Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

Quan điểm của Viện Nghiên cứu PT về Khai Thác Bauxite

Quan điểm của Viện Nghiên cứu PT về Khai Thác Bauxite


Nhã Trân, phóng viên RFA-Bangkok 2009-04-06

Chủ trương của chính phủ Viễt Nam, chấp thuận cho Trung Quốc khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên, đang gây nhiều quan ngại cho các nhà trí thức và giới chuyên môn vì những hệ quả của việc đó.
Courtesy of MienTrung.com
Tây Nguyên là thượng nguồn của nhiều con sông. Sự ô nhiễm môi trường của con sông ở vùng đó sẽ lan xuống miền Trung, Đồng Nai, rồi miền Đông Nam Bộ.

Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội mới đây nêu lên quan điểm của mình qua trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Quang A với Nhã Trân.

Ô nhiễm nặng nề, kinh tế không có lợi

Ts Nguyễn Quang A: Chúng tôi tin rằng khai thác một vùng quan trọng như vùng Tây Nguyên thì phải tính đến độ bền vững của sự phát triển. Và, khai thác bauxite trong thời điểm này không có lợi. Xét về mọi khía cạnh thì dự án này là một dự án không tốt. Xét về mặt môi trường, dự án này có thể gây ô nhiễm môi trường rất là nặng nề. Xét về mặt kinh tế thì dự án này không có lợi, không có hiệu quả kinh tế.

Xét về mặt môi trường, dự án này có thể gây ô nhiễm môi trường rất là nặng nề. Xét về mặt kinh tế thì dự án này không có lợi, không có hiệu quả kinh tế.

TS.Nguyễn Quang A

Nhã Trân: Thưa Ts, Viện Nghiên cứu Phát triển đã dựa trên những cơ sở nào mà có kết luận như vậy về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên?

Ts Nguyễn Quang A: Chúng tôi tuy không nghiên cứu chi tiết dự án này nhưng các nhà nghiên cứu của IDS bằng cách này hoặc cách kia có tham gia vào khảo sát, nhất là anh Nguyễn Trung và anh Nguyên Ngọc.

Nhã Trân: Vâng. Trước hết Ts có thể cho biết ý kiến của Viện Nghiên cứu Phát triển về những tác hại đến môi trường trong việc khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên?

Ts Nguyễn Quang A: Nói đến vấn đề môi trường thì khai thác bauxite ảnh hưởng đến môi trường vùng đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vùng đó. Đầu tiên là vấn đề nguồn nước. Bản thân nước ở Tây Nguyên vốn lâu nay không phải là nhiều. Thế mà bây giờ lại lấy nguồn nước đó để mà khai thác bauxite !

Và một điều hết sức quan trọng là, đó là thượng nguồn, và là thượng nguồn của nhiều con sông. Sự ô nhiễm môi trường của con sông ở vùng đó như vậy sẽ lan xuống các vùng quan trọng khác như là miền Trung, Đồng Nai, rồi miền Đông Nam Bộ.

Bản thân nước ở Tây Nguyên vốn lâu nay không phải là nhiều. Thế mà bây giờ lại lấy nguồn nước đó để mà khai thác bauxite ! Và một điều hết sức quan trọng là, đó là thượng nguồn, và là thượng nguồn của nhiều con sông. Sự ô nhiễm môi trường của con sông ở vùng đó như vậy sẽ lan xuống các vùng quan trọng khác như là miền Trung, Đồng Nai, rồi miền Đông Nam Bộ.

TS.Nguyễn Quang A

Đó là vấn đề về nước. Rồi tới vấn vấn đền bùn đỏ. Vấn đề bùn đỏ thì xử lý như thế nào? Theo chúng tôi biết thì cái cách xử lý bùn đỏ ở Tây Nguyên là một công nghệ môi sinh không phải là tốt. Chất thải của bùn đỏ có thể gây nhiều ô nhiễm môi trường. Rồi vùng Tây Nguyên có một mùa khô và một mùa mưa. Trong thời gian mùa khô thì chất thải đó có thể gây ô nhiễm rất là lớn. Và nếu mà không xử lý tốt thì cái bùn đỏ này có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Nhã Trân: Thế còn xét về mặt kinh tế, việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên liệu có giá trị kinh tế mà chính phủ Việt Nam mong đợi?

Ts Nguyễn Quang A:

Về kinh tế thì chúng tôi không mong đợi. Khai thác bauxite từ dưới lòng đất rồi chế biến sơ sơ rồi mang bán thì chúng tôi nghĩ là không được giá. Rồi trong thời gian tới cũng không có đủ để mà làm nhôm. Như vậy chỉ có thể bán được alumina. Mà thị trường của alumina là một thị trường không phải là lớn, không phải là một thị trường tương đối là dồi dào, cho nên việc bán không dễ. Muốn chuyển alumina ra cảng để có thể xuất khẩu được thì cần phải mở rộng đường, hay là xây một cái tuyến đường sắt riêng cho việc này chẳng hạ. Đầu tư vào một tuyến đường sắt như thế,và chủ yếu chỉ để phục vụ cho việc khai thác bauxite thì quá tốn phí.

TS.Nguyễn Quang A

Mà cái giá trị mà alumina có thể bán được, cái giá trị gia tăng mà Việt Nam có thể đưa them thêm vào, không phải là lớn. Về mặt kinh tế là thế.

Nhưng mà còn có một cái khó hơn nữa, là từ vùng Tây Nguyên xuống đến cảng có một đọan rất là dài, hiện bây giờ đường đi tuy là có nhưng mà di chuyển thì rất là khó khăn. Muốn chuyển alumina ra cảng để có thể xuất khẩu được thì cần phải mở rộng đường, hay là xây một cái tuyến đường sắt riêng cho việc này chẳng hạ. Đầu tư vào một tuyến đường sắt như thế,và chủ yếu chỉ để phục vụ cho việc khai thác bauxite thì quá tốn phí.

Bất lợi về an ninh chính trị

Nhã Trân: Ngoài những hệ lụy về vấn đề môi trường cũng như cái giá trị thật sự về mặt kinh tế, việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên hiện còn gây nên một mối quan ngại liên quan lãnh vực ngoại giao/chính trị/quân sự v.v... Viện Nghiên cứu Phát triển có ý kiến gì không trước những quan ngại này của công luận?

Ts Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ cái đấy cũng là một điểm chắc chắn cần lưu tâm bởi vì người ta lý giải là khai thác bauxite sẽ tạo ra công ăn việc làm cho bà con, v.v... và v.v... Nhưng mà thật sự nếu mà từ nguyên vật liệu, từ công nhân không có tay nghề gì cả, chỉ làm những việc rất là bình thường mà người ta cũng đưa từ nước ngoài vào thì đấy cũng là một điểm rất là đáng lưu ý.

Nhưng mà thật sự nếu mà từ nguyên vật liệu, từ công nhân không có tay nghề gì cả, chỉ làm những việc rất là bình thường mà người ta cũng đưa từ nước ngoài vào thì đấy cũng là một điểm rất là đáng lưu ý.

TS.Nguyễn Quang A

Tôi nghĩ đó là mối quan tâm rất là lớn của dư luận ở VN và chúng tôi cũng chia sẻ những mối quan tâm đó về mặt an ninh quốc gia, về mặt chính trị và nhiều thứ khác nữa, tuy chúng tôi không đi sâu vào vấn đề này bởi vì chúng tôi không phải là những người chuyên môn về lãnh vực đó.

Nhã Trân: Thưa như vậy theo quan điểm của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nếu dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã không có giá trị về mặt kinh tế mà lại có những tác hại nghiêm trọng như vậy đến môi trường đồng thời lại còn gây ra một số hệ lụy khác chẳng hạn như đến vấn đề an ninh quốc gia v.v... thì phải chăng khai thác bauxite là một điều lợi bất cập hại?

Ts Nguyễn Quang A: Đúng như vậy. Cái dự án bauxite nên dừng lại, hoặc nếu mà không thể dừng được vì những lý do này kia thì phải làm hạn chế ở cái qui mô thử nghiệm chứ không nên mở rộng ra nhiều.

Chính phủ nên làm sao để bảo tồn cái thiên nhiên, bảo tồn cái văn hoá của vùng Tây Nguyên. Còn bản thân cái bauxite thì có thể để lại cho con cháu đời sau. Có thể lúc đó công nghệ sẽ phát triển khác đi và có những giải pháp có thể xử lý được những vấn đề về môi trường, có thể mang lại được hiệu quả kinh tế cao hơn.

Nếu mà làm như thế thì có trách nhiệm hơn với đời sau, với con cháu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét