Đánh giá thế trận tại Libya
Trong những ngày qua, nhiều người cảm thấy bối rối về việc làm sao mà các nhóm đối lập, được trang bị nghèo nàn và không thống nhất với nhau, lại có thể đẩy lui được sức tấn công của các lực lượng đặc biệt của Đại tá Muammar Gaddafi.
Các lực lượng của ông Gaddafi đã dùng không lực tiến hành oanh tạc và đã triển khai các cuộc tấn công với sự yểm trợ của pháo binh ở quanh khu vực Tripoli cũng như ở miền đông nước này.Các nhóm này, vốn đã quyết đứng tách biệt khỏi chế độ, chính là các thành phần mà Đại tá Gaddafi đánh giá là không trung thành với ông và do đó đã triệt hạ từ hàng thập niên trước, đặc biệt là sau âm mưu đảo chính năm 1993, khi các phần tử trong quân đội Libya thực hiện cuộc ám sát bất thành.
Vậy tại sao là Đại tá Gaddafi không thể biến ưu thế hơn người, hơn vũ khí của mình thành một đòn đánh mang tính quyết định?
Thật khó để có được bức tranh toàn cảnh về những gì đang xảy ra ở Libya, nhất là vì mỗi bên đều có cái gì đó để vẽ ra bức tranh mình đang thành công.
Một số cuộc đụng độ chỉ dừng lại ở mức va chạm nho nhỏ, và hiện người ta không thể biết một cách chính xác các con số của bên quân đội.
Nhưng cũng có một số manh mối dựa trên sự logic của chiến lược quân sự.
Nhà lý luận nổi tiếng về chiến tranh của Phổ, Carl von Clausewitz, đã đưa ra hai quan sát quan trọng trong tác phẩm kinh điển của mình hồi thế kỷ thứ 19, "Trong Cuộc Chiến".
Đầu tiên, ông lập luận rằng "phòng ngự là hình thức duy trì thế cân bằng chiến tranh một cách mạnh mẽ hơn". Về cơ bản, điều đó có nghĩa là giữ thành thì dễ hơn là chiếm thành.
Tình hình đô thị
Ngay cả ở các thành phố do phe đối lập nắm giữ nằm gần Tripoli do chính phủ kiểm soát, gồm Zawiya và Misrata, từng làn sóng các cuộc tấn công của chính phủ đã bị phe phiến quân có tổ chức chặn lại một cách quyết liệt.
Lợi thế tại các đô thị có vẻ như nghiêng về phía các phiến quân nhiều hơn.
Bom tự tạo có thể được ném ra từ các mái nhà.
Mặc dù phe chính phủ tỏ ra bất lực ở phía đông, nhưng các lực lượng vô tổ chức của phe phiến quân cũng không mấy hy vọng trong việc đem hàng ngàn lính tay mơ vượt quãng đường chừng 800km tới nơi, qua những địa hình khó khăn.
Thứ hai, các quân đội thường phải dựa vào "các đường dây liên lạc" - các ngả mà phe tấn công cần có để kết nối với căn cứ của mình.
Clausewitz lập luận rằng những ngả này càng trở nên dàn trải hơn khi phe tấn công tiến xa hơn, làm suy giảm uy lực của vũ khí và làm tinh thần chiến đấu của binh lính đi xuống.
Tại thành phố dầu lửa có tầm chiến lược Brega, nơi chính phủ đã bị đánh bại trong một trận chiến quan trọng cuối tuần trước, các lực lượng của Đại tá Gaddafi đã tiến hàng trăm km từ thị trấn Sirte.
Về phần mình, quân tiếp viện cho phe đối lập từ Ajdabiya chỉ phải di chuyển với một khoảng cách ngắn hơn nhiều.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng những điểm này được áp dụng tương tự cho cả chính quyền hiện hành lẫn phe phiến quân.
Mặc dù phe chính phủ tỏ ra bất lực ở phía đông, nhưng các lực lượng vô tổ chức của phe phiến quân cũng không mấy hy vọng trong việc đem hàng ngàn lính tay mơ vượt quãng đường chừng 800km tới nơi, qua những địa hình khó khăn.
Thứ ba, những gì mà các nhà phân tích quân sự gọi là "tương quan lực lượng" thì không có vẻ gì giống với những gì người ta nhìn thấy.
Phe đối lập nay không còn là những người biểu tình tay không tấc sắt nữa.
Các thiết bị vũ khí đã được đưa đến Brega, từ vũ khí chống máy bay trở đi, và chúng đã giúp bảo vệ được Benghazi khỏi các cuộc tấn công của chiến đấu cơ từ phe chính phủ.
Tự vệ
Tại Ajdabiya, các lực lượng đối lập đã chiếm được xe tăng từ các đơn vị quân đội đào ngũ, và đã lấy được các hỏa tiễn vác vai.
Tuy nhiên, chúng đủ sức bảo vệ phần nào cho các lực lượng phiến quân.
Sự thực là phe đối lập tuy bị chia rẽ bởi sự trung thành bộ lạc và các phán đoán chính trị khác nhau, cho nên không tính tới chuyện hợp nhất thành một lực lượng quân sự chung.
Nhưng cuộc chiến ở Brega đã chứng tỏ khả năng đầy ấn tượng của các đơn vị nhỏ lẻ riêng rẽ nhưng cùng tiến hành tấn công quân sự một cách tự phát.
Các sĩ quan cao cấp đào ngũ chính là mắt xích quan trọng trong việc tổ chức quân sự, và dần dần xây dựng lên một hệ thống hoạt động có phối hợp chặt chẽ hơn. Đó cũng chính là các mô hình từng được áp dụng trong các cuộc nội chiến trước đây.
Và cuối cùng, sức mạnh của lực lượng không quân đã không ghê gớm như người ta từng tưởng.
Mặc dù Đại tá Gaddafi vẫn còn có khả năng và vẫn rất sẵn sàng gây thương vong nặng nề cho cả các phiến quân lẫn những người không tham chiến - tên lửa đã được nã vào những người phòng ngự ở Brega - nhưng ông ta không dễ gì sử dụng hỏa lực trên không để tiếp tục theo đuổi các mục tiêu chiến lược của mình.
Dai dẳng nhưng thiếu chính xác, các cuộc ném bom xuống kho vũ khí tại Ajdabiya đã không mấy thành công trong việc đạt mục đích.
Bắn súng từ máy bay trực thăng xuống có lẽ sẽ chính xác hơn, nhưng lại cũng nhiều nguy cơ bị hỏa lực từ mặt đất bắn hạ hơn.
Tất nhiên, các lực lượng đối lập ở địa hình trống trải gặp nhiều nguy cơ hơn so với các lực lượng ở đô thị.
Điều này chỉ càng cho thấy rõ sự khó khăn mà các phiến quân muốn đánh vào Tripoli có thể vấp phải, nếu như không có vùng cấm bay được tuyên bố.
Hiện nay, cuộc nội chiến đang tỏ ra cân bằng thế trận giữa hai bên.
Đại tá Gaddafi giữ được nguồn thu nhập từ dầu lửa và lòng trung thành của lữ đoàn tinh nhuệ, và ông sẽ cảm thấy yên tâm trước lời cảnh cáo mạnh mẽ từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hồi tuần trước, ngỏ ý phản đối sự can thiệp quân sự.
Đồng thời, sự nắm giữ của Đại tá Gaddafi tại Tripoli trở nên mong manh.
Ông đã không giữ được các khu vực khai thác dầu ở phía đông, và các lệnh trừng phạt, rõ ràng sẽ khiến cho thế bế tắc càng kéo dài thêm.
Bài viết trên của Shashank Joshi, thuộc Royal United Services Institute (RUSI), một tổ chức nghiên cứu quốc phòng ở London, và là nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét