Thứ Ba, 21 tháng 11, 2023

Xin Dành Một Lời Cám Ơn Ðến Các Thầy Cô Giáo Trong Mùa Lễ Tạ Ơn


Xin Dành Một Lời Cám Ơn Ðến Các Thầy Cô Giáo Trong Mùa Lễ Tạ Ơn


Người Việt Nam trước năm 1975 có một nền văn hóa mang nặng lòng tri ân thầy cô giáo được thể hiện rõ nhất qua câu phương ngôn “Mồng Một Tết Cha, Mồng Ba Tết Thầy.” Thầy đây là thầy cô giáo, chính vì thế ngày Mồng Ba Tết là ngày thứ ba của những ngày đầu năm, các học trò mang những quà biếu đến thăm thầy cô giáo để tỏ lòng tôn kính, biết ơn và xem nặng vai trò các thầy cô là rất khắng khít, gắn bó trong gia đình. Bản thân tôi cũng vậy trong những ngày còn đi học, cha mẹ tôi thường nhắc nhở tôi đến thăm thầy tôi và biếu thầy chút quà ý nghĩa. Từ ngày qua Mỹ chắc hẳn có nhiều người Việt đã đi học các lớp ESL (English as the Second Language,) ít nhiều người Việt cũng mang chút ơn nghĩa với những người thầy cô giáo đã giúp đỡ mình, khai tâm mình để mình học được tiếng Anh nơi xứ lạ quȇ người. Các em nhỏ được sinh ra do cha mẹ được mớm bằng những từ đầu tiȇn như ông, bà, cha, mẹ, được nuối nấng, săn sóc, nhưng theo luật định thì khi lȇn 5 tuổi bé nào cũng phải đến trường mẫu giáo để các thầy cô giáo khai tâm, vỡ lòng để các em bắt đầu cuộc hành trình văn hóa rất dài cho đời mình có khi đến trọn cả cuộc đời của các em.

Ngày Lễ Thanksgiving mang ý nghĩa Tạ Ơn, cả gia đình quay quần cùng những người thân của mình hay những người mình thương yȇu bȇn bàn ăn, chia nhau những lời cám ơn chân tình sau một năm dài có được miếng cơm manh áo lành lặn, hay cám ơn những người đã giúp ta về vật chất, chúng ta cũng dành câu “Happy Thanksgiving” cho những người xa lạ như các khách hàng ở một tiệm buôn, nhưng chúng ta thường quȇn đi một lời cám ơn cần có dành cho những người thầy cô giáo đã mang đến cho ta những thức ăn trí tuệ và tinh thần sẽ đi theo cuộc đời ta mãi mãi không như những vật chất, tiền bạc, của cải, hay danh vọng rồi sẽ bị hủy hoại sớm chiều. Một lời Cám ơn trong mùa Lễ Thanksgiving cần nȇn có dành cho các thầy cô giáo đã dạy ta chữ, tiếng Anh qua các lớp ESL, hay đã dạy dỗ con em chúng ta nȇn người hữu dụng thay cho mình khi mình tất bật với sinh kế.

Mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, chúng ta hãy dành chút tri ân nhớ đến các thầy cô giáo dù ở học khu nào, dù ở trường học nào nơi con em chúng ta đi học, hay ở tiểu bang nào, dù ở Trung Tâm Văn Hóa Việt Ngữ nào, và không chỉ riȇng thầy cô giáo Việt. Chúng ta hãy giúp con em chúng ta biết yȇu thương thầy cô giáo của chúng và biết tri ân họ vì họ đã mang đến con em chúng ta những nguồn ánh sáng và trí tuệ cho các em trở thành người hữu ích cho bản thân và xã hội. Chúng ta có một lời Cám ơn dành cho các thầy cô giáo để làm gương sáng cho con em chúng ta biết rằng đó là văn hóa, đạo đức cổ truyền của dân tộc Việt.

Mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, chúng ta cũng dành chút thì giờ tri ân nhớ về các thầy cô trong học khu của chúng ta và riȇng đối với học khu East Side Union High School District nơi có mái trường Trung Học Yerba Buena thân yȇu và cầu nguyện Ơn Trȇn ban cho cô Hiệu Trưởng và các thầy cô giáo được nhiều nghị lực, vững lòng tin vào sự thương yȇu của cộng đồng để hướng dẫn con em chúng ta thành công trȇn đường học tập giúp ích cho tương lai các em hữu dụng cho cộng đồng và xã hội.

Hoàng Hoa

Thanksgiving 2023

https://www.change.org/support_yb_principal 

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2023

Kính Thông Báo v/v Thành Lập Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Giáo Chức Việt Nam * (The Committee of the Vietnamese Teachers’ Rights)

 

Kính Thông Báo v/v Thành Lập 

Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Giáo Chức Việt Nam

(The Committee of the Vietnamese Teachers’ Rights)

Kính thưa quý bậc Trưởng Thượng, các Thân Hào và Nhân Sĩ,

Kính thưa quý Lãnh Ðạo Tinh Thần các Tôn Giáo,

Kính thưa quý Hội Ðoàn, Ðoàn Thể, các cơ quan Truyền Thông Báo Chí Việt ngữ,

Kính thưa các Cộng Ðồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại Bắc Cali,

 

Kính Thưa quý vị,

Dân tộc Việt Nam chúng ta có những câu phương ngôn để nói lȇn mối liȇn quan giữa nhà giáo và văn hóa Việt, “Nhất Tự Vi Sư, Bán Tự Vi Sư,” “Tiȇn Học Lễ Hậu Học Văn,” “Trọng Văn Khinh Võ,” “Tiếng Việt Còn, Chữ Việt Còn, Người Việt Còn,Tiếng Việt mất, Người Việt mất.” “Thầy như Cha Mẹ,” vv…

Trong lịch sử Việt Nam cũng có những nhân vật lẫy lừng mài kiếm dưới trăng nuôi chí cả, hoặc như như Ðức Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn với bài Hịch Tướng Sĩ và sách Binh Thư Yếu Lược, hoặc như chú tiểu Lý Công Uẩn, sau này là Vua Lý Thái Tổ, đốt lá cây đa để đọc sách xây dựng nhà Hậu Lý, có công giúp truyền bá đạo Phật tại Việt Nam và xây cất Chùa Một Cột độc đáo nhất nhì thế giới, hoặc Thầy Nguyễn Phi Khanh đã sinh ra người anh hùng Nguyễn Trãi với bài Bình Ngô Ðại Cáo, về phận nữ nhi văn hay chữ giõi có Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Huyện Thanh Quan, Bà Ðoàn Thị Ðiểm, Bà Hồ Xuân Hương,.. Thế mới biết người Việt Nam chúng ta dù phận nam nhi hay nữ nhi đều có những người văn chương xuất chúng làm gương sáng cho các thế hệ mai sau. Dĩ nhiȇn chúng ta không quȇn rằng người Việt Nam chúng ta hiện nay tại các quốc gia ngoài Việt Nam đều có những người văn hay chữ giõi, và văn võ song toàn ngay cả nữ nhi cũng có người là tướng lãnh trong quân đội Hoa Kỳ, là bác sĩ, kỹ sư mặc dù chúng ta đã ra đi tỵ nạn cộng sản chỉ mới 48 năm.

Bắt nguồn từ những hiện thực trong cộng đồng Việt Nam tại Bắc California trong hơn tháng qua kể từ trung tuần tháng 9 năm 2023 chúng tôi đã nhận ra những trăn trở về các sự kiện phức tạp mang nhiều tiềm ẩn liȇn quan đến nền văn hóa Việt Nam đang xãy ra. Các sự kiện phức tạp này tuy đơn giản nhưng vì nó xãy ra trong một môi trường đa văn hóa, đa chủng tộc, vì thế nó mang nhiều tiềm ẩn đáng quan ngại.

Vì những lý do trȇn chúng tôi xin mạo muội thành lập một Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Giáo Chức Việt Nam (UBBVQGCVN) và quyết định tạm thời tạo dựng một Google™ Group có địa chỉ ubbvqgcvn@googlegroups.com mang danh xưng như trȇn UBBVQGCVN. Việc tạo dựng  Google™ Group này nhằm mục đích tập hợp các nghiȇn cứu, các sự kiện đáng ghi nhớ, các tham luận, các đề nghị,… liȇn quan đến giáo chức Việt Nam để trong trường hợp khẩn thiết các cơ quan truyền thông hay các cấp thẩm quyền có thể tham khảo. UBBVQGCVN là một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, phi chính trị, phi tôn giáo, phi quân sự, nhưng đặt trȇn căn bản hiện thực với dữ kiện và các chuỗi liȇn quan trong sinh hoạt cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại miền Bắc Cali nhiều hơn trong giai đoạn này. Google™ Group UBBVQGCVN có tính khép kín (Closed,) các thành viȇn được chọn lọc trong hơn 420 người hoặc hơn nữa có chữ ký trong cuộc Vận Ðộng Yễm Trợ Cô Hiệu Trưởng Trường TrungHọc Yerba Buena và các bài vỡ chỉ được tham khảo khi cần đến, trong trường hợp nào đáng quan tâm và ưu tiȇn cho các cấp thẩm quyền.

Chúng tôi sẽ thông báo đến quý vị những thành viȇn trong Ban Ðiều Hành UBBVQGCVN Google™ Group trong thời gian sắp đến.

Trân trọng,

Hoàng Hoa,

Trưởng Ban Biȇn Tập Channel SaigonFilms Media

Web Site www.saigonfilms.com

Ngày 18/11/2023

Thư Lưu trữ.

 


Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

Cuộc Gặp Gỡ Bất Ngờ với NT Nguyễn Văn Dục K17 tại Trại Tù Bù Loi

 

Cuộc Gặp Gỡ Bất Ngờ với NT Nguyễn Văn Dục K17 tại Trại Tù Bù Loi

Ngày 17 tháng 5, 1975, sau ngày miền Nam lọt vào tay giặc, sau khi khi trình diện Ban Quân Quản cộng sản tôi đi theo mẹ tôi đi làm rẫy tại La Ngà (cây số 102,) hai hôm sau (19/5/1975) tôi bị du kích VC bắt giải đi Bộ chỉ huy quân Bắc Việt tại một ngôi chùa bȇn cạnh hòn đá lớn tại Ðịnh Quán (cây số 113) để điều tra. Buổi chiều tối hôm đó, tay tôi vẫn đang bị cột du kích VC dẫn tôi đi giữa chợ Ðịnh Quán đến Trường Tiểu Học Ðịnh Quán và xiềng chân tôi tại đây với tội danh là một sĩ quan “ngụy.” Chân phải tôi mang một sợi dây “lòi tói” một đầu xích vào chân bằng một ổ khóa, đầu kia xích vào chân bàn học bằng một ổ khóa khác. Mỗi buổi sáng khi đi vệ sinh đầu lòi tói kia được mở ra, nhưng sợi dây lòi tói được quấn vào chân phải tôi với hai ổ khóa. Ngày 22 tháng 7, 1975, tôi được chuyển đến trại tập trung Lȇ Lợi, Long Khánh nguyȇn là Kho Quân Cụ của SÐ18/VNCH.

Năm 1977 tôi được chuyển lȇn Ðoàn 500 Phước Long Sông Bé. Ðoàn 500 là một vị trí núi rừng hoang vu nằm về phía Bắc cầu sông Bé và nằm trọn trong mạn phải (hữu ngạn) thượng nguồn sông Bé, cây rừng chủ yếu là tre nứa mọc dọc theo hai bȇn bờ sông Bé,. Từ Ðoàn 500 ra đi phải qua cầu sông Bé, ngày đó gọi là cầu 10T (10 tấn,) nơi mà vào những buổi trưa sau khi đi cắt tranh, hay đốn tre, hay nhổ khoai mì tôi thường xuống chân cầu xi măng ngồi nghỉ mệt hay ăn trưa với những củ khoai mì luộc hay nướng. Thời gian này là lúc gian khổ nhất. Có nhiều khi tôi không tin sẽ có một ngày về. Nhưng tôi tin vào thuyết định mệnh và sự sinh tồn vì thế mặc dù đói rét và bệnh tật tôi luôn luôn lạc quan, học hỏi và rèn luyện sức khoẻ. Sông Bé, nơi thượng nguồn của nó bề ngang sông khoảng 25m là một thử thách lớn nhất của tôi, vào mùa mưa nước từ nguồn xuống chảy trút cuồn cuộn dâng cao như thác đỗ, tôi vẫn không cảm thấy sợ hãi vì tôi đã luyện tập bơi lội sang bȇn kia sông mỗi khi đi tắm. Vì vậy trong một lần cháy rừng, tôi đã bơi dọc theo sông về trại, vì chiếc bè di tản đã quá đầy không còn chỗ cho tôi. Tôi còn nhớ những tảng đá hai bȇn bờ sông Bé đã gây cho tôi nổi khiếp sợ nhìn như những con quái thú. Những ngày ít mưa là những ngày đi rừng chặt tre, nứa, nghe tiếng khỉ hú và trȇu chọc, nhiều khi một thân một mình giữa rừng hoang vắng tôi đã nén tất cả đau đớn trong lòng chỉ biết rằng phải có một ngày về và phải còn sự sống cho tôi làm một điều gì có ích cho những người thân với chút lý tưởng còn sót lại. Dấu vết của chiếc cầu 10T mà chúng tôi gọi là cầu 10 tấn bắt ngang thượng nguồn Sông Bé, nơi mỗi trưa, tôi dừng chân giở lon guigoz và ăn những lát khoai mì khô hay chút cơm dưới chân cầu bằng xi măng và ngắm dòng sông nước chảy chầm chậm, ngày nay vẫn còn. Thời gian này gian khổ nhất, đói, cực nhọc, bị muỗi mòng, vắt đỉa hút máu, người tôi chỉ như bộ xương biết đi.


Từ Ðoàn 500 ra đi phải qua cầu sông Bé, ngày đó gọi là cầu 10T (10 tấn,) 


Cuối năm 1978, có cuộc chuyển trại tù cải tạo từ Ðoàn 500 Phước Long đến trại tù Bù Loi, Phước Long. Chặng đường dài khoảng 80km, các tù nhân cải tạo gồm các sĩ quan QLVNCH phải gồng gánh mang theo tất cả vật dụng cá nhân gồm lương khô được thăm nuôi, quần áo, nồi niȇu, lon guigoz, dao rựa, nước uống ước lượng 15kgs cho một người. Khởi hành từ sáng sớm từ Ðoàn 500 đi trȇn con đường đất đỏ lȇn dốc xuống dốc đến khoảng 6 giờ tối thì đến láng trại Bù Loi, một khu vực nhỏ gồm những láng trại cho các tù nhân cải tạo gần với Sóc Bom Bo và nằm giữa Sóc này với chợ Minh Hưng.

Gồng gánh trȇn vai, người tôi mặc chiếc áo vải kaki lính đầy ắp mãnh vá bằng vải bao cát, trȇn đầu quấn cái khăn nhỏ, chân mang đôi dép nhựa mà có lúc phải cởi bỏ ra vì mồ hôi làm ẩm đôi chân không bám vào dép được khi bước đi trȇn mặt đường đầy bụi đất đỏ cao nguyȇn.

Lộ trình di chuyển không được cho biết, nhưng chúng tôi phải dậy sớm ăn uống no mang theo nước uống rồi phải rời trại Ðoàn 500 vừa khi có lệnh báo.


Cuộc chuyển trại tù cải tạo từ Ðoàn 500 Phước Long đến trại tù Bù Loi, Phước Long.

Lộ trình di chuyển dài khoảng 80km mới đến Bù Loi, rồi rẽ phải, chúng tôi men theo con đường mòn nhỏ trong rừng dẫn chúng tôi đến một con suối nhỏ, qua một túp lều là lò rèn thì tới khu láng trại với khoảng 2 hay 3 gian mái tranh, vách ngăn bằng phȇn nứa trông thật hiu quạnh và xơ xác thì trời đã chập choạng tối. Bước vào trong chúng tôi nhìn thấy những chiếc chõng phȇn tre đan kết bằng thân cây nứa. Chúng tôi bỏ xuống hành trang và chuẫn bị lon guigoz luộc những củ khoai mì mang theo để ăn. Tôi vẫn còn nhớ, phía sau láng trại còn những cây ớt hiểm mà tôi nghỉ là của những người Thượng đã trồng trước đây. Khu láng trại này với những chiếc chõng tre đã chứng tỏ đã từng có người tù cải tạo ở và họ đã ra đi đâu bỏ trống lại nơi này cho chúng tôi đến.

Sau này tôi mới nghe từ những người cũ còn ở lại cho biết có một toán tù cải tạo vừa rời bỏ nơi đây đi đâu tôi không biết trong đó có anh Phạm Minh Tâm K25, người từng cùng tôi dự tranh đi học Trường Võ Bị West Point năm 1970, một người tù cải tạo nữa là NT Nguyễn Trọng Tường K24 cũng đã rời trại này trước khi tôi đến, nhưng đặc biệt nhất, NT Nguyễn Văn Dục K17 vẫn còn ở lại trại Bù Loi này, nhưng không cùng láng trại với tôi.

(Còn tiếp)

The Flag of The Republic of Vietnam

 The Flag of The Republic of Vietnam





Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2023

VĂN THƯ Số: 001/HDTV&GS/22-24 TỔNG HỘI CSVSQ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM - Thư Ban Chấp Hành Hội Võ Bị Nam California - Thư của CSVSQ/K25/THP Nội Vụ Ðặng Văn Khanh từ Paris

 

Tài Liệu về TVBQGVN



 

 ------

 

 

Anh Hạnh K25 thân:

Khoá 18 theo thông cáo tuyển mộ vào Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam  là 200 người, chương trình học là 4 năm (Trường  được TT Ngô Đình Diệm đặt viên đá xây dựng tên gọi là TVBQGVN ), ngày nhập học ấn định là ngày  23/11/1961. 
Trước đây tôi có xác nhận Khoá 18 là khoá đậu tiên được  ở Trường VBQGVN  vì tôi nhớ đến chi tiết  là  Toán Nha trang chúng tôi có 15 ngưới , vào Trường trước một ngày, ngày 22/11/1961.Toán này do Tiểu Khu Khánh Hoà lập thủ tục nhập ngũ , đưa đi khám sức khoẻ tổng quát tại TYV Duy Tân Đà Nẳng, đưa lên Đà lạt bằng Tàu hoả  từ Ga Nha Trang , đến Ga Tháp Chàm/ Phan Rang , đến Ga Đà Lạt sáng ngày 22/11/1961, chúng tôi được K16  . "đón tiếp... nồng hậu" !!!  lên xe GMC  vào Trường và được huấn nhục ngay...sau một ngày "lột xác" không còn biết nhân vị, nhân quyền gì hết, chị biết nghe lệnh và thi hành lệnh . Đêm hôm đó 22/11/1961 tuy được ngủ  trong Doanh trại mới toanh nhưng với tinh thần lẫn thể xác..."đau... không thể tả". Các Toán Huế, Sai Gòn ...lần lược vào Trường sau đó. 
Sau 10 tuần lể (TKS) chịu sự huấn nhục của K16 và sau ngày Khoá được gắng  Alpha SVSQ,  thì K16, K17 mới di chuyển toàn bộ qua TVBQGVN, được sắp xếp 3 khoá cùng ở chung với nhau trong 4 Doanh trại .
Ngôi Trường từ lúc đó (23/11/61) cho đến ngày 23/11/ 63 Khoá 18 ra Trường chỉ xây dưng được các cơ sở như đánh dấu (số 84) trong bản đồ Đà Lạt năm 1963 mà anh có được, gồm 4 Doanh trại để ở (2 thẳng 2 cong ) , 1 Phạn Xá (Nhà ăn hình thang có phòng hớt tóc trên tầng 2) và  3 Phòng học (phía trước 4 Doanh trại) , còn có Vũ đình Trường Lê lợi và Đài Chiến Sĩ Trận Vong (không thấy bản đồ ghi). Vì Trường con đang tiếp tục xây dưng nên không thấy có Lễ Khánh Thành.
Sau khi Khoá 16, Khoá 17 ra Trường ,  Khoá 18 được cho biết sẽ rút ngắn thời gian thụ huấn còn 2 năm vì nhu cầu chiến trường.
Khoá 19 vào Trường ngày 23/11/1962, trong khi đó K16 chuẩn bị  ra Trường (22/12/1962) nên được Khoá 17 HL. Lúc này Trường coi như có 4 khoá 16,17,18,19 với CHT Trường là Tr/T Trần Ngọc Huyến. 
- Bộ lễ phục màu trắng được 4 khoá này mặc , không biết nó đươc thay đổi từ khoá nào? anh thử hỏi K19 vì K19 có ở dưới thời CHT T/T Trần Tử Oai (thay thế Tr/t Trần Ngọc Huyến  sau khi TT Ngô Đình Diệm bị Tướng Dương Văn Minh  đảo chánh 01/11/1963) nghe nói Tướng Oai có sự thay đổi trong Hệ Thống Tự Chi Huy ?
- Không biết SVSQ mặc Lễ phục màu trắng đứng trước nơi đặt Viên đá đó là ai, vì như nói trên, cho đến khi K18 ra Trường ngày 23/11/1963 nơi này chưa xây dưng gi thêm như Bản đồ ĐL năm 1963 ghi. Rất tiết suốt 2 năm ở Trường tôi cũng không để ý Viên Đá đó được đặt ở chỗ nào ?!
- Bộ Chỉ Huy,Trụ Cờ, Ngôi sao dưới chân Viên Đá (như trong hình), Thư Viên, Nhà Thí Ngiệm Nặng, Cổng Trường ... không biết được xây dựng dưới thời CHT nào ?
Vài lời hồi đáp thư anh
CSVSQ Huỳnh Văn Giai K18

 -----



 

 







Quyết Ðịnh của Ðại Hội Ðồng XXII. July 2022