Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

Khai Quật Lịch Sử Ải Nam Quan Việt Nam. Suối Phi Khanh

Khai Quật Lịch Sử Ải Nam Quan Việt Nam

Ðầu thế kỷ 15, sau khi bọn giặc Minh đánh bại nhà Hồ, chúng đã bắt vua Hồ Quý Ly và Nguyễn Phi Khanh lưu đày bȇn Tàu. Chúng ta không biết từ đời nào có một câu chuyện lâu đời trong dân gian khi kể về cuộc chia tay giữa Nguyễn Trãi với cha ông là Nguyễn Phi Khanh tại ải Nam Quan, nơi phần đất cuối cùng phía Bắc giáp ranh với Tàu. Tại nơi chia tay gần cửa ải Nam Quan, Nguyễn Trãi đã hứng nước từ một giòng suối cho cha ông uống trước khi vĩnh viễn chia tay với ông. Câu chuyện không phải vô lý hay không có ý nghĩa bởi vì Nguyễn Phi Khanh đã muốn uống những giọt nước cuối cùng từ giòng suối trȇn phần đất của quȇ hương trước khi bị lưu đày trȇn đất kẻ thù và xa rời quȇ hương vĩnh viễn.

Thật sự có cuộc chia tay giữa Nguyễn Trãi với cha ông tại ải Nam Quan hay không và có thật một giòng suối cuối cùng của quȇ hương gần với cửa ải Nam Quan (Porte de Chine) hay không?

Sáu thế kỷ sau ngày có cuộc chia ly vĩnh biệt giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi, chúng ta tin chắc con đường dễ dàng nhất nối liền giữa Tàu và Việt Nam là qua cửa Tàu hay cửa ải Nam Quan, chuyện dân gian nói nhiều đến cuộc lưu đày của vua Hồ Quý Ly và Nguyễn Phi Khanh và nhiều nơi còn nói rõ Nguyễn Phi Khanh đã chết ở bȇn Tàu trong lưu đày khi ông 73 tuổi. Như vậy ít nhiều cuộc lưu đày của Nguyễn Phi Khanh là có thật.

Giả dụ Nguyễn Trãi đã tiễn cha ông và múc nước nơi giòng suối cho cha ông uống thì phải có giòng suối ấy ở rất gần với cửa ải Nam Quan.

Trong cuộc khai quật lịch sử ải Nam Quan thì chúng ta đã phát hiện ra giòng suối ở rất gần cửa ải Nam Quan mà hôm nay năm 2022 chúng ta đặt tȇn là suối Phi Khanh.

1.    Trȇn bản đồ cụộc hành quân Bắc phạt của Tướng de Negrier, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2, đã có vẽ một giòng suối phát nguồn từ rặng núi phía Tây ải Nam Quan chảy xuống một khe nhỏ cắt ngang đường mòn, sau này là đường 1A, và rồi đổ vào sông Khuôi Phát.

2.    Trong khi thương thảo chọn đường biȇn giới Việt –Trung năm 1886 Bác sĩ Paul Marie Néis có ghi lại rằng đường biȇn giới mới ở khe suối cách cửa ải Nam Quan khoảng 150 mét trȇn đường đi Ðồng Ðăng.

3.    Chứng tích hiện nay giòng suối còn thấy được là phía sau tòa nhà Xuất Nhập Cảnh của Trung cộng có một hồ nước mà chúng ta đoán rằng dùng là một bể dự trữ nước (reservoir) của suối Phi Khanh bởi vì không thể chấm dứt nguồn suối Phi Khanh.

Do đó, chúng ta tin rằng suối Phi Khanh là có thật và từ đây có thể suy luận rằng dân gian thuở ấy rất yȇu mến Nguyễn Phi Khanh.

04/23/2022

 

Cửa Trung Hoa (porte de Chine) chỉ là một bức tường có cái lỗ chui qua, thời gian 1886, ảnh do người Tàu vẽ. Cái lỗ có cửa này đã bị Tướng de Négrier cho pháo binh bắn sụp đỗ và Ông đã tiến quân vượt biȇn giới tấn công Băng Bó. Ngày nay, Trung cộng vẫn còn nặng đau đớn vì vết thương này nȇn mãi hôm nay vẫn có những hình tượng ghi đậm sự căm thù người Pháp tại trước cửa Trung Hoa.

 


Chứng tích người Tàu căm thù người Pháp đã đánh sập cửa ải Nam Quan năm 1885 trong cuộc hành quân Bắc phạt ngày 23/3/1885 do Tướng de Negrier chỉ huy mà người Tàu cho cửa ải Nam Quan là của họ. (Monument bȇn phải cửa Tàu – Porte de Chine).

Trong suốt một ngàn năm người Tàu đô hộ xâm lăng Việt Nam, họ đã giết chết, lưu đày bao nhiȇu triệu người Việt, phá hủy các di tích núi sông Việt Nam, bắt bớ người dân, bắt phụ nữ Việt về Tàu làm nô lệ tình dục, đày ải người Việt Nam xuống biển mò ngọc trai, lȇn rừng tìm gỗ quý, tịch thu sách vỡ của người Việt để thiȇu hủy văn hóa Việt… biết bao nhiȇu tội ác đó ai sẽ là người căm thù họ?

Cửa Trung Hoa (porte de Chine) chỉ là một bức tường có cái lỗ chui qua, thời gian 1886, ảnh phác họa theo ảnh chụp của Trung úy Hairon trong đoàn khảo sát biȇn giới Việt Trung.



 


 Khe suối khoảng 150m phía trước cửa Trung Hoa hướng về Ðồng Ðăng chính là suối Phi Khanh.


Bản đồ cuộc hành quân Bắc phạt của Lữ đoàn 2 của Tướng de Négrier ngày 23/3/1885.


 


Khe suối khoảng 150m phía trước cửa Trung Hoa hướng về Ðồng Ðăng chính là suối Phi Khanh. Suối này đổ xuống từ một rặng núi phía Tây của ải Nam Quan trȇn đất Việt Nam, cắt ngang QL 1A và chảy về phía Ðông để gặp sông Khuôi Phát.















Hình ảnh cái hồ chứa nước lưng chừng núi cho thấy Trung cộng xây bể chứa nước để lưu trữ nước suối Phi Khanh trong mùa mưa Ðồng Ðăng từ tháng 12 đến tháng 5 hằng năm. Dĩ nhiȇn vì là nguồn suối từ trȇn cao, Trung cộng không thể bịt kín suối Phi Khanh.







Hình ảnh cái hồ chứa nước lưng chừng núi cho thấy Trung cộng xây bể chứa nước để lưu trữ nước suối Phi Khanh trong mùa mưa Ðồng Ðăng từ tháng 12 đến tháng 5 hằng năm. Dĩ nhiȇn vì là nguồn suối từ trȇn cao, Trung cộng không thể bịt kín suối Phi Khanh.

 Vị trí hồ chứa nước suối Phi Khanh, và toà nhà Xuất Nhập Cảnh Trung cộng, circa 2000 trước năm 2005. Ảnh không ảnh của TOMTOM™.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét