Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010

Vỡ đập chắn tại xí nghiệp Khai thác quặng của TKV ở Cao Bằng
Ngày 08.11.2010, 07:48 (GMT+7)

Lũ bùn của TKV ập xuống Cao Bằng
SGTT.VN - Cơn lũ bùn là do đập chắn nước thải từ việc tuyển rửa quặng của xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng thuộc công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng – tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bị vỡ. Vụ việc xảy ra vào đêm 5.11, kéo theo hàng ngàn khối bùn đất từ thượng nguồn đổ xuống, tràn lấp cả dòng suối rồi ùa lên đồng ruộng, hoa màu, vườn tược, nhà cửa của người dân. Dọc hai bên bờ suối dài khoảng 2km, bùn đỏ ngập ngụa đồng ruộng.
 
Khu dân cư ở Cao Bằng thiệt hại nặng vì bùn đỏ.
Tính đến thời điểm 17 giờ 30 phút ngày 7.11, mặc dù cơn lũ bùn đã bị ngăn chặn, tuy nhiên, hậu quả của nó để lại vẫn còn hết sức lớn. Hàng ngàn mét khối bùn vẫn đang tràn ngập nhà cửa và đồng ruộng, vấn đề đặt ra là đem chúng đi đâu và thu gom bằng cách nào là một bài toán khó với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng.
Xử lý kiểu “đánh bùn ra sông”
Ngày 7.11, khi phóng viên có mặt tại hiện trường, con đường dân sinh vào mỏ Nà Lũng vẫn bị ách tắc, bùn đất vẫn tiếp tục đùn lên đường, khiến cho người và xe máy vẫn không thể qua lại. Biện pháp duy nhất mà xí nghiệp sử dụng để khắc phục tình trạng tắc đường là dùng máy bơm, bơm nước từ sông vào rồi dùng máy xúc múc bùn đổ ra một con suối nhỏ để đưa ra sông Bằng có hàng vạn người dân sử dụng nước. Nhưng với cách làm này, chẳng khác gì “đánh bùn độc ra sông”, nếu giải quyết ô nhiễm được chỗ này thì chỗ khác lại ô nhiễm.
Chị Mã Thị Bạch (Nà Kéo, Duyệt Trung) hộ chịu thiệt hại nặng nhất do cơn lũ gây ra, than phiền: “Nhà tôi ở chỗ sâu nhất bị bùn ngập 1,5m, đã hai ngày nước rút nhưng bùn không rút là mấy. Hiện nay, vì mực bùn ở suối ngang bằng với mực bùn trong nhà nên không biết vét bùn đi đâu. Cứ múc đi được một tí thì bùn ngoài suối lại đùn vào. Cả nhà có vài bộ quần áo thì bị vùi lấp mất, giờ chồng tôi mới đi mua mấy bộ để mặc tạm. Hơn nữa, cũng không dám sắm nhiều vì có nhà đâu để ở và đựng đồ, cả nhà tôi phải ở nhờ trên cái lều nhỏ bên cạnh phòng bảo vệ của công ty bia Cao Bằng”.
Theo ông Lê Hồng Hải, chánh thanh tra, sở Tài nguyên và môi trường, sáng 7.11, sở đã có cuộc làm việc với xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng để xác định nguyên nhân của vụ vỡ đập và tìm giải pháp khắc phục. Tại cuộc làm việc này, phía xí nghiệp đã thừa nhận sự cố vỡ đập là do bờ đập được xây dựng từ năm 2005 nhưng không được gia cố lu lèn một cách cẩn thận nên móng đập đã bị thủng.
Đem bùn thải đi đâu và thu gom bằng cách nào là một bài toán khó với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Lãng Quân
Tuy nhiên, khi chúng tôi vào hiện trường nơi con đập bị vỡ, một số công nhân (xin được giấu tên) lại cho biết: đập bị vỡ là do dưới đáy đập có một cống lớn dùng để xả thải mỗi khi có mưa lũ hàng năm. Lượng bùn đất trong đập sẽ theo mưa lũ rồi cuốn ra sông Bằng và con sông này sẽ cuốn đi mọi chứng cứ.
Thông tin từ những công nhân trên trùng khớp với thông tin ông Lê Hồng Hải, cung cấp: năm 2008, xí nghiệp này đã bị xử phạt 70 triệu đồng vì có hành vi xả thải trộm. Theo ông Hải, lãnh đạo xí nghiệp nghe dự báo thời tiết là sẽ có mưa lũ về nên đã ra lệnh cho xả thải trước. Tuy nhiên, năm đó mưa lũ lại không về nên hành động xả thải trộm này đã bị lộ và bị bắt quả tang.
Còn khi làm việc với ông Đoàn Ngọc Báu, phó chi cục trưởng chi cục Bảo vệ môi trường lại khẳng định: Năm 2005, xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng đã tự ý xây dựng đập chắn thải số 4 (bể bị vỡ), đồng thời đập này cũng nằm ngoài phạm vi đất được cấp. Quan trọng hơn, mặc dù là đập cấp quốc gia nhưng xí nghiệp không hề có bản vẽ thiết kế cũng như báo cáo tác động môi trường. Việc làm này đã bị thanh tra sở Tài nguyên và môi trường lập biên bản xử phạt và yêu cầu hoàn chỉnh mọi thủ tục. Tuy nhiên, đã năm năm trôi qua, đến nay công ty này vẫn chưa có được các thủ tục trên.
Dòng sông ô nhiễm
Ông Nguyễn Hoàng Anh, chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo sở Tài nguyên và môi trường cùng các cơ quan chức năng, cần làm rõ nguyên nhân và xử lý nghiêm đối với xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng. Tuy nhiên, trước mắt xí nghiệp này cùng chính quyền thị xã Cao Bằng cần trích ngay kinh phí cho hai gia đình bị thiệt hại nặng nhất để ổn định cuộc sống và có tiền đi thuê nhà ở.
Ông Hoàng Anh cũng yêu cầu xí nghiệp này phải làm ngay cầu tạm để phục vụ đi lại cho bà con, tuyệt đối không để tình trạng tắc đường như hiện tại. Đồng thời phải dừng ngay việc bơm nước để đẩy bùn ra sông Bằng như hiện nay. Vì nếu hàng chục ngàn mét khối bùn đưa ra sẽ gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Bằng.
Hiện nay, xí nghiệp này lại đang tiến hành xây dựng tiếp đập chắn thải số 5, với cách xây dựng và công tác giám sát lỏng lẻo như hiện nay của các cơ quan chức năng, thì ai chắc được sự cố vỡ đập có còn xảy ra nữa hay không? Câu trả lời thuộc về ngành chức năng của tỉnh Cao Bằng và chính bản thân xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng cũng như tập đoàn TKV.
bài và ảnh: Lãng Quân
Lưu ý bùn thải quặng đuôi tại Tây Nguyên
Ngày 08.11.2010, 07:49 (GMT+7)

SGTT.VN - Cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học để kiểm tra xem sắt khai thác ở Cao Bằng là sắt gì, thành phần ra sao mới có thể cảnh báo về an toàn, sức khoẻ cũng như môi trường sống cho người dân.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Hoè (giảng viên khoa môi trường, đại học Khoa học tư nhiên, đại học quốc gia Hà Nội, kiêm trưởng ban phản biện xã hội – hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) nói: “Tôi có đọc nhưng tôi cho rằng một số báo đang “đánh đồng” giữa bùn đỏ và bùn thải đuôi quặng màu đỏ là một, sự “lập lờ” này có thể gây hoang mang cho người đọc. Có hai loại bùn màu đỏ liên quan đến khai thác bôxít laterit và sản xuất alumin cần phải phân biệt rõ. Loại thứ nhất xuất hiện khi tuyển rửa quặng bôxít nguyên khai thành quặng tinh. Sản phẩm thải ra chủ yếu là đất trộn lẫn các hạt quặng bôxít có đường kính nhỏ hơn 1mm. Loại bùn đất này tuy cũng có màu đỏ nhưng thuật ngữ chuyên môn gọi là bùn thải đuôi quặng, không phải là chất thải công nghiệp hay chất thải độc hại vì quá trình tuyển rửa không dùng hoá chất.
Loại thứ hai sinh ra trong quá trình sản xuất alumin từ bôxít theo công nghệ Bayer và có tên là bùn đỏ (Red Mud). Quy trình Bayer có sử dụng xút (NaOH) nên bùn đỏ là loại chất thải công nghiệp độc hại, gây nhiều tác động xấu đến sức khoẻ con người và phải được xử lý theo quy định chất thải độc hại”.
Hiện có nhiều lo lắng khi cho rằng bùn tại Cao Bằng có thể chứa các chất gây độc hại cho sức khoẻ con người, ý kiến của ông là như thế nào?
Hiện nay chúng ta chưa rõ được thành phần của mỏ, chưa rõ quá trình công nghệ tuyển như thế nào, có dùng hoá chất hay không nên chưa thể nói điều gì. Do đó, để có câu trả lời chính xác phải kiểm tra thành phần của mỏ. Đây không phải lần đầu tiên Cao Bằng để xảy ra sự cố này, do đó đã đến lúc phải có xác minh khoa học rõ ràng.
Từ sự cố này ông nghĩ gì về những lo lắng về sự an toàn các đập bôxít Tây Nguyên?
Tây Nguyên là vùng có địa hình cao, luôn có nguy cơ xói lở. Theo các báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bôxít Nhân Cơ, nước thải và bùn đỏ có khối lượng tới hơn 11 triệu m3/năm. Tính toán ban đầu cho thấy dự án Nhân Cơ sau 15 năm khai thác dung tích hồ chứa bùn đỏ lên đến gần 9 triệu m3 và nếu khai thác ở Tân Rai thì cả đời dự án thải ra 80 – 90 triệu m3 bùn đỏ, như vậy chúng ta cần những hồ chứa có dung tích rất lớn.
T. Tuyền
Tiến sĩ Nguyễn Văn Ban – nguyên trưởng ban dự án nhôm (tổng công ty Khoáng sản Việt Nam): “Phải quan tâm thêm bùn thải quặng đuôi tại Tây Nguyên. Từ trước tới nay, chúng ta bàn nhiều tới bùn đỏ ở Tây Nguyên nhưng chưa nói nhiều tới bùn thải quặng đuôi. Trong khi để có được 1 triệu tấn quặng tinh sẽ phải thải ra 2,5 triệu tấn bùn quặng đuôi chưa kể nước. Với công nghệ thải ướt hiện nay, cộng khối lượng bùn thải lớn như vậy thì nguy cơ vỡ đập là rất đáng lo lắng. Tất nhiên, độc hại của bùn thải quặng đuôi không như bùn đỏ nhưng nguy cơ xảy ra “lũ bùn” như Cao Bằng thì thực sự đáng lưu tâm”.
Nếu không khắc phục, phải đóng cửa mỏ
Ngày 08.11.2010, 18:49 (GMT+7)

SGTT.VN - “Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng có lỗi chính khi để xảy ra sự cố vỡ đập chứa bùn. Nhưng UBND tỉnh Cao Bằng và các ngành chức năng cũng cần xem xét lại việc quản lý…”, chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, ông Nguyễn Hoàng Anh, nhấn mạnh trong cuộc họp bất thường ngày hôm nay 8.11.
 
Người dân vất vả thu dọn bùn thải tràn vào nhà cửa, vườn tược, làm đảo lộn cuộc sống của họ. Ảnh: Lãng Quân
Sáng 8.11, UBND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức cuộc họp bất thường để tìm giải pháp giải quyết triệt để hậu quả do cơn lũ bùn đỏ gây ra ngày 5.11. Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Hoàng Anh, chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng khẳng định, cơn lũ bùn xảy ra là do đập chứa bùn của xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng ( thuộc công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng, tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam TKV), bị vỡ gây ra.
“Vì vậy, phía công ty ngoài việc phải chịu mức phạt theo pháp luật quy định, còn phải có trách nhiệm với những người dân chịu thiệt hại” ông Hoàng Anh nhấn mạnh.
Nếu không khắc phục, phải đóng cửa mỏ
Quan trọng hơn, theo ông Anh, xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng phải có giải pháp đưa toàn bộ số bùn thải công nghiệp ra khỏi nhà dân cũng như đồng ruộng và dòng suối. Đồng thời xí nghiệp phải dừng ngay việc dùng nước để rửa bùn ra sông Bằng, tránh tình trạng ô nhiễm dòng sông.
“Trong thời gian sớm nhất, xí nghiệp phải đưa ra được phương án cụ thể và có hạn định về thời gian xử lý bùn. Đối với 6 ha đất nông nghiệp bị bùn công nghiệp xâm hại, nếu không khắc phục được ngay, xí nghiệp phải đền bù về sản lượng hàng năm cho bà con”, ông Anh nói.
Ông Hoàng Anh cho rằng: “Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng có lỗi chính khi để xảy ra sự cố vỡ đập chứa bùn. Nhưng UBND tỉnh Cao Bằng và các ngành chức năng như sở Tài nguyên và Môi trường, sở Công thương và Công an Môi trường cũng cần xem xét lại việc quản lý cấp mỏ và việc kiểm tra giám sát trong quá trình các doanh nghiệp khai thác mỏ”.
Thực tế cho thấy từ năm 2005 đến nay, xí nghiệp này đã 4 lần bị xử phạt vì tội xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường, nhưng vẫn chưa có biện pháp nào đủ mạnh để chấm dứt tình trạng này là điều mà các cơ quan chức năng phải suy nghĩ.
“Nếu xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng còn vi phạm và không triệt để khắc phục hiệu quả thì chính quyền tỉnh sẽ kiên quyết đóng cửa mỏ”, ông Nguyễn Hoàng Anh cương quyết.
Bốn lần xả trộm chất thải
 
Người dân phải đi nhờ máy xúc qua những nơi phủ đầy bùn thải. Ảnh: Lãng Quân
Tại cuộc họp này, một số ý kiến cho rằng, với những nhà dân và đồng ruộng không thể khắc phục được thì “nên tính đến phương án đền bù diện tích đất khác để bà con có nơi sinh hoạt và sản xuất”.
Nhưng có ý kiến cho rằng phương án này không khả thi, bởi dù đền bù đất đai và nhà cửa cho dân thì xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng cũng phải đưa toàn bộ số bùn công nghiệp ra khỏi khu vực ô nhiễm và phải có phương án chôn lấp cẩn thận.
“Nếu không giải quyết được việc này thì chỉ sau một trận mưa to, hàng vạn khối bùn này có thể tiếp tục gây ô nhiễm môi trường chỗ khác, nhất là ô nhiễm sông Bằng”.
Cũng tại cuộc họp, đại diện phòng Cảnh sát Môi trường tỉnh Cao Bằng còn cho biết, từ năm 2005 đến nay xí nghiệp này đã có 4 lần bị xử phạt vì tội xả thải trộm. Đáng lưu ý là tất cả các lần vi phạm bị bắt quả tang này chỉ xảy ra vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, thời điểm ít xảy ra lũ lụt.
Chính điều này khiến người dân và công nhân của xí nghiệp nghi ngờ đơn vị này xả trộm bùn thải vào mỗi kỳ mưa lũ. Phải chăng xí nghiệp đã lợi dụng mưa lũ để phi tang chứng cứ?
Cũng theo thông tin từ lực lượng Cảnh sát môi trường tỉnh Cao Bằng, đập chắn thải số 4 (tức đập vừa bị vỡ) đã quá tải từ năm 2008. Để khắc phục tình trạng quá tải này, xí nghiệp đang xin phép tỉnh cho xây thêm đập số 5 trị giá hơn 30 tỉ đồng. Tuy nhiên, đập số 5 vẫn chưa được cấp phép vì báo cáo tác động môi trường của xí nghiệp trình lên sở Tài nguyên và Môi trường chưa đảm bảo tiêu chuẩn nên đã bị trả lại.
Mặt khác, xí nghiệp nâng cấp đập số 4 bằng cách hàng năm tôn thêm thân đập bằng đất thải từ mỏ chuyển ra. Song, khi đổ thải không được lu lèn cẩn thận nên sự cố vỡ đập mới xảy ra.
Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Anh, chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng khẳng định: “Nếu xí nghiệp khai thác khoáng sản Nà Lũng muốn xây thêm đập số 5 để nâng công suất khai thác lên 350 ngàn tấn/năm thì phải tiến hành công tác khoan thăm dò để đánh giá trữ lượng của mỏ xem có nên đầu tư tiếp hay không”.
Đồng thời, ông Anh cũng nhấn mạnh, chỉ khi nào xí nghiệp khai thác khoáng sản Nà Lũng nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ môi trường thì tỉnh Cao Bằng mới đồng ý cho tiếp tục khai thác. Tỉnh kiên quyết không để xảy ra tình trạng hưởng lợi từ khai thác mỏ nhưng làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân sinh.
Lãng Quân
Ông Triệu Sĩ Lầu, phó trường đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng:
Để xảy ra lũ bùn có phần do chính quyền
 
Người dân và công nhân của xí nghiệp Nà Lũng nghi ngờ đơn vị này hay xả trộm bùn thải vào mỗi kỳ mưa lũ. Ảnh: Lãng Quân
Trước cơn "lũ bùn đỏ" tràn về khu dân cư thị xã Cao Bằng, phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng Triệu Sĩ Lầu cho rằng, để xảy ra tình trạng này một phần do doanh nghiệp chấp hành pháp luật chưa nghiêm, phần khác do chính quyền giám sát còn lỏng lẻo.
Theo ông Lầu, khi đoàn ĐBQH đi tiếp xúc cử tri, người dân đều tỏ ra lo lắng và đã phản ánh tình trạng ô nhiễm quanh khu vực khai thác mỏ Nà Lũng. Đập chắn chất thải của xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng đã từng rò rỉ nhiều lần.
ĐBQH Triệu Sĩ Lầu cho hay, mới cách đây hai tuần, chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã yêu cầu xí nghiệp này phải gia cố đập chắn cẩn thận, tránh hiện tượng vỡ đập. Tuy nhiên, yêu cầu này chưa được thực hiện thì xảy ra sự cố.
Mỏ Nà Lũng chỉ là một trong các mỏ quy mô chưa lớn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Hiện Cao Bằng còn rất nhiều mỏ khai thác khoáng sản quy mô lớn đang hoạt động. Do đó, theo ĐBQH Triệu Sĩ Lầu, phải xem việc dây dưa trong xử lý sai phạm ở xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng là một bài học trong quản lý các doanh nghiệp khai khoáng trên địa bàn.
"Doanh nghiệp đặt lợi nhuận lên trên hết, không quan tâm và không có trách nhiệm xử lý môi trường", ông Lầu nói.
Bà Hoàng Thị Bình, ủy viên ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội, đồng thời là ĐBQH tỉnh Cao Bằng cũng kiến nghị, trước sự cố này, xí nghiệp cần có biện pháp hỗ trợ, đền bù thiệt hại cho dân. Sau đó, phải kiểm tra, xác định nguyên nhân và có giải pháp căn cơ để hạn chế sự cố tương tự.

"Không thể tiếp tục tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi mà không tính toán đến chuyện bảo vệ môi trường. Chuyện này chắc chắn sắp tới sẽ phải tiếp tục được đưa ra kỳ họp Hội đồng nhân dân", ĐB Bình nói.
Điều mà các ĐBQH Cao Bằng đặt ra, đó là khi để xảy ra sự cố vỡ đập thì chính UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh cũng cần xem xét lại việc quản lý cấp mỏ và kiểm tra giám sát trong quá trình các doanh nghiệp khai thác mỏ.
Hùng Anh

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010

Các Thành Phố (Tiểu Bang, Nước) đã ký tên trên Thỉnh Nguyện Thư Chống Khai thác Bô xít Tây Nguyên

Cập nhật cho ngày 07/11/2010
Số chữ ký cập nhật: 792, số lần ký tên 106
1.         California - San Jose City       Sun, Nov 7, 2010 12:40 PM
2.         San Jose California     Sun, Nov 7, 2010 11:25 AM
3.         California, Alameda    Sun, Nov 7, 2010 11:10 AM
4.         Minnesota       Sun, Nov 7, 2010 9:00 AM
5.         Maryland, Silver Spring          Sun, Nov 7, 2010 8:55 AM
6.         Virginia           Sun, Nov 7, 2010 8:42 AM
7.         Oregon, Portland        Sun, Nov 7, 2010 8:33 AM
8.         London, Ontario         Sun, Nov 7, 2010 5:36 AM
9.         Cali      Sun, Nov 7, 2010 3:54 AM
10.       Ontario            Sun, Nov 7, 2010 2:24 AM
11.       Zürich  Sun, Nov 7, 2010 2:21 AM
12.       San Jose, CA.  Sun, Nov 7, 2010 2:14 AM
13.       California        Sat, Nov 6, 2010 10:54 PM
14.       California        Sat, Nov 6, 2010 10:33 PM
15.       California, San jose     Sat, Nov 6, 2010 10:29 PM
16.       California        Sat, Nov 6, 2010 10:24 PM
17.       Dallas Texas    Sat, Nov 6, 2010 10:04 PM
18.       Oregon            Sat, Nov 6, 2010 8:50 PM
19.       California        Sat, Nov 6, 2010 8:49 PM
20.       austin, tx         Sat, Nov 6, 2010 7:46 PM
21.       VIRGINIA     Sat, Nov 6, 2010 7:00 PM


Các Thành Phố (Tiểu Bang, Nước) đã ký tên trên Thỉnh Nguyện Thư Chống Khai thác Bô xít Tây Nguyên
 
Xin lưu ý tất cả quý đồng hương Web site Surveymonkey là một Web site độc lập và sẽ bảo vệ cho bản danh sách này vì chúng tôi sẽ trả một lệ phí cho họ. Trong ba ngày kể từ ngày 03/11 đến 06/11 chúng ta đã có một danh sách gần 800 chữ ký (người Việt) từ khắp nơi trên thế giới ký tên trên Thỉnh Nguyện Thư Chống Khai thác bô xít Tây Nguyên gửi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Nếu chúng ta biết lá phiếu bầu cử ở các quốc gia tự do, dân chủ có giá trị như thế nào thì chữ ký của đồng bào Việt Nam dù Kinh hay Thượng là một nhà sẽ có một sức ảnh hưởng lên Thỉnh Nguyện Thư của chúng ta gửi các cơ quan quốc tế.
Kính xin tất cả quý đồng hương hãy chuyển thông tin này đi tất cả mọi nơi đến mọi góc trời cho đồng bào chúng ta được biết và cùng ký tên. Tên của tất cả đồng bào sẽ được lưu trữ cẩn thận và chu đáo.
Trân trọng,
Quan Điểm Việt Nam 2011.
1.         austin,tx            Sat, Nov 6, 2010 7:46 PM
2.         VIRGINIA          Sat, Nov 6, 2010 7:00 PM
3.         Richardson, Texas          Sat, Nov 6, 2010 6:39 PM
4.         MPLS, MN          Sat, Nov 6, 2010 6:33 PM
5.         California           Sat, Nov 6, 2010 2:19 PM
6.         California, Anaheim        Sat, Nov 6, 2010 2:00 PM
7.         CALIFORNIA      Sat, Nov 6, 2010 1:09 PM
8.         SC        Sat, Nov 6, 2010 11:43 AM
9.         Erlangen, Bayern           Sat, Nov 6, 2010 11:01 AM
10.        Massachuttset , Worcester           Sat, Nov 6, 2010 10:54 AM
11.        Texas    Sat, Nov 6, 2010 10:27 AM
12.        Bruxelles           Sat, Nov 6, 2010 9:32 AM
13.        washington oregon         Sat, Nov 6, 2010 9:12 AM
14.        TEXAS   Sat, Nov 6, 2010 9:12 AM
15.        CALIFORNIA      Sat, Nov 6, 2010 8:27 AM
16.        virginia  Sat, Nov 6, 2010 7:46 AM
17.        CALIFORNIA      Sat, Nov 6, 2010 7:26 AM
18.        Texas, Dallas     Sat, Nov 6, 2010 6:54 AM
19.        Garden Grove, California            Sat, Nov 6, 2010 6:08 AM
20.        ONTARIO OTTAWA         Sat, Nov 6, 2010 5:54 AM
21.        MICHIGAN         Sat, Nov 6, 2010 5:05 AM
22.        Atlanta, GA        Sat, Nov 6, 2010 3:11 AM
23.        Ontario,Toronto  Sat, Nov 6, 2010 3:03 AM
24.        SYDNEY Sat, Nov 6, 2010 12:27 AM
25.        California.          Fri, Nov 5, 2010 11:37 PM
26.        California           Fri, Nov 5, 2010 11:21 PM
27.        Texas    Fri, Nov 5, 2010 9:49 PM
28.        OAKLAND,CA 94067       Fri, Nov 5, 2010 9:38 PM
29.        Victoria, Melbourne         Fri, Nov 5, 2010 9:19 PM
30.        Houston Texas   Fri, Nov 5, 2010 8:32 PM
31.        City of Baldwin Park, State of California    Fri, Nov 5, 2010 8:22 PM
32.        Tracy, California Fri, Nov 5, 2010 8:14 PM
33.        California           Fri, Nov 5, 2010 8:05 PM
34.        california           Fri, Nov 5, 2010 8:00 PM
35.        ca sanfrancisco  Fri, Nov 5, 2010 7:43 PM
36.        California           Fri, Nov 5, 2010 7:28 PM
37.        Thành phố Đà Nẵng        Fri, Nov 5, 2010 7:18 PM
38.        Houston TX        Fri, Nov 5, 2010 7:09 PM
39.        California-New Jersey-New York-Ohio       Fri, Nov 5, 2010 7:06 PM
40.        California           Fri, Nov 5, 2010 6:59 PM
41.        Georgia Fri, Nov 5, 2010 6:41 PM
42.        California - Santa Ana     Fri, Nov 5, 2010 6:33 PM
43.        California           Fri, Nov 5, 2010 6:01 PM
44.        New Orleans Louisiana 70072      Fri, Nov 5, 2010 5:45 PM
45.        Montreal, Quebec           Fri, Nov 5, 2010 5:42 PM
46.        S. California (Garden Grove, Fountain Valley)       Fri, Nov 5, 2010 5:35 PM
47.        New Jersey        Fri, Nov 5, 2010 5:33 PM
48.        California, Westminter,   Fri, Nov 5, 2010 5:23 PM
49.        CA        Fri, Nov 5, 2010 5:04 PM
50.        CA        Fri, Nov 5, 2010 5:00 PM
51.        Garden Grove, CA          Fri, Nov 5, 2010 4:47 PM
52.        Manchester        Fri, Nov 5, 2010 4:37 PM
53.        Boston, MA        Fri, Nov 5, 2010 4:08 PM
54.        California           Fri, Nov 5, 2010 3:05 PM
55.        Windsor, Ontario            Fri, Nov 5, 2010 2:37 PM
56.        HENRICO,VIRGINIA        Fri, Nov 5, 2010 1:27 PM
57.        Gulfport, Mississippi        Fri, Nov 5, 2010 1:03 PM
58.        Arizona Fri, Nov 5, 2010 12:51 PM
59.        Paris     Fri, Nov 5, 2010 12:41 PM
60.        Virginia Fri, Nov 5, 2010 12:05 PM
61.        PARIS   Fri, Nov 5, 2010 11:28 AM
62.        Bruxelles           Fri, Nov 5, 2010 11:20 AM
63.        paris     Fri, Nov 5, 2010 11:13 AM
64.        Liège     Fri, Nov 5, 2010 9:54 AM
65.        San Jose, California        Thu, Nov 4, 2010 9:00 PM
66.        oklahoma          Thu, Nov 4, 2010 6:30 AM
67.        texas    Wed, Nov 3, 2010 2:59 PM
68.        California           Wed, Nov 3, 2010 1:51 PM
69.        San Leandro,Ca Wed, Nov 3, 2010 12:19 PM
70.        California           Wed, Nov 3, 2010 12:04 PM
71.        California, Santa Ana      Wed, Nov 3, 2010 11:56 AM

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010

George W. Bush calls Katrina photo a ‘huge mistake’

Bush regrets Katrina photo
http://news.yahoo.com/s/yblog_upshot/20101105/pl_yblog_upshot/former-president-bush-calls-katrina-photo-a-huge-mistake
Former President George W. Bush says it was a "huge mistake" to let himself be photographed looking from Air Force One down at the aftermath of Hurricane Katrina.
Bush reflected on the iconic photograph during an interview with NBC's Matt Lauer to promote his forthcoming memoir, "Decision Points." The photo was published widely and only reinforced the view that the Bush administration didn't act quickly enough or fully grasp the severity of the problems on the ground in New Orleans after the levees broke.


"Let's get to the picture that we may have seen more of you in the last couple years of your presidency than any other picture," Lauer said. "You're sitting in Air Force One, flying back toward Washington. You fly right over New Orleans and you look out the window."
"Yes," Bush responded. "Huge mistake."
The full Lauer interview airs 8 p.m. Monday night, with Bush's book hitting shelves the following day. But NBC released the following excerpt Friday:

LAUER: Yeah. And in comes the press and they take that picture. And it made you look so out of touch.
BUSH: Detached and uncaring. No question about it.
LAUER: Whose fault was it?
BUSH: It's always my fault. I mean I was the one who should have said, A, don't take my picture, B, let's land in Baton Rouge, Louisiana, C, let's don't even come close to the area. Let's -- the next place to be seen is in Washington at a command center. I mean, it was my fault.
LAUER: When the picture's released you write, "I immediately knew it was a problem."
BUSH: Of course. I'd been around long enough to know that when it was released. And the reason why we didn't land in Louisiana is because I was concerned that first responders would be pulled off their task and I'd be criticized. In retrospect,  however, I should have touched down in Baton Rouge, met with the governor and walked out and said, "I hear you. We understand. And we're going to help the state and help the local governments with as much resources as needed." And then got back on a flight up to Washington. I did not do that. And paid a price for it.
[Then and now photos: New Orleans, five years later]
It's likely that most of the revelations in Bush's book will be covered before the title becomes available in stores.
The New York Times already snagged a copy of the book and revealed Tuesday that Bush once considered replacing Vice President Dick Cheney before running for re-election in 2004. Also, NBC released a previous excerpt in which Bush said that rapper Kanye West's criticism of him after Katrina—that he "doesn't care about black people"—was "one of the most disgusting moments of my presidency."
(Photo of Bush overlooking New Orleans on Aug. 31, 2005: AP/Susan Walsh)
---------------------
Khi Tổng Thống Bush từ trên Air Force 1 nhìn thảm kịch do cơn bão Katrina thổi qua tàn phá Louisiana mà ông đã không có bất cứ một phản ứng đúng lúc cho tấn thảm kịch này để cho thấy một dấu hiệu về sự quan tâm của một vị lãnh đạo đối với đất nước ít nhất cho Louisiana tràn ngập trong biển nước, ông đã biết mình mang một lỗi lầm rất lớn đối với nhân dân Mỹ. Ông nói, “khi hồi tưởng lại, lẽ ra tôi sẽ đáp xuống Baton Rouge, Louisiana, gặp gỡ viên thống đốc, bước ra phi cơ và nói, Tôi nghe ông đây, Chúng tôi hiểu. Và chúng tôi sẽ giúp tiểu bang, giúp chính quyền địa phưƠng tất cả mọi thứ nhu cầu cần thiết.” Rồi trở lại phi cơ đi Washington. Tôi đã không làm điều đó. Tôi đã trả giá cho việc đó. Cựu Tổng Thống Bush nói, bức ảnh chụp ông từ trên chiếc Air Force 1 xuống phía dưới là vùng ngập lụt New Orleans đã hoen ố thanh danh ông, rằng chính quyền ông đã không phản ứng đầy đủ và nắm lấy sự nghiêm trọng của vấn đề trên vùng đất New Orleans sau khi những con đê bị vỡ. Nhưng ông còn nói một trong những giờ phút xấu xa (disgusting – ghê tởm) trong thời làm tổng thống của tôi sau khi nghe phê bình của ca sĩ nhạc rap Kanye West rằng tổng thống Bush đã không quan tâm đến người da đen.
Cơn bão Katrina đánh vào Louisiana nǎm 2005 khiến ta hình dung Tây Nguyên trong cơn giông bão mà các chất bùn đỏ tràn ngập Tây Nguyên và chảy xuống vùng bình nguyên và châu thổ sông Cửu Long. Ai có trách nhiệm trước cái chết của Tây Nguyên và ai sẽ có trách nhiệm cho những khốc hại chết chóc và bệnh tật di cǎn cho hơn hai mươi triệu người Việt Nam?

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010

Lũ Nam Trung bộ lên nhanh, vỡ một hồ chứa nước

Chiều và tối 1/11 mưa tiếp tục trút nước xuống các tỉnh Nam Trung Bộ, nhấn chìm nhiều nhà cửa, phố xá. 7 người chết trong lũ, chủ yếu là trẻ em và người già. Một hồ chứa nước ở Ninh Thuận đã vỡ, nhiều hồ xả lũ đồng loạt. http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA2260A/
> Mưa lũ hoành hành Nam Trung bộ / Cận cảnh chạy lũ ở Khánh Hòa

Tối qua, Khánh Hòa có thêm em Phạm Thành Trung, 2 tuổi ở thôn Nghĩa Bình, phường Cam Nghĩa, thị xã Cam Ranh, chết vì mưa lũ. Như vậy tại tỉnh này đã có 4 người thiệt mạng vì mưa lũ, chủ yếu là trẻ nhỏ và người già. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Quê (sinh năm 1953), trú ở xã Vĩnh Ngọc (thành phố Nha Trang), mất tích vì lật xuồng khi chèo qua sông Cái thăm con.
Chiều 1/11, trên địa bàn tỉnh tiếp tục mưa to, lượng mưa đo được ở Nha Trang lên đến 640mm, thị xã Cam Ranh là 528mm, huyện Khánh Sơn 481 mm. Ở Nha Trang, mưa lớn làm một mảng đồi La San thuộc khu vực trường Đại học Nha Trang bị lở xuống vòng xoay Tôn Thất Tùng. Đến buổi chiều, các lực lượng chức năng đã dọn dẹp xong để giải tỏa ách tắc giao thông.
Nhiều xã còn ngập nặng như Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Hiệp, Ngọc Hiệp, Phước Đồng... khiến giao thông đi lại khó khăn. Các dịch vụ sửa xe chết máy mọc lên với giá 5.000-10.000 đồng. Nhiều người dùng xuồng để chở khách ngay trên phố với giá 10.000-20.000 đồng một lần.
Lũ lên cao, ngập vào khu dân cư thành phố Nha Trang. Nhiều người 
phải đi xuồng trên phố. Ảnh: Tường Vi
Lũ lên cao, ngập vào khu dân cư thành phố Nha Trang. Nhiều người phải đi xuồng trên phố.
Ảnh: Tường Vi
Ở nhiều trường học như tiểu học Vĩnh Hiệp, Trung học phổ thông Hà Huy Tập... học sinh không thể đến trường. Thầy Nguyễn Thanh Bình, hiệu trưởng trường Hà Huy Tập cho biết: "Mặc dù các thầy cô có mặt nhưng vì ngập lụt, các em không đến trường được, buộc nhà trường phải nghỉ học".
Tuyến đường tỉnh lộ 9 đi lên huyện Khánh Sơn, đã khắc phục tạm thời sạt lở, nhưng ôtô vẫn chưa đi được, các cầu tràn vẫn đang ngập nước. Nhiều xã đã bị mất điện hoàn toàn. Việc đi lại giữa thị trấn và 4 xã phía Tây cũng bị tê liệt vì nước ngập. Hàng nghìn hộ dân bị bao vây trong nước. Học sinh các cấp ở huyện này đã nghỉ học hai ngày nay.
Khánh Hòa là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất của đợt mưa lũ tại Nam Trung Bộ này.
Sát với Khánh Hòa là tỉnh Ninh Thuận, cũng chịu nhiều thiệt hại vì mưa lũ ba ngày qua. Ngày 1/11 toàn tỉnh Ninh Thuận có mưa lớn tiếp tục kéo dài nhiều giờ. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh, lượng mưa đo được trong ngày từ 300 đến 450mm. Đến khoảng 7h sáng thì hồ chứa nước Phước Trung ở huyện Bác Ái đang thi công đã bị vỡ bờ. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh phải huy động nhiều lực lượng cùng tham gia khẩn cấp di dời dân trong vùng hạ lưu hồ Phước Trung thuộc xã Mỹ Sơn, nên không có thiệt hại về người.
Nhiều con đường tại thành phố Phan Rang Tháp Chàm và nhà dân thuộc phường Phước Mỹ, Đạo Long, Mỹ Hương, Kinh Dinh…bị nước ngập hoàn toàn. Có nơi nước vào nhà trên một mét, cả thành phố ngập chìm trong nước, các tuyến giao thông nội thị bị tê liệt. Hàng trăm hộ dân sống ven đê sông Dinh bị sập nhà và nước ngập phải di chuyển tài sản ra mặt đê để sinh hoạt.
Ở thượng nguồn, dòng sông Cái nước lũ cuồn cuộn đổ về hạ lưu rất lớn, nhiều nhiều dân hiếu kỳ đội mưa ra đứng trên cầu Sông Cái và cầu Tân Mỹ xem nước lũ. Bên cạnh đó, các hồ chứa nước như Sông Sắt, Sông Trâu, Tân Giang, CK7, Suối Lớn, Bầu Ngứ, Ma Trai, Ba Chi, Nước Ngọt, Ông Kinh, Thành Sơn gần như đạt và vượt dung tích chứa cho phép đã đồng loạt xả lũ.
Tỉnh Ninh Thuận đã triển khai việc hộ đê bằng 37.000 bao cát và 3.000 khối cát để ngăn nước tràn vào thành phố. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Thuận tiếp tục triển khai lực lượng, phương tiện, vật tư cứu hộ, cứu nạn với 1.000 chiến sĩ của các lực lượng vũ trang và Đoàn thanh niên, cùng hàng chục chiếc xuồng máy. Tất cả tập trung cho việc hộ đê sông Dinh, vì nước từ thượng nguồn đổ về ngày càng nhiều, mực nước có nguy cơ tràn qua đê.
Các lực lượng đang tổ chức hộ đê sông Dinh, phòng vỡ đê. Ảnh: Sơn 
Ninh
Các lực lượng đang tổ chức hộ đê sông Dinh, phòng vỡ đê. Ảnh: Sơn Ninh
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, toàn tỉnh có 2 người bị mất tích; 58 căn nhà sập đổ, tốc mái; 1.137 căn nhà bị ngập nước; 8.036 ha cây trồng các loại bị ngập, nhiều gia súc, gia cầm bị nước lũ cuốn trôi; 453m kênh mương bị sạt lở. Nhiều công trình công cộng khác bị hư hỏng nặng nề.
Chiều cùng ngày, mưa tạm ngưng nhưng tình hình lũ vẫn còn diễn biến khá phức tạp Lực lượng cứu hộ, cứ nạn của tỉnh đã di dời 3.164 hộ cùng 12.656 nhân khẩu đến nơi an toàn.
Phú Yên ở cách Khánh Hòa bởi đèo Cả, cũng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên cho biết đã tìm được thi thể ông Phạm Đình Cư, sinh năm 1955, trú thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên), bị lũ làm lật thuyền, cuốn trôi vào trưa ngày 30/10.
Nhóm phóng viên

Thủy điện xả lũ, thành phố Tuy Hòa sẽ ngập nặng

Cả 3 hồ thủy điện trên dòng sông Ba (Phú Yên) đồng loạt xả lũ hôm nay, cảnh báo nguy cơ ngập thành phố Tuy Hòa. Hồ Lòng Sông ở Bình Thuận cũng tăng cường xả lũ để giải tỏa lượng nước. http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA22635/
> Lũ Nam Trung bộ lên nhanh, vỡ một hồ chứa nước

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên sáng nay thông báo, trong hôm nay cả 3 hồ thủy điện trên dòng sông Ba lần lượt xả lũ. Như vậy, từ tối 2/11, thành phố Tuy Hòa sẽ bị bị ngập.
Khánh Hòa bị chia cắt bởi nước lũ
7h sáng nay, hồ thủy điện Sông Ba Hạ đã bắt đầu xả lũ với lưu lượng 2.500 m3 một giây và tăng dần lên từ 4.000 đến 5.000m3 một giây vào khoảng 19h. Trước đó, hồ thủy điện Sông Hinh đã xả lũ với lưu lượng 1.000m3 một giây. Riêng hồ thủy điện Krông H’Năng có mực nước đạt cao trình tối đa 255m, dự kiến sẽ xả lũ trong ngày.
Như vậy, cả 3 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ, đến 19h tối nay, thành phố Tuy Hòa sẽ đón dòng nước lũ có lưu lượng trên 6.000m3 một giây. Với lưu lượng này, chỉ sau vài giờ, Tuy Hòa sẽ trở thành biển nước.
Xã Đạ Quyn, Lâm Đồng, chìm trong biển nước. Nhà bị ngập, người dân
 phải leo lên tầng ngồi trông. Ảnh: Lưu Quỳnh
Xã Đạ Quyn, Lâm Đồng, chìm trong biển nước. Nhà bị ngập gần một nửa, người dân phải leo lên tầng ngồi trông. Ảnh: Lưu Quỳnh.
Vào đầu tháng 11/2009, hồ thủy điện Sông Ba Hạ chỉ xả lũ với lưu lượng 1.400 m3 một giây mà sau nửa ngày, thành phố Tuy Hòa bị ngập. Một ngày sau, khu vực này đạt đỉnh lũ lịch sử của năm 2003. Chính việc xả lũ ồ ạt của thủy điện vào cuối năm ngoái khiến nhiều nhà dân từ huyện Đông Hòa đến Tuy Hòa ngập nặng, thiệt hại lớn về tài sản lẫn tính mạng con người.
Dự báo, trong 3 ngày tới lượng mưa tại Phú Yên và các tỉnh Nam Trung bộ, Tây nguyên tiếp tục tăng. Do vậy, lưu lượng lũ đổ về các hồ thủy điện cũng sẽ tăng dần và lưu lượng xả lũ theo đó cũng tăng.
Người dân Phú Yên đang đối mặt với nguy cơ một trận lũ chưa từng có. “Để đối phó với việc xả lũ, chúng tôi đã chuẩn bị 16 thuyền máy sẵn sàng cơ động di dời dân ven sông Ba thuộc xã Hòa Thành”, ông Huỳnh Ngọc Sương, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết.
Ông Sương cho biết thêm, lãnh đạo các xã phối hợp với lực lượng thanh niên xung kích địa phương tổ chức trực 24/24h kể từ đêm 1/11, để đối phó với nước lũ.
Ninh Thuận cuồn cuộn nước dâng
Trong khi đó chiều hôm qua, em Lê Thị Thanh Thủy, học sinh lớp 8 Trường THCS Tây Sơn, xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, bị lũ cuốn trôi mất tích trên đường đi học về. Đến sáng nay, các lực lượng cứu nạn cùng gia đình vẫn chưa tìm được thi thể em. Đây là nạn nhân thứ tư của Phú Yên trong đợt mưa lũ này.
Tại Bình Thuận, do mưa to trên diện rộng ở thượng nguồn nên Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh phải xả lũ để duy trì mực nước an toàn trong các lòng hồ Lòng Sông, Đá Bạc và Cà Giây lớn.
Từ sáng qua đến nay, hồ Lòng Sông phải tăng lưu lượng xả lũ qua tràn từ 130 đến 370 m3 một giây. Mức xả lũ cao nhất ở hồ Đá Bạc đến sáng nay là 97m3 một giây.
Mưa to, kết hợp với triều cường và xả lũ các hồ chứa, nên nhiều khu vực dân cư ở hạ du thuộc ba xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân và Phước Thể (huyện Tuy Phong) đã bị ngập nặng. Chính quyền địa phương phải tổ chức sơ tán hơn 60 hộ dân.
Người dân Khánh Hòa bơi thuyền trên phố giữa nước lũ. Ảnh: Nam 
Điền
Người dân Khánh Hòa bơi thuyền trên phố giữa nước lũ. Ảnh: Nam Điền.
Việc các hồ thủy điện ở vùng hạ lưu xả lũ đồng loạt được các cơ quan chức năng giải thích là do mưa lớn trên thượng nguồn khiến lượng nước tích về hồ quá cao. Nếu không xả sẽ nguy cơ vỡ hồ thủy điện. Trong khi đó, ở Lâm Đồng, mưa liên tục trong 4 ngày qua khiến nước suối Đà Quyn dâng cao bất thường. Lũ nhấn chìm hàng trăm ha cà phê, hoa màu đang chuẩn bị thu hoạch.
Suối Đà Quyn bắt nguồn từ xã Đạ Quyn, cung cấp nước cho thủy điện Đại Ninh, huyện Đức Trọng, kéo dài hơn 40 km chảy qua 4 xã Tà Hine, Đà Loan, Tà Năng, Đạ Quyn.
Nước nhấn chìm 4 cầu sắt, đập tràn của huyện Đức Trọng là Cầu treo, cầu Bản Cà (xã Tà Năng); cầu Bà chung (xã Đạ Quyn) và hai chiếc cầu gỗ khác. Cụ Nguyễn Viết Xe, ngụ tại thôn Đà Thuận, xã Đà Loan, bàng hoàng, đây là trận lũ lịch sử sau 27 năm, kể từ năm 1983.
Nước cô lập xã Đạ Quyn, Lâm Đồng
Sáng nay, theo ông Nguyễn Công Hiệp, Chủ tịch UBND xã Đà Loan, ước tính sơ bộ đã có 100 nhà dân dọc hai bên suối bị ngập, nước lũ cuốn trôi khoảng 50 con lợn nái giống, nhấn chìm 400 ha cà phê, nhiều diện tích chanh dây mất trắng. Với trận lũ lịch sử này, cà phê có thể giảm tới 80% sản lượng và niên vụ năm sau sẽ mất mùa vì rễ cây ngâm nước lâu ngày sẽ bị thối, “sức khỏe” suy giảm.
Xã Đạ Quyn sáng nay vẫn còn bị cô lập, một người chết do bị lũ cuốn trôi vào sáng 1/11.
Người dân Ninh Thuận đứng trên cầu sông Cái xem nước lũ cuồn cuộn 
dâng. Ảnh: Sơn Ninh
Người dân Ninh Thuận đứng trên cầu sông Cái xem nước lũ cuồn cuộn dâng. Ảnh: Sơn Ninh.
Theo người dân địa phương, nước lũ lên nhanh vào tối ngày 30/10, nhưng đến trưa cùng ngày thì rút. Bất ngờ cả 2 ngày sau mưa như trút nước xuống, lũ thượng nguồn đổ nhanh hơn về tràn dọc hai bên suối, nhấn chìm hàng trăm ha cà phê, chanh dây, ao cá đang sắp thu hoạch.
Trưa ngày 1/11, trên những chiếc bè tạm tự tạo, hàng trăm người dân địa phương đứng nhìn dòng nước lũ với khuôn mặt đầy tuyệt vọng. Lũ lên nhanh cuồn cuộn, tràn vào nhà. Nhiều người không kịp chuyển đồ ra khỏi nhà, chỉ kịp chạy thoát nhờ bè tạm của hàng xóm. Nước chia cắt cục bộ xã Đa Quyn, xã Đà Loan, hàng nghìn hộ dân bị cô lập. Người dân không thể qua đạp tràn tại thôn 9, Đà Loan, vì nước ngập sâu trên 1,5 m. Phương tiện di chuyển duy nhất là chiếc bè tạm, với giá 20.000 đồng một người. Một số trường phải cho học sinh nghỉ học.
Theo nhiều người dân địa phương, bình thường các năm trước nước lũ lên và rút trong một ngày. Tuy nhiên, những năm gần đây do nạn đào vàng trái phép, “vàng tặc” đã băm nát dòng suối, khiến lòng suối bị thu hẹp từ 12 mét có đoạn xuống còn 3 mét, tại các xã thượng nguồn Đà Quyn, Tà Năng, Đà Loan. Nước không thể chảy thành dòng gây ngập úng cục bộ.
Tại Bình Định, bộ đội biên phòng đã liên lạc được với 6 ngư dân trên tàu cá của ông Lê Văn Tiến và tàu của thuyền trưởng Nguyễn Hữu Quang cùng 9 ngư dân, mất tích mấy hôm trước. Hiện một tàu cá của ngư dân Bình Thuận đang đánh bắt gần đó đã tiếp cận và đang giúp sửa chữa tàu ông Tiến. Còn tàu của ông Quang bị hỏng máy nặng, chưa thể sửa chữa được nên chủ tàu đã liên lạc với các tàu đánh bắt gần đó nhờ kéo về đất liền.
Nhóm phóng viê

Giỗ đầu cho người thân giữa lũ thủy điện

Đến sáng nay, một số vùng thành phố Tuy Hòa ngập nước do các hồ thủy điện đồng loạt xả lũ. Những người dân huyện Đồng Xuân đang lo giỗ đầu năm cho 80 người chết vì lũ quét năm ngoái cũng phải lo chạy lũ.
> Thủy điện xả lũ, thành phố Tuy Hòa sẽ ngập nặng

Đã 3 ngày tuyến đường bộ nối huyện miền núi Đồng Xuân với huyện Tuy An (Phú Yên) bị nước lũ gây ngập nặng, chia cắt. Hôm qua cũng là ngày vừa tròn một năm thảm họa lũ quét xóa sạch Xóm Trường, thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, làm 18 người chết.
Từ hôm qua đến sáng nay, cả Xóm Trường nhà nào cũng đều làm giỗ. Không như bình thường, đám giỗ nông thôn thường có đông người ra vào tấp nập. Còn nay, cả làng làm giỗ thì nhà nào nấy lo. Là một trong những gia đình may mắn thoát nạn trận lũ năm ngoài, anh Nguyễn Duy Anh, 27 tuổi, nói: “Cả làng làm giỗ, buồn lắm. Mấy ngày này lại mưa, nhưng tất cả đều được ở nhà mới trong khu tái định cư nên bà con cũng bớt lo âu, buồn phiền”.
Xóm Giữa, thôn Long Châu, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, cũng là nơi bị lũ quét năm ngoái tàn phá nặng nề nhất. Bà Võ Thị Mười, 67 tuổi, vẫn còn hãi hùng trận lũ năm trước nên mấy ngày nay, từ tối ngày 1/11, bà dọn đến ở hẳn trong Trung tâm văn hóa và thể thao huyện Đồng Xuân. Trong nhà chỉ có cái tivi là đáng giá, bà đã gửi nhà người bà con rồi đi tránh lũ.
Cùng hoàn cảnh như bà còn có ông Võ Xuân Chính, đang dắt 2 con bò đi trú lũ. Ông hấp tấp nói giọng run run: “Lại sợ năm nay lụt to như năm ngoái nên tui đã dọn đồ lên cao, gửi con và vợ ở nhà bà con, tui thì lo hai con bò là tài sản lớn nhất của cả nhà”. Còn chị Nguyễn Hải Châu, buôn bán tạp hóa ở chợ Tròn La Hai - Đồng Xuân đã gửi lại hết đồ đạc cho Ban Quản lý chợ giữ giúp.


Tại thành phố Tuy Hòa, người dân đã được thông báo tin lũ sẽ ngập thành phố nên hầu hết đều có bước phòng bị. Từ tối qua, trung tâm thành phố cùng hàng loạt các tuyến đường đều bị ngập nặng, nhiều nơi lên gần 1m nước. Nặng nhất là các tuyến đường Nguyễn Công Trứ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi...
* Tuy Hòa chìm trong lũ thủy điện
Cũng từ tối qua, người buôn bán đã dời điểm họp chợ từ chợ trung tâm thành phố Tuy Hòa lên giao lộ Ngã Năm, thuộc phường 1. Trường học đóng cửa, nhiều địa bàn mất điện, cuộc sống người dân bị đảo lộn là quang cảnh dễ nhận thấy ở thành phố Tuy Hòa vào lúc này.
Tại huyện Tây Hòa, người dân nghe thông báo lũ chỉ 6.000m3 một giây, nhưng thực tế các hồ thủy điện xả lũ lúc cao điểm lên trên 10.000m3 giây. Các địa phương trong huyện bị ngập rất nặng, có nơi lên hơn 1,5m nước.
Phó trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tây Hòa, ông Nguyễn Hữu Pháp nói: "Mực nước lũ lên rất cao, từ tối qua lực lượng cứu nạn đã phải di dời người già, trẻ em của 10 hộ gia đình ở Bến Củi, xã Hòa Đồng đến nơi an toàn. Hiện tại, mực nước sông Bánh Lái đang tiếp tục lên"
Tại các địa phương khác như huyện Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, thị xã Sông Cầu đều có nhiều điểm bị ngập. Các địa phương đã tổ chức sơ tán 832 hộ cùng 2.730 nhân khẩu dân cư ở vùng ven sông, suối, vùng trũng thấp, vùng cửa sông tới nơi an toàn. Trong đó, huyện Tuy An dời 102 người; Đồng Xuân: 2.112 người ; Sông Cầu đưa đến nơi an toàn 305 người; Phú Hòa: 396 người; Sơn Hòa: 120 người.
Đêm qua, các hồ thủy điện ở Phú Yên đã giảm dần lưu lượng xả lũ. 7h sáng nay, thủy điện Sông Hinh còn xả 1.000 m3 một giây; K'Rông H’Năng đóng tất cả các cửa tràn; thủy điện sông Ba Hạ đến 9h sáng nay còn xả 3.192 m3 một giây. Nhờ vậy, mực nước hạ lưu sông Ba đã giảm. Lúc 9h hôm nay, tại Củng Sơn nước đo được 8,23m; ở Phú Lâm nước cao 3,52m, đều dưới báo động cấp 3. Song nhiều vùng dân cư vẫn còn bị cô lập, chia cắt.
Sáng nay, các lực lượng huyện Tây Hòa đang nỗ lực tìm kiếm thi thể anh Trần Minh Dương, 21 tuổi, trú thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, bị nước lũ cuốn mất tích từ 21h tối 2/11.
Tính đến thời điểm này, tỉnh Phú Yên có 5 người chết do lũ, trong đó còn 2 nạn nhân vẫn chưa tìm được thi thể. Toàn tỉnh có hơn 2.040 ha mía, sắn, lúa bị ngã đổ, ngập úng; 2 chiếc thuyền (huyện Tuy An) bị sóng đánh vỡ. Tất cả các tuyến đường tỉnh lộ liên huyện đều bị ngập, ách tắc giao thông.
Nhóm phóng viên