Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Thêm 5 mẫu sữa và thạch không phát hiện có chất DEHP
Chủ nhật, 05/06/2011, 02:56 (GMT+7)
* Thực phẩm chức năng chứa chất DBP chưa được cấp phép nhập khẩu(SGGP).- Ngày 4-6, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo, sau khi lấy mẫu kiểm nghiệm 5 mẩu đồ uống đang lưu hành trên thị trường nước ta không phát hiện có chứa chất DEHP, cục đã tiếp tục lấy một sản phẩm ngẫu nhiên được cho là có thể sử dụng chất phụ gia tạo đục DEHP, chuyển Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia phân tích.
Kết quả cho thấy, các mẫu nước rau câu Long Hải (Công ty TNHH Long Hải), sữa chua Ba Vì, sữa tươi Ba Vì (Công ty cổ phần Sữa quốc tế), thạch sữa chua 319 (Công ty cổ phần 319 HN), thạch rau câu (Công ty Vietfoods) đều không phát hiện chứa hóa chất DEHP.

Liên quan tới việc Công ty New Choice Foods (Bình Dương) phải thu hồi tất cả sản phẩm thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO vì chứa chất phụ gia tạo đục DEHP, Cục ATVSTP cho biết, đến nay công ty này đã thu hồi được trên 5.700 thùng sản phẩm trên và hiện còn khoảng 1.500 thùng thạch rau câu nhãn hiệu trên đang được công ty tiếp tục thu hồi.
Công ty New Choice Foods cũng cam kết, đến hết ngày 6-6, sẽ thực hiện thu hồi toàn bộ số sản phẩm trên.
Liên quan tới thông tin Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục thông báo, phát hiện thêm chất hóa dẻo độc dibutylphtalate (DBP) trong thực phẩm làm đẹp con nhộng Zoeyen, của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học CPC, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP, cho biết: Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện thực phẩm chức năng Zoeyen chưa được cấp phép nhập khẩu và bán tại Việt Nam. DBP là chất hóa dẻo được phát hiện trong thực phẩm sau DEHP, có nguy cơ kích thích dậy thì sớm ở bé gái, gây lệch lạc giới tính nam và gây dị dạng cơ quan sinh sản.
K.QUỐC 
Nhiều thực phẩm “ngậm” phụ gia độc hại
Thứ hai, 06/06/2011, 23:36 (GMT+7)
(SGGP). – Hội thảo “An toàn thực phẩm với sức khỏe cộng đồng - Phụ gia thực phẩm và những nguy cơ tiềm ẩn” vừa tổ chức tại TPHCM, ông Võ Trọng Thiện - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM, cho biết trong 30 mẫu thịt heo quay lấy ở chợ và các cơ sở trên địa bàn TPHCM được kiểm nghiệm có đến 4 mẫu ở 4 cơ sở dùng phẩm màu không cho phép. 
Trong khi đó, bắp chiên, tương ớt, 100 mẫu thì có đến gần một nửa sử dụng chất Sunset FCF độc hại. Trong 50 mẫu hạt dưa mà khách hàng mang đến nhờ Viện Vệ sinh y tế công cộng kiểm nghiệm có đến 47% hạt dưa sử dụng phẩm màu cấm, trong khi 159 mẫu tương ớt thì có 3 mẫu dùng phẩm màu ngoài danh mục, có nhiều thực phẩm ngâm 3 - 4 lần phẩm màu độc hại.

Về chất bảo quản, lấy ngẫu nhiên 30 mẫu thịt chà bông ở chợ thì có 5 mẫu không đạt. Tương tự, 28 mẫu rau quả muối chua cũng có đến 3 mẫu dùng chất bảo quản cấm Natribenzoat.

Nguy hiểm nhất, 30 mẫu mì ăn liền thì có đến 33,3% dùng chất cấm Natribenzoat để bảo quản và 30 mẫu bánh bao thì có đến 28 mẫu dùng chất bảo quản không đạt.
Tg.LÂM
Thực phẩm độc hại đang đe dọa con người
Tình trạng người chăn nuôi sử dụng hóa chất độc hại tạo hương vị và màu sắc của thịt bò cho thịt lợn có thể gây tác hại khôn lường cho người tiêu dùng.

TIN LIÊN QUAN

Việc phát hiện thịt lợn, sữa và các loại thực phẩm nhiễm độc khiến người tiêu dùng lo lắng. Ở Trung Quốc người tiêu dùng chưa hết hoang mang về “gạo nhựa”, lại choáng váng về thông tin thịt lợn nhiễm chất “bột thịt nạc” là chất clenbuterol, chất này trộn vào thức ăn gia súc, lợn ăn vào trở thành siêu nạc.

Nhiều người tiêu dùng lo lắng trước thông tin xuất hiện chất biến thịt lợn thành thịt bò.

Hiện có nhiều trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Trung Quốc trộn clenbuterol, loại phụ gia bị cấm vào thức ăn chăn nuôi, làm cho lợn lớn nhanh và có tác dụng đốt mỡ, tạo nạc. Cùng với  clenbuterol là ractopamin và salbutamol, ba loại beta adrenalin dùng trong điều trị bệnh hen suyễn, đã được sử dụng từ lâu nhằm làm tăng khối lượng thịt nạc.

Thịt lợn nhiễm clenbuterol có màu hồng tươi, giữ được rất lâu so với thịt không nhiễm hóa chất này. Người ăn phải thịt nhiễm clenbuterol sẽ bị tổn hại hệ thần kinh, tuần hòan, có thể bị ung thư.

Tại Trung Quốc thịt bò đắt gần gấp đôi thịt lợn. Cuối tháng 4 vưà rồi các cơ quan chức năng của họ đã phát hiện sản phẩm “cao thịt bò” (“bột thịt bò”) bán rất chạy ở các tỉnh An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông. Sau 3 phút tẩm ướp đã biến thịt lợn thành thịt bò, bột này có chứa chất gây ung thư. Trên thị trường Trung Quốc còn bán cả “bột thịt dê”, “bột thịt vịt”, “bột thịt gà”.

Theo tiến sĩ Mạnh Bằng, Phòng hóa thực phẩm, Viện kiểm nghiệm chất lượng tỉnh An Huy, trong thành phần của bột thịt bò có dinarti 5’, ribonucleotid (I + G) là 2-5%, protein thuỷ phân mỗi ngày chỉ được dùng từ 50 -100 gam. Nhưng trên hộp “bột thịt bò”, không những ghi chất này mà chỉ nhấn mạnh lượng dùng không hạn định, tùy thuộc vào khẩu vị,…

Đến nay người ta vẫn chưa xác định được “cao thịt bò” gồm có những chất gì; mức độ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng như thế nào.

Sự hiện diện của dư lượng các chất kích thích trong thịt lợn gây ra hiện tượng dậy thì sớm, tiềm ẩn sự nhiễm độc hệ thần kinh trung ương của người.

Nguyễn Dược (Tổng hợp)

Điều gì đang diễn ra ở đất nước tôi đây?

Chuyên mục: Lao động Tàu ở VN — hoangquang @ 12:59 sáng
Tags:
TS Nguyễn Hồng Kiên
dieu gi dang dien raĐiều gì ư? Thì chính tờ International Herald Leader (trực thuộc Tân Hoa xã) đã nói huỵch toẹt: “Chính quyền Việt Nam không đủ khả năng để ngừng những việc đưa người trái phép, cư trú quá thời hạn và sử dụng visa du lịch vào Việt Nam. Điều đó, cộng với tham nhũng, chỉ càng tăng cao số lượng công nhân Trung Quốc vào Việt Nam mà thôi”.
Công luận đã và đang sôi lên vì chuyện lao động phổ thông người nước ngoài (chủ yếu là người Trung Quốc). Bà Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ–TB–XH) buộc phải công nhận “lao động nước ngoài ở Việt Nam là thực tế có thực”, và “vấn đề là phải giải quyết việc họ vào không đúng luật ở Việt Nam.”
(http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/849554/)
Nhiều đại biểu Quốc hội yêu cầu quản chặt lao động nước ngoài và lo lắng tình trạng người nước ngoài đến du lịch rồi ở lại Việt Nam làm việc, trong khi người lao động trong nước thất nghiệp do suy thoái kinh tế.
(http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/848894)
Ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ–TB–XH) khẳng định Việt Nam chỉ nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào làm việc chứ không chấp nhận lao động phổ thông nước ngoài. “Trước hết, hướng dẫn họ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu họ không thực hiện thì thanh tra sẽ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Còn nếu họ cố tình không thực hiện thì theo Nghị định 34 đã nói rõ: Trong trường hợp cố tình không thực hiện thì Sở LĐ–TB–XH đề nghị Bộ Công an trục xuất lao động phổ thông nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.”
(http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/04/842489/)
Thủ tướng đã ra Thông báo số 129/TB–VPCP yêu cầu rà soát lao động nước ngoài tại Việt Nam. “Quá trình hội nhập với thế giới đã nảy sinh nhiều vấn đề như nhập khẩu thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu và tình trạng người lao động nước ngoài sang sinh sống, làm việc tại Việt Nam tăng nhanh, nhất là gần đây. Để chấn chỉnh những hạn chế trên, Thủ tướng giao Bộ LĐ–TB–XH chủ trì rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về lao động nước ngoài tại Việt Nam nhằm hạn chế tình trạng người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động hoặc cố tình vi phạm pháp luật về quản lý lao động. Bộ này cũng cần xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về công tác quản lý Nhà nước đối với lao động nước ngoài để khắc phục tình trạng lợi dụng kẽ hở pháp luật. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ LĐ–TB–XH tổng kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng lao động nước ngoài và công tác quản lý lao động nước ngoài tại một số địa phương, địa bàn hiện có nhiều lao động nước người nước ngoài làm việc, xử lý các vi phạm về pháp luật lao động theo đúng quy định, báo cáo Thủ tướng trước 31/5 tới.”
(http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/843093/)
Nhiều báo đưa tin, ảnh TRỤC XUẤT lao động phổ thông TQ vi phạm.
“200 lao động “chui” người Trung Quốc buộc phải hồi hương
Chiều 19/6, phóng viên VietNamNet chứng kiến một đoàn taxi (xe 7 chỗ ngồi) chạy vào khu nhà máy xi măng Công Thanh đón các lao động Trung Quốc ra sân bay Tân Sân Nhất để hồi hương. Tài xế một hãng taxi ở Đồng Nai xác nhận, ngày hôm đó, hãng của anh đã điều 8 xe chở hơn 50 lao động Trung Quốc ra sân bay Tân Sơn Nhất rời Việt Nam.”
(http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/854379/)
Đã mừng! Có lẽ người Việt Nam sẽ không còn bị tranh cơm cướp áo ngay trên quê hương mình.
Vậy mà, ngày 01/7, báo Thanh niên đưa tin: “Hôm qua 30.6, tin từ Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Nai, cơ quan này vừa xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng đối với Công ty xi măng Công Thanh (ấp 3, xã Phước Khánh, H.Nhơn Trạch, Đồng Nai) do sử dụng 182 lao động là người nước ngoài không có giấy phép, chứ không hề có chuyện xử phạt 5 triệu đồng/người và buộc xuất cảnh như một số báo đã đăng tải.”
(http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200927/20090701004528.aspx)
BBC đưa tin chi tiết hơn rất nhiều, và cho rằng Việt Nam không trục xuất lao động ngoại:
“Bà Lê Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh, nói với BBC rằng cơ quan chức năng chỉ phạt hành chính 5 triệu đồng đối với Công ty Xi măng Công Thanh là cơ sở thuê mướn lao động phổ thông nước ngoài bất hợp pháp. Hôm 23/06, báo điện tử VietnamNet loan tin thanh tra lao động tỉnh Đồng Nai phát hiện ra 200 lao động Trung Quốc làm việc trái phép tại công trường xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, nằm tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Báo này đưa tin các lao động nước ngoài làm việc không giấy phép phải nộp phạt 5 triệu đồng/người và bị trục xuất về nước. Báo Tuổi Trẻ thì đưa ra con số 182 lao động bị buộc “xuất cảnh” liên quan vụ này. Theo bà Lê Thị Mỹ Phượng, doanh nghiệp xi măng trên đã giải quyết số lao động ngoại không giấy phép bằng cách sắp xếp họ đi địa bàn khác. “Có lẽ vì thấy lao động rút đi, nên mới có thông tin nhầm lẫn là họ bị trục xuất.”
(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090701_foreign_labourers_dongnai.shtml)
Đọc mà lộn ruột!
Nhưng choáng váng hơn nhiều khi tờ International Herald Leader (trực thuộc Tân Hoa xã) có bài bình luận nói về “thái độ phức tạp” của Việt Nam liên quan đến việc trục xuất lao động Trung Quốc. Tôi đã mò vào tận trang gốc:
http://opinion.globaltimes.cn/chinese-press/2009-07/441887.html
Và đây là bản dịch từ nguyên văn bài đó:
Thái độ phức tạp của Việt Nam đối với các công nhân Trung Quốc hồi hương
Nguồn: Global Times [22:44 July 01 2009]
“Việt Nam sẽ trục xuất 182 công nhân Trung Quốc bị phát hiện đang làm việc bất hợp pháp ở đó”. Bản tin ngày 25 tháng 6 của giới truyền thông Việt Nam đã thu hút sự chú ý của các hãng truyền thông Trung Quốc và khắp thế giới.
Tuổi trẻ, một tờ báo Việt Nam, đưa tin này đầu tiên, nói rằng 182 người Trung Quốc bị phát hiện ở một công ty xi măng ở tỉnh Đồng Nai miền Nam Việt Nam. Chính quyền tỉnh Đồng Nai đã quyết định phạt mỗi người 281 đôla Mỹ và đang xem xét việc trục xuất họ về Trung Quốc.
Ông Wang Qing, một giám đốc của các dự án quốc tế thuộc một tập đoàn xây dựng Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam cho biết: “Lúc nào cũng có những trường hợp như thế này ở Việt Nam”.
Theo luật pháp Việt Nam, các công ty nước ngoài có thể lựa chọn đội ngũ nhân viên quản lý và kỹ thuật từ các nước khác sau khi họ ký được những hợp đồng hợp phát cho dự án của họ, nhưng phải lấy được giấy phép lao động cho những người đó.
Để bảo vệ công ăn việc làm cho lao động trong nước, Việt Nam đã đặt ra những quy định nghiêm ngặt đối với các công nhân nước ngoài, cũng giống như nhiều quốc gia khác. Công nhân Trung Quốc không có kỹ năng đặc biệt nào thì không thể lấy được giấy phép lao động.
Một thương nhân Trung Quốc đầu tư vào Hải phòng cho biết công ty ông thường cần đến các kỹ thuật viên Trung Quốc cho các công việc ngắn hạn ở Việt Nam. Quy trình phức tạp để xin được giấy phép lao động thường rất mất thời gian và rất tốn kém.
“Thỉnh thoảng, những hợp đồng chúng tôi ký với các đối tác Việt Nam không đúng quy chuẩn, và chúng tôi không thể xin được giấy phép lao động theo đúng quy trình chuẩn. Chúng tôi phải dùng cách khác.”
CN TauCông nhân Trung Quốc trên công trường khai thác bô-xít Tân Rai, Lâm Đồng.
Trong những cách này có nạn đưa người trái phép, cư trú quá thời hạn và sử dụng visa du lịch vào Việt Nam để làm việc. Chính quyền Việt Nam không đủ khả năng để ngừng những việc này. Điều đó, cộng với tham nhũng, chỉ càng tăng cao số lượng công nhân Trung Quốc vào Việt Nam mà thôi.
Nhà thầu Trung Quốc của một số dự án hầu như không hề sử dụng một công nhân Việt Nam nào, mà chỉ chọn chủ yếu là công nhân Trung Quốc.
Ông giải thích: “Thật sự thì lương trả cho công nhân Trung Quốc rất cao, mỗi người kiếm được khoảng hơn 5000 tệ (732 đôla Mỹ) mỗi tháng, trong khi chúng tôi phải trả người Việt Nam khoảng 1000 tệ (146 đô la) đến 2000 tệ một tháng thôi. Nhiều người có thể thắc mắc tại sao chúng tôi không thuê công nhân Việt Nam. Đấy là vì họ không chăm chỉ bằng công nhân Trung Quốc và hiệu suất công việc của họ lại thấp. Thường thì chúng tôi cần ba đến năm công nhân Việt Nam mới đạt được hiệu quả công việc của một công nhân Trung Quốc”.
Công nhân Trung Quốc thường có kỹ năng cao hơn và dễ quản lý hơn. Các công ty Trung Quốc khó có thể tuyển được các công nhân Việt Nam có kỹ năng cao. Ngay cả khi họ thuê được thì vẫn có những rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, thói quen làm việc và những thứ khác.
Khi càng ngày càng nhiều công nhân Trung Quốc vào Việt Nam, lại càng có nhiều mâu thuẫn xảy ra, thường do những hiểu lầm và thiếu thông tin. Một số mâu thuẫn trở thành những xáo trộn lớn khiến cảnh sát và giới truyền thông phải chú ý.
Theo ông Wang, cảnh sát đã phát hiện các công nhân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp khi xử lý các vụ lộn xộn giữa người Trung Quốc và cư dân địa phương, và giữa chính những người Trung Quốc với nhau. Những công nhân này đã bị đưa trở về Trung Quốc.
Thường thì những xáo trộn này không khiến chính quyền Việt Nam buộc phải trục xuất các công nhân Trung Quốc về nước. Họ chỉ hay bị phạt tiền. Và thường thì chỉ những người không có hộ chiếu hay visa hợp lệ hay có visa quá hạn mới bị chính quyền trả về.
Ông Wang nói: “Hành động của chính quyền Việt Nam không có nghĩa là họ phản đối công nhân Trung Quốc làm việc ở đây. Họ chỉ đơn giản đang cố kiểm soát tình hình và tránh xung đột và lộn xộn thôi”.
Giới truyền thông Việt Nam có khuynh hướng tránh các trường hợp này. Một học giả Việt Nam gốc Trung Quốc cho biết: “Giới truyền thông các quốc gia khác, nhất là Trung Quóc, còn chú ý nhiều hơn đến việc này”.
Ông cho rằng vấn đề thật ra là mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Chính quyền Việt Nam hy vọng duy trì được mối quan hệ tốt với Trung Quốc để phát triển kinh tế, điều này phản ánh trong thái độ ôn hòa của giới truyền thông Việt Nam đối với trường hợp này. Nhưng vẫn còn đó những ý kiến khác và những tiếng nói không thân thiện đối với Trung Quốc ở đất nước này.
International Herald Leader”
Việt Nam có còn là Việt Nam?
NHK
HO Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Lao động Trung Quốc “quậy” ở công trường Nghi Sơn

Chuyên mục: Lao động Tàu ở VN — hoangquang @ 2:36 chiều
Tags: ,
Thực hiện: Xuân Hoàng – Vũ Điệp- Nhật Tân
08:28′ 22/06/2009 (GMT+7)
- Một điều dễ nhận thấy ở đây là khu làm việc và nơi ở của công nhân Trung Quốc được tách biệt với khu dân cư địa phương, người ra vào được bảo vệ kiểm tra khá nghiêm ngặt, do giữa người dân địa phương và lao động Trung Quốc đã xảy ra nhiều vụ xô xát.
TCảnh 200 công nhân Trung Quốc gây rối tại Nghi Sơn
Hàng trăm lao động quậy phá tại nhà dân
Giữa đợt nắng nóng đỉnh điểm, chúng tôi vượt gần 200 km dọc theo QL 1A từ Hà Nội tìm về khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Từ trung tâm khu kinh tế Nghi Sơn dọc theo tỉnh lộ 513 đi xe máy mất 30 phút đồng hồ, chúng tôi đã có mặt tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, nơi có đông công nhân Trung Quốc đang thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai.
Đối diện với công trường đang thi công là khu ở tập trung của công nhân với hàng chục dãy nhà cấp bốn được bao tường xung quanh. Rất ít công nhân Việt Nam, chủ yếu là công nhân Trung Quốc đi thành từng đoàn về phía công trường đang thi công. Công việc của họ cũng chỉ là những việc phổ thông như lái máy cẩu, máy xúc…
T 1Vẫn có khá đông số lao động Trung Quốc tại công trình thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai chưa có giấy phép lao động.
Từ khi mở công trường, xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn mọc lên đủ loại dịch vụ nhà nghỉ, quán cafe, karaoke, dịch vụ điện thoại…chủ yếu để phục vụ cho lao động và các chuyên gia người Trung Quốc. Công nhân Trung Quốc ở trong khu lán tập trung, còn các chuyên gia Trung Quốc rất ít người ở lẫn với công nhân, họ thường thuê nhà nghỉ làm nơi ở của mình.
Một điều dễ nhận thấy ở đây là khu làm việc và nơi ở của công nhân Trung Quốc được tách biệt với khu dân cư địa phương, người ra vào được bảo vệ kiểm tra khá nghiêm ngặt, do giữa người dân địa phương và lao động Trung Quốc ở đây từng xảy ra nhiều vụ xô xát, gây mất trật tự.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Len và chị Lê Thị Nghị ở thôn Bắc Hải (Hải Thượng) kể: Đúng vào đêm chung kết bóng đá AFF Cup, đội tuyển Việt Nam thắng đội tuyển Thái Lan, một lao động Trung Quốc say rượu vào quán nhà anh mua thuốc lá.
Do bất đồng ngôn ngữ nên người lao động Trung Quốc này đã đập bàn ghế, xé bao thuốc lá rồi quát tháo vợ anh. Vừa lúc đó anh Len về nhà, thấy thái độ ngang ngược của lao động Trung Quốc nên đã túm tay vị khách ngang ngược này đẩy ra khỏi quán. Bất ngờ anh Len bị vị khách này quay lại túm tóc đánh ngay tại quán của mình.
T 2Anh Len (phải) và anh Đen (trái) hai nạn nhân của vụ ẩu đả với công nhân Trung Quốc ngay tại nhà mình.
Sự việc trở nên phức tạp hơn khi anh Len và người nhà chống trả lại thì vị khách này chạy về khu tập trung kéo thêm 40 lao động là người Trung Quốc đến. Sau đó, gần 200 lao động Trung Quốc tay cầm ống nước, gậy gộc đánh xe tải từ công trường ra lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người trong gia đình anh. Thậm chí hàng xóm qua can ngăn cũng bị rượt đánh.
Người bị đánh trọng thương nặng nhất là anh Nguyễn Văn Đen, em trai của anh Len. Hôm đó, vừa đi xe ôm chở khách về, nghe tin nhà anh trai bị lao động Trung Quốc đập phá, anh Đen đi xe máy đến thì bị 5 đến 6 lao động Trung Quốc xông tới đánh tới tấp, đập nát xe, mũ bảo hiểm, khiến anh bị gãy tay, chân và phải khâu 16 mũi trên trán, đầu.
Trước đó, người dân xã Hải Thượng còn bàn tán về việc công nhân Trung Quốc vào nhà hàng Đồng Thúy, thôn Bắc Hải ôm tivi ngang nhiên bước ra trước sự bất lực của chủ quán. Ông Hoàng Văn Chung, Trưởng công an xã Hải Thượng cho biết: “Chúng tôi chỉ nghe người dân kể lại sau khi ngồi uống cafe ở nhà hàng về, vì mất điện thoại, công nhân Trung Quốc quay lại quán tìm nhưng không thấy đâu nên đã ôm tivi của nhà hàng đi…”.
Tuỳ tiện bắt giữ người
Cũng vào tháng 11/2008, một đối tượng là dân địa phương trèo tường vào ăn trộm trong khu nhà ở của công nhân Trung Quốc thì bị bắt. Công nhân Trung Quốc không những không giao người cho công an địa phương mà còn tự ý trói đối tượng và treo lên qua đêm, sáng hôm sau mới chịu thả ra.
T 3Sang làm công nhân xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn được 3 tháng, Li Xung Thao đã lấy chị Nguyệt hơn mình 3 tuổi làm vợ.
Vào ngày 24/4/2009, nhà thầu Trung Quốc bắt được 2 đối tượng là dân địa phương trộm cắp sắt. Khi công an xã Hải Thượng và công an đồn Nghi Sơn đến nhận người để điều tra thì họ không giao người mà đòi giữ lại xử lý riêng. Chưa hết, nhóm công nhân Trung Quốc còn tổ chức bao vây xe ô tô của đồn công an Nghi Sơn một tiếng đồng hồ rồi mới cho đi.
Mới đây nhất, vào ngày 26/4/2009, khoảng 30 công nhân Trung Quốc đã kéo đến ban điều hành nhà thầu Hà Nội đánh một công nhân của nhà thầu này và yêu cầu bồi thường do va chạm giữa 2 người với nhau trong quá trình thi công.
Việc công nhân Trung Quốc nhậu say, đập phá hàng quán ở khu dân cư sát nhà máy xi măng Nghi Sơn cũng không phải chuyện hiếm.
Bà Hiệp, một chủ quán ăn ở gần đó cho biết: “Thời gian này còn đỡ, chứ trước đây lao động Trung Quốc vào ăn nhậu say không trả tiền rồi đập phá dọa nạt chủ quán xảy ra thường xuyên. Thậm chí, tối đến con gái trong làng còn không dám ra đường vì sợ lao động Trung Quốc say xỉn đuổi bắt dọa nạt…”.
Những “mối tình” ngang trái…
Trong khu tập trung của lao động Trung Quốc tại xã Hải Thượng, ngoài những người đem theo vợ sang, nhiều cặp đôi giữa lao động Trung Quốc với các cô gái Việt Nam đã tự đến với nhau bằng nhiều cách.
Li Xung Thao (28 tuổi) ở Hồ Bắc, Trung Quốc mới sang Việt Nam làm công nhân được 3 tháng. Ngay khi sang đến nơi, Thao đã được một nữ phiên dịch người Việt Nam làm mối cho quen với chị Lộc Thị Nguyệt hơn mình 3 tuổi ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa). Mới đây, Thao và chị Nguyệt đã làm đám cưới ra mắt ở Việt Nam và hiện cả hai đang làm thủ tục để về Trung Quốc tổ chức.
T 4Dù đã có vợ và 2 con nhưng Trang Lĩnh (trái) vẫn “cặp” với Đào (Phải). Đào cho biết, Trang Lĩnh đang định cuối năm về bỏ vợ để sang sống với Đào.
Hiện tại, Thao đang nghỉ dưỡng thương chân sau một tai nạn lao động trong khi thi công. Thao cho biết, chỉ khoảng 10 ngày nữa sẽ đưa vợ về Trung Quốc làm đám cưới và nghỉ dưỡng thương, sau này sẽ có dịp sẽ đưa vợ quay lại Việt Nam.
Cũng như chị Nguyệt, Nguyễn Thị Tâm (23 tuổi, ở xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia) cũng đã làm đám cưới với A Dũng, một công nhân Trung Quốc đang làm thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn. Tâm bảo, chồng Tâm sang đây cùng với bố mẹ và hiện cả ba người đang làm việc xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn.
Hỏi về việc tại khu tập trung này có bao nhiêu người lấy chồng Trung Quốc như cô, Nguyệt chỉ thẹn thùng rồi bảo: “Xung quanh em cũng có nhiều người lấy chồng Trung Quốc lắm, ít nhất đã có 3 đến 4 đôi chuẩn bị làm đám cưới rồi”.
T 5Quán lều tranh của Đào thường xuyên là nơi tụ tập của công nhân Trung Quốc với một số phụ nữ Việt Nam.
Ngay tại cổng ra vào khu tập trung của lao động Trung Quốc, đã mấy tháng nay một túp lều tranh tạm bợ được Phan Thị Đào (23 tuổi, người xã Hải Thượng dựng lên làm quán bán thuốc nước, chủ yếu để phục vụ cho lao động Trung Quốc. Từ khi túp lều được dựng lên thì cũng là lúc người dân xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn được chứng kiến chuyện “đi lại” giữa Đào và Trang Lĩnh (39 tuổi), một lao động lái máy xây dựng tại nhà máy xi măng Nghi Sơn, đến từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Tạt vào quán nước là một túp lều trống huyếch, chúng tôi gặp Đào và Trang Lĩnh đang trò chuyện với nhau bằng tiếng Trung Quốc. Khi được hỏi về mối quan hệ của hai người, Đào cầm tay Trang Lĩnh nói: “Ông này đang có ý định với em. Nhiều lúc thấy ông ấy chân tình với mình em cũng thấy thương, nhưng biết ông ấy đã có vợ và hai con gái ở Trung Quốc rồi nên em cũng ngại, gia đình em lại phản đối kịch liệt. Ông ấy bảo với em cuối năm nay ông ấy về bỏ vợ rồi sang bên này kết hôn với em”.
Ban quản lý không nắm được lao động Trung Quốc
T 6Cùng một công việc nhưng mức lương của lao động Trung Quốc cao hơn mức lương của lao động Việt Nam
Chị Lê Thị Nhung, một người từng làm phiên dịch trong khu tập trung lao động Trung Quốc, nay vừa ra ngoài mở dịch vụ điện thoại phục vụ cho lao động Trung Quốc cho biết, hiện tại số lao động Trung Quốc có mặt tại công trình xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn vào khoảng 600 đến 700 người, trong đó có người đem theo cả vợ sang.
Tuy nhiên khi trao đổi với VietNamNet, ông Lê Tuân, Trưởng phòng quản lý doanh nghiệp và lao động, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn lại đưa ra con số chỉ 326 người. Trong đó, 98 lao động được cấp giấy phép, số gia hạn giấy phép lao động là 135, còn lại 93 lao động chưa được cấp giấy phép.
Nhưng ông Tuân cũng thừa nhận đây chỉ là con số nhà thầu xây dựng báo với nhà máy xi măng Nghi Sơn rồi nhà máy báo lên. “Còn thực tế, có người sang đi du lịch rồi ở lại tìm việc hay không thì Ban quản lý không thể nắm được” – ông Tuân chống chế.
Thượng tá Trần Như Nhân, Phó phòng An ninh kinh tế tỉnh Thanh Hóa:
Vi phạm luật pháp VN là trách nhiệm nhà thầu?
- Những sự việc xảy ra tại Khu kinh tế Nghi Sơn cho thấy một số lao động Trung Quốc chưa tôn trọng luật pháp Việt Nam. Để đảm bảo an ninh trật tự tại khu kinh tế có người lao động nước ngoài đến làm việc, theo ông phải có biện pháp gì?
Việt Nam tôn trọng luật pháp quốc tế và xử lý mọi công dân nước ngoài nếu như vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối với những hành vi vi phạm, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý phù hợp với pháp luật Việt Nam. Khi có những hành vi nghiêm trọng thì chúng tôi sẵn sàng phải có biện pháp mạnh, huy động lực lượng mạnh để ngăn chặn.
Chúng tôi đã gặp gỡ các nhà thầu Trung Quốc và các nhà thầu cùng tham gia lắp đặt nhà máy xi măng Nghi Sơn để yêu cầu họ tuyên truyền, giáo dục cho lao động Trung Quốc hiểu biết luật pháp Việt Nam. Vì thực tế có những lao động phổ thông chưa hiểu được luật pháp của ta nên họ hành động theo cảm nghĩ của họ.
- Trước khi lao động Trung Quốc vào Việt Nam, họ phải được biết luật pháp Việt Nam và có bản cam kết thực hiện. Nhưng theo ông vừa nói thì vẫn có những lao động phổ thông Trung Quốc đang làm việc tại Hải Thượng (Tĩnh Gia- Thanh Hoá) lại chưa nắm được luật gây nên tình trạng mất an ninh trật tự. Thiếu sót này, theo ông, thuộc về cơ quan nào?
Khi tuyển đưa lao động sang một nước khác thì phải giáo dục định hướng và tuyên truyền cho họ biết phong tục tập quán và pháp luật của nước sở tại đó, kể cả lao động Việt Nam sang nước khác cũng vậy.
Có thể nhà thầu cũng đã tuyên truyền giáo dục định hướng về luật pháp của Việt Nam, nhưng nhiều công nhân chưa nhận thức hết được luật pháp hoặc nhận thức sơ sài về pháp luật của nước ta.
Ở khu kinh tế này, nhà thầu giáo dục về luật pháp cho đối tượng lao động sang Việt Nam làm việc chưa tốt. Trách nhiệm chính vẫn là bên đối tác nước ngoài, vì khi họ đưa lao động sang thì phải am hiểu về pháp luật Việt Nam. Chưa am hiểu về pháp luật Việt Nam đó là thiếu sót của nhà thầu!
Vũ Điệp – Xuân Hoàng
Nguồn:http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/854202/

Lao động Trung Quốc “làm chui” ở công trường Công Thanh( Nhơn Trạch- Đồng Nai)

Chuyên mục: Lao động Tàu ở VN — hoangquang @ 4:59 sáng
Tags: ,
Con số thực người lao động Trung Quốc ở Công Thanh “thì không rõ”, ở Nghi Sơn thì “không nắm được” (http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/854202/), và ở đâu cũng xảy ra hiện tượng lao động Trung Quốc càn quấy, đánh dân. Nhưng ở Tân Rai và Nhân Cơ, theo ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, thì khác hẳn. Ông Phó Thủ tướng tin tưởng vào báo cáo của thuộc quyền, để quả quyết trước Quốc hội: Con số lao động Trung Quốc chính xác là 663 người, “được quản lý theo pháp luật” (http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/852813/). Nói theo ngôn ngữ của ông bạn 16 chữ vàng, đó là niềm tin sắt đá, “không thể tranh cãi”.
Bauxite Việt Nam
Thái Thiện – Đoàn Quý
LD 1- 200 lao động phổ thông người Trung Quốc vừa bị thanh tra lao động thuộc Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai phát hiện là “lao động chui” tại công trường xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh huyện Nhơn Trạch. Mức xử phạt là 5 triệu đồng/người và buộc phải hồi hương.

Chỉ biết lắc đầu ngao ngán!

Có mặt tại ấp 3, xã Phước Khánh vào chiều ngày 19/6, đúng lúc 200 lao động phổ thông người Trung Quốc vừa buộc phải hồi hương vì không có giấy phép lao động, chúng tôi vẫn thấy thấy khá nhiều công nhân Trung Quốc cưỡi xe máy hoặc đi bộ trên đường dẫn đến các quán cafe, quán nhậu.
Hơn một năm nay, các quán cafe, quán nhậu và dịch vụ cho thuê xe máy của dân nghèo xã Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai) có thêm một lượng khách không nhỏ là dân công trường xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, đa số là công nhân Trung Quốc. Cái lợi nhỏ này được đánh đổi bằng sự huyên náo, đánh lộn giữa người dân và một số công nhân Trung Quốc.
Vợ chồng anh Dương Văn Kỳ và chị Lê Thị Hồng (ấp 3, xã Phước Khánh) mở cửa hàng tạp hoá và dịch vụ cho công nhân Trung Quốc thuê xe gắn máy ngay trước nhà máy xi măng Công Thanh kể: “Có bữa mẹ tôi cho một công nhân Trung Quốc thuê xe với giá 50.000 đồng/ngày. Anh ta đi liền 3 ngày mới về nhưng không chịu trả tiền mà còn tính đập phá xe của tôi. Thấy vậy, tôi giảm giá xuống còn 100.000 đồng cho cả 3 ngày nhưng anh ta vẫn không chịu, quay lại đánh cả tôi, đuổi tôi chạy lòng vòng khắp nhà…”
Có khoảng 5.700 lao động nước ngoài đang làm việc tại Đồng Nai, trong quá trình thanh tra, Sở LĐ&TBXH đã phát hiện 1.960 trường hợp lao động “chui”- Ông Lâm Duy Tín – Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai.
Chị Mai (ấp 3, xã Phước Khánh) sống gần khu vực Công ty xi măng Công Thanh cũng cho biết: mặc dù lao động Trung Quốc ở trong các khu biệt lập, ra vào cổng đều có bảo vệ kiểm tra, nhưng cứ đến khoảng 7 giờ tối, họ lại đổ về các quán nước, quán nhậu quanh khu vực này.
Tuy nhiên, người dân lại không mấy “mặn mà” với họ vì thường thì công nhân Trung Quốc chỉ uống vài chén nước rồi nằm võng ngắm cảnh. Thậm chí, nhiều người còn…ngủ một giấc tại quán.
Vào dịp cuối tuần, những công nhân Trung Quốc làm việc tại đây thường thuê xe máy lên trên trung tâm xã Phước Khánh (cách nơi làm việc khoảng 2 km) để vui chơi và “quậy”. Đã có trường hợp cưỡi xe máy chở 3 người không nón bảo hiểm, đi ẩu tông vào người đi đường rồi bỏ chạy. Khi bị người dân chặn lại thì họ hùng hổ đuổi đánh dân, gây náo loạn cả khu vực. Chỉ khi công an xã đến ngăn chặn, số công nhân Trung quốc này mới tạm yên.
LD 2
Công nhân Trung Quốc ra quán nước để ngủ.
Ông Nguyễn Hữu Tám – Trưởng Công an xã Phước Khánh lắc đầu ngao ngán khi nói về số lao động Trung Quốc trên địa bàn: “Một năm đánh nhau vài chục vụ với dân là chuyện bình thường. Thời gian gần đây có đỡ hơn, nhưng chúng tôi lo ngại nhất là thời điểm các lao động Trung Quốc không có việc làm (thời gian đổ bê tông xong phải chờ bê tông khô để đổ tiếp) nên tranh thủ ra ngoài chơi rồi gây sự với người dân địa phương”.
Cũng theo ông Tám, trên địa bàn xã Phước Khánh không chỉ có công nhân Trung Quốc ở Công ty Công Thanh ( 275 người) mà còn có thêm 30 công nhân Trung Quốc đang làm cho Công ty hoá dầu AB nữa).
Vị Trưởng công an xã này còn nói thêm: đây chỉ là con số mà công an xã “quản” thông qua khai báo tạm trú tạm vắng, còn con số thực “ thì không rõ”.
200 lao động “chui” người Trung Quốc buộc phải hồi hương
Chiều 19/6, phóng viên VietNamNet chứng kiến một đoàn taxi (xe 7 chỗ ngồi) chạy vào khu nhà máy xi măng Công Thanh đón các lao động Trung Quốc ra sân bay Tân Sân Nhất để hồi hương.
Tài xế một hãng taxi ở Đồng Nai xác nhận, ngày hôm đó, hãng của anh đã điều 8 xe chở hơn 50 lao động Trung Quốc ra sân bay Tân Sơn Nhất rời Việt Nam.
Cảnh “rời đô” diễn ra trong bình lặng, não nề…, nhiều lao động Trung Quốc thậm chí còn không thèm mặc áo, đến phút ra xe mới tìm chỗ bán vali để đựng quần áo, tư trang.
LD 3
Ảnh bên 1-Những lao động chui người Trung Quốc đang chờ xe đón ra sân bay Tân Sơn Nhất để hồi hương. Ảnh chụp chiều 19/6.
LD 4
Ảnh bên 2-Chiếc xe đầu tiên đã tới đón…
LD 5
Ảnh bên 3-Nụ cười tạm biệt Việt Nam…
LD 6
Ảnh bên 4-Chuyến xe cuối cùng chở hàng chục lao động Trung Quốc rời khỏi Việt Nam.
Về mức xử phạt số lao động Trung Quốc làm chui này, ông Lâm Duy Tín – Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai cho biết: 200 công nhân Trung Quốc lao động “chui” tại công ty xi măng Công Thanh, mức phạt theo Nghị định 113/CP là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng một người. Do phát hiện lần đầu nên Sở đã xử phạt ở mức 5 triệu đồng/người.
Cũng theo ông Tín, thanh tra ngành lao động chỉ có quyền kiểm tra, xử phạt và theo dõi việc khắc phục sai sót của chủ doanh nghiệp chứ không có quyền trục xuất lao động ra khỏi khu vực họ đang làm việc.
Tuy nhiên, nếu là lao động phổ thông, không chứng chỉ nghề, giấy phép lao động thì không thể ở lại lâu tại Việt Nam được. Ông Tín cho biết hiện ngành Công an đang tiến hành kiểm tra gắt việc gia hạn visa và đăng ký tạm trú của người nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam rồi chuyển qua làm việc tại doanh nghiệp. Do đó, việc “hồi hương” của hàng trăm lao động “chui” tại dự án xi măng Công Thanh (Nhơn Trạch) hay ở những dự án khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chỉ là chuyện một sớm một chiều mà thôi.
Thái Thiện – Đoàn Quý
Nguồn:bauxitevietnam.info

Nhộn nhạo những “làng Trung Quốc” ở Hải Phòng

VNN
07:24′ 24/06/2009 (GMT+7)
(Hoangquang's Blog) http://hoangquang.wordpress.com/
tq 1
- Người dân Hải Phòng gọi khu vực tập trung của lao động Trung Quốc ở xã Ngũ Lão là “làng Trung Quốc”. Cách đó không xa, ở huyện Thuỷ Nguyên còn có một “khu ổ chuột” với cả nghìn lao động Trung Quốc không có hộ chiếu, visa. Ở Hải Phòng còn hình thành cả một “khu phố Tàu” với những nhà hàng, karaoke, massage… phục vụ lao động Trung Quốc trên địa bàn.
“Làng Trung Quốc” ở Ngũ Lão
Trước khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng được khởi công, khu đất xây dựng nhà ở tập trung dành cho lao động Trung Quốc sang thi công công trình này là khu đất ruộng, với những ô khoảnh ao đầm nuôi cá nước ngọt của người dân xã Ngũ Lão.
tq 2
“Làng Trung Quốc” ở xã Ngũ Lão – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng. Ảnh: Kiên Trung
Tuy là một khu vực tập trung chung của những lao động, các đơn vị thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, song, bên trong khu vực hành chính này cũng có sự phân chia riêng. Văn phòng của Nhiệt điện Hải Phòng ở phía ngoài cùng, ngay lối vào. Ngoài ra còn có ba văn phòng của phía Trung Quốc là Hồ Bắc, Đông Phương, Quảng Tây.
tq 4
Trước trụ sở của mỗi đơn vị trúng thầu thi công của Trung Quốc, đều có một cổng bảo vệ riêng. Mỗi văn phòng đều có một khu riêng biệt dành cho công nhân của mình ở, một bếp ăn, cùng một số cơ sở vật chất khác, để phục vụ cho lao động.
Khu nhà ở của lao động Trung Quốc của công ty Quảng Tây có số lượng công nhân đông đảo nhất với khoảng gần 130 phòng ở, đủ sức chứa cho hơn 1.000 công nhân. Mỗi phòng rộng chừng chục mét vuông, vách trần xốp cách nhiệt, kê 8 chiếc giường sắt hai tầng. Một phòng được thiết kế dành cho 8 công nhân ở.
tq5
Giờ ăn trưa của công nhân Trung Quốc. Họ xếp hàng tại nhà ăn để nhận phần ăn của mình. Ảnh: Kiên Trung
Công ty Quảng Tây còn có một phòng hát karaoke, một quầy bán hàng phục vụ dành cho lao động của họ. Hồ Bắc, Đông Phương cũng có bếp ăn riêng dành cho lao động của họ. Các điểm phục vụ này không dành cho công nhân Việt Nam.
Tại các cửa phòng hoặc cửa các khu nhà này đều dán rất nhiều các tấm biển ghi chữ Trung Quốc. Nhiều tấm biển có nội dung chúc mừng năm mới khi lao động Trung Quốc đón tết tại Việt Nam, vẫn còn giữ đến bây giờ.
Một bảo vệ người Việt Nam làm việc tại công ty Quảng Tây cho hay, buổi tối, có nhiều cô gái người Việt Nam, đến chơi tại các phòng ở của các công nhân này.
Có đến gần chục cửa hàng kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế được mở tại xã Ngũ Lão để phục vụ cho các lao động Trung Quốc gọi điện về nhà. Do số lượng người có nhu cầu gọi điện quá đông, ngay đầu đường rẽ vào khu chung cư Ngũ Lão đã có tới hai điểm gọi điện thoại quốc tế. Một buổi tối, quán dịch vụ gọi điện quốc tế ngay đầu ngã ba đường mới rẽ vào khu “làng Trung Quốc” thu tổng cước gọi trên 500 phút.
“Phố Tàu” ở Thủy Nguyên
Đoạn đường từ thị trấn Núi Đèo (huyện Thủy Nguyên) chạy qua xã Ngũ Lão sang xã Tam Hưng, rồi xuôi xuống xã Minh Đức dài ngót chục cây số. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tính từ ngày khởi công đến giờ mới ngót bốn năm, nhưng đã có hàng trăm nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ… và các dịch vụ giải trí gắn biển Trung Quốc mọc lên hai bên quãng đường này.
tq 1
Những biển hiệu bằng chữ Trung Quốc xuất hiện dày đặc suốt đoạn đường chưa đầy 3km từ dốc My Sơn đến công trường Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng khiến người đi đường nghĩ mình đang lạc vào một khu phố Tàu mới mở. Ảnh: Kiên Trung
Tại những điểm đông dân cư như dốc My Sơn (Ngũ Lão), quãng đường cong Tam Hưng, số lượng các biển hiệu, nhà hàng treo chữ Trung Quốc, (có những cửa hiệu 100% chữ Trung Quốc) xuất hiện dày đặc, khiến người đi đường tưởng như mình đang đi lạc vào một phố Tàu nào đó vừa mới mở.
Nhiều nhà hàng treo đèn lồng trước cửa. Trước cửa khách sạn My Sơn cạnh cây xăng, bức tranh bé trai và bé gái Trung Quốc cỡ lớn dán ngay cạnh cửa kính ra vào, ngay cạnh hàng chữ tiếng Trung Quốc khá to được dựng khung bên ngoài.
tq6
Đại Đường – Nhà hàng lớn nhất ở Ngũ Lão được mở để phục vụ lao động TQ. Ảnh: Kiên Trung
Các dịch vụ gắn biển chữ Trung Quốc, ngoài quán ăn, nhà nghỉ, còn phần lớn là các dịch vụ hát karaoke, dịch vụ massage, tắm rượu thuốc, làm tóc, nhuộm hấp gội đầu…
Một quán cắt tóc ngay dốc My Sơn, đã kịp thời phiên âm tiếng Việt trên biển hiệu quảng cáo, rằng có chuyên gia Trung Quốc về cắt gội sang làm tư vấn dịch vụ… Chủ hiệu, tên là A Hoa đã nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của số lượng lớn công nhân Trung Quốc sang làm việc tại Thủy Nguyên, nên đã sang tận đây để mở dịch vụ này.
tq7
tq8
Những biển hiệu nhà hàng ghi bằng chữ Trung Quốc nhiều hơn những hàng quán dành cho người Việt Nam. Không biết, khi công trình này hoàn thành, những lao động TQ về nước, nó sẽ được đổi sang những tấm biển mới bằng thứ chữ khác? . Ảnh: Kiên TrungNhững nhà hàng mở với quy mô lớn để kinh doanh phục vụ lao động nước ngoài có thể kể đến Nhà hàng Duyên Hằng, nhà hàng Thiên Mã, nhà nghỉ Khánh Huyền, khách sạn My Sơn, nhà hàng Mỹ Sơn Viên, nhà hàng – nhà nghỉ – dịch vụ massage, xông hơi Đại Đường…
Những điểm này thu hút rất đông những lao động Trung Quốc đến đây giải trí nên theo phản ánh của người dân địa phương, đã xuất hiện rất nhiều tụ điểm mại dâm hoạt động dưới dạng các quán karaoke, nhà nghỉ trá hình…
Đoạn đường cong Tam Hưng, thị trấn Minh Đức, dốc My Sơn… là những điểm nóng của các tệ nạn này.
“Xóm ổ chuột” ở đường cong
“Khu ổ chuột” được xây dựng tại khu vực đường cong thuộc xóm 9, xã Tam Hưng (huyện Thủy Nguyên), là nơi ở tập trung một lượng không nhỏ công nhân Trung Quốc.
tq9
“Khu ổ chuột” theo cách gọi của người dân địa phương để nói về khu tập trung của lao động TQ tại xóm 9, xã Tam Hưng đoạn đường cong. Ảnh: Kiên Trung
“Khu ổ chuột” nằm bên một con kênh nhỏ, là một khu nhà cấp bốn tường xây chưa trát vữa, lợp mái tôn, nhìn bề ngoài khá xập xệ.
Để vào được “khu ổ chuột” phải có thẻ ra vào vì có bảo vệ canh gác.
“Khu ổ chuột” là nơi tập trung chủ yếu các lao động Trung Quốc sang Việt Nam theo con đường “tiểu ngạch”, không có hộ chiếu, visa, và phần lớn là các lao động thủ công. Đây cũng là điểm nóng thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội, vì các lao động này thường xuyên tổ chức đánh bạc, gây xô xát xích mích với thanh niên địa phương.
Buổi tối mùa hè, có rất nhiều quán cafe đèn mờ biển hiệu Trung Quốc với những cô gái ăn mặc mát mẻ ngồi ngay phía cửa, mời mọc bằng tiếng Trung khi thấy những bóng áo xanh công nhân đi qua.
Trưởng công an xã Tam Hưng, ông Lại Thế Minh, thừa nhận:ban công an xã chưa lần nào vào đó để kiểm tra giấy tờ tùy thân của các lao động người Trung Quốc, vì có… quá nhiều lý do khác nhau, mặc dù chính quyền địa phương biết có một số lượng lớn lao động người Trung Quốc nhập cư trái phép vào làm việc tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tại Thủy Nguyên.
tq 10
Một công nhân Trung Quốc đang gọi điện về nhà tại cửa hàng dịch vụ điện thoại quốc tế mở ngay đầu con đường dẫn vào khu chung cư. Ảnh: Kiên Trung
Cũng như ông Minh, ông Trần Ngọc Sử, Trưởng công an xã Ngũ Lão cho biết: Đã có nhiều trường hợp lao động nước bạn yêu và lấy vợ người Việt nhưng chưa đôi nào đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại địa phương. Nhiều công nhân Trung Quốc sống với phụ nữ Việt ở đây như vợ chồng.
“Chuyện sống cặp hay tìm đến các quán café thư giãn, đèn mờ để thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý thường xuyên xảy ra” – ông Minh xác nhận.
Những người sống cặp với các lao động Trung Quốc, phần đông là các cô gái đã từng đi giúp việc gia đình tại Đài Loan, Trung Quốc… Với một chút vốn liếng về tiếng Trung, họ dễ làm quen với các lao động Trung Quốc.
Ngoài các cô gái này, những nữ lao động Việt Nam làm việc trong công trường Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tại Thủy Nguyên, cũng có tình trạng này.
Người dân địa phương sống gần khu chung cư người lao động Trung Quốc cho hay, có 5-6 trường hợp công nhân Trung Quốc sống cặp với các cô gái người Việt như vợ chồng, trong thời gian họ thi công dự án Nhà máy tại Thủy Nguyên.
Thời điểm tháng 6/2009, dự án xây dựng Nhà máy thép đặc biệt tại KCN Cầu Nghìn sắp sửa hoàn thành, số lượng lao động Trung Quốc đã về nước nhiều. Hiện tại, tại đây chỉ còn khoảng 300 lao động người Trung Quốc.
Ngại kiểm tra lao động “chui” vì… bất đồng ngôn ngữ
Ông Lại Thế Minh – trưởng công an xã Tam Hưng (huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng) nói: “Ban công an xã chưa một lần đi kiểm tra giấy đăng ký tạm vắng tạm trú của lao động nước ngoài cư trú tại địa phương trong thời gian thi công công trình nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Lý do vì lực lượng công an xã quá mỏng (14 cán bộ công an phụ trách địa bàn 10 thôn trong xã), lực lượng lao động người nước ngoài quá đông và… bất đồng ngôn ngữ!”. .
Ông Lại Thế Minh – trưởng công an xã Tam Hưng: “Từ trước đến nay, ban công an xã chưa đi kiểm tra giấy tạm trú của LĐTQ do bất đồng ngôn ngữ…”. Ảnh: Kiên Trung
Hiện tại, công an xã chỉ kiểm soát được số lượng những lao động do công ty của họ đăng ký tạm trú trên danh sách. Vì đăng ký tạm trú theo hình thức này nên chính quyền xã cũng không biết được số lượng chính xác có bao nhiêu lao động nước ngoài đang cư trú tại địa phương mình.
Ông Minh cho biết, một lượng lớn lao động tập trung tại khu nhà xây dựng dành cho công nhân Trung Quốc tại thôn 9 – xã Tam Hưng (khu đường cong). Một số khác thuê nhà dân ở. Xã chỉ nắm được khoảng 20 nhà dân cho người lao động nước ngoài thuê phòng với tổng số hơn 100 người.
Tuy nhiên, theo anh Bình, một người dân sống tại địa phương, con số này lớn hơn gấp nhiều lần. Anh Bình cho biết, thời kỳ cao điểm (khoảng tháng 6/2007), có khoảng 3.000 lao động người Trung Quốc sống tại xã Tam Hưng.
“Chúng tôi không thể kiểm tra tạm vắng của số lao động này. Thời điểm trước, các lao động Trung Quốc đi chơi đêm ngoài đường rất khuya, anh em cũng không thể hỏi họ giấy tờ tùy thân, vì không biết tiếng Trung Quốc. Thời gian gần đây, chúng tôi đề nghị với lãnh đạo công ty của họ quản lý chặt hơn những đối tượng này nên tình trạng công nhân Trung Quốc đi chơi đêm đã hạn chế” – ông Trần Văn Độ – trưởng công an xã Ngũ Lão phân trần.
Số lượng lao động Trung Quốc được công ty của họ đăng ký tạm trú tại xã Ngũ Lão là… 350 người. Trong khi đó, theo khảo sát của phóng viên, riêng lượng lao động Trung Quốc của công ty Quảng Tây sống trong khu chung cư căn cứ trên số phòng, con số này là hơn 1.000 lao động
Nhóm phóng viên