Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

 

Nguyễn Ngọc Quang
Đồng nai Ngày 22/06/2010
   Bê tông cốt sắt bốn bức tường      
Trói chăng chỉ được xác vô thường 
Hồn ta đã hòa theo hồn Nước         
Mưu tự do thực cho Quê Hương     

Nguyễn Anh Hảo: Nay ra tù rồi dù thể xác già nua, nhưng tinh thần vẫn trẻ trung như 20 tuổi, không để lung lay ý chí chiến đấu


Tôi may mắn được biết anh Nguyễn Anh Hảo trong vài ba tháng trước khi tôi mãn án tại K2, trại giam Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai. Khi mà trại giam dồn những anh em tù nhân chính trị của K3 và K2 lại giam chung với nhau tại khu giam riêng K2 vào ngày 20/06/2009. Trước đây, khi trả lời phỏng vấn một phóng viên của DCVOnline.com, tôi đã nói : “Được sống chung với những người này trong môi trường tù, tôi mới thấy được cái quý giá ở họ. Thật diễm phúc khi trong đời được một lần sống chung với những người con hiếu thảo của Mẹ Việt Nam. Tôi thật tự hào về họ. Tôi yêu quý và trân trọng tất cả vì sự hy sinh của họ và vì ý chí kiên cường của họ.”.


Anh Nguyễn Anh Hảo sinh ra trong một gia đình Ki-Tô Giáo năm 1938 tại B’Lao. Bố mẹ anh di cư vào B’Lao vào những năm 30s của thế kỷ 20, theo chương trình mộ phu cao su của người Pháp. Đã bước vào tuổi “cổ lai hy”, cộng thêm hơn 22 năm tù đày trong ngục tù Cộng Sản. Trí nhớ của anh cũng có phần giảm sút. Anh cho biết năm 1966, anh tham gia lớp huấn luyện Khóa 3 - Sỹ Quan Đặc Biệt tại Thủ Đức. Số quân : 62/151657. Sau khi tốt nghiệp, anh được phong quân hàm Đại Úy và được điều động về tiểu khu Phong Dinh – Cần Thơ, giữ chức đại đội trưởng đại đội 657 Địa Phương Quân. Năm 1970, anh được thăng quân hàm Trung Úy và chuyển về B’Lao. Đầu năm 1975, anh Hảo được đi học lớp Bộ binh Cao Cấp tại căn cứ Thái Lan (thuộc Long Thành – Đồng nai ngày nay) ba tháng rưỡi. Sau đó được phong quân hàm Đại Úy và giữ chức vụ trưởng Ban 3, kiêm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 469 (hoặc 279 – anh cũng không còn nhờ rõ), đóng tại Tam Bố, Di Linh, KBC : 4409.

Như bao số phận Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa khác. Sau ngày 30/04/1975, anh bị tập trung “cải tạo” qua nhiều trại, từ Minh Rồng - Tân Rai, Lâm Đồng đến Sông Mao, Tà Dông và Hàm Trí phan Thiết. Ngày 10/11/1977 anh cùng ba đồng đội vượt ngục về Di Linh : Đại Úy Hiển, đại đội trưởng Đại Đội chiến Tranh Chính Trị tiểu khu Lâm Đồng; Đại Úy Tam, Chi khu phó chi khu Di Linh và Đại Úy Hoàng Văn Bản, đại đội trưởng Đại Đội Trinh Sát, sư đoàn 23. Trong chuyến vượt ngục ngày, Đại Úy Tam bị bắn trọng thương và được anh cùng đồng đội dìu đi trên đường đào tẩu. Năm 1978, anh Hảo tham gia tổ chức võ trang Việt Vương Phục Quốc, tại Cần thơ. Sau khi bị lộ, một số thành viên của tổ chức đã bị bắt – trong đó có anh Nguyễn Anh Hảo. Đầu năm 1980, sau khi bị nhốt gần hai năm, anh Nguyễn Anh Hảo được thả ra. Khoảng tháng 02/1981, anh Hảo tìm đường qua Cambodia, tiếp tục hành trình tìm đường đấu tranh giành lại Tự Do – Dân Chủ cho bản thân, gia đình và Dân Tộc. Xin lưu ý rằng, trong thời điểm này, từ Cambodia vượt biên qua Thailand không đến nỗi khó đối với những con người gan dạ và mưu trí như anh Hảo. Nhiều người đã khuyên anh nên qua Thailand để xin tỵ nạn Cộng Sản tại một đệ tam quốc gia, nhưng anh Hảo đã nhất mực từ chối bởi trăn trở về những số phận người dân miền Nam đang còn đọa đày dưới sự cai trị hà khắc của nhà cầm quyền Hà Nội thời đó. Nghiệp tù đày như vận vào những con người yêu nước chân chính nhưng sanh bất phùng thời. Đầu năm 1985, anh bị bặt và nhốt tại Battambang, Một năm sau, ngày 16/01/1986, anh bị đưa về Việt Nam nhốt tại B34, sau đó di lý về Lâm Đồng Thẩm vấn. Không hề được xét xử, anh Hao bị đưa vào nhốt tại trại giam Đại Bình, Lâm Đồng. Dù bị bắt vào đầu năm 1985, nhưng trong giấy ra trại, nhà nước CSVN dựa vào ngày chúng đưa anh về Việt Nam là ngày 16/01/1986 để tính. Mời quý vị xem qua giấy ra trại của anh Hảo :



Trong Giấy Ra Trại ghi rõ :


Can tội : Trối trại trốn đi nước ngoài

Bị bắt : 16/1/86 Án phạt : TTGDCT ( Tập trung giáo dục cải tạo ). Điều đó có nghĩa là muốn giam bao nhiêu tùy thích ! Quý vị có thể cho tôi biết, trên thế giới này, vào những năm cuối của thập niên 80s, có nước nào có luật pháp rừng rú như ở Việt Nam không ?

Sau khi được thả ra vào ngày 04/02/1989. Anh trở về Lộc Sơn sống cùng gia đình được một năm. Chí nam nhi cộng với trách nhiệm và danh dự với Tổ Quốc của người sĩ quan Quân Lưc Việt Nam Cộng Hòa thôi thúc. Đầu năm 1990, anh lại tìm đường qua Cambodia tìm những tổ chức kháng chiến võ trang phục quốc. Sau một thời gian dài gạn lọc, chọn lựa. Đến giữa năm 1995, anh tham gia đảng Nhân Dân Hành Động do ông Nguyễn Sỹ Bình khởi xướng. Vì trong tổ chức, đã bị đặc tình CS cài vào, cho nên ngày 17/07/1997, anh bị bắt ở cửa khẩu Mộc bài – Tây Ninh, khi nhận nhiệm vụ xâm nhập về Việt Nam hoạt động. Sau khi bị bắt, anh bị đưa về nhốt ở trại giam B34 – Bộ Công An, rồi sau đó lại chuyển qua Chí Hòa. Sau khi ra tòa, anh bị giải về thi hành án tại trại giam Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai. Mời quý vị xem qua Giấy Chứng Nhận Phạm Nhân Chấp hành Xong Án Phạt Tù của anh :

Khi hỏi anh có kỷ niệm nào đáng nhớ trong thời gian anh bị nhốt tại Chí Hòa không ? Anh cười mà kể rằng : Trong thời gian bị nhốt ở Chí Hòa, anh bị nhốt chung với một “tên” cướp xuyên Đông Dương tên Lắm. Với cách nhốt như thế này, mục đích của công an là muốn sữ dụng giang hồ để trấn áp anh. Khi ở chung với nhau, thì “tên” cướp này đã bị anh thu phục bằng lòng nhân ái và vị tha theo lời dạy của Đức Jê-Su. Sau khi đã thân và coi nhau như anh em, “tên” Lắm có một lần bộc trực nói : ‘ Anh ngu thấy mẹ ! Với cái lý lịch như anh sao không vượt biện cho xong. Anh mà vượt biên thì dễ không chứ có khó khăn gì ! Bây giờ thì rung đùi uống bia ở Mỹ rồi, ở lại làm đ.. gì để ở tù cho khổ cái thân !”. Anh cười mà hỏi rằng : ‘ Thế vì sao chú mày đi ăn cướp”. Lắm trả lời : “ Thì quá tức đi mà làm liều thôi chứ sao ! Tụi Đỏ nó áp bức mình quá ai mà chịu nổi. Em đi ăn cướp cũng do cái chế độ mất dạy này nó dồn em vào con đường cùng, đ… còn đất sống, chứ em có muốn đâu !”. Anh Hảo lại hỏi : “ Thế tại sao chú mày không chọn mấy gia đình Đỏ mà cướp, lại đi cướp cả người dân vô tội ?”. Lắm tự nhiên : “ Cũng có chứ, nhưng khi nào thấy chắc ăn mới cướp. Bọn Đỏ thằng nào mà chẳng có súng !”. Anh Hảo cười và ôn tồn bảo : “ Vậy chú mày có muốn xóa bỏ cái chế độ Cộng Sản này không ?, Nếu như nghĩ như chú mày, anh không về đây ngồi tù thì đến bao giờ chế độ Cộng Sản này nói sập được ? Sau này chú mày sẽ hiểu được việc của anh làm”. Khi nghe anh giải thích một cách hết sức đơn giản xong. Lắm đã đứng lên rồi từ từ quỳ xuống lạy anh một lạy. Và từ đó, câu nói ấy được “tên” cướp xuyên Đông Dương truyền từ phòng này đến phòng khác cho anh em giang hồ trong trại Chí Hòa. Sau này, khi bị chuyển về giam tại trại giam Z30A. Một sự trùng hợp là Lắm cũng bị đưa về đây. Khi ra lao động, tình cờ nhìn thấy anh Hảo. Lắm cũng quỳ xuống lạy anh một lạy và kêu to : “ Đại Úy !”.


Sau hơn 22 năm tù đày qua nhiều lao tù Cộng Sản. Đại Úy Nguyễn Anh Hảo đã trở thành một ông già với một thể xác tiều tụy với nhiều bệnh tật. Nhưng tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của người sỹ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày nào vẫn hiện rõ qua đôi mắt tinh anh và nét mặt cương nghị.
Cô Nguyễn Thu Trâm đại diện các anh em tặng hoa chúc mừng anh Nguyễn Mạnh Hảo

Từ trái: Trần Văn Huy, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Anh Hào Nguyễn Thu Trâm và Nguyễn Bắc Truyển


Tiếp chúng tôi tại tư gia số 60, đường Trần Phú, khu phố 4, phường Lộc sơn, thị xã Bảo Lộc. Anh bày tỏ sự xúc động khi biết còn có những người anh em luôn nhớ đến anh. Anh vui mừng khi nghe chúng tôi kể cho nghe về các Phong Trào Dân Chủ đang lớn mạnh như thế nào trong những năm gần đây. Con đường của các anh đã được thế hệ sau tiếp bước theo một phương thức mới. Chúng tôi nói cho anh về những loại vũ khí mới. Đó là : Tình Yêu Tổ Quốc, lòng can đảm + điện thoại + computer + internet + bút. Những vũ khí không gây sát thương nhưng có sức công phá mãnh liệt, phù hợp với trào lưu Dân Chủ Hóa toàn cầu đầy nhân bản, và xu hướng vươn tới sự thánh thiện, giải phóng con người thoát khỏi chủ thuyết phi nhân Cộng Sản.


Qua thời gian ba năm trong tù, trong đó gần một năm may mắn được sống chung với những tiền bối khả kính trong các phong trào vũ trang trước đây như các anh Nguyễn Anh Hảo, Lê Văn Tính, Nguyễn Văn Trại, Trần Văn Thiêng, Đổ Văn Thái, Nguyễn Hữu Cầu, Đổ Thanh Nhàn, Phạm Xuân Thân, Nguyễn Thanh Vân, v.v…; và với những anh em trong những phong trào Dân Chủ như Phạm Bá Hải, Trần Quốc Hiền, Trương Quốc Huy, Nguyễn Bắc Truyễn, Lê Nguyên Sang, Trương Minh Đức v.v…tôi dám nói rằng, chính sách dùng cực hình để đè bẹp ý chí đấu tranh đối với những người con chân chính của Mẹ Việt Nam của Cộng Sản đã phá sản. Khi trong tim mang nặng một tình yêu chân chính, cao đẹp và trong sáng, thì người ta sẵn sàng chết cho Tình Yêu ấy ! Đó là một sự thật. Mong những người Cộng Sản hôm nay hãy nhìn thẳng vào sự thật này để chọn cho mình một vị trí thích hợp. Qua lịch sử hàng ngàn năm phát triển xã hội Nhân Loại đã chứng minh : Ác không bao giờ thắng được Thiện.

Xin các tiền bối hãy vững tin nơi lớp trẻ. Chúng em quyết tiếp bước quý tiền bối trên con đường nhân ái giải phóng con người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét