Ngư dân Việt khốn cùng khi trở về từ Hoàng Sa
Bão Côn Sơn không đổ bộ vào vùng đất liền ven
biển Quảng Ngãi. Nhưng sự tàn phá của cơn bão đầu tiên trong mùa nắng nóng miền
Trung này lại có sức công phá ghê gớm nơi các làng chài ven biển của các xã
Bình Châu, huyện Bình Sơn và huyện đảo Lý Sơn Quảng Ngãi. Bởi số người bị mất
tích, bị thương, tàu hư hỏng và bị chìm đã đã gây kinh hoàng cho những làng
chài khó nghèo nơi dải đất miền Trung này.
Cuộc sống của hàng nghìn
con người nơi các làng chài suốt mấy trăm năm bám biển Hoàng Sa giờ đây đang
lâm vào cảnh khốn cùng bởi thiên tai bão tố và sự cướp bóc, bắt giữ đòi tiền
chuộc của ngoại bang trong những năm gần đây …
Ngay sau khi chiếc
tàu mang số hiệu QNg-66478-TS của ông Mai Phụng Lưu, xã An Hải, huyện Lý Sơn
cập cảng cá Lý Sơn mang theo 23 ngư dân đói khát tả tơi vào bờ sau hơn 1 tháng
bị Trung Quốc bắt giữ tại đảo Phú Lâm hôm tháng 5 vừa qua.
Ngoài 11 ngư dân
trên tàu ông Lưu trú tại đảo Lý Sơn, còn lại 12 ngư dân đều trú tại Bình Châu
và các xã của huyện Bình Sơn được Bộ đội biên phòng gửi tàu cao tốc vào đất
liền để kịp về nhà trong sự ngóng đợi của người thân trên bờ.
Cả 3 cha con ông Tiêu Viết Là bị bắt giữ đánh đập tại đảo Phú Lâm,
Hoàng Sa
Lần trở về trong tay
trắng của 23 ngư dân không phải bị bão tố dập vùi mà bị Trung Quốc bắt giữ thu
tàu, cướp sạch tài sản!
Câu chuyện kể trong nước
mắt của các thuyền viên vừa trở về với bao nổi niềm uất ức trong những ngày
giam cầm, bỏ đói nơi đảo Hoàng Sa. “Nếu nói ngư dân Việt Nam xâm phạm lãnh hải
của Trung Quốc bị bắt giữ thì hoàn toàn vô lý. Bởi chúng tôi đánh bắt trên vùng
biển thuộc chủ quyền của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng thì không thể nói là
xâm phạm lãnh hải được. Còn nếu cho rằng chúng tôi xâm phạm lãnh hải thì phải
bị xử lý theo qui định của luật pháp. Chứ không thể cứ bắt giữ, cướp tài sản,
đánh đập, bỏ đói rồi thả về trên những chiếc tàu không thông tin liên lạc như
vậy được”, ông Tiêu Viết Là nói trong uất ức.
“Hành động lặp đi lặp
lại của những kẻ có vũ trang trên đảo Hoàng Sa trong những năm qua là bắt tàu,
rồi đòi tiền chuộc. Không đòi được tiền chuộc thì cướp tàu, cướp trang thiết
bị. Thậm chí cướp toàn bộ hải sản chúng tôi đánh bắt được và cả đánh đập chúng
tôi một cách dã man. Thì đây là hành động của cướp biển mà thôi…” Thuyền viên
Nguyễn Đức Chung (44 tuổi) bức xúc nói.
Ngoài cảnh đói ăn, khát
uống, tài sản bị thu giữ, khi trở về nhà an toàn, thuyền trưởng Tiêu Viết Là
gần như kiệt sức bởi những trận đòn dã man của một số kẻ trên tàu kiểm ngư mang
cờ hiệu Trung Quốc tại đảo Phú Lâm đánh đập tàn nhẫn.
Khi đặt chân đến ngôi
nhà nhỏ của mình nơi làng Châu Thuận, xã Bình Châu ông Là ngồi thở dốc từng
hồi, người mệt mỏi, kêu đau đầu, tức ngực. Nên bà Nguyễn Thị Bưởi, vợ ông Tiêu
Viết Là đưa đi khám tại phòng khám Tân Thanh (177 Hùng Vương, TP Quảng Ngãi) để
chụp X-quang lồng ngực và hộp sọ, thử máu, siêu âm bụng.
Bác sĩ Trịnh Quang Thứ
chẩn đoán ông Là bị bệnh viêm xoang, viêm dạ dày và suy nhược thần kinh. Tuy
nhiên, đây chỉ mới là kết quả chẩn đoán ban đầu, bác sĩ Thứ dặn bà Bưởi
phải túc trực theo dõi tình trạng sức khỏe của ông Là hàng ngày.
Nếu thấy ông Là có biểu
hiện ngủ mê gọi không thức, hay co giật tay chân là dấu hiệu của tổn thương sọ
não do bị đánh thì phải đưa đi bệnh viện ngay. Sau khi khám bệnh trở về, những
ngày sau đó ông Là vẫn thường kêu la nhức đầu, tay run...
Bà Bưởi vợ ông thấy bệnh
tình của chồng ngày càn nguy kịch, muốn đưa ông Là đi chụp cắt lớp để xem có bị
tổn thương sọ não hay không. Nhưng bà Bưởi bảo nhà không có tiền. “Mấy ngày
qua, bà con hàng xóm đến thăm, giúp được hơn 1 triệu đồng, Tui đưa ông Là đi
khám và mua thuốc, còn một ít mua gạo để sống qua ngày. Chừ không biết lấy tiền
mô để đưa ông Là đi viện...” Bà Bưởi nước mắt lưng tròng kể về hoàng cảnh của
mình.
Những lon gạo cuối cùng trong nhà ông Tiêu Viết Là
Còn thuyền trưởng Mai
Phụng Lưu, chủ tàu QNg-66478-TS trú tại An Hải huyện đảo Lý Sơn may mắn hơn ông
Là. Cũng bị đánh, nhưng không để lại thương tích, và may mắn hơn là còn được
xác chiếc tàu để trở về. Nhưng toàn bộ thiết bị máy móc bị cướp sạch.
Ông Lưu bảo so với tàu
ông Là thì ông là người may mắn hơn, bởi ông bị bắt sau và thời gian giam ngắn
hơn. Ông Lưu lý giải sự may mắn của mình không bị thu giữ tàu là do con
tàu công suất 60 CV của ông đã quá cũ kỹ già nua. Máy tàu đã rệu rã. Nên những
kẻ có vũ trang trên đảo Phú Lâm chê không thèm lấy nên cho về. Còn tàu ông Là
bị thu giữ là do mới sữa sang, máy móc trên tàu còn mới, còn giá trị sử dụng.
Theo
Viêtnamnet
Tin
đăng lại
Nguồn tin: Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét