Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Hồ Sơ Tội ÁcTrung Cộng trên Biển Ɖông

Ngư dân Việt khốn cùng khi trở về từ Hoàng Sa

Bão Côn Sơn không đổ bộ vào vùng đất liền ven biển Quảng Ngãi. Nhưng sự tàn phá của cơn bão đầu tiên trong mùa nắng nóng miền Trung này lại có sức công phá ghê gớm nơi các làng chài ven biển của các xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và huyện đảo Lý Sơn Quảng Ngãi. Bởi số người bị mất tích, bị thương, tàu hư hỏng và bị chìm đã đã gây kinh hoàng cho những làng chài khó nghèo nơi dải đất miền Trung này.
Cuộc sống của hàng nghìn con người nơi các làng chài suốt mấy trăm năm bám biển Hoàng Sa giờ đây đang lâm vào cảnh khốn cùng bởi thiên tai bão tố và sự cướp bóc, bắt giữ đòi tiền chuộc của ngoại bang trong những năm gần đây …
 Ngay sau khi chiếc tàu mang số hiệu QNg-66478-TS của ông Mai Phụng Lưu, xã An Hải, huyện Lý Sơn cập cảng cá Lý Sơn mang theo 23 ngư dân đói khát tả tơi vào bờ sau hơn 1 tháng bị Trung Quốc bắt giữ tại đảo Phú Lâm hôm tháng 5 vừa qua.
 Ngoài 11 ngư dân trên tàu ông Lưu trú tại đảo Lý Sơn, còn lại 12 ngư dân đều trú tại Bình Châu và các xã của huyện Bình Sơn được Bộ đội biên phòng gửi tàu cao tốc vào đất liền để kịp về nhà trong sự ngóng đợi của người thân trên bờ. 

Cả 3 cha con ông Tiêu Viết Là bị bắt giữ đánh đập tại đảo Phú Lâm, Hoàng Sa
Lần trở về trong tay trắng của 23 ngư dân không phải bị bão tố dập vùi mà bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu, cướp sạch tài sản!
Câu chuyện kể trong nước mắt của các thuyền viên vừa trở về với bao nổi niềm uất ức trong những ngày giam cầm, bỏ đói nơi đảo Hoàng Sa. “Nếu nói ngư dân Việt Nam xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc bị bắt giữ thì hoàn toàn vô lý. Bởi chúng tôi đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng thì không thể nói là xâm phạm lãnh hải được. Còn nếu cho rằng chúng tôi xâm phạm lãnh hải thì phải bị xử lý theo qui định của luật pháp. Chứ không thể cứ bắt giữ, cướp tài sản, đánh đập, bỏ đói rồi thả về trên những chiếc tàu không thông tin liên lạc như vậy được”, ông Tiêu Viết Là nói trong uất ức.
“Hành động lặp đi lặp lại của những kẻ có vũ trang trên đảo Hoàng Sa trong những năm qua là bắt tàu, rồi đòi tiền chuộc. Không đòi được tiền chuộc thì cướp tàu, cướp trang thiết bị. Thậm chí cướp toàn bộ hải sản chúng tôi đánh bắt được và cả đánh đập chúng tôi một cách dã man. Thì đây là hành động của cướp biển mà thôi…” Thuyền viên Nguyễn Đức Chung (44 tuổi) bức xúc nói.
Ngoài cảnh đói ăn, khát uống, tài sản bị thu giữ, khi trở về nhà an toàn, thuyền trưởng Tiêu Viết Là gần như kiệt sức bởi những trận đòn dã man của một số kẻ trên tàu kiểm ngư mang cờ hiệu Trung Quốc tại đảo Phú Lâm đánh đập tàn nhẫn.
Khi đặt chân đến ngôi nhà nhỏ của mình nơi làng Châu Thuận, xã Bình Châu ông Là ngồi thở dốc từng hồi, người mệt mỏi, kêu đau đầu, tức ngực. Nên bà Nguyễn Thị Bưởi, vợ ông Tiêu Viết Là đưa đi khám tại phòng khám Tân Thanh (177 Hùng Vương, TP Quảng Ngãi) để chụp X-quang lồng ngực và hộp sọ, thử máu, siêu âm bụng.
Bác sĩ Trịnh Quang Thứ chẩn đoán ông Là bị bệnh viêm xoang, viêm dạ dày và suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, đây chỉ mới là kết quả chẩn đoán ban đầu, bác sĩ Thứ  dặn bà Bưởi phải túc trực theo dõi tình trạng sức khỏe của ông Là hàng ngày.
Nếu thấy ông Là có biểu hiện ngủ mê gọi không thức, hay co giật tay chân là dấu hiệu của tổn thương sọ não do bị đánh thì phải đưa đi bệnh viện ngay. Sau khi khám bệnh trở về, những ngày sau đó ông Là vẫn thường kêu la nhức đầu, tay run... 
Bà Bưởi vợ ông thấy bệnh tình của chồng ngày càn nguy kịch, muốn đưa ông Là đi chụp cắt lớp để xem có bị tổn thương sọ não hay không. Nhưng bà Bưởi bảo nhà không có tiền. “Mấy ngày qua, bà con hàng xóm đến thăm, giúp được hơn 1 triệu đồng, Tui đưa ông Là đi khám và mua thuốc, còn một ít mua gạo để sống qua ngày. Chừ không biết lấy tiền mô để đưa ông Là đi viện...” Bà Bưởi nước mắt lưng tròng kể về hoàng cảnh của mình.

Những lon gạo cuối cùng trong nhà ông Tiêu Viết Là
Còn thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, chủ tàu QNg-66478-TS trú tại An Hải huyện đảo Lý Sơn may mắn hơn ông Là. Cũng bị đánh, nhưng không để lại thương tích, và may mắn hơn là còn được xác chiếc tàu để trở về. Nhưng toàn bộ thiết bị máy móc bị cướp sạch.
Ông Lưu bảo so với tàu ông Là thì ông là người may mắn hơn, bởi ông bị bắt sau và thời gian giam ngắn hơn. Ông Lưu lý giải  sự may mắn của mình không bị thu giữ tàu là do con tàu công suất 60 CV của ông đã quá cũ kỹ già nua. Máy tàu đã rệu rã. Nên những kẻ có vũ trang trên đảo Phú Lâm chê không thèm lấy nên cho về. Còn tàu ông Là bị thu giữ là do mới sữa sang, máy móc trên tàu còn mới, còn giá trị sử dụng.

Theo Viêtnamnet
Tin đăng lại
Nguồn tin: Vietnamnet


Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Những Thảm Kịch Trên Biển Ɖông – Sự Dã Man của Trung Cộng

'Cần xử lý nghiêm những kẻ bắn chết ngư dân Việt Nam'
Cập nhật lúc 11:35, Thứ Năm, 20/01/2005 (GMT+7)
,
(VietnamNet) - Sau khi loạt bài về tàu Trung Quốc bắn chết ngư dân Việt Nam được đăng tải, nhiều bạn đọc đã trực tiếp đến Toà soạn VietNamNet hoặc gọi điện thoại, gửi email chia sẻ với gia đình các nạn nhân đặc biệt là với ba bà cháu bà Lê Thị Chinh.
>>
Quyên góp tương trợ gia đình ngư dân bị tàu Trung Quốc bắn chết

Nỗi đau của gia đình, người thân nạn nhân.
Có độc giả không giấu nổi xúc động đã khóc trước mặt phóng viên Thế Lê Vinh. Những giọng nói nghẹn ngào ngắt quãng trên điện thoại, những giọt nước mắt được bày tỏ trên email...
Tất cả đều mang một nỗi niềm muốn được sớm sẻ chia những đau thương mất mát với các gia đình bị nạn, với bà cụ mồ côi con, với hai đứa trẻ chưa vơi nỗi đau mất mẹ đã phải gồng thêm tang cha.
Đã có hàng nghìn email gửi về tòa soạn, chia se những mất mát của gia đình nạn nhân và đòi hỏi Chính phủ hai nước Việt Nam - Trung Quốc phải làm rõ, xử lý nghiêm minh những kẻ đã bắn chết và bắt giữ trái phép ngư dân Việt Nam.
VietNamNet xin được làm cầu nối chuyển những tâm tình, những san sẻ vật chất của độc giả khắp nơi trên thế giới đến các gia đình bị nạn.
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Ban Bạn đọc báo Điện tử VietNamNet, số 4 Láng Hạ, Hà Nội. Điện thoại: 04 7722729 (máy lẻ: 228)
Hoặc tòa soạn tại TP.HCM: 12C Phan Kế Bính, Quận 1. Điện thoại: 08 9104997.
  • VietNamNet
Mời quý vị chia sẻ với những ngư dân bị bắn chết ngoài biển và gia đình họ:
Thư chia sẻ của độc giả:
Ho ten: Nguyen The Son
Dia chi: Thanh Cong
Email: thetulong@yahoo.com
Noi dung: Tôi xúc động và thương cảm những gia đình có người thân bị Trung Quốc bắn chết vừa rồi. Qua một số thông tin tôi thấy phía Trung Quốc đã vu cáo họ là cướp biển.Tôi thật sự bàng hoàng và thấy họ quá trắng trợn khi vu cáo như vậy. Mỗi cá nhân chúng ta chắc khó có thể làm gì hơn là thông cảm và có sự ủng hộ thiết thực đến gia đình các nạn nhân, song về danh dự của những ngưòi đã mất và danh dự của đất nước ta thì cá nhân mỗi người khó có thể làm gì được. Tôi thiết nghĩ Nhà nước ta cần phải làm rõ vấn đề này. Nếu thật sự họ là cướp biển thì cũng phải chỉ rõ để dân chúng biết, ngược lại nếu phía Trung quốc vu cáo thì họ phải xin lỗi chúng ta trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước cũng như trên thế giới. Tôi mong rằng các phóng viên của quí báo sẽ có những hành động thiết thực để làm sáng tỏ vấn đề này. Hy vọng một ngày nào đó chúng tôi sẽ biết rõ sự thật.
Ho ten: Trần Thanh Sơn
Dia chi: Trường CĐSP Quảng Bình
Email: thanhsonbio@yahoo.com
Tieu de: Đừng để biển mặn chát thêm
Noi dung: Tôi là một giáo viên ở Quảng Bình. Khi đọc được tin và bài viết về các nạn nhân bị bắn ngoài khơi ở Thanh Hoá trên VietNamNet, tôi rất xúc động và thực sự muốn chia sẻ nỗi đau của những người thân các gia đình nạn nhân. Tôi mong muốn không chỉ là những lời kêu gọi và lên án mà phải bằng hành động để giúp đỡ các gia đình nạn nhân. Chúng ta ủng hộ cho các nạn nhân sóng thần ở các nước bạn tại sao chúng ta không ủng hộ và giúp đỡ cho chính những cảnh ngộ éo le, những mảnh đời cần sự chia sẽ ngay tại chính đất nước mình, những người con của đất Việt mình. Tôi thực sự tin tưởng và hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ có những việc làm thiết thực để đòi lại sự công bằng cho các nạn nhân và không để cho những sự việc như vừa rồi tiếp tục xảy ra nữa. Một lần nữa từ phương xa tôi xin chia sẻ và bày tỏ tấm lòng thành kính của mình với nỗi đau và linh hồn của những người đã khuất.
Ho ten: Nguyễn Cường
Dia chi: Đại học Ajou, Korea
Email: bmw7vn@yahoo.com
Tieu de: Cần kiên quyết hơn với Trung Quốc trong vụ việc này
Noi dung: Tôi cũng đã theo dõi và đọc rất nhiều ý kiến trên các trang Web trong nước và nước ngoài về vụ việc này. Trước hết với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi xin được gửi lời chia buồn thành thật của mình tới các cô bác, anh chị bị nạn và gia đình của họ. Trong quan hệ bang giao giữa các quốc gia, những tranh chấp hoặc xung đột nhỏ nhặt ấy luôn là cách mà các quốc thể hiện sức mạnh của nước gây hấn và cũng là lúc mà quốc gia bị hại cần phản ứng một cách cứng rắn và khôn khéo bởi vì đó là chuyện hết sức nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải cương quyết yêu cầu Chính phủ Trung quốc xử lý vụ việc này và công khai công bố cho toàn dân biết kết quả xử lý. Tôi mong là mọi người dân Việt Nam tránh những hành động quá khích, không có lợi cho chúng ta. Tôi tin Đảng và Chính phủ sẽ thật cương quyết trong chuyện này với Trung Quốc đồng thời tạo điều kiện cho người Việt khắp nơi trên thế giới phản đối vụ việc này. Mong VietNamNet tiếp tục đưa tin về kết quả xử lý vụ việc này sớm. Cuối cùng, xin cảm ơn VietNamNet!
Ho ten: Đặng Anh Việt
Dia chi: warsaw, Poland
Email: dang_viet2001@yahoo.com
Tieu de: hay cung nhau len an hanh dong con do nay!!!
Noi dung: Là một độc giả thường xuyên của VietNamNet, được biết những hành động côn đồ của một số lính Trung quốc, đã đang tâm xả súng vào những đồng bào của chúng ta, tôi vô cùng phẫn nộ. Là một người Việt nhiều năm sống ở nước ngoài, đã làm bạn bè với bao người Trung quốc,họ cũng như tất cả chúng ta. Tôi kêu gọi mọi người có lương tri không kể từ quốc gia nào, các bạn Việt Nam, các bạn Trung quốc, hãy bằng lời nói và hành động, cực lực lên án hành vi man rợ đó. Nhà nước Việt Nam hãy làm tất cả những gì có thể, đòi lại công lý và bù đắp những tổn thất mà những thường dân vô tội gánh phải.
Ho ten: Lê Hạnh
Dia chi: Hà Nội
Email: hanh30111@yahoo.com
Tieu de: Tôi thực sự cảm thấy đau sót
Noi dung: Tôi không thể tin được rằng lại có chuyện người dân việt nam bị cảnh sát trung quốc giết hại một cách dã man như vậy. Tôi thực sự bất bình về điều đó và mong Bộ Ngoại Giao Việt Nam làm sáng tỏ vụ việc này để trả lại sự công bằng của người đã ra đi và giảm bớt phần nào nỗi đau của người ở lại. Mặc dù không sống ở đất Thanh nhưng đó cũng là quê hương của tôi và của tất cả những người đất Việt. Tôi thực sự xin chia sẻ nỗi mất mát đau sót của người dân xứ Thanh - họ đã nghèo khổ nay lại thêm nỗi đau xé lòng. Là một người Việt Nam tôi mong sự công bằng sẽ được trả lại cho người Việt Nam.
Ho ten: Nguyễn Anh Tuấn
Dia chi: Boston, USA
Email: natusa@gmail.com
Tieu de: Đóng góp ủng hộ những gia đình bị nạn
Noi dung: Kính gửi Ban biên tập VietNamNet Tôi là nghiên cứu sinh đang học tập tại Hoa Kỳ. Đọc được những tin tức trên không chỉ tôi mà phần lớn anh chị em lưu học sinh tại Mỹ khác cũng đều cảm thấy hết sức phẫn nộ. Những người dân vô tội kia đã phạm tội gì khi đang mưu sinh trên mảnh đất quê hương và dựa vào đâu mà phía Trung Quốc cho mình được quyền phán xử công dân nước khác như vậy. Với mong muốn chia sẻ bớt một phần nỗi đau của những gia đình nạn nhân và góp phần buộc chính phủ Trung Quốc phải trừng trị thích đáng những tên sát nhân, chúng tôi đang tiến hành quyên góp trong nội bộ giới lưu học sinh tại Mỹ và một số nước khác đồng thời soạn thảo một bức thư bầy tỏ sự phản đối trước những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trên tới chính phủ Trung Quốc và các cơ quan thông tấn quốc tế. Đề nghị quý toà soạn giúp đỡ chúng tôi liên hệ với gia đình những nạn nhân để trao chút tấm lòng của những lưu học sinh và nếu được xin quý toà soạn trích đăng bức thư trên để chúng tôi có thể thu thập được thêm chữ ký ủng hộ cần thiết. Xin trân trọng cảm ơn!
Ho ten: Phạm Hoàng Gia Linh
Dia chi: 25 Đường Hoàng Mai - Hà Nội
Email: trungdin@yahoo.com
Tieu de: Chia sẻ những quan điểm của toàn dân tộc
Noi dung: Chúng ta (bỏ qua những bất đồng chính kiến) cần đoàn kết kêu gọi: - chính phủ VN phải mạnh mẽ, dũng cảm, và sòng phẳng hơn trong quan hệ với TQ và giải quyết sự vụ này nói riêng. Đây là cơ hội để mọi người dân Việt nâng cao lòng ái quốc, dùng hàng VN, góp phần thúc đẩy kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho người VN, con em được học hành, dân trí và bản lĩnh dân tộc nâng cao. Các phương tiện truyền thông của VN cần tiếp tục đưa thêm thông tin, bằng chứng về sự vụ này (chính phủ VN cần hỗ trợ báo chí trong vấn đề này để tạo thêm sức mạnh dư luận, kể cả dư luận quốc tế). Tất nhiên chúng ta không nên hành động cực đoan, thiếu tính pháp lý quốc tế. Ngược lại, chúng ta cần đồng lòng hành động hợp pháp, kiên quyết, ngay lúc này. Xin cảm ơn !
Ho ten: Hứa Việt Hùng
Dia chi: 90 Phạm Ngũ Lão - thị xã Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên
Email: latdathuvihutoda@yahoo.com
Tieu de: nỗi đau cộng đồng, nhà nước làm sáng tỏ,chúng ta cùng chung tay
Noi dung: Tôi thật sự thấy đau xót khi mà thảm hoạ động đất và sóng thần sảy ra trên hành tinh của chúng ta nhưng còn đau xót và hụt hẫng khi nhận được tin 9 người Việt Nam bị tàu của Trung Quốc giết và bắt giữ nhiều người nữa như vậy đã vi phạm luật pháp, cần làm sáng tỏ, chừng trị những kẻ giết người. Chúng ta là người dân cần chung sức, chung lòng cùng chia sẻ sự mất mát không thể lấy lại được của những người dân vô tội... Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có sự gắn kết giữa các dân tộc, có tình yêu thương cộng đồng cũng như: "Bầu ơi thương lấy Bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" Cá nhân tôi thành thật xin chia buồn cùng những gia đình có người nhà bi sát hại...
Ho ten: han cu
Dia chi: 87/4 nguyen thai son,f4 go vap
Email: vankha1411@yahoo.com
Tieu de: xin duoc chia se noi dau cung cac ngu dan Thanh hoa!
Noi dung: Là một người dân Việt Nam tôi cực lực phản đối mọi hành vi dã man của bất kì một thế lực nào gây thiệt hại đến người và của của công dân Việt Nam. Hành vi này đã gây một hướng tiêu cực cho quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Là hai quốc gia láng giềng và cùng đi theo một đường lối Cộng Sản chủ Nghĩa. Tôi xin thể hiện sự bất bình của mình và xin chia sẻ nỗi đau của những người có người thân bị nạn. Tôi đề nghị Đảng và Chính phủ hai nước nên có tiếng nói chung trong trường hợp này nhằm trừng trị kẻ dã gây nên những mất mát trên đòi lại công bằng cho những nạn nhân nói trên.
Ho ten: Lai Quoc Lap
Email: laiquoclap@hotmail.com
Noi dung: Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới thân nhân của các nạn nhân. Chẳng hiểu sao tôi đọc báo BBC nói người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc khẳng định đây là những tên cướp biển và sẽ bị xử lý thích đáng theo pháp luật Trung Quốc. Tôi hoàn toàn tin tưởng chính phủ Việt Nam sẽ làm tất cả những gì có thể để mang lại công bằng cho những nạn nhân. Đồng thời, giữ vững mối quan hệ tốt đẹp của nhân dân hai nước.
Ho ten: Thiều Vĩnh Thụy
Dia chi: Long Xuyên - An Giang
Email: vinhthuy_vietnam@yahoo.com
Tieu de: Xót xa và phẫn nộ!
Noi dung: "Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Vâng, là người Việt Nam, không ai trong chúng ta không phẫn nộ trước những thông tin mấy ngày qua! Những ngư dân vô tội, những người cha, người con đã ra đi một cách đau xót! Tại sao chứ? Chúng ta cần lên tiếng tìm lại công bằng cho họ, phải bồi thường những mất mát quá lớn đó! Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng thương cảm tiếc thương sâu sắc đến gia đình nạn nhân.
Ho ten: Nguyễn Trọng Bản
Dia chi: Quản lý bay miền Bắc, Sân bay Nội bài, Hà Nội.
Email: nguyentrongban@yahoo.com
Tieu de: Vượt lên trên nỗi đau thương
Noi dung: Thật sự buồn khi tôi biết được thông tin này qua VietNamNet. Xin được chia sẻ sự mất mát to lớn này với tất cả thân nhân người bị hại. Đây không phải là lần đầu những người đi biển Việt Nam phải chịu những nỗi đau như vậy, nhưng đây là lần đầu tiên sự dã man,coi rẻ nhân mạng và nhân quyền lại bị vi phạm nghiêm trọng đến vậy, nhất là trong lúc nhân dân và chính phủ 2 nước đang có những động thái tích cực để xích lại gần nhau hơn trong tình bằng hữu. Cần nhanh chóng đưa những kẻ sát nhân ra trước công lý nhưng cũng phải nghiêm túc, bình tĩnh và thẳng thắn để nhìn nhận lại sự việc. Nỗi đau nào rồi cũng sẽ qua đi, mong rằng người dân nơi đây sẽ vượt qua tất cả để mau chóng trở lại với cuộc sống bình thường, chúc cho gia đình những người dân đang có thân nhân bị giam giữ sớm được đoàn tụ gia đình. Cảm thông và chia sẻ.
Ho ten: lê đỗ song toàn
Dia chi: đa nẵng
Email: thusinh21@yahoo.com
Tieu de: chúng ta phải làm gì
Noi dung: Tôi rất bức xúc khi biết tin này. Tôi làm nghề mua bán thuỷ hải sản, được biết vừa qua nước ta có ký hiệp định khai thác vùng biển Vịnh Bắc Bộ thì tại sao ngư dân của mình lại bị bắn chết chứ. Là một người Việt tôi thành thật chia buồn đến nạn nhân trong vụ vừa qua. Thật là buồn vì người ngư dân họ quanh năm bán mặt cho nước bán lưng cho trời, để làm ra được con cá thì họ phải đổi bằng tính mạng của họ chứ ít gì trời yên biển lặng thì không sao nhưng sóng gió có thể cướp đi sinh mạng của họ bất cứ lúc nào...
Ho ten: Phạm Văn Kỷ
Dia chi: Thành phố Điện Biên Phủ
Email: Kykien@Yahoo.com
Tieu de: Chia buồn với các gia đình nạn nhân bị tàu Trung quốc bắn chết
Noi dung: Thật đau buồn khi được tin các nạn nhân bị tàu Trung quốc bắn chết, thật căm phẫn vì những hành động vô nhân đạo của tàu Trung quốc. Là công dân Việt Nam tôi thiết tha đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phối hợp với cơ quan chức năng của Trung quốc làm rõ những hành vi từ phía tàu Trung quốc và thông tin kịp thời để gia đình nạn nhân và nhân dân cả nước được biết. Xin cản ơn VietNamNet đã đưa thông tin kịp thời đến về vụ việc trên.
Ho ten: Đỗ Ngọc Tân
Dia chi: Trường đại học Thương Mại Hà Nội
Email: Tan38f5@yahoo.com
Noi dung: Là một người Việt Nam tôi vô cùng đau lòng và căm phẫn về sự mất mát to lớn này.Tôi xin gửi đến gia đình những người gặp nạn lời chia buồn sâu sắc. Việc tàu Trung Quốc trang bị vũ khí tấn công tàu đánh cá Việt Nam, làm nhiều người chết và bị thương đồng thời bắt giữ nhiều người khác trong vùng đánh cá chung là một hành động tội ác không thể nào chấp nhận được. Tôi rất mong Chính phủ Việt Nam hãy làm tất cả những gì có thể để giải thoát những người đang bị bắt giữ trái phép, đưa thi hài những người đã chết trở về Tổ Quốc và đưa những kẻ sát nhân ra xét xử trong thời gian sớm nhất, cũng như bù đắp phần nào về vật chất và tinh thần cho gia đình những người bị hại.
Ho ten: lê xuân hoàng
Dia chi: 206 nguyễn tri phương -phường 4 -quận 10 - tp .hcm
Email: goodfriend_a2@yahoo.com
Tieu de: chia sẽ nỗi đau với Thanh Hoá
Noi dung: khi nghe tin này tôi thực sự đau xót và hụt hẫng. Đó là cảm giác của bất cứ người Việt yêu nước nào cũng cảm nhận được. Càng đau xót hơn khi đó lại là chính quê hương của tôi - Thanh Hoá. Tôi sinh ra ở Hoằng hoá nhưng bây giờ tôi đang theo học đại học ở TP.HCM nhưng tôi cảm nhận sâu sắc được những mất mát to lớn đó. Tôi đã từng xuống Hoằng Trường chơi và tôi cũng đã thấy cuộc sống của người dân nơi đây: nghèo khổ, lam lũ, cơ cực nhưng luôn sống lạc quan, chăm chỉ làm lụng vì cuộc sống của gia đình. Tôi là 1 sinh viên nên vật chất cũng không có gì, chỉ có tấm lòng của 1 người con xa quê hương mà lúc nào cũng nhớ tới những con người sống trên mảnh đất mà mình đã sinh ra. Từ tận đáy lòng mình tôi xin chia sẻ nỗi mất mát to lớn này đến tất cả những người đang chịu nỗi đau này...!
Ho ten: Nguyễn Quốc Việt
Dia chi: Hà Nội
Email: nquocviet@yahoo.com
Noi dung: Tôi cực lực phản đối hành động giết hại ngư dân vô tội của tàu Trung Quốc. Là đồng bào  với nhau tôi không khỏi không xúc động khi nhìn tấm ảnh đăng trên VietNamNet về đám tang không thi hài của một gia đình ngư dân tỉnh Thanh. Chính phủ chúng ta hãy làm tất cả những gì có thể để có được công lý, để được nhận lại thi hài những người bị thiệt mạng, trả lại tự do cho những người bị bắt sớm nhất có thể.
Ho ten: bùi phan anh
Dia chi: Đại học điện lực Bắc Kinh_ Bắc kinh_Trung Quốc
Email: yan_shi_ma_yu287@yahoo.com
Tieu de: xin nhà nước hãy làm sáng tỏ việc này!
Noi dung: Chào VietNamNet, tôi là một lưu học sinh việt nam ở Trung Quốc. Tôi cùng các bạn của tôi ở đây thật sự bất ngờ khi đọc bản tin này. Thầy cô giáo của chúng tôi cũng đã biết tin này, thông qua trang tintuc của Trung Quốc. Thật sự họ cũng bất ngờ. Họ đã bảo với chúng tôi là sự việc này cần được làm sáng tỏ để kẻ xấu phải đền tội, và họ cũng như chúng tôi, thành thật chia buồn đến gia đình những nạn nhân.
Ho ten: Đỗ Xuân Dũng
Dia chi: 117 Phan Thanh - Đà Nẵng
Noi dung: Xin được chia sẻ nỗi đau thương mất mát cùng các nạn nhân.
--------------------------------
Bộ Ngoại giao VN cho biết, sau khi trao công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Trung Quốc sẽ phối hợp với VN giải quyết vụ việc này.


(VietNamNet) - Từ khi nghe tin bố bị tàu nước ngoài bắn chết ngoài khơi, thằng Mạnh không ăn uống gì, cứ chạy ra biển khóc bố...

Một tàu VN trong khi đánh cá ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ đã bị tàu của TQ nổ súng bắn chết 9 người, nhiều người bị thương và 8 người bị bắt giữ.

Mấy ngày qua, bao trùm lên hai xóm nhỏ Hòa Ngư và Hòa Hải của xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) là một bầu không khí ảm đạm và buồn đau.

Danh sách những ngư dân bị tàu Trung Quốc bắn chết:
1) Nguyễn Văn Tùng, 37 tuổi, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
2) Lê Văn Tuyên, 37 tuổi, thuyền trưởng, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
3) Nguyễn Xuân Trọng, 27 tuổi, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
4) Nguyễn Hữu Biên, 27 tuổi, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
5) Đinh Văn Đông, 20 tuổi, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa
6) Nguyễn Văn Trung, 20 tuổi, xã Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
7) Trần Nghiệp Hùng, 39 tuổi, xã Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
8) Phan Văn Dũng, 24 tuổi, chưa xác định được xã, huyện, chỉ biết là người Thanh Hóa
9) Nguyễn Văn Tâm, 27 tuổi, xã Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
Danh sách những ngư dân đang bị tàu Trung Quốc bắt giữ trái phép:
1) Lê Văn Thảo, 43 tuổi, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
2) Đồng Văn Chinh, 44 tuổi, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa
3) Phạm Văn Cảnh, 20 tuổi, xã Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
4) Nguyễn Văn Cường, 20 tuổi, xã Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
5) Nguyễn Văn Dũng, 27 tuổi, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
6) Phạm Văn Bình, 19 tuổi, xã Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
7) Nguyễn Mạnh Hùng, 26 tuổi, xã Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
8) Trương Đình Thái, 18 tuổi, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.


Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015



Ngày Trở về của Bác sῖ Paul Neis

Ngày 26/6/1887 Bác sῖ Paul Neis đã từ Móng Káy về lại Hà Nội sau khi hoàn tất trách nhiệm khảo sát đường biên giới Việt Trung và ký kết các hiệp ước trên biên giới với các ủy viên biên giới Trung Hoa.  Vài hôm sau, được Bộ Ngoại Giao cho phép trở về Pháp qua đường biển Thái Bình Dương Bs Paul Neis đã rời Hà Nội đi HongKong và tại đȃy ông đã mua vé đi Le Havre xuyên qua Thái Bình Dương, băng ngang nước Canada bằng đường xe lửa Pacific nối liền hai bờ Thái Bình Dương và Ɖại Tȃy Dương và sau đó ông đã vượt Ɖại Tȃy Dương về Le Havre một cảng nước Pháp nằm phía Tȃy Bắc Paris ngày 25/7/1887 gần 2 năm sau khi ông rời cảng Marseilles vào ngày 20/9/1885 để đi Hà Nội
Kể từ đó, Bs Paul Neis đã không còn trở lại Ɖông Dương cho đến cuối đời năm 1907, ông đã chết tại một nhà thương quȃn đội tại Nice, miền Nam nước Pháp.
Chuyện phim Sur Les Frontieres du Tonkin 1885-1887
Buổi chiều ngày 24/7/1887 một ngày trước khi con tàu thương mại hàng hải Canada cập bến Le Havre nước Pháp.
Trong căn phòng hạng nhất trên tàu, một người đàn ông trong quȃn phục Pháp trạc 35 tuổi đang viết những giòng nhật ký “Ngày mai 25/7 tàu sẽ cập bến Le Havre, gần 2 năm sau ngày mình rời cảng Marseilles để thực hiện nhiệm vụ được giao phó. Tonkin giờ đȃy xa lắm, nơi chôn giữ biết bao ký ức không thể quên, những chiều mưa trên biên giới Việt-Trung, những đêm lạnh bên bếp lửa giữa rừng, những biến cố hiểm nguy giết chết những người bạn…” Ông ngước mắt nhìn lên tấm bản đồ Tonkin và rồi như thê không chịu đựng nổi ông đã bước ra khỏi phòng đi trên boong tàu nhìn về một phương trời xa trên biển bao la, mặt trời xuống dần đến đường chȃn trời trong hoàng hôn. Biển chiều thật đẹp, gió biển lay động vạt áo chiến trận, sóng xô đẩy ầm ỉ không ngừng và bọt nước biển trắng xóa lấp lánh trôi dạt xuôi về phía mặt trời.
(hướng Tȃy mặt trời lặn là hướng về bên kia Canada và Thái Bình Dương về phía Tonkin, con tàu đang vượt Atlantic về phía Ɖông)
Những hình ảnh Tonkin chập chùng trở về trong ký ức của Bs Paul Neis.
Tonkin ngày ấy.
Sau khi nhận nhiệm vụ của bộ ngoại giao Pháp Bs Paul Neis cùng các ủy viên khảo sát biên giới và đoàn quȃn nhȃn Pháp và các phu khuȃn vác An Nam di chuyển đến Ɖồng Ɖăng, một khu phố nhỏ nằm sát biên giới Việt Trung. Ɖoàn quȃn cưởi ngựa, các phu khuȃn vác đi bộ (khoảng 30-40 người.) Khung cảnh chung quanh đường đi, những trụ điện ngã nhào, hầm hố chiến đấu của quȃn Trung Hoa còn rãi rác, những nấm mộ hoang sơ sài,.. Không có nhà cửa dân làng, xa xa có những lều tranh xơ xác. Những bước chȃn ngựa vẫn đều bước, tiếng thở phì phò của ngựa,.. Viên chỉ huy đưa ống dòm nhìn xa xa. Các quȃn nhȃn đi đều bước cẩn thận, các phu khuȃn vác tiếp tục khiêng hành lý và vật dụng quȃn trang theo đòan.
Khung cảnh Ɖồng Ɖăng …
Quȃn Trung Hoa đã rút khỏi Ɖồng Ɖăng và nhà cửa bị đốt cháy trơ trụi những trụ cột cháy đen.
………….
“Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 “ chuyển thành phim được đổi tên “Sur Les Frontiers du Tonkin 1885-1887” là tựa đề nguyên thủy của tác phẩm của Bs Paul Marie Neis (1852-1907) in trong Le Tour du Monde 1888.
Một vài hình ảnh liên quan chuyến trở về của Bs Paul Neis





Mô hình ải Nam Quan
Ải Nam Quan do người Tàu xȃy dựng với một kiến trúc nhƯ một cửa hầm của một bức tường thành kéo dài qua hai ngọi núi không cao lắm. Trên tường thành này có những vị trí che chắn dành cho quȃn trú phòng của ải Nam Quan. Ải Nam Quan còn mang tên Trấn Nam Quan, rõ ràng người Trung Hoa đã rất quan tâm đến việc e ngại quȃn Nam nên mới dùng chữ Trấn (trấn giữ, biên trấn,…)
Ải Nam Quan vào năm 1886 khi Bs Paul Neis đến nơi, nó có vẻ như một cửa hầm, hai tấm hình mà quȃn nhà Thanh vẽ cũng không chứng tỏ nó có vẻ vῖ đại hay ra dáng một tòa nhà kiến trúc cao ngạo.




Từ những nhận xét trên một mô hình chính xác nhật cho ải Nam Quan là ảnh trong tác phẩm Sur Les Frontieres du Tonkin 1885-1887 của Bs Paul Neis. Mô hình này sẽ được chọn lựa cho phim.
Hoàng Hoa,

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Mãnh vỡ của bức tường Bá Linh và cột mốc biên giới Việt-Trung
Quý vị suy nghῖ gì?
Mãnh vỡ bức tường Bá Linh được trȃn quý và gìn giữ như một báu vật của lịch sử thế giới và trang nghiêm dựng trước cửa thư viên Mountain View Public Library California, còn những cột mốc lịch sử trên biên giới Việt – Trung bị Tàu chệt đào lên đem về phá hủy trong nước chúng.