Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Tình Yȇu Mùa Dịch Corona


Tình Yȇu Mùa Dịch Corona

Tình Yȇu Mùa Dịch Corona là khởi đầu của một giòng tình yȇu trong ngăn cách khi hai người yȇu nhau sẽ phải chấp nhận một khoảng cách xã hội (social distance) là 6 feet (2m) khi đứng gần nhau và có lẽ những nụ hôn nồng cháy giữa nơi phố xá không còn nữa vì hai người đang mang khẩu trang (mask). Cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, cuộc đời vẫn có những chuyện tình yȇu và ngay ở thời kỳ dịch Corona cũng có, nhưng thật ra ít ai nói lời lãng mạn yȇu nhau trong chính thời gian này.
Thời dịch Corona đã khiến nhiều người Việt lưu vong ở hải ngoại mang nổi sợ kinh hoàng, nhiều người hối hả mua sắm chen lấn nhau ở các chợ giống như cảnh chen lấn tích trử lương thực (đȇm chôn dầu) để chuẫn bị vượt biȇn chạy trốn đại dịch thổ tả cộng sản trong thời gian sau 30/4/1975. Những cảnh bồng bế cha mẹ con cái trốn chật kín dưới những khoang ghe, ngồi chen chúc dưới hầm tàu nóng bức nghẹt thở để tìm đường trốn đai dịch cộng sản Việt Nam, và khi giữa đại dương minh mông bao la, có người quỳ lạy khấn cầu phép lạ mong sao có tàu Mỹ (không phải tàu lạ!) hay tàu nước nào cũng được (chứ không phải tàu hải tặc Thái Lan) cứu giúp, có người còn nói mang theo cả lá cờ Vàng mong sao hồn thiȇng sông núi và anh linh tử sĩ VNCH phò trợ đến bến bờ tự do. Thật tế thì, ước chừng 80% người chạy trốn đại dịch cộng sản Việt Nam đều được tàu Mỹ cứu vớt và mang đến bến bờ nước Mỹ, nơi sẽ cưu mang họ, cung cấp tiền bạc foodstamp, y tế sức khoẻ medical và tạo điều kiện cho con cái họ đến trường. Cái đất nước mà họ bỏ ra đi trong sợ hải nạn dịch cộng sản kinh hoàng năm 1975 ấy giờ đây đang nằm dưới gót giầy đinh và được cai trị bằng những bàn tay sắt bọc nhung giờ đây đang được một số trong họ cảm thấy cần phải quay về thần phục. Nhưng ngược lại đối với đất nước cưu mang họ cho họ giòng sửa ngọt bát cơm ngon thì họ sống bám vào như loài tầm gởi. Người ta có cảm tưởng khi họ chết đi họ cũng mong linh hồn họ sẽ vượt đại dương nghìn trùng để phiȇu du nơi cỏi vĩnh hằng trȇn đất Việt Nam hiện đang cai trị bởi đảng cộng sản Việt Nam.
Cũng có những người Việt lưu vong, hay tự nhận việt kiều lưu vong thường tự nghĩ rằng cần phải “đóng góp tài năng” mình cho nền dân chủ Mỹ được “phong phú hơn” bằng cách này hay cách khác, có người tự nhận giàu có bạc tỷ và lớn tiếng kȇu gào “đấu tranh dân chủ,” nhưng lại phát biểu vung vít phỉ báng “thiếu dân chủ” người khác. Có những người nghĩ rằng làm dân chủ đúng là đi về Việt Nam làm những thiȇn phóng sự để quảng cáo và ca ngợi sự “phát triễn kinh tế, dân chủ, và tự do” dưới chế độ cộng sản. Nghĩa là trong khi họ hít thở không khi tự do dân chủ, xài đô la, hưởng thụ nền học vấn giàu sang vợ đẹp con ngoan mà nước Mỹ này ban cho họ thì ngược lại họ cho rằng nơi mà họ đáng sống hơn hết là đất nước họ đã trốn chạy đi vào thời kỳ thổ tả.
Tình yȇu thời kỳ dịch corona có thể ít chua xót hơn tình yȇu còn sót lại thời kỳ thổ tả Việt Nam, vì tình yȇu thời dịch corona có y tế Mỹ chăm lo, tìm tòi nghiȇn cứu thuốc để chữa trị trong khi tình yȇu còn sót lại thời thổ tả Việt Nam không thể có phương thuốc trị, chỉ trừ khi những người mang virus thời thổ tả Việt Nam quay ngược lại chính nơi phát sinh bệnh thổ tả ấy mà sống thay vì chọn kiếp sống tầm gởi hay loại ký sinh.
Hoàng Hoa
Quan Ðiểm Việt Nam
Mùa dịch corona Vũ Hán


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét