Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Người biểu tình Ai Cập thề tăng áp lực

BBC News từ Alexandria
Các cuộc biểu tình tại thành phố Alexandria - cũng giống như ở Cairo - hoàn toàn diễn ra một cách hòa bình vào ngày thứ Bảy và Chủ Nhật sau diễn biến bạo lực hôm thứ Sáu tuần trước, khi cảnh sát nổ súng, làm chết khoảng 30 người phản đối ở thành phố này.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/01/110131_egypt_pressure.shtml
Hai trong số những người bị hạ sát được chôn cất vào ngày Chủ Nhật, và hàng ngàn người đã tham dự tang lễ của họ.
Có một số khác biệt ở Alexandria - với tư cách của một thành phố quy mô trung bình. Nhưng so với Cairo, nhân tố tôn giáo ở đây lại mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Mặc dù vậy, có nhiều điểm chung giữa hai thành phố, đó là sự phẫn nộ đối với Tổng thống Hosni Mubarak có cùng mức độ như nhau.
Ở hai thành phố này, chiến thuật của ông Mubarak cũng giống nhau: quân đội được giao nhiệm vụ đối phó với người biểu tình, hơn là giao cho lực lượng cảnh sát rất bị căm ghét sau vụ nổ súng của họ vào dân hôm thứ Sáu.
Chiến thuật của quân đội dường như là để cho các cuộc biểu tình tự nguội đi, hơn là để ngăn chặn chúng bằng sức mạnh.
Cho đến nay tại Alexandria - cũng như ở Cairo và các nơi khác - hệ thống này đã vận hành, nhưng những mối nguy hiểm luôn luôn hiện diện.
Kịch bản 'tốt nhất'
Ai Cập
Những người biểu tình phản đối cầu nguyện dưới đường phố ngay trước các xe tăng của quân đội.

Có vẻ rõ ràng rằng người Mỹ đã khẩn cấp cảnh báo Tổng thống Mubarak không để xảy ra thêm các vụ giết người nữa.
Liệu ông ta có thể tồn tại trước tiếng nói của phe đối lập trên đường phố hay không?
Ông ta có vẻ còn cương quyết không chịu đào thoát như Tổng thống Ben Ali của Tunisia đã làm, và người Mỹ cũng không muốn thấy như thế.
Các khoảng trống quyền lực sẽ tạo ra các nguy hiểm rất lớn thực sự.
Từ quan điểm của Hoa Kỳ, kịch bản tốt nhất có thể diễn ra sẽ là một kết cục hòa bình cho các cuộc biểu tình, ông Mubarak nghỉ hưu trong khi một phần nào đó (ít nhất) của hệ thống quyền lực mà ông ta đã tạo ra, hy vọng sẽ giảm đi tệ tham nhũng.
Điều này không thực dễ dàng và có thể sẽ không đáp ứng được những người biểu tình vốn lên án ông Mubarak cùng toàn bộ thể chế của ông ta và muốn hạ bệ nó.
Mặc dù vậy, có lẽ việc loại bỏ các thuộc hạ thân cận cũng như những đồng minh lâu nay của ông này sẽ giúp giải quyết được vấn đề.
Nhiều yếu tố khác nữa cũng phụ thuộc vào bản thân những người biểu tình: nếu họ tiếp tục kiên quyết - một cuộc chuyển giao dễ dàng cho đồng minh thân cận của ông Mubarak sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Mặc dù vậy, nếu việc thiếu hụt hàng hóa trong các cửa hàng, trong lúc nạn cướp bóc xảy ra tràn lan và ước muốn chung trở lại cuộc sống bình thường có thể dần dần dẫn tới chấm dứt các cuộc biểu tình.
Khi đó thể chế - nếu không phải là chính ông tổng thống - có thể lại sống sót với quyền lực.
John Simpson là phóng viên kỳ cựu của BBC News, người từng có mặt tại các điểm nóng thời kỳ chuyển đổi thể chế ở Đông Âu trong thập niên 1980-90, và sau này trong đợt 'giải phóng Kabul', và gần đây là Miến Điện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét