GP Vinh: Giáo dân Dũ Lộc gửi đơn đề nghị về bãi thải nhiệt điện Vũng Áng
Chúng tôi không có ý thức chống lại chính quyền và nhà đầu tư nhưng chúng tôi không thể làm ngơ trước việc môi trường, sức khoẻ con người và nòi giống bị đe doạ và huỷ hoại. Vì thế, toàn thể giáo dân sẽ không đồng ý để dự án được triển khai ký dự án chưa thực sự khả thi về bảo vệ môi trường, môi sinh.
Người dân chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ chính sự sống của chúng tôi bằng tất cả những biện pháp mà pháp luật cho phép.
Người dân chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ chính sự sống của chúng tôi bằng tất cả những biện pháp mà pháp luật cho phép.
GIÁO PHẬN VINH GIÁO XỨ DŨ LỘC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Tạm dừng và xem xét, thẩm định lại dự án Bãi Thải Xỉ Than tại xứ Dũ Lộc, thôn Hoà Lộc, xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Kính gửi: – Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Đồng kính gửi: - Thủ tướng Chính phủ
- Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tỉnh uỷ tỉnh Hà Tĩnh
- Phòng Cảnh sát Bảo vệ môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh
- Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
- Uỷ ban nhân dân xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh
Chúng tôi là giáo dân xứ Dũ Lộc, giáo phận Vinh, thuộc thôn Hoà Lộc, xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, làm đơn này kiến nghị tạm dừng và xem xét, thẩm định lại dự án bãi thải xỉ than tại thôn Hoà Lộc, xã Kỳ Trinh như sau:
Giáo xứ Dũ Lộc chúng tôi hiện nay với số giáo dân có 1800 người, gồm 364 hộ, chiếm hơn 1/3 dân số xã Kỳ Trinh và là một thôn gần như công giáo toàn tòng (99,7 %). Địa hình giáo xứ nằm gần chân núi và bao quanh con sông nước mặn. Muốn qua lại với các các vùng khác người dân ở đây buộc phải đi qua chiếc cầu hẹp hoặc qua đập Bara. Đời sống của dân cư chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nhưng đất canh tác lại rất ít.
Một giáo xứ có đạo từ lâu đời(thế kỷ XVIII), dù nghèo đang sống rất an bình, bỗng nhiên dự án Nhà Máy Nhiệt Điện Vũng Ang được phê duyệt làm xôn xao cả huyện Kỳ Anh. Người dân Kỳ Anh nói chung khi đón nhận dự án này không phải là niềm vui mà là một nỗi buồn, nỗi bất an vì phải dời đi một nơi khác, bỏ quê cha đất tổ đến một nơi xa lạ với số tiền đền bù ít ỏi không biết rồi họ sẽ sống ra sao.
Tuy nhiên, điều mà làm người dân ở đây hết sức lo lắng, bất an là BÃI THẢI XỈ THAN của nhà máy nhiệt điện đặt kề cận làng, chỉ cách nhà dân nơi gần nhất 20 m, nhà xa hơn cách 500 m. Theo bản đồ của dự án BÃI THẢI XỈ THAN (BÃI CHỨA XỈ THAN từ nhà máy nhiệt điện Vũng Áng) thì lấy đất của dân 131 ha, và đắp ngăn bờ đê xung quanh, chiều cao của bải xỉ than cao 30 m. Mỗi năm nhà máy nhiệt điện Vũng Áng sẽ thải ra 1,001 triệu tấn xỉ. Theo các nhà dự án cho biết xỉ than đó có thể cho các nhà thầu dùng đóng gạch (bụi sẽ gây ô nhiễm môi trường).
Thưa quý cơ quan.
Dự án bãi xỉ than trên đây nếu không được di chuyển chỗ khác sẽ gây ô nhiễm môi trường vô cùng nặng nề cho người dân ở đây khi nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động, bởi vì:
1. Vị trí đặt bãi thải xỉ than không phù hợp: Bãi thải xỉ than được đặt quá gần với khu dân cư, với các hộ dân. Theo thiết kế, bãi thải xỉ than được đặt cách nhà dân chỉ 20m và xa hơn là 500 m, với khoảng cách đó thì việc gây ô nhiễm môi trường và gây tổn hại cho sức khoẻ của người dân là không thể tránh khỏi, thậm chí là rất nặng nề.
2. Diện tích bãi xỉ than 131 ha, toạ lạc trên diện rộng thì việc gây ô nhiễm môi trường là không thể không xảy ra.
3. Có rất nhiều chất độc hại trong xỉ than: Theo các tài liệu mà chúng tôi có được và nhất là qua tài liệu mà cán bộ huyện Kỳ Anh gửi kèm để tham khảo thì trong xỉ than có rất nhiều chất độc hại: chẳng hạn như trong xỉ than có chứa một số kim loại nặng có độc tính cao (Mn, Cr, Cu2, Hg2, As, Pb,…), nước trong bãi xỉ thường có hàm lượng cặn, kim loại độ cứng cao, độ Oxy hoà tan giảm và chứa nhiều các khoáng chất như SO2, HCO3, CL, CO3 … Nếu nước trong bãi xỉ tràn ra môi trường do nguyên nhân nào đó như tràn đập chắn xỉ, vỡ đập, thấm qua đập…) sẽ gây ô nhiễm môi trường nước biển khu vực. Tác hại của các khí Oxít(SOx, NOx) rất nguy hiểm đối với sức khoẻ con người…, rồi đến ô nhiểm bụi từ xỉ than và nước ngầm. Bãi thải xỉ than nằm đầu ngọn gió đông-nam và đầu nguồn nước chảy với độ cao so với mặt bằng nhà dân chếch khoảng 2-3 m thì không thể tránh được tầng nước ngầm. Cũng theo tài liệu: Trong xỉ than có chất Lưu huỳnh và cả chất Thuỷ Ngân sẽ ngấm theo dòng nước ngầm và có thể đi vào các giếng nước của dân. Đây là những nguy cơ nhã tiền và không thể tránh khỏi.
4. Chính quyền và nhà đầu tư không có các biện pháp có thể khắc phục được hậu quả: Như trên đã nói, hậu quả ô nhiễm môi trường là rất nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân, sự sống và giống nòi nhưng khi đã xẩy ra ô nhiễm thì chắc chắn hậu quả lúc đó là khôn lường và không thể khắc phục được. Bản thân chính quyền và nhà đầu tư chưa dự kiến hết các tác hại của bãi xỉ than và vì thế cũng chưa đưa ra được các biện pháp dự phòng, thậm chí còn cho rằng không có ô nhiễm.
5. Thực tiễn tại địa phương này cách đây 6 năm nhà nước làm dự án nước lấy từ núi để cung cấp cho dân qua các bể chứa với kinh phí 500 triệu đồng. Dự án hoàn thành được hơn một tháng thì đã rò rĩ và rồi chưa đầy 2 tháng thì tất cả các bể không còn chứa được một giọt nước nào đành phải bỏ hoang. Và cuối cùng không ai chịu trách nhiệm để xử lý. Đây mới chỉ là một dự án nhỏ chưa phải là dự án lớn mà còn như thế thì liệu cấp chính quyền xử lý như thế nào nếu bãi xỉ than ô nhiễm với hậu quả lớn hơn rất nhiều lần.
6. Hơn nữa, thời gian qua trên địa bàn cả nước rất nhiều nhà máy sau một thời gian hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường và việc khắc phục hậu quả là nặng nề, khó khăn và lâu dài, như nhà máy bột ngọt VeDan, nhà máy bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh, nhà máy Vedan Kỳ Sơn, Kỳ Lâm huyện Kỳ Anh gây ô nhiểm lần 2, gây bức xúc cho người dân Kỳ Sơn, Kỳ Lâm…
7. Chính quyền và nhà đầu tư không dám cam kết về việc bãi thải xỉ than không gây ô nhiễm môi trường: Người dân đã đề nghị chính quyền và nhà đầu tư nếu họ khẳng định dự án không gây ô nhiễm thì làm cam kết và chịu trách nhiệm trước dân khi có ô nhiễm xảy ra nhưng chính quyền và nhà đầu tư đã không dám hứa. Nếu chính quyền và nhà đầu tư không dám hứa và nhận trách nhiệm thì làm sao người dân yên tâm được.
Bên cạnh các lý do về ô nhiễm môi trường nói trên, người dân không đồng thuận với chính quyền và nhà đầu tư là vì quá trình thực hiện dự án, chính quyền và nhà đầu tư chưa thực sự lấy dân làm gốc, thiếu dân chủ và minh bạch trong việc ký dự án. Cụ thể: – Uỷ ban nhân dân xã Kỳ Trinh tự ký dự án bãi thải xỉ than tại thôn Hoà Lộc mà không thông qua người dân; – Khi ban dự án cho người đến rà mìn và đo đạc đất làm bãi thải, thậm chí khoan cọc bê tông giữa ruộng lúa của dân mà không có một thông báo nào. Khi người dân thấy khoan bê tông giữa ruộng lúa mình đang thời kỳ làm đồng liền phẫn nộ nhưng họ chẳng một lời giải thích gì mà còn gây gỗ, đổ lỗi do lệnh cấp trên nhưng cũng chẳng có giấy tờ gì. Sau khi đo đạc xong, cắm cọc mốc rồi chính quyền mới bắt đầu họp dân.
Với những lý do trên dây, toàn thể giáo dân giáo xứ Dũ Lộc, giáo phận Vinh, thuộc thôn Hoà Lộc, xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh kính đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và các cấp chính quyền thận trọng xem xét lại dự án bãi thải xỉ than, tránh những hậu quả khôn lường xẩy ra và không khắc phục được, bảo đảm môi trường trong lành, bảo đảm sức khỏe người dân và tương lai nòi giống.
Chúng tôi đề xuất chuyển bãi xỉ than đến vị trí phía sau ngọn núi ngăn cách với dân làng gọi là “Trại ông Tạo”, gần bờ biển, vừa rộng lại không có dân rất thuận lợi cho việc làm bãi thải. Đề nghị các cấp chính quyền xem xét.
Chúng tôi không có ý thức chống lại chính quyền và nhà đầu tư nhưng chúng tôi không thể làm ngơ trước việc môi trường, sức khoẻ con người và nòi giống bị đe doạ và huỷ hoại. Vì thế, toàn thể giáo dân sẽ không đồng ý để dự án được triển khai ký dự án chưa thực sự khả thi về bảo vệ môi trường, môi sinh. Người dân chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ chính sự sống của chúng tôi bằng tất cả những biện pháp mà pháp luật cho phép.
Chúng tôi kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thẩm định lại, xem xét lại và cần thiết phải có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các cơ quan chuyên môn của trung ương.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn.
Dũ Lộc, Kỳ Anh ngày 27 tháng 12 năm 2010
Nơi gửi: – Như trên
- Ô Bí Thư tỉnh Hà Tĩnh
- Đức Cha chủ tịch HĐGM Việt Nam
- Đức giám mục giáo phận Vinh
- Các linh mục và Ban hành giáo hạt Kỳ Anh
Kính đơn:
- Bao nhiêu lâu nữa dân lành mới được sống bình yên? Xin Chúa cho những con người nghèo hèn thấy được lòng thương xót của Chúa! Cám ơn Nữ Vương Công Lý đã cho biết những tin tức đau khổ của dân nghèo bị đàn áp mà ban lãnh đạo HĐGMVN ở quá cao và quá xa không tới và không thấy được vì ghế của quí vị ấy quá cao áo , mũ, gậy quá cồng kềnh nên không di chuyển được như Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Đức Giám Mục Hoàng Đức Oanh và Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên…
Tạ Tuyên
- Lạy Đức Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, xin thương xót chúng con là con dân Việt Nam cũng là con dân của Mẹ. Xin Mẹ đưa tay nâng đỡ , dìu dắt chúng con qua cơn gian nan thử thách này.
- cần in vẳn bản này ra càng nhiều càng tốt. phát rộng rãi cho người dân huyện kỳ anh để họ biết rõ công việc chúng ta làm.
đã tới lúc người dân phải đứng lên để bảo vệ quyền lợi cho mình, cho làng xã và đất nước chúng ta. Công an và quân đội bây giờ không bảo vệ dân nữa, mà chỉ lo bảo vệ Đảng cộng sản thôi. trong thực tế Cảng vũng áng và tất cả những gì liên quan tới vũng áng đều là ý đồ thôn tính và bành trướng của Trung quốc.
phải can đảm để bảo vệ lấy môi trường và từng tấc đất của chúng ta.
người dân kỳ Anh
- Xin hoan hô tinh thần của đồng bào Kỳ Anh. Qúy vị đang góp tay xây dựng một đất nước mà con cháu sẽ được hưởng . Hy vọng những người có trách nhiệm ý thức được giá trị này.
N.H.Ích
- [...] GP Vinh: Giáo dân Dũ Lộc gửi đơn đề nghị về bãi thải nhiệt điện Vũng Áng [...]
- Cái này cần phải mạnh bạo hơn nữa vì nó liên quan đến cuộc sống hàng ngày của giáo dân mình, bọn cộng sản chúng chẳng quan tâm đến quyền cơ bản của con người, nếu dự án này để ngay ba đình hay ở nơi có giòng tộc trong 15 thằng trong BCT thử coi có được không?
Kính mong Tất cả mọi Giáo dân Địa Phận Vinh hưỏng ứng Đơn đề nghị của Giáo Xứ DŨ LỘC.
Một KiTô hữu, người HÀ TĨNH. Sống xa Quê, đã lâu năm…
Trân trọng, Kính chào Bà con Xứ DŨ LỘC ./.