Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Công an đánh chết người dẫn đến biểu tình
SEPTEMBER 22, 2010
(New York) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vừa ra tuyên bố trong ngày hôm nay rằng chính quyền Việt Nam cần nhanh chóng mở các cuộc điều tra kỹ lưỡng và minh bạch về hàng loạt ca tử vong do công an sử dụng vũ lực chết người gây nên, và xử lý những cán bộ có trách nhiệm trong việc này.Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận được 19 trường hợp bạo hành của công an, dẫn đến cái chết của 15 người, do báo chí thuộc quản lý nhà nước đưa tin trong 12 tháng vừa qua. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chính phủ Việt Nam cần công khai thừa nhận vấn đề này và ban hành luật quy định rõ hành vi lạm quyền của công an ở mọi cấp bậc đều là phạm pháp, đồng thời khẳng định rõ bất kỳ cán bộ công an nào bị phát hiện vi phạm đều phải chịu kỷ luật, và truy tố hình sự nếu cần thiết.
"Tình trạng công an bạo hành tại mọi miền ở Việt Nam được ghi nhận ở mức độ đáng báo động, làm gia tăng mối quan ngại sâu sắc rằng những vụ việc bạo hành lạm quyền lan rộng và có tính hệ thống," Ông Robertson, phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu.
Trong một số vụ việc, nạn nhân tử vong do bị đánh trong khi đang bị công an hoặc dân phòng giam giữ. Một số trường hợp khác, nạn nhân chết ở chỗ đông người do công an sử dụng bạo lực được ghi nhận là quá mức cần thiết. Nhiều cái chết như thế đã gây nên những cuộc biểu tình phản đối của dân chúng khắp Việt Nam trong năm vừa qua.
Những ca tử vong trong khi bị công an giam giữ hoặc chết dưới tay của công an được ghi nhận ở nhiều tỉnh thành, từ khu vực miền núi phía Bắc như Bắc Giang và Thái Nguyên, đến các thành phố lớn như Hà Nội và Đà Nẵng, tới Quảng Nam ở ven biển miền Trung, hay Gia Lai ở vùng cao nguyên hẻo lánh, cho tới các tỉnh Hậu Giang và Bình Phước ở miền Nam.
Trong nhiều trường hợp, nạn nhân tử vong tại nơi giam giữ bị bắt vì những vi phạm nhỏ. Ví dụ, ngày 30 tháng Sáu năm 2010, Vũ Văn Hiền ở Thái Nguyên chết trong đồn công an sau khi bị bắt vì xô xát với mẹ mình. Kết quả pháp y cho thấy nạn nhân tử vong vì xuất huyết não, đa chấn thương, vỡ xương hàm và gãy xương sườn. Ba tuần sau đó, vào ngày 23 tháng Bảy, cuộc biểu tình đông người nổ ra ở Bắc Giang sau cái chết của Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi. Anh Khương chết chỉ vài giờ sau khi bị công an bắt vì tội đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
Tin tức về những vụ việc này trên báo chí địa phương rất thất thường, làm gia tăng mối quan ngại vốn có về sự kiểm soát của chính quyền đối với báo chí ở Việt Nam. Trong một số trường hợp, tin tức đăng tải trên báo chí đã châm ngòi cho các cuộc điều tra về sự bạo hành của công an từng bị bưng bít trước đó. Ví dụ, loạt bài đăng tải trên tờ Gia Đình và Xã Hội trong tháng Hai đã khiến Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hải Dương yêu cầu điều tra làm rõ về cái chết tại nơi giam giữ đầy nghi vấn của Đặng Trung Trịnh vào ngày 28 tháng 11 năm 2009, mà trước đó hồ sơ công an đã khép lại với kết luận "chết do bệnh lý".
Mặt khác, một số vụ việc then chốt khác lại hầu như không được đề cập tới trên báo chí địa phương, ví dụ như cái chết của Nguyễn Thành Năm ở Giáo xứ Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng. Sau khi đưa một đám tang ở Cồn Dầu ngày 4 tháng Năm tới một nghĩa địa nằm trên khu đất tranh chấp vì chính quyền có kế hoạch mở dự án phát triển, ông Năm bị công an gọi lên làm việc, thẩm vấn và đánh đập nhiều lần. Ngày 2 tháng Bảy, trong khi bị dân phòng tạm giữ, ông Năm bị đánh trầm trọng và bị trói ngoài ruộng. Ông chết tại nhà vì chấn thương vào ngay ngày hôm sau, mồng 3 tháng Bảy.
Những người dân địa phương do Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc qua điện thoại cho biết rằng họ sợ nói về vụ việc này, nhất là về nguyên nhân cái chết của ông Năm. Chính quyền chối bỏ trách nhiệm của bên công an, và tuyên bố rằng ông Năm chết do đột quỵ. Gia đình ông đã phản bác giải thích của chính quyền, kể cả khi anh trai ông Năm ra điều trần trước Quốc hội Hoa kỳ vào ngày 18 tháng Tám.
"Thay vì bịt miệng báo chí hoặc chỉ cho phép phóng viên đăng bài sau khi được bật đèn xanh, chính quyền Việt Nam nên lùi lại và cho phép báo chí tiến hành phóng sự điều tra về các vấn đề như thế này," Ông Robertson tuyên bố. "Báo chí độc lập có khả năng đưa ra ánh sáng những vụ việc lạm quyền mà công an và chính quyền địa phương muốn ỉm đi."
Trong cả 19 vụ việc về công an bạo hành được ghi nhận kể từ tháng Chín năm 2009, chưa có báo cáo nào cho thấy công an bị tòa kết án vì hành vi của mình. Đa số các trường hợp, cấp trên của họ đưa ra các hình thức kỷ luật nhẹ, như yêu cầu cán bộ vi phạm phải xin lỗi gia đình nạn nhân, buộc thuyên chuyển đơn vị, hoặc viết kiểm điểm về sự vụ để cấp trên xem xét. Trong một vài trường hợp, việc cá nhân cán bộ công an gây bạo hành bị buộc tạm thôi việc, và/hoặc bị tạm giữ để điều tra, như vụ việc ở Bắc Giang, có vẻ nhằm đối phó với sức ép từ các cuộc biểu tình của người dân phản đối công an bạo hành, và thông tin trên các trang mạng độc lập lột tả hành vi vi phạm qua lời kể từ các nhân chứng, ảnh chụp, video và các bài viết trên blog.
"Phần nhiều trong số các vụ việc nhức nhối này không còn trong vòng bí mật nữa, và vấn đề còn lại là quyết tâm điều tra của các Bộ, ngành trong chính phủ và Quốc hội Việt Nam," Ông Robertson kết luận. "Chừng nào mà công an chưa nhận được thông điệp từ mọi cấp chính quyền rằng họ sẽ bị truy cứu và trừng phạt, có rất ít đối trọng để ngăn họ không tiếp diễn các hành vi lạm quyền, bạo hành kiểu này, kể cả đánh người đến chết."
Phụ Lục
Thông tin về các vụ việc bạo hành của công an tổng hợp từ báo chí Việt Nam
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tìm hiểu chủ yếu căn cứ trên tin, bài về các vụ việc lạm quyền của công an được đăng tải trên phương tiện truyền thông do nhà nước Việt Nam quản lý, bao gồm cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, quân đội, công an, Tòa án tối cao, Thanh tra Nhà nước Việt Nam, cùng báo chí và các trang tin trên mạng được đăng ký chính thức tại Việt Nam và vận hành dưới sự kiểm soát của chính quyền, ví dụ nhưNhà Báo & Công LuậnGia Đình & Xã Hội, Vietnam Net, Pháp Luật Việt Nam, Pháp Luật TP HCM, Đời Sống & Pháp Luật, Dân Trí, Lao Động, Người Lao Động, Đại Đoàn Kết, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Nông Nghiệp, Dân Việt, Đất Việt và VN Express. Các nguồn báo chí bên ngoài Việt Nam, bao gồm chuyên mục tiếng Việt của đài BBC, Đài Á Châu Tự Do, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và các trang mạng cũng như blog tiếng Việt cũng được tham khảo, tuy với mức độ hạn chế hơn.
* Ngày 9 tháng 9 năm 2010: Trần Ngọc Đường, 52 tuổi, chết trong khi bị công an tạm giữ tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai chỉ trong vài giờ sau khi khi bị bắt vì cãi cọ với hàng xóm. Công an thông báo với gia đình nạn nhân rằng ông treo cổ tự tử. Vợ nạn nhân không tin nguyên nhân dẫn đến cái chết của chồng bà là do tự tử. Bà cho biết ông Dương bị phát hiện chết trong tư thế ngồi, với sợi thắt lưng da cuốn quanh cổ nhưng không có vết hằn trên cổ. Được biết vụ việc đang trong quá trình điều tra.
Nguồn:
* Ngày 8 tháng 8 năm 2010: Trần Duy Hải, 32 tuổi, chết trong khi bị công an giam giữ ở tỉnh Hậu Giang, sau khi bị bắt một hôm trước do tình nghi cướp giật sợi dây chuyền vàng của một phụ nữ. Ngày 12 tháng Tám, giám đốc công an tỉnh Hậu Giang tuyên bố rằng giám định pháp y kết luận Hải chết vì treo cổ tự tử. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi chết, thi thể nạn nhân được hỏa táng, khiến không thể điều tra gì thêm nữa. Trên báo chí không có thông tin gì về việc nhà chức trách phản ứng ra sao đối với khiếu nại của gia đình nạn nhân đã được chuyển đến công an tỉnh và Viện Kiểm sát.
Nguồn:
* Ngày 6 tháng Tám năm 2010: Hoàng Thị Trà, 20 tuổi, bị cảnh sát giao thông mặc thường phục bắn bị thương ở tỉnh Thái Nguyên khi ngồi sau xe máy của bạn trai. Hai cảnh sát mặc thường phục đi chung xe gắn máy đuổi theo đôi trai gái không đội mũ bảo hiểm, và bắn Trà vào đùi sau khi xe mô-tô của họ bị đổ nghiêng. Trà phải qua 1 cuộc phẫu thuật kéo dài năm tiếng đồng hồ để lấy viên đạn ra. Trước phản ứng lan rộng của công chúng, vào ngày 11 tháng Tám, giới chức công an tuyên bố đình chỉ công tác ba tháng một thiếu úy công an, một trong hai người liên quan đến vụ nổ súng, để điều tra tiếp. Phó giám đốc công an tỉnh, Đại tá Nguyễn Như Tuấn, phát biểu với báo Nông Nghiệp: "Sự việc này người dân đã biết, có nhiều người chứng kiến nên không thể lấp liếm, giấu diếm".
Nguồn:
* Ngày 30 tháng Bảy năm 2010: Sau khi Nguyễn Văn Trung, 46 tuổi, có vụ cãi nhau nhỏ trong nhà hàng với một công an cấp xã ở tỉnh Bình Thuận, cán bộ này liền gọi dân phòng, lực lượng an ninh tình nguyện thuộc quản lý của UBND phường và thường phối hợp với công an địa phương. Bốn thành viên tổ dân phòng đến và dùng dùi cui đánh Trung nhiều lần vào đầu và cổ đến khi Trung ngất đi. Sau đó, nhóm dân phòng này dùng xe gắn máy chở ông Trung về trụ sở công an, và còng tay ông lại. Công an "vừa văng tục vừa đấm đá vào người ông" làm ông "nhổ ra máu", theo tin của Pháp Luật TP HCM. Sau khi gia đình ông Trung đến trụ sở công an và hô hoán ầm ĩ, công an mới để cho họ đưa ông đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương. Ông Trung bị sưng nề khắp lưng, bụng, một bên mắt thâm tím, và nhiều vết rách trên đầu phải khâu nhiều mũi. Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin rằng vào ngày 1 tháng Tám, trưởng và phó công an xã đến thăm ông Trung tại bệnh viện. Họ gây sức ép để vợ ông không nộp đơn khiếu nại về vụ việc, hứa sẽ thanh toán viện phí và ngỏ ý sẽ buộc các công an viên vi phạm phải có lời xin lỗi.
Nguồn:
* Ngày 23 tháng Bảy, 2010: Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, bị đánh chết trong khi bị công an huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tạm giam vì vi phạm giao thông. Sau cuộc biểu tình khổng lồ ở Bắc Giang, một cán bộ công an đã bị bắt vì tội "làm chết người trong khi thi hành công vụ" theo điều 97 Bộ luật hình sự. Ba cán bộ công an khác bị tạm đình chỉ công tác để điều tra, nhưng không có tin tức gì thêm về diễn tiến của cuộc điều tra này trên các phương tiện truyền thông.
Nguồn:
* Ngày 21 tháng Bảy năm 2010: Công an xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội - trong đó có phó trưởng công an xã, chặn xe tải của Nguyễn Phú Sơn, lôi anh ra khỏi xe và dùng dùi cui điện đánh vào đầu và người anh tới tấp. Báo Pháp Luật & Xã Hội đưa tin người cha của Sơn đến đồn công an và thấy con mình "mặt mày bầm tím, tay bị còng vào thành ghế". Phó công an xã tuyên bố với ông, "Tôi là người đang thi hành nhiệm vụ nên có quyền đánh con ông. Tôi thách ông đi kiện. Ông muốn đi đâu kiện thì cứ việc..." Sơn phải nhập viện ngay hôm sau, theo Nhà Báo & Công Luận, và hồ sơ bệnh án ghi anh "bị chấn thương toàn thân bầm tím, nhất là vùng hạ sườn, chấn thương nặng vùng đầu, ngực." Sau đó, phó công an xã, người đã tham gia trong vụ đánh người này, được yêu cầu báo cáo sự việc với cấp trên. Không có thông tin gì về việc liệu các bước điều tra khác có được tiến hành hay không.
Nguồn:
* Ngày 3 tháng Bảy năm 2010: Nguyễn Thành Năm, 43 tuổi, chết sau khi bị công an và dân phòng đánh ở Đà Nẵng. Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước, Ủy ban Tôn giáo Đà Nẵng và nhà cầm quyền tỉnh phủ nhận rằng các tin tức về việc ông Năm bị lực lượng an ninh đánh đến chết là "hoàn toàn bịa đặt", đồng thời tuyên bố rằng ông chết tại nhà do bị đột quỵ. Năm là thành viên nhóm trợ tang trong một đám tang gây nhiều bức xúc vào ngày mồng bốn tháng Năm ở nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu nằm trên vùng đất bị chính quyền quy hoạch sử dụng làm khu vực phát triển kinh tế. Trong đám tang, công an sử dụng gậy và dùi cui điện để đánh những người đưa đám, và bắt giữ hơn 60 người, theo lời kể của những người tham dự trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do. Hầu hết những người bị bắt đều được thả sau đó. Vào giữa tháng Năm, sáu người trong số những người từng bị bắt giữ đã bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng. Do từng bị công an đánh thẳng tay trong hai lần bị gọi lên đồn để thẩm vấn, Nguyễn Thành Năm đi trốn khi bị gọi một lần nữa vào ngày 2 tháng Bảy. Đêm hôm đó, ông đã bị dân phòng địa phương bắt, trói và dẫn ra một ruộng lúa gần đó. Khi vợ ông tới nơi, bà thấy ông vẫn bị trói, người đầy máu và bùn đất. Ông chết tại nhà do bị chấn thương. Cho đến nay, không hề có thông tin gì về việc điều tra vụ việc gây chết người này.
Nguồn:
* Ngày 30 tháng Sáu năm 2010: Vũ Văn Hiền, 40 tuổi, chết hai ngày sau khi bị bắt và tạm giữ tại trụ sở công an huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Báo Pháp Luật đưa tin khi công an đưa ông Hiền đến bệnh viện huyện ngày 29 tháng Sáu, ông đang trong tình trạng hôn mê và bị đa chấn thương. Em vợ nạn nhân kể với báo Pháp Luật rằng  "Tại Bệnh viện huyện Đại Từ, tôi thấy anh Hiền bất tỉnh, miệng đầy máu, chân tay bầm tím, trầy xước." Giám định pháp y cho thấy ông bị vỡ xương hàm, rạn xương sọ, phổi tụ máu, gãy bốn xương sườn và xương cẳng tay. Tại thời điểm được chuyển lên bệnh viện tỉnh, ông Hiền đã có lúc ngừng thở và bác sỹ kết luận đã chết. Trong khi bên công an tuyên bố rằng ông Hiền có biểu hiện "loạn thần kinh" và đâm đầu vào tường hai lần tại nơi giam giữ, báo Pháp Luật, trong số ra ngày 26 tháng Bảy đưa tin, "điều tra của PLVN online cho thấy, nhiều khả năng anh Hiền đã bị đánh chết." Báo Lao Động, sau khi ghi lại kết quả pháp y và kiểm tra hồ sơ bệnh án của ông Hiền tại bệnh viện, đã kết luận trong một bài báo ra ngày 13 tháng Tám rằng "Với những thương tích như trên, có thể khẳng định rằng Vũ Văn Hiền đã bị đánh chết." Cho tới cuối tháng Chín, không có thông tin nào cho biết liệu có công an viên nào phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cái chết này.
Nguồn:
* Ngày 7 tháng Sáu năm 2010: Đến hiện trường sau khi nhận được tin báo về một vụ đột nhập tư gia, hai công an đã đánh chết Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi, ở làng Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Theo tin, bài của VN Express và VTC News, các cán bộ công an cùng với hai thường dân đã đánh ông Trung bằng dùi cui điện, khóa số 8 và gậy gỗ, sau đó vứt nạn nhân bên lề đường, nơi dân làng phát hiện thấy vào ngày hôm sau. Một tháng sau đó, bốn người, trong đó có hai cán bộ công an từng tham gia vào vụ đánh người, bị bắt và khởi tố điều tra.
Nguồn:
* Ngày 25 tháng Năm năm 2010: Một cán bộ công an nổ súng bắn chết  Lê Xuân Dũng, 12 tuổi, bắn bị thương Lê Hữu Nam, 43 tuổi, dẫn đến cái chết của nạn nhân 5 ngày sau đó, và Lê Thị Thanh, 37 tuổi, trong một cuộc biểu tình đòi đất ở Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, theo tin tức từ báo chí Việt Nam, đài BBC và Đài Á Châu Tự Do. Một ngày sau khi xảy ra vụ việc, trang mạng chính thức của Thanh Tranhà nước có đăng tải một bài báo về vụ việc này, nhưng bài báo sau đó đã bị gỡ bỏ. Ngày 28 tháng Năm, chính quyền tỉnh Thanh Hóa tuyên bố một công an viên bị bắt và bị truy tố về tội "làm chết người trong khi thi hành công vụ", đồng thời sẽ tiến hành điều tra hình sự về hành vi phạm pháp của những người biểu tình.
Nguồn:
* Ngày 7 tháng Năm năm 2010: Võ Văn Khánh, 29 tuổi, chết khi bị tạm giữ tại trụ sở công an huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, theo tin của báo chí Việt Nam và BBC. Trong một đợt kiểm tra giao thông thường kỳ trước đó mấy ngày, công an đã thu giữ chiếc xe gắn máy của Khánh vì không mang đủ giấy tờ. Ngày 7 tháng Năm, Khánh đến đồn công an để lấy lại xe. Cùng ngày hôm đó, công an gọi đến gia đình báo tin Khánh chết, và tuyên bố rằng anh đã treo cổ bằng sợi dây giày sau khi bị tạm giam vì tình nghi ăn trộm. Gia đình nạn nhân không chấp nhận kết luận pháp y và cho rằng cái chết của Khánh là do công an đánh, với lập luận rằng khi thi thể được trả về, gia đình phát hiện thấy có xương sườn bị gãy, mặt bị trầy xước, có vết bầm tím ở ngực và mạng sườn, trên người có vết giày. Giám định pháp y của chính quyền tỉnh Quảng Nam và của Đà Nẵng kết luận rằng nguyên nhân cái chết là do tự tử, rằng những vết bầm là do những nỗ lực cấp cứu, còn xương sườn bị gãy trong khi mổ pháp y. Theo một bài báo ngày 9 tháng Năm trên tờ Người Lao Động, công an nói rằng các chấn thương trên cơ thể Khánh là do các biện pháp cấp cứu thực hiện trong nỗ lực cứu sống nạn nhân. Gia đình Khánh phủ nhận lời giải thích của chính quyền và từ chối kết quả giám định pháp y. Hơn bốn tháng sau, vẫn không có tin tức gì về việc bất kỳ một cán bộ công an nào phải chịu trách nhiệm, hoặc bị điều tra về cái chết của Khánh.
Nguồn:
* Ngày 24 tháng Tư năm 2010: Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triệu Phạm Tuấn Hưng, 37 tuổi, để thẩm vấn vì tình nghi ăn cắp một máy điện thoại di động. Tại đồn, công an "lấy còng treo tay anh lên cửa sổ và dùng gậy đánh nhiều lần làm anh ngất xỉu", theo tin của báo Pháp Luật. Khoảng 2 giờ sáng, công an thả Hưng ra. "Về nhà với tinh thần hoảng loạn và cơ thể bầm tím, anh Hưng nằm liệt giường, không ăn uống được," cũng theo tin của Pháp Luật. Khi thấy tình trạng Hưng - vốn có chứng động kinh - không cải thiện, và vẫn bị chảy máu từ mũi và miệng, đồng thời bị nhiều cơn ác mộng và lên cơn động kinh, anh được đưa đi bệnh viện ở Đồng Nai. Báo Lao Động đưa tin, khi nhập viện, anh có "dấu hiệu chấn thương phần đầu và nhiều chấn thương phần mềm khác, tinh thần hoảng hốt suy sụp." Cán bộ xã đã xin lỗi gia đình nạn nhân và chi trả một phần viện phí. Chính quyền huyện tuyên bố rằng những cán bộ công an tham gia đánh đập nạn nhân sẽ bị "xử lý theo quy định", theo tin đã đưa của báo Người Lao Động. Tới nay, chưa có thêm tin tức gì mới về vụ việc này trên báo chí.
Nguồn:
* Ngày 24 tháng Tư năm 2010: Một cảnh sát giao thông và một công an xã ở tỉnh Khánh Hò
đăng bởi anhbasaigon tới Anhbasaigon vào ngày 9/24/2010 05:16:00 SA

Một nhà báo bị phóng hỏa tử vong

Nhà báo Hoàng Hùng
Ông Hoàng Hùng làm việc tại báo Người Lao động
Nhà báo Hoàng Hùng của tờ Người Lao động TP HCM đã tử vong sau khi bị kẻ lạ phóng hỏa đốt cháy lúc nửa đêm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110130_journalist_death.shtml
Được biết ông Hùng qua đời hôm thứ Bảy 29/01 vì bỏng nặng. Ông đã được cấp cứu từ hôm 19/01, khi kẻ lạ đột nhập lúc gia đình ngủ say đã tạt cồn đốt cháy giường ngủ của ông trong nhà tại Tân An, Long An.
Các đồng nghiệp nói rằng gần đây ông Hùng viết nhiều bài chống tiêu cực nên đã bị trả thù.
Các bác sỹ cho hay ông bị bỏng tới 50% diện tích da.
Cơ quan công an đã khởi tố vụ án giết người và đang tiến hành điều tra tìm hung thủ.
Nhà báo Lê Hoàng Hùng (sinh năm 1960), bút danh Trần Hải Nguyên, đã có thâm niên 30 năm làm báo. Ông công tác tại báo Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu trước khi chuyển sang làm cho tờ Pháp luật TP Hồ Chí Minh, và từ tháng 5/2002 là báo Người Lao Động với vị trí phóng viên thường trú tại Long An.
Mới đây, ông Hoàng Hùng có loạt bài phóng sự về nạn cờ bạc vùng biên giới và những sai phạm của quản lý thị trường.
Hiện chưa rõ có phải các bài viết đó là nguyên nhân gây ra cái chết của ông hay không và thủ phạm là ai.
Ông Hùng có vợ và hai con gái.
Đang có kêu gọi nhà chức trách có biện pháp bảo vệ tính mạng và an toàn cho các phóng viên tác nghiệp trong những lĩnh vực nhiều chủ đề nhạy cảm.

Biểu tình sang ngày thứ bảy ở Ai Cập

Hiện xe tăng được điều ra đường phố Cairo để ngăn ngừa biểu tình
Cảnh sát Ai Cập đã trở lại giữ vị trị trong một số nơi tại Cairo mà họ bỏ đi thứ Sáu tuần trước trong làn sóng biểu tình chống chính phủ. Bộ Nội vụ Ai Cập nói họ ra lệnh cho các nhân viên cảnh sát hợp tác với quân đội.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/01/110131_egypt_tensions_build_up.shtml
Tình hình hiện chưa rõ ràng, với cảnh trực thăng của quân đội bay trên bầu trời và người dân dưới mặt đất tiếp tục tụ họp, bất chấp lệnh giới nghiêm.
Có vẻ như người biểu tình muốn tăng sức ép lên chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak để ông phải từ chức nhưng cũng chưa rõ điều này có xảy đến hay không.
Hàng chục nghìn người vẫn tụ tập ở trung tâm thủ đô Cairo trong đợt biểu tình chống chính phủ đã sang đến ngày thứ bảy.
Họ cũng kêu gọi tổng đình công để tăng sức ép buộc Tổng thống Hosni Mubarak, 82 tuổi, phải ra đi.
Trước đó, phát biểu trước đám đông trên quảng trường Giải Phóng, nhân vật từng được giải Nobel Hòa bình, ông Mohamed ElBaradei kêu gọi người biểu tình kiên nhẫn và nói "thay đổi đang đến".
Trong những lần trước hồi năm 1977 và 1985, quân đội đã không chịu nổ súng vào dân chúng.
Ahdaf Soueif
Ông ElBaradei được các nhóm đối lập yêu cầu đại diện điều đình với nhà chức trách về việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia.
Tuy nhiên, có vẻ như ông ElBaradei không thu hút được sự chú ý của toàn thể đám đông, trong có nhiều phe nhóm.
Hiện dư luận đang chú ý đến thái độ của quân đội.
'Con em nhân dân'
Trước đó, Tổng thống Hosni Mubarak đã gặp gỡ các chỉ huy quân đội trong chuyến thăm một doanh trại. Còn nhà văn Ai Cập, Ahdaf Soueif, thì tin rằng quân đội vẫn đứng về phía nhân dân.
Là người tham gia biểu tình, bà nói điều nhìn thấy trước mặt là "quân đội và người dân hợp tác và giữ quan hệ".
"Quân đội, những binh lính cũng là con em của nhân dân chúng tôi, và là một phần của xã hội Ai Cập."
Có vẻ người Mỹ đã khẩn cấp cảnh báo Tổng thống Mubarak không để xảy ra thêm các vụ giết người nữa nhưng chưa rõ liệu ông ta có thể tồn tại trước tiếng nói của phe đối lập trên đường phố hay không.
Chưa kể việc chuyển giao quyền lực nếu xảy ra thì cũng chưa rõ sẽ theo hình thức nào.
Ông Mubarak có vẻ còn cương quyết không chịu đào thoát như Tổng thống Ben Ali của Tunisia đã làm, và người Mỹ cũng không muốn thấy như thế.
Các khoảng trống quyền lực sẽ tạo ra các nguy hiểm rất lớn thực sự.
Từ quan điểm của Hoa Kỳ, kịch bản tốt nhất có thể diễn ra sẽ là một kết cục hòa bình cho các cuộc biểu tình, ông Mubarak nghỉ hưu trong khi một phần nào đó (ít nhất) của hệ thống quyền lực mà ông ta đã tạo ra, hy vọng sẽ giảm đi tệ tham nhũng.
Theo đánh giá của phóng viên kỳ cựu John Simpson được BBC cử đến thành phố Alexandria chứng kiến biểu tình tại Ai Cập thì đường phố nước này đang tăng sức ép lên ông Mubarak.
Tuy nhiên, theo John Simpson, hiện còn nhiều yếu tố khác nữa chưa đoán trước được, như thái độ của bản thân những người biểu tình.
Hoa Kỳ qua lời ngoại trưởng Hillary Clinton và sau đó là Tổng thống Barack Obama nói rằng tốt nhất là Ai Cập có cuộc chuyển giao quyền lực "trong trật tự".
Thế nhưng câu hỏi là liệu đường phố Cairo và các thành phố khác có muốn chỉ cho ông Mubarak ra và để lại một thể chế thân Phương Tây hay không.
Người biểu tình tại Jakarta, Indonesia ủng hộ dân chúng Ai Cập

Quân đội Ai Cập quyết không dùng vũ khí

Đám đông biểu tình
Quân đội Ai Cập tuyên bố sẽ khôngsử dụng vũ khí chống lại người biểu tình, trong khi chính phủ nói chuẩn bị đàm phán với phe đối lập.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/02/110201_egypt_military.shtml
Một thông cáo của quân đội bày tỏ lòng kính trọng với "quyền hợp pháp của người dân".
Thông cáo này được đưa ra ngay trước cuộc biểu tình rầm rộ tại Cairo hôm thứ Ba, trong khi có kêu gọi tổng đình công toàn quốc.
Biên tập viên chuyên trách Trung Đông của đài BBC, Jeremy Bowen, nói thông cáo này rất quan trọng bởi vì nó giúp xóa tan sự nghi ngại của người biểu tình.
Tân Phó tổng thống Omar Suleiman cho hay ông Mubarak đã yêu cầu ông mở đối thoại với các đảng phái chính trị để bàn về cải cách hiến pháp.
Trước đó, ông Mubarak loan báo việc cải tổ nội các nhằm ngăn chặn biểu tình, bắt đầu bằng việc thay thế Bộ trưởng Nội vụ Habib al-Adly, người vốn bị dân căm ghét.
Phe đối lập đã kêu gọi hàng triệu người xuống đường tại Cairo.
Một cuộc tuần hành tương tự cũng đang được tổ chức ở Alexandria.
Dịch vụ xe lửa ở Ai Cập ngừng hoạt động trong giờ giới nghiêm từ 1500 tới 0800 sáng hôm sau và hãng hàng không quốc gia EgyptAir tuyên bố hủy toàn bộ các chuyến bay trong và ngoài nước trong khoảng thời gian này.
Tuy nhiên hàng nghìn người biểu tình vẫn trụ lại quảng trường Tahrir, cho dù có lệnh cấm đi lại.
Truyền đơn được phân phát tới đám đông, kêu gọi quân đội đứng về phía nhân dân và không làm gì chống lại họ.
Hãng thông tấn AFP nói công ty cung cấp dịch vụ internet cuối cùng là Noor Group đã ngừng hoạt động hôm thứ Hai, khiến liên lạc với bên ngoài gián đoạn.

Áp lực nước ngoài

Trong thông cáo của mình, Phó Tổng thống Suleiman nói tổng thống sẽ đưa ra chính sách mới trong một vài ngày tới.
"Trong đó sẽ có các chủ trương rõ ràng và dứt khoát về việc thực thi các cam kết của tổng thống trong một thời hạn nhất định để khôi phục niềm tin vào nền kinh tế Ai Cập... và đối phó với các trọng tâm như khắc phục tình trạng thất nghiệp, chống đói nghèo và tham nhũng, đạt quân bình giữa tiền lương và giá cả."
Xe tăng quân đội
Ông Suleiman cũng nói rằng bầu cử thêm sẽ được tổ chức tại các địa phương từng xảy ra gian lận trong kỳ bầu cử quốc hội tháng 11 năm ngoái, trong đó đảng của ông Mubarak giành 83% số ghế.
Thông cáo của phó tổng thống được đưa ra trong bối cảnh áp lực từ bên ngoài ngày càng nhiều.
Bộ ngoại giao Mỹ đã cử đặc phái viên tới Cairo, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ai Cập Frank Wisner, để kêu gọi lãnh đạo nước này thay đổi chính trị.
Trước đó, ôg Mubarak đưa ra một số thay đổi quan trọng trong nội các. Ngoại trưởng Ahmed Aboul Gheit và Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Mohamed Hussein Tantawi - người nay giữ thêm chức phó thủ tướng - đều tại vị.
Bộ trưởng Nội vụ Adly được thay bằng một tướng quân đội, Mahmud Wagdi.
Việc thay đổi nội các cho thấy sự ra đi của nhiều nhân vật từng tiến hành tự do hóa kinh tế ở Ai Cập và việc hình thành một chính phủ nhiều thành phần quân sự.
Một số doanh nhân từng giữ các vị trí về kinh tế cũng bị thay thế.
Quan ngại về kinh tế gia tăng sau một tuần biểu tình. Giá dầu lửa hôm thứ Hai tăng lên tới 100 đôla/thùng trong khi có lo ngại rằng bất ổn sẽ còn tiếp tục.
Israel đồng ý cho Ai Cập điều thêm 800 quân tới bán đảo Sinai, lần đầu tiên kể từ khi hai nước ký hòa ước năm 1979. Số quân này sẽ bảo vệ khu nghỉ mát quan trọng trên bờ Hồng Hải, Sharm el-Sheikh.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo nguy cơ Ai Cập sẽ lọt vào tay một tổ chức Hồi giáo như việc từng xảy ra ở Iran.
Con số người chết trong các cuộc biểu tình tới nay khoảng 100. Theo tổ chức Human Rights Watch ở Cairo, con số này có thể lên tới 174.
Nhiều nước đang tìm cách sơ tán công dân của mình trong tình trạng các sân bay quá tải và hỗn độn.

Người biểu tình Ai Cập thề tăng áp lực

BBC News từ Alexandria
Các cuộc biểu tình tại thành phố Alexandria - cũng giống như ở Cairo - hoàn toàn diễn ra một cách hòa bình vào ngày thứ Bảy và Chủ Nhật sau diễn biến bạo lực hôm thứ Sáu tuần trước, khi cảnh sát nổ súng, làm chết khoảng 30 người phản đối ở thành phố này.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/01/110131_egypt_pressure.shtml
Hai trong số những người bị hạ sát được chôn cất vào ngày Chủ Nhật, và hàng ngàn người đã tham dự tang lễ của họ.
Có một số khác biệt ở Alexandria - với tư cách của một thành phố quy mô trung bình. Nhưng so với Cairo, nhân tố tôn giáo ở đây lại mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Mặc dù vậy, có nhiều điểm chung giữa hai thành phố, đó là sự phẫn nộ đối với Tổng thống Hosni Mubarak có cùng mức độ như nhau.
Ở hai thành phố này, chiến thuật của ông Mubarak cũng giống nhau: quân đội được giao nhiệm vụ đối phó với người biểu tình, hơn là giao cho lực lượng cảnh sát rất bị căm ghét sau vụ nổ súng của họ vào dân hôm thứ Sáu.
Chiến thuật của quân đội dường như là để cho các cuộc biểu tình tự nguội đi, hơn là để ngăn chặn chúng bằng sức mạnh.
Cho đến nay tại Alexandria - cũng như ở Cairo và các nơi khác - hệ thống này đã vận hành, nhưng những mối nguy hiểm luôn luôn hiện diện.
Kịch bản 'tốt nhất'
Ai Cập
Những người biểu tình phản đối cầu nguyện dưới đường phố ngay trước các xe tăng của quân đội.

Có vẻ rõ ràng rằng người Mỹ đã khẩn cấp cảnh báo Tổng thống Mubarak không để xảy ra thêm các vụ giết người nữa.
Liệu ông ta có thể tồn tại trước tiếng nói của phe đối lập trên đường phố hay không?
Ông ta có vẻ còn cương quyết không chịu đào thoát như Tổng thống Ben Ali của Tunisia đã làm, và người Mỹ cũng không muốn thấy như thế.
Các khoảng trống quyền lực sẽ tạo ra các nguy hiểm rất lớn thực sự.
Từ quan điểm của Hoa Kỳ, kịch bản tốt nhất có thể diễn ra sẽ là một kết cục hòa bình cho các cuộc biểu tình, ông Mubarak nghỉ hưu trong khi một phần nào đó (ít nhất) của hệ thống quyền lực mà ông ta đã tạo ra, hy vọng sẽ giảm đi tệ tham nhũng.
Điều này không thực dễ dàng và có thể sẽ không đáp ứng được những người biểu tình vốn lên án ông Mubarak cùng toàn bộ thể chế của ông ta và muốn hạ bệ nó.
Mặc dù vậy, có lẽ việc loại bỏ các thuộc hạ thân cận cũng như những đồng minh lâu nay của ông này sẽ giúp giải quyết được vấn đề.
Nhiều yếu tố khác nữa cũng phụ thuộc vào bản thân những người biểu tình: nếu họ tiếp tục kiên quyết - một cuộc chuyển giao dễ dàng cho đồng minh thân cận của ông Mubarak sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Mặc dù vậy, nếu việc thiếu hụt hàng hóa trong các cửa hàng, trong lúc nạn cướp bóc xảy ra tràn lan và ước muốn chung trở lại cuộc sống bình thường có thể dần dần dẫn tới chấm dứt các cuộc biểu tình.
Khi đó thể chế - nếu không phải là chính ông tổng thống - có thể lại sống sót với quyền lực.
John Simpson là phóng viên kỳ cựu của BBC News, người từng có mặt tại các điểm nóng thời kỳ chuyển đổi thể chế ở Đông Âu trong thập niên 1980-90, và sau này trong đợt 'giải phóng Kabul', và gần đây là Miến Điện.
Vụ nhà báo Hoàng Hùng ở Long An bị phóng hỏa
dẫn tới tử vong là tiếng chuông báo động về tình trạng bạo hành, đe dọa tính mạng các nhà báo ở trong nước.
Đài BBC đã nói chuyện với nhà báo Trần Quang Thành, người cũng từng bị trả thù một cách dã man vì công việc của mình.
Sau vụ tạt acid, ông Thành đã phải trải qua 15 cuộc phẫu thuật và hiện bị mù một mắt và chỉ có thể thở bằng miệng.
Ông Thành đang sống tại Bratislava, Slovakia.

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Tuổi trẻ Bắc Sudan xuống đường chống chính phủ

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/Sudan-police-clash-with-anti-govt-protesters-01302011143724.html
Cảnh sát Bắc Sudan đụng độ với sinh viên học sinh toàn quốc xuống đường biểu tình chống chính phủ hôm chủ nhật.
Diễn ra cùng lúc với ngày công bố kết quả trưng cầu dân ý chọn độc lập của xứ miền nam Sudan và cuộc chống đối ở Ai Cập, cuộc biểu tình của tuổi trẻ bắc Sudan bùng nổ giữa lúc lực lượng an ninh có mặt đông đảo.
Hơn 40 người biểu tình bị bắt. Hiệu trưởng đại học Khartoum bị cách chức.
Tại đại học Hồi giáo Omdurman khoảng 1 ngàn người bị an ninh đàn áp khi họ biểu tình hô to khẩu hiệu chống Tổng thống Omar al- Bashir.
Người biểu tình dùng gạch đá chai lọ ném vào cảnh sát. Cảnh sát tấn công lại bằng hơi cay và dùi cui. Sinh viên thuộc đảng Nghị Hội Quốc Gia thân chính quyền theo phe cảnh sát chống biểu tình ở một số cuộc đụng độ.

Bài học về sự thành công của cuộc cách mạng ở Tunisia (Phần 2)

2011-01-30
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Lessons-learned-from-the-success-of-tunisia-s-revolution-part2-ntran-01302011103829.html
Hơn hai mươi ba năm qua, người dân Tunisia đã bị cai trị dưới chế độ độc tài hà khắc của cựu tổng thống Ben Ali.
AFP PHOTO/FETHI BELAID
Một phụ nữ Tunisia đạp lên ảnh Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ tại Kasbah, Tunis. Ảnh chụp hôm 18/1/2011.

Dân chúng ở đất nước Bắc Phi này đã phải chịu đựng bao nhiêu áp bức, bất công và đã đến lúc không còn chịu đựng được nữa, tất cả những người dân Tunisia cùng nhau xuống đường, cất lên tiếng nói phản đối chính phủ. Và chưa đầy một tháng, họ đã làm nên cuộc cách mạng, lật đổ chế độ độc tài của cựu Tổng thống Ben Ali. Ngọc Trân trình bày tiếp.

Cuộc cách mạng không có lãnh tụ

Đây là lần đâu tiên, một cuộc cách mạng ở đất nước Ả-Rập thành công mà không có bàn tay của quân đội, hay sự nhúng tay của một đất nước nào bên ngoài, mà tất cả đều do chính người dân Tunisia làm nên. Ông Muhammad al-Asi, lãnh tụ Hồi giáo thuộc Trung tâm Hồi giáo ở Washington D.C., cho biết: “Đây là lần đầu tiên, tôi lặp lại, đây là cuộc cách mạng đầu tiên ở 22 nước Ả-Rập, từ Iraq đến Moroco. Đây là lần đầu tiên người dân tự động xuống đường bày tỏ ý nguyện của họ để lật đổ một chính phủ độc tài”.

000_Par3722116-200.jpg
Hai nhân viên an ninh bảo vệ chính phủ lâm thời trước cung điện chính phủ ở Tunis hôm 18/1/2011. AFP photo
Không do quân đội trong nước hay sự ủng hộ của một chính phủ nước ngoài, mà cuộc cách mạng này cũng không có sự hiện diện của một lãnh tụ nào đứng ra lãnh đạo, bởi trong suốt giai đoạn cầm quyền, do chính sách độc tài, không một lực lượng đối lập nào ở Tunisia có cơ hội tồn tại hay phát triển.

Bất kỳ tiếng nói bất đồng hay ý kiến đối lập nào cũng đều bị dập tắt từ trong trứng nước, thế nhưng không vì thế mà người dân không dám đứng lên. Ông Seifeddine Ferjani, một nhà hoạt động nhân quyền, cho biết: “Sau 23 năm bị đàn áp, sau 23 năm hủy hoại nhân phẩm của những công dân Tunisia, sau 23 năm kiểm soát mọi lĩnh vực đời sống của người dân Tunisia về mặt xã hội, chính trị, kinh tế, cuối cùng người dân Tunisia đã nổi dậy.
Phải chăng đó là bối cảnh của một cuộc đảo chính hay có nên gọi là một cuộc đảo chính nội bộ hay không, tôi nghĩ rằng không thể gọi đây là một cuộc đảo chính, vì lý do đơn giản là quân đội không có đủ sức mạnh để thực hiện một cuộc đảo chính nếu như không có sự nổi dậy của đa số người dân. Vì vậy, vấn đề là ở chỗ, người dân của chúng tôi ở Tunisia đã nổi dậy, họ đã bị bắn, họ đã bị xịt hơi cay, họ đã bị đàn áp, và có tin tức về những trường hợp bị hãm hiếp xảy ra ở Kasserine. Cho đến nay, có khoảng hơn 200 người chết. Vì vậy, đây là một cuộc tổng nổi dậy, không phải là một cuộc đảo chính mang ý nghĩa bình thường”.
Đây là lần đầu tiên người dân tự động xuống đường bày tỏ ý nguyện của họ để lật đổ một chính phủ độc tài.
Ông Muhammad al-Asi
Người dân Tunisia bị đàn áp, bị khủng bố, bị nhũng nhiễu, cùng với nạn nghèo đói, thất nghiệp, lạm phát gia tăng, và nhất là tệ nạn tham nhũng, hối lộ hoành hành, là những nguyên nhân khiến cho sự bất mãn trong dân chúng đạt đến cực điểm. Và vụ tự thiêu hôm 17 tháng 1, của Mohamed Bouazizi, một thanh niên 26 tuổi, đã trở thành giọt nước cuối cùng làm tràn ly, thổi bùng ngọn lửa bất mãn trong dân chúng.
Các cuộc biểu tình ở Tunisia đã biến thành những cuộc nổi dậy của người dân. Và như chúng ta đã biết, sau những lần liên tục xuống đường của người dân Tunisia, chưa đầy một tháng, kể từ vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi, vào ngày 14 tháng 1, ông Ben Ali đã cùng gia đình trốn chạy khỏi Tunisia.
Nhiều người ngạc nhiên về sự thành công của cuộc cách mạng ở Tunisia bởi không có sự lãnh đạo của quân đội hay một lực lượng đối lập ở trong cũng như ngoài nước. Cô Selma Beji, người Tunisia, hiện đang học cao học ở một trường ĐH tại Mỹ, nói với đài CNN rằng, cô rất ngạc nhiên khi các cuộc biểu tình chủ yếu bắt đầu từ các nhóm thanh niên và mạng xã hội, có thể dẫn đến một cuộc nổi dậy, lật đổ tổng thống Tunisia cầm quyền suốt 23 năm.

Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng


facebook-250.jpg
Nhiều thiết bị có thể kết nối Facebook. Photo courtesy of Facebook.
Cuộc cách mạng ở Tunisia thành công phải kể đến vai trò của các mạng xã hội như Twitter, Facebook và cả WikiLeaks. Facebook và Twitter đã kết nối những người Tunisia lại với nhau, thực hiện thành công các cuộc xuống đường lớn trên cả nước.

Ông Kusai Kedri cho biết: “Về cuộc cách mạng internet, các trang web đã đóng một vai trò quan trọng, là nền tảng giúp người dân Tunisia nhận ra rằng, có các kênh thông tin khác có thể vượt qua sự kiểm soát của chính phủ. Trong 23 năm qua, Ben Ali đã cố kềm kẹp người dân Tunisian bằng cách chuyển cho họ những thông tin sai lệch, như cho các đài TV mở nhạc suốt cả ngày. Đột nhiên, người dân nhận ra rằng họ có thể liên lạc với nhau. Họ có thể sử dụng Twitter, họ có thể sử dụng Facebook, họ có thể đăng tải những đoạn video lên YouTube.
Về cuộc cách mạng internet, các trang web đã đóng một vai trò quan trọng, là nền tảng giúp người dân Tunisia nhận ra rằng, có các kênh thông tin khác có thể vượt qua sự kiểm soát của chính phủ.
Ông Kusai Kedri
Và điều này đã giúp, như là virus lan truyền, cơ bản là làm cho người dân nhận ra rằng, thực tế ở thế giới bên ngoài có nhiều điều ngoài những điều mà chế độ này, chính phủ này muốn họ biết. Tất cả điều này đã giúp và sẽ giúp dân Tunisia làm cho thế giới biết về đời sống của họ và tôi hy vọng, hôm nay những công cụ này sẽ duy trì sự tự do mà họ đã chiến đấu để giành lấy”.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà báo tự do đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và hình ảnh, cũng như cộng tác với các phương tiện truyền thông chính thống để đưa tin về các cuộc biểu tình. Năm 2009, sau cuộc bầu cử tổng thống ở Iran, các trang mạng xã hội đã trở thành một trong những phương tiện quan trọng, huy động hàng trăm hàng ngàn người Iran xuống đường, chống lại kết quả bầu cử bị cho là gian lận.

Đàn áp, nhưng không thể dập tắt tiếng nói

Trở lại vấn đề Tunisia, những ngày đầu khi người dân xuống đường, chính phủ Ben Ali đã thẳng tay đàn áp với những người biểu tình, ra lệnh cho cảnh sát tấn công đám đông, cho phép cảnh sát bắn vào bất cứ người biểu tình nào không nghe theo lệnh, đóng cửa các cơ quan truyền thông và các trang web. Các blogger cũng đã bị chính phủ tấn công vào tài khoản, lấy cắp mật mã, xóa thông tin, nhằm ngăn chặn những thông tin, hình ảnh về cuộc nổi dậy của người dân ở Tunisia đến với thế giới bên ngoài.
Ông Evan Hill, một nhà báo mạng cho biết: “Có một cuộc chiến tranh mạng diễn ra giữa chính phủ Tunisia và các nhà hoạt động. Tunisia luôn kiểm duyệt các trang web tin tức và các trang mạng như Facebook. Chính phủ cũng xóa các trang Facebook mà họ cho là ảnh hưởng đến chế độ. Rất nhiều người Tunisia nói rằng, có ai đó thường xuyên truy cập vào trang Facebook và các tài khoản Gmail, đánh cắp mật khẩu của họ. Và nếu như họ nhận được mật khẩu trở lại, hầu hết các thông tin của họ đã bị xóa.
Nhưng sức mạnh của internet, sức mạnh của truyền thông đã nhân lên, cho phép chúng tôi vươn tới số lượng quần chúng vô cùng lớn.
Phóng viên Ayman Mohyeldin
Twitter hiện không gặp những vấn đề trục trặc kỹ thuật tương tự như vậy. Có nhiều người dùng internet ở Tunisia đã sử dụng phương pháp trèo tường lửa, và họ có thể lén ra ngoài, thoát khỏi các công cụ giám sát của chính phủ và họ có thể truy cập vào các trang tin tức quan trọng để nhận thông tin”.
Các nguồn thông tin, dữ liệu được cung cấp từ các blogger trên Facebook, Twitter, và video trên YouTube đã hỗ trợ rất lớn trong cuộc cách mạng ở Tunisia và các nước Arab. Các trang mạng xã hội này không chỉ chia sẻ thông tin giữa những người dân Tunisia mà còn với thế giới bên ngoài. Hình ảnh những người biểu tình đã được những người Ả Rập, cũng như các nhà lãnh đạo chính trị trong và ngoài nước quan sát và theo dõi chặt chẽ.
Ông Marc Lynch, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Đông, thuộc trường ĐH George Washington, cho biết: “Một bài học khác đó là, họ muốn làm bất cứ điều gì họ có thể, để cấm không cho các phương tiện truyền thông lên tiếng, để ngăn chặn việc đưa tin về các cuộc biểu tình, để các cuộc biểu tình không thể bắt đầu gia tăng ngoài tầm kiểm soát. Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Ả Rập vô cùng lo sợ trước những gì họ đã thấy ở Tunisia, nhưng tôi muốn nghĩ rằng phản ứng của họ sẽ thay đổi theo hướng cởi mở hơn thay vì ngược lại”.

Hiệu quả của mạng xã hội. Photo courtesy of Wikipedia.
Hiệu quả của mạng xã hội. Photo courtesy of Wikipedia.
Mối liên hệ giữa các trang mạng xã hội và các phương tiện truyền thông chính thống cũng đóng vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình chống chế độ độc tài ở Tunisia và các nước Ả Rập. Ông Ayman Mohyeldin, phóng viên Đài Truyền hình Al Jazeera, cho biết:

“Những gì họ muốn chúng tôi làm là thực sự liên lạc với những người bạn khác, các thân nhân ở các thành phố khác bên trong Tunisia. Nhưng sức mạnh của internet, sức mạnh của truyền thông đã nhân lên, cho phép chúng tôi vươn tới số lượng quần chúng vô cùng lớn. Cuối cùng là, nó trở thành một công cụ kết nối cho phong trào này, một công cụ kết nối cho cả nước và có lẽ cho toàn bộ khu vực trong những năm tới”.
Cuộc cách mạng ở Tunisia thành công trong việc lật đổ chế độ độc tài, đã chứng minh với thế giới rằng, mọi chế độ độc tài, đi ngược lại nguyện vọng của đa số dân chúng, sẽ bị chấm dứt khi người dân bị dồn tới đường cùng. Một khi sự chịu đựng những bất công trong xã hội của dân chúng lên tới đỉnh điểm thì chắc chắn các nhà lãnh đạo độc tài sẽ phải ra đi.

Bài học về sự thành công của cuộc cách mạng ở Tunisia (Phần 1)

2011-01-29
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Lessons-learned-from-the-success-of-tunisia-s-revolution-part1-ntran-01292011121536.html
Người dân Tunisia đã thành công trong cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài của tổng thống Ben Ali, cai trị đất nước Bắc Phi hơn 23 năm qua, bằng bàn tay sắt.
AFP photo
Bộ trưởng Ngoại giao Slim Amamou tuyên thệ nhậm chức với sự bất mãn cao độ của dân chúng hôm 18/1/2011.
Câu hỏi được đặt ra là, nguyên nhân nào gây ra sự sụp đổ của chế độ Ben Ali? Tổng thống Tunisia bị lật đổ, có phải do “diễn biến hòa bình” hay các “thế lực thù địch” tạo ra? Và đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của người dân Tunisia? Mời quý vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân tìm hiểu.

Chống khủng bố, nhưng trở thành khủng bố

Cựu tổng thống Ben Ali đã cai trị đất nước Tunisia kể từ năm 1987 bằng chế độ độc tài, thiếu tự do, dân chủ. Mặc dù ông Ben Ali và chính phủ của ông thường bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên tiếng chỉ trích, thế nhưng bản thân cựu tổng thống Tunisia luôn nhận được sự ủng hộ của chính phủ Pháp, Mỹ và một số nước phương Tây.
Trả lời phỏng vấn báo “The Real News”, ông Shehata Samer, Phụ tá Giáo sư, nghiên cứu về chính trị Ả Rập, thuộc trường Đại học Georgetown, cho biết: “Ông ta rất gần gũi với Tổng thống Sarkozy. Ông ta đã có chuyến thăm chính thức Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George W. Bush và cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice cũng đã đến thăm Tunisia hồi năm 2008.
Nhưng trên thực tế, người đàn ông này đã tra tấn những người dân. Ông ta không tham gia vào một cuộc tranh luận dân chủ với họ. Ông ta không cho họ cất tiếng nói.
Phóng viên báo chí  Kusai Kedri
Ông ta được xem là một đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Ông ta là người rất cởi mở, thân thiện với chính sách thị trường của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ông ta tin rằng Hồi giáo là kẻ thù và ông ta kềm kẹp đạo Hồi rất khốc liệt mà không chú ý gì đến vấn đề nhân quyền hay tiến trình dân chủ, kể từ khi ông ta lên nắm quyền cho đến bây giờ. Ông ta là một đồng minh lớn của phương Tây như: Pháp và châu Âu, cũng như Hoa Kỳ”.
Do chính sách chống các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan, cùng với chính sách tăng trưởng kinh tế của ông Ben Ali, được Hoa Kỳ và phương Tây xem như là một mô hình kinh tế tuyệt vời, cho nên Ben Ali đã trở thành một đồng minh trung thành của Mỹ và các nước Tây phương. Thế nhưng, viện lý do chống khủng bố, ông Ben Ali đã thẳng tay đàn áp, khủng bố những người Hồi giáo vô tội khác, dẫn đến việc vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Nhờ khéo che đậy, cho nên hầu hết phản đối của dân chúng Tunisia, liên quan đến các vấn đề vi phạm nhân quyền của chính quyền Ben Ali, cũng như các vấn đề chính trị và xã hội của đất nước, không nhận được sự chú ý từ chính phủ các nước bên ngoài.

colin-powell-ben-ali-250.jpg
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Colin Powell và cựu Tổng thống Tunisia Ben Ali chụp năm 2004. Photo courtesy of Wikipedia.
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình PressTV, ông Kusai Kedri, phóng viên báo chí Tunisia cho biết: “Cựu độc tài Ben Ali có mối quan hệ tốt với Pháp và Mỹ, bởi vì trong bối cảnh chính trị ở Pháp, ông ta là một nhà lãnh đạo Ả Rập có thể bảo vệ các nước Tây Âu từ hiểm họa Hồi giáo. Thực tế, ông ta là người kích động quần chúng chống lại những người Hồi giáo và các phong trào Hồi giáo ở Bắc Phi, trấn an phương Tây rằng ở Tunisia có một con tốt để xử lý và giải quyết các vấn đề theo ý của họ.

Nhưng trên thực tế, người đàn ông này đã tra tấn những người dân. Ông ta không tham gia vào một cuộc tranh luận dân chủ với họ. Ông ta không cho họ cất tiếng nói. Cho nên người châu Âu, và đặc biệt là người Pháp bày tỏ thái độ rằng, họ không thực sự quan tâm nhiều về việc ông ta trừ khử những người đối lập gốc Hồi giáo như thế nào, hoặc sự quan tâm của các nước này chỉ đơn giản chú ý đến thực tế là các mối đe dọa Hồi giáo vẫn còn ở Bắc Phi”.
Do không bị Hoa Kỳ và các nước phương Tây chú ý đến vấn đề vi phạm nhân quyền, do chính sách cai trị độc tài, và nhất là do dưới thời Ben Ali, nền kinh tế Tunisia phát triển và ổn định so với các nước láng giềng, cho nên các cuộc biểu tình hay nổi dậy của người dân trên đất nước này, hiếm khi xảy ra.

Có áp bức, tất sẽ có đấu tranh

Cũng như Việt Nam, tuy nền kinh tế Tunisia ổn định và phát triển, thế nhưng đại đa số người dân Tunisia đều không được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế, mà hầu hết của cải làm ra chỉ tập trung trong tay một nhóm thiểu số, đó là những người nắm quyền lực trong bộ máy chính phủ, trong khi đa số người dân Tunisia đều nghèo khổ và khốn cùng.
Cuộc sống nghèo khổ của người dân chỉ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự nổi dậy ở Tunisia vừa qua. Một nguyên nhân sâu xa hơn nữa đã khiến chế độ Ben Ali sụp đổ, đó là sự đàn áp, khủng bố chính trị của chính quyền. Do cai trị người dân bằng chính sách độc tài, cho nên ông Ben Ali không chấp nhận đa đảng, không chấp nhận tự do bầu cử và tất cả các đảng phái đối lập ở Tunisia đều bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Mặc dù cai trị người dân bằng chính sách độc tài, thế nhưng Ben Ali muốn chứng minh với dân chúng và thế giới rằng Tunisia có dân chủ, và ông là vị tổng thống do dân bầu ra. Cho nên, mặc dù tổ chức bầu cử, nhưng mọi cuộc bầu cử, Ben Ali đều thắng, và những chiến thắng này, không phải do sự tín nhiệm của người dân, mà do sự gian lận trong chính sách bầu cử của ông ta.
Tunisia gần như là một đất nước của cảnh sát. Không có kênh nào an toàn để người dân có thể bày tỏ sự thất vọng của mình. Bầu cử luôn là chuyện khôi hài.
Ông Shehata Samer
Ông Shehata Samer cho biết: “Tunisia được xem như một đất nước của cảnh sát, bên cạnh chế độ Saddam Hussein ở Iraq trước đây. Đạo Hồi chính thức bị cấm. Rất nhiều nhà lãnh đạo chính trị ở Tunisia phải sống lưu vong ở Paris và London.
Bầu cử là chuyện khôi hài. Ben Ali đã nhiều lần thay đổi hiến pháp, cho phép ông ta ra tranh cử tổng thống. Thực tế, người ta tin rằng ông ta chuẩn bị sửa đổi hiến pháp một lần nữa để loại bỏ giới hạn tuổi tác bởi vì ông ta hiện 74 tuổi, trong khi giới hạn tuổi tác của tổng thống trong hiến pháp là 75. Và như vậy, ông ta có thể ra tranh cử tổng thống một lần nữa vào nhiệm kỳ kế tiếp, năm 2014. Đây là một chính phủ độc tài toàn trị, không có tự do báo chí, không đảng phái chính trị nào tham gia”.
Để củng cố sự cai trị của mình, ông Ben Ali đã ngăn chặn tự do thông tin bằng một chế độ kiểm duyệt gắt gao tất cả các phương tiện truyền thông chính thống, cũng như các tin tức trên internet. Mọi phát biểu của người dân có nội dung phản đối chính quyền đều bị cấm và bị đàn áp, và kết quả là, người dân không còn nơi nào để bày tỏ sự bất bình đối với chính phủ. Ông Samer nói tiếp:
“Tunisia gần như là một đất nước của cảnh sát. Không có kênh nào an toàn để người dân có thể bày tỏ sự thất vọng của mình. Bầu cử luôn là chuyện khôi hài. Các đảng phái chính trị hợp pháp thực sự không còn tồn tại. Lãnh đạo các đảng phái đối lập đã phải sống lưu vong ở nước ngoài. Giống như các nước Ma-rốc, Jordan, Ai Cập, Tunisia là một chế độ toàn trị thuộc loại mềm dẻo. Họ là những kẻ du côn nắm quyền, họ cũng cho phép bầu cử nhưng ở mức độ gian lận khác nhau”.

tunisia-250.jpg
Một phụ nữ Tunisia đạp lên ảnh Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ tại Kasbah, Tunis. Ảnh chụp hôm 18/1/2011. AFP Photo/Fethi Belaid.
Ngoài chính sách cai trị cứng rắn, tình trạng tham nhũng, hối lộ ở Tunisia cũng tương tự như Việt Nam, đã trở thành quốc nạn, và chính sự bất công do nạn tham nhũng, hối lộ hoành hành đã trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ben Ali.

Tham nhũng, hối lộ đã được bảo kê bởi gia đình cựu tổng thống và gia đình vợ ông ta, tạo điều kiện cho tệ nạn này phát triển, có mặt khắp mọi cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương, trong suốt thời gian Ben Ali nắm quyền 23 năm qua. Lực lượng cảnh sát không phải để giám sát việc thi hành luật pháp, mà là thành phần nhũng nhiễu, hạch sách người dân và là công cụ bảo vệ chính quyền của nhà lãnh đạo độc tài.
Ông Kusai Kedri cho biết: “Tham nhũng ở Tunisia là trường hợp đặc biệt và khác thường ở Bắc Phi và thế giới Ả Rập. Gia đình vợ của tổng thống có một kỷ lục nổi tiếng về sự lạm quyền để tham nhũng đất đai, cho nên về cơ bản, sự bất mãn ở Tunisia đã tồn tại trong một thời gian dài kể từ khi Ben Ali lên cầm quyền”.
Độc tài lãnh đạo, đàn áp chính trị, bóp nghẹt tự do, dân chủ cùng với nạn tham nhũng, hối lộ của chính quyền là những nguyên nhân chính, khiến người dân nổi dậy lật đổ chế độ độc tài của cựu tổng thống Ben Ali. Ngoài các nguyên nhân kể trên, những nguyên nhân nào đã giúp người dân thành công trong cuộc cách mạng này? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.
DUBAI, United Arab Emirates – Just days before fleeing Tunisia, the embattled leader went on national television to promise 300,000 new jobs over two years.
Egypt's President Hosni Mubarak did much the same Saturday as riots gripped Cairo and other cities: offering more economic opportunities in a country where half the people live on less than $2 a day.
The pledges-under-siege have something else in common: an acknowledgment that the unprecedented anger on Arab streets is at its core a long-brewing rage against decades of economic imbalances that have rewarded the political elite and left many others on the margins.
The startling speed — less than two months since the first protests in Tunisia — underscored the wobbly condition of the systems used by some Arab regimes to hold power since the 1980s or earlier. The once formidable mix of economic cronyism and hard-line policing — which authorities sometime claim was needed to fight Islamic hard-liners or possible Israeli spies — now appears under serious strain from societies pushing back against the old matrix.
Mubarak and other Arab leaders have only to look to Cairo's streets: a population of 18 million with about half under 30 years old and no longer content to have a modest civil servant job as their top aspiration.
One protester in Cairo waved a hand-drawn copy of his university diploma amid clouds of tear gas and shouted what may best sum up the complexities of the domino-style unrest in a single word: Jobs.
"They are taking us lightly and they don't feel our frustration," said another protester, homemaker Sadat Abdel Salam. "This is an uprising of the people and we will not shut up again."
The narrative of economic injustice has surrounded the protests from the beginning.
"The regimes and the leaders are the ones under fire, but it's really about despair over the future," said Sami Alfaraj, director of the Kuwait Center for Strategic Studies. "The faces of this include the young man with a university degree who cannot find work or the mother who has trouble feeding her family."
Tunisia's mutiny that ousted President Zine El Abidine Ben Ali was touched off by a struggling 26-year-old university graduate who lit himself on fire after police confiscated his fruit and vegetable cart in December. Apparent copycat self-immolations quickly spread to Egypt, Yemen and elsewhere.
In Yemen, the poorest nation on the Arabian peninsula, sporadic riots have forced President Ali Abdullah Saleh into quick economic concessions, including slashing income taxes in half and ordering price controls on food and basic goods.
On Friday in Jordan, thousands of marchers clogged streets to demand the resignation of Prime Minister Samir Rifai and call for measures to control rising prices and unemployment. Many chanted: "Rifai go away, prices are on fire and so are the Jordanians."
King Abdullah II also has tried to dampen the fury by promising reforms, and the prime minister announced a $550 million package of new subsidies for fuel and staple products like rice, sugar, livestock and liquefied gas used for heating and cooking.
What feeds the flames is common across much of the Arab world: young populations, a growing middle class seeking more opportunities and access to websites and international cable channels, such as Al-Jazeera, which have eroded the state's hold on the media.
There are no clear signs on whether more protests could erupt.
Syria's authoritarian regime remains in firm control and has taken gradual steps to open up the economy. Rulers in the wealthy Gulf states have the luxuries of relatively small populations that often receive generous state benefits and other largesse. Kuwait's emir, for example, pledged this month 1,000 dinars ($3,559) and free food coupons for each citizen to mark several anniversaries, including the 1991 U.S.-led invasion that drove out Saddam Hussein's army.
But there have been stirrings of discontent in North Africa. Earlier this month, security forces in Algeria clashed with opposition activists staging a rally apparently inspired by neighboring Tunisia. In Mauritania, a businessman died after setting himself ablaze in a protest against the government.
A state-backed newspaper in Abu Dhabi, The National, ran interviews from four men from across the Middle East describing their trouble finding work. One 33-year-old Syrian, who has an English literature degree from Damascus University, complained he cannot find a teaching job or afford to get married.
"I feel as though I am in the Samuel Beckett play `Waiting for Godot,' which I studied during my degree," Khaled Kapoun was quoted as saying. "I keep hoping that tomorrow a job will come along."
Even high Arab officials have expressed unusual candor following Tunisia's upheaval.
Earlier this month, the head of the Arab League warned that the "Arab soul is broken by poverty, unemployment and general recession."
"The Tunisian revolution is not far from us," Amr Moussa said in his opening address to the 20 Arab leaders and other representatives of Arab League members gathered in the Egyptian Red Sea resort of Sharm el-Sheikh. "The Arab citizen entered an unprecedented state of anger and frustration."
Moussa, who is Egyptian, called for an Arab "renaissance" aimed at creating jobs and addressing shortcomings in society.
But at the World Economic Forum in Davos, Switzerland, some experts said an education overhaul is needed in the region to shift from emphasis on state jobs to more dynamic private sector demands.
"Many people have degrees but they do not have the skill set," Masood Ahmed, director of the Middle East and Asia department of the International Monetary Fund, said earlier this week.
"The scarce resource is talent," agreed Omar Alghanim, a prominent Gulf businessman. The employment pool available in the region "is not at all what's needed in the global economy."