, Đỗ Nam Hải, bị tạm giữ vào hôm 19/10 trước khi được thả.
Ông Robertson kêu gọi: "Chính phủ cần ghi nhận vai trò quan trọng của các blogger độc lập trong xã hội thay vì sách nhiễu và bỏ tù họ."
Trong khi đó, cũng vào hôm 22/10, Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ), đặt trụ sở ở New York, ra thông cáo bày tỏ lo ngại rằng chính quyền Việt Nam đang đàn áp nhiều blogger.
Bài của CPJ nhắc đến trường hợp của blogger Anh Ba Sài Gòn và Điếu Cày.
CPJ cũng bày tỏ lo ngại về vụ bắt giữ ông Phan Hà Bình, là Phó Tổng thư ký tòa soạn báo Tiền Phong –khu vực phía Nam, bút danh Hà Phan.
Truyền thông trong nước cho biết hôm 20/10, Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với ông Phan Hà Bình để điều tra về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”, theo Điều 135 Bộ luật Hình sự.
Ông Bình bị cáo buộc là bị công an bắt quả tang khi nhận 220 triệu đồng của một doanh nghiệp tại một nhà hàng hôm 13/10 tại TP. HCM.
Nhưng CPJ thì lo ngại rằng trước đây chính phủ Việt Nam "đã dùng những cáo buộc tương tự để bịt miệng giới truyền thông tiết lộ thông tin tiêu cực về những doanh nghiệp có nhiều quan hệ".
Nhiều người bị bắt
Cả hai tổ chức HRW và CPJ cũng nhắc đến trường hợp giảng viên Phạm Minh Hoàng, mang hai quốc tịch Việt Nam và Pháp, bị bắt hôm 13/08 theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.
Ông Hoàng, và vợ, bị cáo buộc là thành viên của đảng Việt Tân mà Việt Nam xem là tổ chức khủng bố.
HRW cho biết vào ngày 26/10, ba nhà hoạt động - Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (cùng ở tỉnh Bình Dương) và Đoàn Huy Chương (tỉnh Đồng Nai) - sẽ bị đem ra xét xử vì tội "phá rối an ninh".
Cáo trạng nói ba người này nhận tiền của ông Trần Ngọc Thành (đứng đầu "Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam" ở Ba Lan) để tổ chức rải truyền đơn "tuyên truyền xuyên tạc chống Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam".
Họ bị bắt hồi tháng Hai năm nay, và bị cáo buộc "xúi giục" công nhân của một công ty giày da tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công.
Còn theo Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam, những người này đã tham gia giúp người dân đi khiếu kiện, trong khi ông Đoàn Huy Chương năm 2006 thành lập “Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam” và từng bị tù trước khi được thả năm 2008.
Hội nghị của Asean sẽ diễn ra ở Hà Nội ngày 28/10.
HRW kêu gọi các nước tham gia hội nghị này yêu cầu Việt Nam trả tự do cho blogger và những nhà hoạt động theo tinh thần nhân quyền ghi trong Hiến chương Asean.

Thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 2 hải quân

Nhà giàn DK1 tại vùng biển gần quần đảo Trường Sa
Nhà giàn DK1 tại vùng biển gần quần đảo Trường Sa.
Lực lượng hải quân bảo vệ vùng biển dài hơn 300 cây số từ Bình Thuận đến Bạc Liêu vừa được nâng cấp thành Bộ Tư lệnh Vùng 2.
Trước đó vùng thềm lục địa nhiều tài nguyên dầu khí này được đặt dưới sự bảo vệ của Vùng 2 hải quân, mới thành lập ngày 28/9/2009.
Quyết định nâng cấp Vùng 2 thành Bộ Tư lệnh Vùng 2 cho thấy Việt Nam bắt đầu quan tâm đến việc đảm bảo tự do giao thông cho tàu biển quốc tế tại tuyến đường có tầm quan trọng chiến lược.
Cạnh đó là đảm bảo an ninh cho các nhà giàn (DK1) được dựng lên giữa biển, với nhiều mục đích sử dụng.
Phía Việt Nam gọi DK1 là cụm Kinh tế-Khoa học-Dịch vụ thuộc thềm lục địa phía Nam.
Đa số nhà giàn DK1 nằm ỏ vùng giáp danh giữa thềm lục địa Việt Nam với quần đảo Trường Sa.
Việt Nam đã xây tổng cộng 21 nhà giàn DK1, thông tin trên mạng hoangsa.org, nơi tập hợp những người nghiên cứu độc lập, cho hay.
15 nhà giàn đang được sử dụng, với 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng trên nóc.
Các địa điểm này không đóng quân, chúng ở gần với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, hiện do Việt Nam kiểm soát.
Trụ sở của Bộ Tư lệnh Vùng 2 được đặt tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Nhiệm vụ
Chưa thấy Việt Nam loan báo về thành phần nhân sự của Bộ Tư lệnh Vùng 2.
Còn cơ cấu chỉ huy của Vùng 2 hải quân trước đó gồm Đại tá Nguyễn Văn Tuyến, Chỉ huy trưởng, và Đại tá Mai Tiến Tuyên, Chính ủy vùng.
Nhiệm vụ của Vùng 2 hải quân đã được Đại tá Mai Tiến Tuyên nhắc tới, trong cuộc nói chuyện với báo giới năm 2009 như sau:
“Vùng 2 sẽ thực hiện các nhiệm vụ như bảo vệ, đảm bảo an toàn trên biển cho nhân dân và đường hàng hải quốc tế đi qua khu vực biển Đông".
Lực lượng Vùng 2 hải quân cũng sẽ tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ ngư dân khi gặp bão hoặc gặp nạn trên biển.
Việc chăm lo đời sống cho những người lính túc trực trên các nhà giàn DK1 cũng được Chỉ huy trưởng Vùng 2 nhắc đến.
Đảo Đá Nam thuộc quần đảo Trường Sa
Đảo Đá Nam thuộc quần đảo Trường Sa, hiện do Việt Nam nắm giữ.
Đó là cung cấp các phương tiện nghe nhìn, lắp trạm bắt sóng điện thoại thí điểm trên một số nhà giàn để lính hải quân có điều kiện liên lạc với gia đình, người thân ở đất liền.
Các vùng tuần tra
Hải quân Việt Nam có 42.000 quân, địa bàn tuần tra và bảo vệ trải dài trên 5 vùng biển chính, từ Vịnh Bắc Bộ đến đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
Theo phân công, Bộ Tư lệnh Vùng 2 hải quân sẽ đảm đương bảo vệ chủ quyền vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu, và thềm lục địa phía Nam.
Quan trọng hàng đầu, báo trong nước đưa tin, là vùng đặt các nhà giàn dùng để khai thác kinh tế, nghiên cứu khoa học và phát triển dịch vụ.
Phương thức hoạt động của hải quân đã được lãnh đạo Quốc hội nhắc tới trong buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Việt Nam gần đây.
“Nhiệm vụ của Hải quân là quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam, giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam,” ông Nguyễn Phú Trọng, khi ấy đang là chủ tịch Quốc hội, nói.
Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam, nay kiêm thêm chức Tổng bí thư Đảng, chỉ thị Quân chủng Hải quân chuẩn bị tinh thần tác chiến, nếu tình huống đòi hỏi thì “sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công trên hướng biển".
BREGA, Libya (Reuters) – Forces loyal to Muammar Gaddafi attacked the oil export terminal of Brega in the first sign of a counter-offensive by Libya's leader in the rebel-controlled east, which rebels said they had repulsed.
Sanousi Jadran, a rebel volunteer fighter, said Gaddafi's forces backed by foreign mercenaries had hit the town early in the morning.
"They bombarded us with heavy weapons including air strikes," he told Reuters. "You see the Israeli attacks on Palestinians? This was worse."
At a news conference in Benghazi, the rebel National Libyan Council called for U.N.-backed air strikes on foreign mercenaries used by Gaddafi against his own people.
Hafiz Ghoga, a spokesman for the council based in the rebel-held city of Benghazi, told a news conference Gaddafi was using "African mercenaries in Libyan cities" which amounted to an invasion of the oil producing North African nation.
"We call for specific attacks on strongholds of these mercenaries," he said, but added: "The presence of any foreign forces on Libyan soil is strongly opposed. There is a big difference between this and strategic air strikes."
"The call will be on the United Nations and on any organization supporting the February 17 revolution to have air strikes on the places and strongholds of the mercenaries ... used against civilians," Ghoga said.
A former Libyan justice minister, Mustafa Abdel Jalil, will be chairman of the National Libyan Council which will have 30 members and be based in Benghazi for now but would later move to Tripoli, said Ghoga.
Another coalition member said there were no plans to set up a separate eastern oil marketing unit as this would divide Libya. An official in a state owned oil company in east Libya had said that such a plan was under consideration.
Arab television and rebel officers said earlier the Libyan military operation was successful but a spokesman for the opposition coalition in Benghazi said Gaddafi forces had fled.
Anti-Gaddafi forces have been firmly in charge of eastern Libya up to Brega and some areas beyond, since shortly after anti-government protests erupted in mid-February.
"They tried to take Brega this morning, but they failed. It is back in the hands of the revolutionaries. He (Gaddafi) is trying to create all kinds of psychological warfare to keep these cities on edge," Mustafa Gheriani, a spokesman for the rebel February 17th Coalition, told Reuters.
"NAIL IN HIS COFFIN"
"We are probably going to call for foreign help, probably air strikes at strategic locations that will put the nail in his (Gaddafi's) coffin," he said.
On reports of violence in nearby Ajdabiyah, he said the town was "basically stable and our people are grouping to deal with any major assault. For now, it is still just hit and run."
Libyan state television said Gaddafi forces still controlled the airport and seaport at Brega, contradicting rebel accounts.
Coinciding with the offensive, state television broadcast images that it said showed security officers killed in the east. It showed about 10 corpses with their hands tied behind their backs and with pools of blood around their heads.
The assaults appear to have been the most significant military moves in the east by Gaddafi since the uprising began two weeks ago and set off a confrontation that Washington says could descend into a civil war unless Gaddafi steps down.
Brega residents also said the offensive had been repulsed.
"Gaddafi forces attacked the Brega oil terminal and the airport and they held them for a couple of hours. The youth of Brega heard about it on al Jazeera, organized themselves and started attacking them back," Fatma told Reuters by phone.
"They took back the oil facilities and the airport and managed to shoot down a helicopter. Gaddafi forces were pushed out six kms down the coast road west of Brega where they are still fighting them," she said, declining to give her full name.
Her account was confirmed by resident Idriss Ben Hmeid, an oil engineer.
Early reports said 14 were dead in Marsa El Brega, that random bombardment of the town was taking place and more than 500 army vehicles were involved in the operation.
"It's true. There was aerial bombardment of Brega and Gaddafi's forces have taken it," Mohamed Yousef, an officer in Ajdabiyah, 75 km (45 miles) from Brega, said earlier.
A Reuters witness said an anti-aircraft gun installation had been newly set up on the sea front in Libya's second city of Benghazi, its guns pointing out to sea. One man was also standing with a shoulder launch missile system.
Within an hour of the reported offensive, new roadblocks were erected around Benghazi.
At the courthouse on Benghazi's seafront, used to administer the city, a rebel official addressed a crowd, saying: "Brega city was attacked by Gaddafi forces, and our revolutionary forces from Ajdabiyah repulsed them and freed Brega."
"Gaddafi forces fled west. The revolutionaries killed about 10 of Gaddafi's forces and arrested many more," he told a crowd of about 2000 who chanted "God is Greatest."
Hundreds of armed volunteers amassed at the main road into Benghazi, some planned on staying to defend while others planned to go to Brega. "I'm waiting here to get to Brega, I'm ready 100 percent," said Ahmed Ali, 19, with a new semi-automatic rifle.
(Additional reporting by Mohammed Abbas in Benghazi and Maria Golovnina in Tripoli, Writing by Edmund Blair and Peter Millership; Editing by Giles Elgood)