Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013


Những “bí ẩn” của báo Người Việt:

Bài viết này đưc sưu tp trên Internet Email,

S hư thc ca bài viết xin nhưng li nhn định cho quý độc gi.

Hoàng Hoa
----

From: Tran Khac Huyen <trankrichard@...>
Subject: [KVVNNCVC] Fwd: Những “bí ẩn” của báo Người Việt:Ai là chủ thực sự của báo Người Việt? Đào Nương – Nhật báo Saigon Nhỏ Thứ Bảy, ngày 28 tháng 7, 2012
To: "undisclosed recipients" <trankrichard@...>
Date: Sunday, July 29, 2012, 10:01 PM


Nếu bản tin của bà Đào Nương Hoàng Dược Thảo ở bên dưới là đúng thì, Bản Lên Tiếng của Cộng Đồng NVQG/Nam Cali và các Hội Đoàn có cần thiết nữa không ?
Huyên

======================================






 
 
 
 



Những “bí ẩn” của báo Người Việt:
 
Ai là chủ thực sự của báo Người Việt?
Đào Nương – Những Điều Nên Nói

(Nhật báo Saigon Nhỏ Thứ Bảy, ngày 28 tháng 7, 2012)


Vì một “định mệnh” chưa thể kết luận là tai ương hay may mắn, Đào Nương tôi bước chân vào làng báo ở Thành Cam tức Orange County này rất sớm. Nói theo ông “Long Đất” tức tài tử Nguyễn Long nay đã quá cố thì Đào Nương tôi đi từ chân “đổ gạt tàn thuốc lá”, “pha cà phê” lên đến chức “chủ nhiệm” cũng nhiều “nhiêu khê”. Nhưng nói theo ông Mai Thảo thì “Đào Nương là người của phái Nga My “nằm vùng” ở phái Thiếu Lâm nên khi Đào Nương xuống núi thì bọn nam tử sẽ gặp nhiều khốn đốn”.

Chỉ biết, từ những năm đầu hình thành cúa làng báo Việt ngữ tại nam Cali, Đào Nương tôi đã có mặt. Ngày nay, khi đi thăm mộ cha tôi ở nghĩa trang Peek Family, tôi đi một vòng là “thăm” được nhiều người: ông Mai Thảo, ông Nguyên Sa…. Nhưng phải đến nghĩa trang Good Shepherd ở Huntington Beach thì mới thăm được vợ chồng nhà văn Thảo Trường. Nhìn lại những tên tuổi hàng đầu cuả nền văn hoá miền Nam lưu vong bây giờ chỉ còn lại vài người, như những bông hoa quí chơ vơ, cô đơn đến tội nghiệp. Một bình hoa thì cần phải có nhiều loại hoa, nhiều thứ hoa, đủ màu, đủ sắc; phải có cây đệm, phải có hoa dại kèm theo thì mới ra một tác phẩm nghệ thuật, lôi cuốn tầm nhìn. Bây giờ, cành hoa quí chơ vơ một mình, gợi nhớ những người vắng mặt với những áng văn chương của một thời không còn nữa. Nhưng dù là với ai, lúc nào, ở đâu thì thời đó, cuộc vui nào cũng không thiếu “bác Yến”. Vai trò cuả một trái đệm, có đó mà không đó. Chẳng là gì, không viết văn, không làm thơ, không phê bình thơ văn cuả ai, chỉ hiện diện để đánh trống và… bỏ dùi. Lâu dần cũng quen để rồi chúng tôi thường bảo nhau: đừng nghe những gì bác Yến nói mà hãy nhìn kỹ những gì bác Yến làm. Mà hình như bác Yến không làm gì ráo trọi.

Tờ Người Việt cũng vậy. Thủ khẩu như bình trước những vấn đề quan trọng của cộng đồng nhưng lại sẵn sàng “ứng chiến” để làm lợi cho cộng sản. Hình thành từ một garage ở nhà ông Đỗ Ngọc Yến ở đường Euclid với sự đóng góp công sức của rất nhiều người. Khi tôi chở “ông bạn đời” đến đó, ngọn đèn pha chiếu thẳng vào một cái garage mở rộng cửa, bên trong lố nhố những bóng người đứng ngồi. Hai thập niên đầu của lịch sử tị nạn cộng sản Việt Nam, những nhà văn, nhà báo lưu vong còn tuổi trẻ, bầu nhiệt huyết của lòng ái quốc, thương nhà, thương nước còn nguyên vẹn. Ai cũng mong có được một cơ quan ngôn luận để viết, để thông tin đến cộng đồng những điều biết được, nghe được về quê nhà. Nhiều khi, trong bóng đêm, tôi thường tự hỏi, nếu họ là tôi, ngày hôm nay phải điều hành một hệ thống báo chống cộng ở hải ngoại, phải đương đầu với tài lực, với nhân lực của cả một đảng cướp đang vươn cánh tay nối dài ra nước ngoài, những đàn anh đi trước tôi trong làng báo, họ sẽ làm gì?

Tôi còn nhớ ông Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi là chủ bút báo Người Việt lúc đầu. Báo Người Việt cũng ba chìm bảy nổi như những tờ báo Việt ngữ khác cùng thời. Chỉ khác là qua nhiều “triều đại” và anh em nối tiếp nhau ra đi, từ Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi, Nguyễn Đức Quang, Lê Đình Điểu, Tống Hoằng, Đỗ Việt Anh và bây giờ là Phan Huy Đạt, nhưng có một điều không đổi: Đó là sự hiện diện của ông Đỗ Ngọc Yến. Với tất cả mọi “biến động” mà báo Người Việt gây ra, ông Yến luôn có nụ cười “lỡ rồi, biết làm sao”, coi chuyện “bất thường” đó như là một chuyện bình thường. Có thể nói, ông Yến là người sống lành mà chết dữ. Với bạn bè nhà văn, nhà báo, ông Yến là một người xuề xoà, ai nói gì ông cũng cười, chuyện báo Người Việt làm bậy đến đâu, ông cũng chỉ cố nhướng cặp mắt mỏi mệt sau cái kính cận dày, coi như ông có nhìn, ông có biết, nhưng ông không cố tình làm bậy. Điều lạ là “biến cố nào” thì báo Người Việt cũng lỡ.. tuyên truyền cho Việt Cộng. Ngược lại, cái nhìn của những nhà chính trị miền Nam Việt Nam về ông Đỗ Ngọc Yến thì không như thế. Những người như ông Hoàng Văn Đức, như ông Trần Văn Tiết, như ông Hà Thúc Ký đã nhận xét ra sao về Đỗ Ngọc Yến thì Đào Nương tôi nghĩ, tôi không phải là người duy nhất đã nghe những nhận xét này. Vì thế năm 2008, khi những tấm hình ông Đỗ Ngọc Yến chụp chung với những lãnh tụ cộng sản cao cấp như Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phong lộ ra ngoài, khi ông Đỗ Ngọc Yến đã qua đời hai năm trước đó thì những người hiểu chuyện không ai ngạc nhiên.

Nhìn lại Ban Biên Tập hiện nay của báo Người Việt, Đào Nương tôi nghĩ người có thẩm quyền để giải thích về hành tung của ông Đỗ Ngọc Yến phải là ông Hoàng Ngọc Tuệ. Phần ông Đỗ Quí Toàn thấy vậy nhưng mà không phải vậy. Ông Toàn là người có nhiều tật xấu và không kín đáo nên không phải là người có thể tin cậy vào việc lớn. bạn bè bên ngoài mà còn nhìn thấy điều này huống chi là những người ở bên trong. Hoàng Ngọc Tuệ thì lại rất thâm trầm im lặng. Nếu không phải là người chú ý đến báo chí, biết được chuyện “miền Nam trước 1975” thì hầu như không ai để ý đến ông Hoàng Ngọc Tuệ. Những người như Đinh Quang Anh Thái, như Phạm Phú Thiện Giao, như Vũ Quí Hạo Nhiên đều không đáng nói. Bọt bèo thì thường nổi trên mặt mà. Nhưng sự kiện vợ của ông Hoàng Ngọc Tuệ, bà Hoàng Vĩnh ra mặt điều hành báo Người Việt mấy năm nay mới là lạ. Điều lạ thứ nhất: bà Hoàng Vĩnh không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về tình ái. Điều lạ thứ hai: Là một người rất khôn ngoan, Hoàng Ngọc Tuệ ngu gì mà đưa vợ vào nơi thị phi để mà mang nhục?

Năm 2008, Đỗ Việt Anh ra khỏi tờ Người Việt và lập tờ Việt Herald để đối đầu với tờ Người Việt. Khi báo Việt Herald thất bại, Người Việt thu dụng lại Đỗ Dũng, người đã phản bội tờ Người Việt để đi theo Đỗ Việt Anh trước đó. Cũng như Người Việt đã thu dụng lại Vu Quí Hạo Nhiên mặc dù Vũ Quí Hạo Nhiên không chỉ gây rắc rối cho Người Việt trong vụ lá cờ vàng trong chậu nước rửa chân mà còn trong dự án thành lập nhà in riêng năm 2007. Chỉ riêng vụ này, Vũ Quí Hạo Nhiên đã làm cho báo Người Việt thiệt hại một số tiền không nhỏ khi mua cơ sở, mua máy in và sau đó phải giải thể, bán tống, bán táng đi để thoát nạn tiền nhà băng hàng tháng. Sau vụ này, Phan Huy Đạt trở thành Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm chủ nhiệm. Con gái Đỗ Ngọc Yến, cô Đỗ Bảo Anh mất cả hai chức cùng một lúc. Bà Đỗ Ngọc Yến cũng không còn làm việc cho báo Người Việt sau khi bức hình ông Yến họp với Việt Cộng tung ra ngoài. Sau đó một “tiến trình” thay đổi bí ẩn… nào trong 3 năm qua để rồi bây giờ Phan Huy Đạt trở thành Chủ Nhân Ông toàn phần của nhật báo Người Việt!

*

Trên báo Người Việt, hàng ngày nơi trang 2, báo Người Việt “trình làng” một Hội Đồng Quản Trị, một Ban Điều Hành, Ban Biên Tập rất nặng kí. (xin xem phóng ảnh đính kèm).

Ngày 13 tháng 7, khi trả lời ông Phan Tấn Ngưu về việc có hay không có một áp lực trên báo Người Việt trong cuộc họp báo phân trần về việc đã đăng bài nhục mạ Quân, Dân, Cán Chính VNCH, ông Phan Huy Đạt cho biết Quỹ Hưu Bổng Nhân Viên Người Việt làm chủ báo Người Việt và họ làm việc theo quy tắc tập thể quyết định. Khi vào


quí vị sẽ đọc được đây là một chương trình 401K thành lập ngày 1 tháng 1, năm 2009 dành cho nhân viên với 27 thành viên nhưng không có “nhân viên quá cố” nào hay người thừa kế nào có tên trong danh sách. Báo Người Việt thành lập từ năm 1978 đến nay là 34 năm thế thì trước ngày 1 tháng 1, 2009 ai là chủ báo Người Việt? Việc “trao tay” này diễn ra như thế nào? Ai là 27 “nhân viên’ có tên trong cái “quỉ” (dấu hỏi hay dấu ngã… tùy người đối diện) này? Trước đây, báo Người Việt rêu rao là trị giá trên 10 triệu và cổ phần của bà Đỗ Ngọc Yến là vài triệu đô la!

Ông Phan Huy Đạt trong một cuộc phỏng vấn của báo trong nước cho biết vừa làm counselor, vừa học luật như sau:

(nguyên văn)

Trong dịp về thăm và làm việc tại Việt Nam, ông Phan Huy Đạt, giáo sư trường Orange Coast College, California, Mỹ đã có cuộc trao đổi ý kiến về tình hình giáo dục đại học ở Mỹ và những liên hệ với hoàn cảnh Việt Nam.

Xin anh cho biết vài nét về con đường anh đã trải qua để có điều kiện vào sâu ngành đại học ở Mỹ ?

- Ngay khi đến Mỹ năm 1975, tôi thi được một học bổng hậu đại học (fellowship) theo học ngành cao học về giáo dục tại San Diego State University. Sau khi xong bằng M.A tôi đi dạy ở một trường trung học cấp 3. Trong khi đó tôi tiếp tục học cao học về khoa học xã hội, chuyên về tâm lý học và xã hội học. Hai năm sau tôi được tuyển vào dạy ở Orange Coast College, một trường đại học cộng đồng. Tôi đang làm dở luận án xã hội học về “sự thích nghi nghề nghiệp của người nhập cư” thì đổi ý chuyển qua học luật. Sau khi tốt nghiệp với bằng Juris Doctor (Tiến sĩ Luật) và thi đậu vào luật sư đoàn California, tôi vừa dạy học vừa mở văn phòng luật riêng để hành nghề luật sư. Trong đại học, công việc chính của tôi là hướng dẫn sinh viên chọn nghề, chọn ngành học, và chọn lớp học. Vì thế, tôi có dịp theo dõi việc học của một số sinh viên trong nhiều năm sau khi ra trường và chuyển đi trường khác. Thành thử qua hơn hai mươi năm dạy học, tôi đã hướng dẫn vài nghìn sinh viên, trong đó một số khá lớn là người Việt.

(ngưng trích) (xin xem phóng ảnh đính kèm)


Qua câu trả lời này chúng ta thấy tuy có bằng Jurist Doctor và thi đậu vào luật sư đoàn nhưng ông Phan Huy Đạt có 20 năm làm nghề giáo, sau khi có bằng hành nghề luật sư vẫn tiếp tục dạy học. Thời gian này dài hơn thời gian để ông luật sư tay mơ “già tuổi đời” nhưng “non tuổi nghề” có thể thành công hay hái ra bạc với nghề luật sư. Nhưng sau khi đọc được cái “401K Plan” của 27 nhân viên báo Người Việt, Đào Nương tôi “tò mò” (chả là vì ông Phan Huy Đạt trả lời trên đài SBTN cho biết ông Đỗ Ngọc Yến là một “nhà báo tò mò” nên ông đi gặp Nguyễn Tấn Dũng chơi cho vui) bèn lên toà thị chính cuả thành phố Westminster hỏi xem ai là chủ báo Người Việt vì đây là public record, ai hỏi cũng được. Bà Nancy Wright, người phụ trách cấp Business Licence cho biết báo Người Việt là một cơ sthương mại tư nhân (a sole proprietor) và chủ nhân (owner) là ông Phan Huy Đạt chứ không phải là công ty (corporation) gì ráo trọi. Thế là thế nào? Thế mà các hội đoàn cứ một điều “Kính gửi Hội Đồng Quản Trị báo Người Việt” hai điều “kính thưa Ban Điều Hành” rồi còn đòi hỏi báo Người Việt “đuổi” chủ nhiệm Phan Huy Đạt thì chết thật. Mà không hiểu ông counselor 20 năm, ông luật sư “già tuổi đời” nhưng “non tuổi nghề” này làm cách nào mà có tiền nhanh chóng thế để mua đứt luôn “em” Người Việt làm của riêng (sole proprietor) như đã đăng ký trong “sổ bộ đời” cuả thành phố Westminster? Đào Nương tôi … tò mò (lại tò mò như nhà báo vĩ đại Đỗ Ngọc Yến) hỏi một ông thân hữu của báo Người Việt về việc này thì ông này cười bảo: bà mà hỏi chuyện pháp lý của báo Người Việt thì ruồi nhặng nó sẽ bay ra tùm lum! Tại sao lại ruồi nhặng bay ra? Khui “két sắt” nhà giàu thì đô la sẽ bay ra chứ sao ruồi nhặng lại bay ra? Liệu “27 active members” của cái “quỉ” Nhân Viên báo Người Việt có biết là ông Phan Huy Đạt là chủ nhân toàn phần của báo Người Việt theo hồ sơ đăng ký ở thành phố Westminster hay không?


Ông Phan Huy Đạt là một luật sư, lại có thêm ông luật sư Hoyt Hart II làm cố vấn chắc ông ấy không dám làm ẩu đâu. Vì luật sư mà làm ẩu thì mất bằng như chơi? Ban Biên Tập Báo Người Việt bao gồm những cây bút thượng thặng, chuyên nghiệp và dồi dào kinh nghiêm báo chí hãy chuẩn bị giấy bút đi để giải thích vì sao Toà Thị Chính thành phố Westminster “nhầm lẫn” trong hồ sơ đăng ký tên Phan Huy Đạt là “chủ nhân ông” (owner) của cơ sở tư nhân Người Việt Daily News. Record của city còn nguyên đó. Nếu cần thì chúng ta có 3 ông nghị viên gốc Việt tại hội đồng nghị viên của thành phố Wesminster để kiểm chứng chuyện này. Hồ sơ ghi bằng chữ nên nó không có chân để chạy ra, chạy vào như đô la. Chủ tịch cộng đồng Nam Cali là Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa. Ba cái dzụ luật lệ này chắc là Đào Nương tôi không dám qua mắt ông. Xin nhường cho ông thụ ný! Hy vọng ông Phan Huy Đạt, chủ nhân của báo Người Việt sẽ công bố tên của 27 người này để bọn “tay sai cuả giặc Mỹ” đa nghi cứ cho rằng một ông giáo nghèo, một counselor của một trường đại học cộng đồng thì làm gì có tiền mà mua nổi nguyên một tờ báo to đùng như tờ Người Việt? Bọn “tay sai của giặc Mỹ” cho rằng nếu không phải “thằng” Sơn Hào thì cũng là “thằng “Hải Vị”, Made in VC mua tờ Người Việt rồi ông đứng tên dùm cho chúng. Đào Nương tôi không tin nhưng không biết làm sao để bênh ông. Chi bằng ông cứ đưa 27 con ma “tay dài” này ra trình làng là bọn “tay sai của giặc Mỹ” tin rằng đây là những người mang căn cước tị nạn cộng sản như “bọn họ”? Nhưng trong “27 active members” của ‘quỉ” nhân viên báo Người Việt này có tên ông Chihuahua thì “member” đau đớn nhất lại là trùm xò Hoàng Ngọc Tuệ.

Báo “lớn” nên có nhiều chuyện vui. Và còn dài dài, dài dài…. Xin đón xem hồi sau… sẽ rõ.

Đào Nương

Ai là chủ báo Người Việt? Tài liệu trên quí đọc giả có thể vào


là đọc được.

Nhưng trong hồ sơ của thành phố Westminster, ông Phan Huy Đạt là chủ toàn phần của báo Người Việt tức chủ nhân của cơ sở thương mại tư nhân - owner of a sole proprietor - Người Việt Daily News không phải là công ty - corporation Nguoi Viet Inc. như bố cáo trên báo theo phóng ảnh dưới đây







 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét