Lược Sơ Tình Hình
Biển Hoàng Hải, Biển Đông Trung Hoa và Biển Đông Việt Nam
03/03: Mới đây theo báo điện tử Ifeng ngày 11 tháng 3 cho biết, hôm 3 tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã cử tàu hộ vệ tên lửa 560 đến Trường Sa làm nhiệm vụ trực chiến tại đây. Được biết, ngoài toàn bộ số sỹ quan trên tàu ra thì lần ra Trường Sa làm nhiệm vụ lần này còn có hơn 100 nhân viên và binh lính khác.
12/03: Hơn 30 năm đi biển, chuyến cập bờ ngày 12-3-2010 vừa qua với ông Dương Thành Phú và 17 thuyền viên là một thảm họa.
Con tàu bị tông chìm khi khoản nợ 500 triệu đồng vay mượn đóng tàu chưa kịp trả, trong khi mỗi thuyền viên mất thêm khoảng 10 - 20 triệu đồng bù tổn phí cho chuyến ra khơi.
Ngư dân dạn dày biển cả Bùi Triết (56 tuổi, thôn Tây) lo lắng: Biển cả càng ngày càng hung dữ với bão táp nhưng thêm vào đó là sự xuất hiện của các tàu nước ngoài kể cả tàu chiến ở những vùng biển thuộc chủ quyền của ta nhưng xa bờ.
Nếu không kịp thời phát hiện thì chuyện như ông Phú, hay mất mát tài sản diễn ra thường xuyên.
Ông Triết nhớ lại, gần 30 năm bám biển, mưu sinh, ông có đến hàng chục lần đối diện với bão lớn, thậm chí không ít lần phải đi giữa tâm bão. Tuy nhiên, điều này không làm ông ám ảnh cho bằng đợt bị ngư dân nước ngoài nhảy bổ lên tàu đập phá, nổ súng uy hiếp để đẩy đuổi mình ra khỏi vùng biển mà chủ quyền là của mình.
Ngày đó, tàu QNg 6209TS của ông đang đánh bắt. Giữa trưa, hơn chục thuyền viên chia ca nhau xuống biển lặn hải sâm. Bất chợt, cả thuyền phát giác 2 - 3 chiếc tàu to bự, dài đến 50 - 60m, rộng chừng 5 - 6 mét, mã lực lên đến 500 CV đang vây hãm.
Rồi một chiếc ca nô được thả xuống biển, bên trên có 4 ngư dân lực lưỡng hăm hăm súng đe dọa. Nhóm người này nhảy bổ lên tàu, đập phá hết các thiết bị định vị, ra đa, máy móc rồi đánh đập anh em trên tàu mà không một ai dám phản ứng gì… Xong đâu đấy, họ lại lên ca nô và rồ ga phóng mất.
17/03: Bản tin báo Tiền Phong hôm Thứ Tư 17-3-2010 cho biết:
“...Hai người chết, năm người mất tích, nghi chìm tàu
Gia đình của 7 thuyền viên trên tàu cá QB 2522 TS (Quảng Bình) rất hoang mang, khi người dân địa phương phát hiện 2 tử thi là thuyền viên trên tàu, cùng thông tin con tàu đã gặp nạn.
Sáng 16-3, UBND xã Đức Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) cho biết: Đã xác định được danh tính các nạn nhân là thuyền viên đi trên tàu cá QB 2522 TS, xuất phát đánh bắt cá xa bờ từ ngày 4-3 và mất liên lạc 4 ngày sau đó.
Sáng 14-3, ngư dân ở TP Đồng Hới vớt được thi thể anh Trần Văn Thoan (SN 1975, trú xã Hải Trạch) trong tình trạng xác đã bắt đầu phân huỷ. Thi thể anh Nguyễn Văn Long (chưa rõ tuổi, trú xã Hải Trạch) được một thuyền đánh cá ở xã Nhân Trạch vớt được trên biển.
Cả 2 nạn nhân này là thuyền viên tàu QB 2522 TS. Ngoài ra, đến ngày 16-3, xã Đức Trạch xác định trên tàu còn có 5 người khác là anh Nguyễn Văn Trung (chủ tàu, SN 1976, trú xã Đức Trạch), Nguyễn Văn Ninh (SN 1992), Hoàng Thanh Ninh (SN 1988), Hoàng Huy (SN 1959), Hoàng Hiếu (SN 1991), cùng trú thôn Lý Hòa - Hải Trạch...” .
23/03: Hạm đội Bắc Hải và khoảng 1.000 quân của Trung cộng thực hiện các công tác thao dượt và huấn luyện trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hạm đội Bắc Hải đã tiến về Biển Đông Việt Nam và thực hiện diễn tập trong 19 ngày trong một khu vực rộng 6.000 hải lý và đã dừng lại tại một cǎn cứ ra đa trên đảo đá Garma mà Trung cộng đã chiếm của Việt Nam kể từ 14 tháng 3, 1988. Cuộc diễn tập này có cả không quân tham dự. Đây là lần diễn tập quan trọng nhất và hạm đội Bắc Hải của Trung cộng đã tiến xuống phía Nam thay vì vùng Biển Đông Việt Nam được coi là khu vực trách nhiệm của hạm đội Nam Hải của Trung Cộng. Theo dự trù hạm đội Bắc Hải ngày 11 tháng 4, 2010 sẽ trở về cǎn cứ hải quân Qingdao của hạm đội Bắc Hải.
25/03: 10 ngư dân đi trên tàu cá do ông Mai Phụng Lưu làm thuyền trưởng, ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ trong lúc đang hành nghề ở đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Tin từ UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, các ngư dân đi trên tàu cá này đã điện về báo cho gia đình rằng họ bị phía Trung Quốc bắt giữ và yêu cầu phải nộp tiền chuộc là 70.000 nhân dân tệ (khoảng 180 triệu đồng) mới thả người về
26/03: Trung Quốc đã bắt đầu đưa các phi đội chiến đấu cơ JH-7 tới đảo Phú Lâm, tăn.g cường cho lực lượng Hải Lục Không quân của mình tại khu vực biển Đông, nhằm xây dựng một chiến lược chiếm lĩnh khu vực biển Đông vươn tới tận vùng eo biển Malacca.
Không quân Trung Quốc đưa các máy bay JH-7 tới đảo Phú Lâm là muốn thử nghiệm khả năng tác chiến của loại chiến đấu cơ tiềm kích do chính Trung Quốc chế tạo .
26/03: Chiến hạm Cheonan Nam Hàn bị bắn chìm trong biển Hoàng Hải phía Nam đảo Baengnyeong ngay phía Nam đường phân ranh Nam Bắc Triều Tiên. Bốn mươi sáu thủy thủ Nam Hàn bị tử nạn. Bắc Hàn được cho là đã bắn ngư lôi vào tàu Cheonan.
28.03.2010 (RFA)
Báo Thanh Niên online cho biết tàu cá của ông Võ Văn Thành đã phát hiện và cứu được 8 ngư dân thôn Phước Thiện, huyện Bình Sơn mất tích từ chiều thứ năm khi tàu chết máy và trôi dạt. 8 nạn nhân đều kiệt sức vì đói lạnh và chống chọi với biển dữ.
Theo báo Tiền Phong online, hôm thứ sáu 26 tháng ba được tin 13 ngư dân khác của tỉnh Quảng Ngãi bị hải quân Trung Quốc bắt đưa vào đảo Hoàng Sa và đòi tiền chuộc.
Chiều thứ năm 25 tháng 3 ngư dân Tiêu Viết Là, chủ tàu, gọi điện về cho vợ, nói là phải chạy tiền chuộc gần 200 triệu đồng thì mới được thả.
Đây là lần thứ hai ông Là gặp nạn với Trung Quốc. Năm 2007 cũng 13 ngư dân trên tàu của ông chạy vào Hoàng Sa núp bão, bị tàu Trung Quốc bắn gây thương tích cho nhiều người. Tàu chạy qua đảo Phú Lâm cũng thuộc Hoàng Sa, người bị thương được đưa tới Hải Nam cứu chữa. Sau đó người được trả về sau khi ký biên bản xâm phạm vùng biển, tàu bị giữ lại.
Lần này ông Là lại đưa 12 ngư dân nữa, kể cả ông là 13 người, trên tàu nhỏ đi đánh cá, lại chạy tới gần Hoàng Sa tránh bão thì bị bắt lần thứ nhì.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
01/04: Hai tàu ngư chính 311 và 202 bắt đầu rời cảng Tam Á xuống ngư trường tây nam thuộc Trường Sa tác nghiệp. Hiện, tại Biển Đông của Việt Nam đã xuất hiện sự có mặt của cả 3 hạm đội thuộc quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc là: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải.
Được biết, hiện trên khu vực Biển Đông có 7 tàu chiến thuộc Hạm đội Bắc Hải với biên chế hơn 1000 sỹ quan và binh lính. Hạm đội này gồm các tàu chiến như: Tàu hộ vệ tên lửa 537, 535, tàu khu trục 115, tàu ngầm hạt nhân, và tàu tiếp tế hậu cần.
Trong khi đó hạm đội Đông Hải có 10 tàu chiến các loại. Đặc biệt đi theo lần này còn có 2 tàu ngầm lớp Kilo hiện đang rời quần đảo LiuQiu (nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan) hướng xuống Biển Đông. Theo tin mới nhất, hiện nay hạm đội này đã tiếp cần khu vực Biển Đông.
Trong khi đó, Hạm đội Nam Hải với các tàu khu trục, hộ vệ tên lửa, tàu ngầm và tàu tiếp tế hậu cần hiện đang diễn tập phối hợp cung cấp hậu cần, phản ứng nhanh trên một khu vực biển “lạ” thuộc Biển Đông.
03-08/04: Thủy quân lục chiến Trung cộng thao dượt trên đảo Chigua Skerry và Yongshu Skerry thuộc quần đảo Trường Sa.
07-09/04: Hạm đội Đông Hải đã tiến đến các chuỗi đảo tiền tiêu giữa Nhật Bản, Đài Loan và Phi luật Tân qua eo biển Miyako ngay phía Nam Okinawa và sau đó tiến ra Thái Bình Dương. Một khu trục hạm Nhật đã theo dõi các hoạt động của hạm đội Đông hải và hai chiếc trực thǎng của Trung cộng đã tiến rất sát khu trục hạm của Nhật trong khoảng 100 mét. Hạm đội Đông Hải đã tiến ra Thái Bình Dương ngày 10 tháng 4 2010. (Xem ngày 01/04 về sự hiện diện của hạm đội Đông Hải trong thao diễn tại Biển Đông, như vậy hạm đội này đã về Ningbo trước ngày 09/04)
27/04: Đài Loan tập trận tại cǎn cứ Hoa Liên, miền Đông Đài Loan.
01/05: Tàu bệnh viện Mỹ USNS Mercy rời San Diego để đến Việt Nam.
06-07/05: Nhiều tàu Trung cộng có võ trang và tàu cá được phát hiện khoảng 40 hải lý đông bắc đảo Lý Sơn. Trung quốc bắt và giữ tàu ngư dân ở Quảng Ngãi Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa. Tàu cá của ông Võ Hải (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) và một tàu cá ở huyện Lý Sơn đã chạy thoát. Còn tàu cá mang số hiệu Qng-0281 của ông Đặng Tằm 35 tuổi cùng 11 thuyền viên (thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bị bắt đòi tiền chuộc . Nhiều tàu Trung cộng bị phát hiện ở toạ độ 16°N 110°E
16/05: Trung cộng ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.
25/05: Bên cạnh các hoạt động khai thác kinh tế biển và du lịch, phía Trung Quốc còn ra sức củng cố các công trình phục vụ an ninh quốc phòng của nước này tại vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo tin từ mạng báo điện tử Tân Hoa Xã, tính đến trưa ngày 25/05, các khâu cuối cùng của công tác lắp đặt trạm thu phát sóng điện thoại đầu tiên trên đảo Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa) đã hoàn thành. Được biết, ngay từ đầu tháng 5 Trung Quốc đã cử cán bộ nhân viên kỹ thuật ra hòn đảo này nhằm tiến hành các công tác lắp đặt. Đến ngày 25/05 thì trạm phục vụ điện thoại di động này chính thức bắt tín hiệu và đưa vào sử dụng. Đây là trạm phục vụ điện thoại di động đầu tiên được phía Trung Quốc cho lắp đặt tại quần đảo này. Theo đó, số binh lính Trung Quốc đồn trú tại các đảo của Việt Nam trong phạm vi quần đảo này có thể gọi điện thoại trực tiếp vào đất liền.
Bên cạnh đó, ngoài đảo Chữ Thập ra thì phía Trung Quốc cũng đang tiến hành lắp đặt thêm một số trạm thu phát sóng nữa, đồng thời dự kiến các trạm phát sóng này sẽ được đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn tiếp theo.
13/06: Tàu Trung cộng tông chìm tàu đánh cá Việt Nam khi tàu cá này trên đường trở về từ Trường Sa.
14/06: Hai tàu Trung cộng tiến sát hải phận Việt Nam trong vùng biển Đại Lãnh, Khánh Hoà Việt Nam.
22/06: Được biết, tham gia quá trình tuần tra trên vịnh Bắc Bộ của lực lượng hải cảnh thành phố Thành Phòng gồm 55 người và 4 tàu hải cảnh. Trong quá trình tuần tra tại đường phân định vịnh Bắc Bộ với Việt Nam hai tàu hải cảnh số hiệu 45041 và 45048 đã tiến hành truy cản và tiến hành cưỡng ép, tịch thu dụng cụ đánh bắt đối với hoạt động tác nghiệp của 6 tàu cá “nước ngoài ” bị cho là vi phạm lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc.
28/06: Ba tàu ngầm Mỹ thuộc hạm đội 7 đến Ấn độ dương và Đông, Đông Nam Á. Đó là các tàu USS Michigan, được điều tới Pusan, Hàn Quốc; tàu USS Ohio tới Vịnh Subic của Philippines; và tàu USS Florida tới Diego Garcia trong Ấn Độ Dương. Tổng số tên lửa chuyên tấn công các mục tiêu trên mặt đất Tomahawk mang trên ba tàu này lên đến 462 chiếc)
30/06: Trung Quốc thông báo tập trận bắn đạn thật tại khu vực Đông Hải trong sáu ngày, bắt đầu từ thứ Tư 30/06 .
Báo Hong Kong cáo giác có thể trong cuộc tập trận, được tiến hành trước khi có cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn ở Hoàng Hải gần đó, Trung Quốc sẽ thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo chống tàu chiến tối tân nhất mà chưa quốc gia nào sử dụng.
Nhật báo China Daily của chính phủ Trung Quốc trong khi đó nói quân đội nước này đã ra lệnh cấm toàn bộ hoạt động trên biển ở một khu vực rộng lớn ngoài khơi phía đông cho tới ngày 05/07.
30/06-01/07: Lực lượng tuần ngư Biển Đông bắt nhiều tàu đánh cá Việt Nam .
06/07/2010 (RFA)
Bị tàu lạ đâm chìm trên vùng biển cách Đà Nẵng 15 hải lý, 6 ngư dân 1 tàu cá Bình Định đã trôi dạt 2 ngày đêm trên biển, sau cùng được 1 tàu nước ngoài cứu sống đưa về Cảng Đoạn Xá Hải Phòng.
Tàu cá của ngư dân Bình Định BBD 50819 bị 1 tàu lạ đâm chìm vào khoảng nửa đêm 3/7 trong khi đánh bắt cá ở duyên hải ngoài khơi Đà Nẵng. Thuyền trưởng và 5 thuyền viên đã bám được vào phao cứu sinh và trôi trên biển, đến sáng 5/7 tàu Hubsterllar mang cờ Marshall Islands đã phát hiện và cứu sống cả 6 người. Theo nguồn tin chính thức, tất cả ngư dân gặp nạn đã được tàu Hubsterllar đưa về cảng Đoạn Xá Hải Phòng vào chiều 6/7 .
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
15/07 (Dân trí) – Khoảng 3h30 sáng nay (15/7), một chiếc thuyền đánh cá của tỉnh Thừa Thiên – Huế đang đánh cá ngoài khơi biển Thuận An đã bị một tàu lạ đâm chìm rồi bỏ chạy. 1 ngư phủ chết, 1 mất tích và 3 người bị thương nặng.
Chiếc thuyền đánh cá công suất nhỏ mang số hiệu TTH-33501 thuộc xã Phú Hải, huyện Phú Vang ra khơi vào ngày 12/7. Trên thuyền chở 5 người gồm: Phan Văn Manh (SN 1950 – Thuyền trưởng), Nguyễn Đại Ngữ (SN 1952), Huỳnh Chiến (SN 1959), Phan Văn Cư (SN 1983) và Phan Văn Hùng (SN 1974), đều trú tại thôn Cự Lại Nam, xã Phú Hải.
Vào thời điểm trên, có một tàu lạ đã đâm mạnh vào giữa thuyền đánh cá làm thuyền gãy đôi và chìm hẳn xuống biển.
Lại điệp khúc “tàu lạ đâm chìm tầu ngư dân, n ngư phủ chết, n mất tích, n người bị thương”. Điệp khúc này không lạ nữa mà đã thành quen. Hệ thống truyền thông, 700 tờ báo thế mà chỉ lẻ loi có tờ Dân trí điện tử đưa tin. Đặc biệt tờ “Tiếng nói nhân dân” hầu như tuyệt nhiên không màng đến hoặc cùng lắm cũng bất đắc dĩ với loại tin này vì nó đã dành hết chỗ để đăng tin “16 chữ vàng” và tinh thần “4 tốt”. Cách đưa tin, cấp độ đưa tin đối với một sự kiện liên quan đến chủ quyền quốc gia, sinh mạng của nhân dân mà không bằng tin tức một vụ hiếp dâm.
Nhất định là có chỉ đạo thành đường lối.
Tiếng kêu cứu của các ngư phủ lạc lõng, yếu ớt, phải bỏ mạng giữa biển đêm thì như vậy. Các ngư phủ khác thoát chết trở về thì tiếng kêu cứu giữa ban ngày, giữa đồng bào mình cũng chỉ yếu ớt, lẻ loi, và bị hăm dọa, còn lâm vào tình trạng sâu thẳm hơn cả giữa đêm đen. Tai nạn ngoài biển kia phải chăng có nguồn gốc từ ở trên bờ?
18/07: Báo trong nước nói tàu cá số hiệu QNg 55940 của ngư dân Quảng Ngãi "mất tích" trong bão Côn Sơn cùng với sáu thuyền viên .
23/07: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton đến Hà Nội phát biểu tại Diễn Đàn An Ninh KhuVực ASEAN (ARF)
25-31/07: Mỹ và Nam Hàn tập trận trong Biển Nhật Bản. Hàng Không Mẫu Hạm George Washington rời Busan tiến ra Biển Nhật Bản.
27/07: Kênh 7 Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc nói hai ủy viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tổng Tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc Trần Bỉnh Đức và Tư lệnh Hải quân nước này, ông Ngô Sinh Lợi, hôm thứ Ba 27/07 đã chứng kiến diễn tập bắn đạn thật do Hạm đội Nam Hải thuộc hải quân Trung Quốc thực hiện.
Cuộc tập trận này bao gồm tấn công từ xa vào các mục tiêu trên biển, hoạt động tác chiến kiểm soát trên không và chống tên lửa bắn từ chiến hạm đối phương.
28/07: Báo chí Trung Quốc cho hay hôm 26/07 Cơ quan phụ trách ngư nghiệp tỉnh Quảng Đông đã điều tàu Ngư chính 44061 tới Trường Sa.
Tàu này sẽ "tăng cường quản lý nguồn hải sản, bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc và hỗ trợ ngư dân". Tàu 44061 theo kế hoạch sẽ tới vùng biển Trường Sa ngày 30/07 tới.
29/07: Trung Quốc vừa tổ chức tập trận quy mô lớn ở vùng biển phía nam nước này, trong khi Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang diễn tập chung. Xem thêm ngày 27/07.
Hoàng Hoa tóm lược, ghi note hoặc trích từ các thông tin báo chí.
The Global Daily Watch and National Security
HỒ SƠ THỀM LỤC ÐỊA và BẢN ÐỒ VIỆT NAM CỘNG HÒA VAC-NORCAL ÐỆ TRÌNH LHQ 13/5/2009
- HỒ SƠ THỀM LỤC ÐỊA và BẢN ÐỒ VIỆT NAM CỘNG HÒA VAC-NORCAL ÐỆ TRÌNH LHQ 13/5/2009
- GENEVA AGREEMENT 1954
- PARIS AGREEMENT 1973
- FOREIGN RELATIONS US AND RVN 1969-1976
- NHỮNG HOẠT ÐỘNG QUÂN SỰ TẠI BIỂN ÐÔNG và TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG
- THE PARACEL ISLANDS
- REMARKS ON THE EAST SEA CONFLICT
- VIETNAM REVIEW - THE STRATEGIC STUDIES
- REPUBLIC OF VIETNAM MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS WHITE PAPER SAIGON 1975
- Archives of the Republic of Vietnam and the East Sea
- NHỮNG TÁC ÐỘNG KINH TẾ LÊN KHU VỰC BIỂN ÐÔNG
- THE RVN CULTURAL, EDUCATIONAL MUSICS
- NHỮNG TRẬN ÐÁNH QUYẾT ÐỊNH (THE DECISIVE BATTLES)
- TÀI LIỆU về TVBQGVN (VNMA Archives)
Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010
Lược Sơ Tình Hình Biển Hoàng Hải, Biển Đông Trung Hoa và Biển Đông Việt Nam (03/03/2010-29/07/2010)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét