Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Tướng Tuấn: VN chưa cần Airbus giúp phân tích hộp đen Casa

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quan-su/312646/tuong-tuan-vn-chua-can-airbus-giup-phan-tich-hop-den-casa.html
 - Airbus (đơn vị sản xuất máy bay Casa 212 - số hiệu 8983) sẵn sàng hỗ trợ VN phân tích hộp đen, tìm nguyên nhân tai nạn. Nhưng VN có đủ khả năng phân tích.
Nguồn tin của VietNamNet cho hay, dù Airbus cho người sang phối hợp, hỗ trợ VN về kỹ thuật đọc, phân tích dữ liệu hộp đen máy bay Casa 212, nhưng VN có cần hỗ trợ hay không hoàn toàn do Bộ Quốc phòng quyết định.
hộp đen, Casa 212, Airbus, tìm kiếm, cứu nạn, hàng không, hàng hải
Thượng tướng Võ Văn Tuấn cho biết: Hàng không VN có đủ khả năng và điều kiện phân tích dữ liệu từ hộp đen Casa 212. Ảnh: Thanh niên
Trao đổi với VietNamNet, Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND VN cho biết: Hộp đen Casa 212 được tìm thấy trưa hôm qua chưa cần tới sự hỗ trợ của Airbus.
“Sau khi tìm thấy hộp đen, họ (Airbus) sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn. Tuy nhiên hàng không VN có đủ khả năng và điều kiện phân tích dữ liệu nên việc có cần Airbus hỗ trợ hay không phải xem cụ thể rồi mới quyết định”, ông cho biết.
Đại diện cơ quan hàng không VN cho hay: Để biết được chính xác nguyên nhân vụ tai nạn máy bay Casa 212, cần phải phân tích chính xác dữ liệu từ hộp đen.
Trưa 27/6, thiết bị ghi giọng nói và thiết bị ghi lại thông số kỹ thuật của máy bay (hộp đen) Casa 212 số hiệu 8983 đã được tìm thấy ở vị trí Nam Đông Nam cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý.
Hộp đen đã được niêm phong đưa về đất liền phục vụ công tác điều tra.
Vũ Điệp

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Nghi Vấn Tội Ác Ɖằng Sau Hai Máy Bay SU-30MK2 và CASA-212
Hoàng Hoa

Lời mở đầu: Bài viết này không phải sự quy kết tội, nhưng là sự nghi vấn về các tội ác. Bài viết này bản quyền của Hoàng Hoa và tuyệt đối xin đừng bất cứ ai sử dụng như một bản văn luật pháp. Xin đừng trích dịch hoặc in ấn mà không có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả. Tt c chi tiết xin vui lòng tham kho trên Blog Quan Ɖim Vit Nam http://www.quandiemvietnam.blogspot.com

Những chi tiết quan trọng về sự chết (deaths) của hai máy bay SU-30MK2 và CASA-212 tại hai vùng biển trời khác nhau đã khiến tôi cập nhật tất cả dữ kiện làm thành một hồ sơ cho dự án. Toàn bộ hồ sơ này được lưu trữ trên blog Quan Ɖiểm Việt Nam cùng với tất cả hình ảnh và phȃn tích về con người và biến cố. Sở dῖ tôi gọi đó là hai cái chết vì nó mang hai sự tang tóc con người sâu sắc đến kỳ lạ giống nhau.

Cái chết SU-30MK2 trong chuyến bay huấn luyện tại vùng biển Nghệ An ngày 14/06/2016. Phi công chính là Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường nhưng là một phi công đang được hướng dẫn bởi huấn luyện viên Thượng tá Trần Quang Khải. Theo lời kể của phi công Nguyễn Hữu Cường thì khi còn cách mục tiêu đảo Mắt khoảng 15km thì có tiếng nổ trong buồng lái; do đó, cả hai viên phi công đều thoát ra khỏi phi cơ. Dῖ nhiên phi công Trần Quang Khải rời phi cơ trước khi phi công Nguyễn Hữu Cường rời phi cơ trong khoảng thời gian ngắn.
Phi công Nguyễn Hữu Cường sau đó được cứu sống, nhưng mãi đến hôm 17/06 phi công Trần Quang Khải được phát hiện vớt lên tàu trong trạng thái tử vong. Chi tiết quan trọng ở đȃy là dây dù đã quấn chặt người phi công Khải và chiếc dù bị rách.

Việc chiếc dù bị rách là một nghi vấn quan trọng vì vải cánh dù rất chắc chắn tuy mỏng để dễ bọc gió. Người sῖ quan chuyên nghiệp sẽ tự mình xếp dù và rồi niêm phong cất vào chỗ an toàn có khóa dành cho riêng mình mà thôi, người khác không ai mở được khóa. Phi công Khải tất phải biết điều đó cho nên dù của Khải vì bị rách, và có thể dây dù bị rối vì lý do nào đó, anh ta đã rơi gần như tự do xuống biển và bị chấn động do va chạm vào mặt nước biển giết chết ngay. Sau đó dây dù bị rối và theo sóng biển các sợi dây dù đã rối cuộn chung quanh người phi công Khải. Vấn đề là tại sao dù của Khải bị rách mà anh ta không biết? Nếu giả dụ anh ta còn sống sau khi bung ghế máy bay ra khỏi buồng lái (cockpit) của SU-30MK2.

Cái chết của CASA-212 thật bi đát hơn nhiều. CASA-212 đã hạ cánh thành công tại đảo Trường Sa vào tháng Tư năm nay (2016) và toàn phi hành đoàn đội bay trong chuyến đi Trường Sa có mặt đầy đủ trong chuyến bay ngày 16/06 để tìm kiếm máy bay SU-30MK2. Sự thật CASA-212 đã được lệnh của Quân chủng Phòng không bắt buộc cất cánh từ phi trường quan sự Gia Lâm, Hà Nội để bay theo một hướng bay bắt buộc. Hưóng bay khoảng 135° Ɖông Nam hướng ra Vịnh Bắc Bộ về phía điểm phân định 13 (19.2526N, 107.2100E) của Biên Giới Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung cộng. Vùng biển trời này nằm phía Nam đảo Bạch Long Vῖ và cách Bạch Long Vῖ chừng 55 hải lý về hướng Tây Nam. Chúng ta biết rằng SU-30MK2 rơi trong khu vực Nghệ An, nếu CASA-212 muốn tìm kiếm dấu vết của SU-30MK2, nó phải bay về phía Nam với góc bay khoảng 175°; rõ ràng, trong trường hợp này CASA-212 đã bay về một hướng cách xa SU-MK2 đến gần 40° sai biệt và cách xa khu vực rơi của SU-30MK2 đến khoảng 70 hải lý. CASA-212 đã theo mệnh lệnh của Quân chủng Phòng Không và tiếp tục bay đến tọa độ (19.2540N, 107.1954E) gần tiếp cận với đường phân định giữa hai điểm 13 và 14 thì đã gởi báo cáo nhìn thấy một vật thể giống phao thuyền và sau đó mất liên lạc với Trung Tâm kiểm báo. Những mãnh vỡ của CASA-212 được vớt rãi rác từ tọa độ này đến khu vực Nam Ɖông Nam đảo Bạch Long Vῖ khoảng 15 hải lý, nơi tìm thấy phần khoang chính và một động cơ của CASA-212 chìm dưới đáy biển sâu.

Việc gì đã xãy ra ngay trên đường phân định biên giới Vịnh Bắc Việt đã gây đổ vỡ, bể vụn, méo mó và biến dạng những mãnh vỡ chiếc CASA-212? Sự biến dạng méo mó của những mãnh vỡ cho thấy CASA 212 chịu một sức ép và ngọn lửa dữ dội làm biến dạng và co rúm lại. Phải chăng CASA-212 đã bị một tàu ngầm phục kích trên biển tại đây và bắn rơi nó bằng hỏa tiển? Tàu ngầm của nước nào đã đi vào Vịnh Bắc Việt? Ai trong Quân chủng Phòng không đã ra lệnh cho CASA-212 bay trên hướng bay này? Quân lệnh ở đȃu?

Trở về đơn vị, Lữ đoàn 918 thực hiện nhiệm vụ theo đặc thù huấn luyện để sắp xếp đội bay. Ngay khi chiến đấu cơ Su 30-MK2 gặp nạn trên biển ngày 14/6, Lữ đoàn 918 được lệnh của Quân chủng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm. Lãnh đạo chỉ huy Lữ đoàn chia 2 tổ bay, mỗi tổ có 2 kíp lái chính và lái phụ cùng phi hành đoàn tinh nhuệ nhất tham gia.

Các thành viên của tổ bay trên CASA-212 bao gồm những phi công ưu tú của không quân Việt cộng, phi công Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 đã có nhiều ngàn giờ bay và đã học khoá lái máy bay CASA tại Tây Ban Nha. Phi công Nguyễn Ɖức Hảo, Phi đội trưởng từng du học tại Liên Xô, người phi công cùng với Phi công Lê Kiêm Toàn bay ra Trường Sa và trở về Sài gòn. Phi công Nguyễn Văn Chính, phi công cấp 3 Lữ đoàn 918. Riêng phi công Trần Quang Khải, người rất dày dạn kinh nghiệm SU-30MK2 đã từng được huấn luyện bởi các chuyên viên Nga và giờ đȃy là huấn luyện viên cho các phi công SU-30MK2.

Đó không phải sự vô tình khiến những phi công ưu tú của Việt cộng chết trong hai chuyến bay với một sứ mạng không có bất cứ ai trách nhiệm, người ta tự hỏi phải chăng những sῖ quan phi công cao cấp này rất am tường về kỹ thuật phi cơ chiến đấu Nga kể từ thập niên 80 và các phi cơ airbus CASA sẽ rất dễ dàng hội nhập vào các kỹ năng điều khiển các phi cơ của Mỹ khi các phi cơ Mỹ đến Việt Nam trong thời gian tới khi Biển Ɖông máu lửa? Nếu phải đào tạo những phi công ưu tú đó, Việt cộng có thể phải mất đến hàng chục năm, và khi mất đi những phi công này giảm bớt đi những thành phần không quân có đầu óc ngã về Tây Phương và thân Mỹ. Rõ ràng việc chọn những cái chết cho những phi công này là một cú đấm không khoan nhượng.

Cái chết của các phi công Việt cộng ưu tú trên hai chiếc SU-30MK2 và CASA-212 có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng về các thành phần thân Trung cộng nằm trong các cơ quan đầu não quân sự Việt cộng và thành phần này có quyền sinh sát và tê hại hơn nữa, nếu quả thật có chiếc tàu ngầm đã phục kích sẳn tại đường phȃn định Vịnh Bắc Việt để bắn rơi CASA-212 thì rõ ràng đất nước ta đã nằm trong vòng tay tử thần.

Nếu chúng ta nhớ lại đoạn video lịch sử khi hải quan Trung cộng đã bắn giết dã man những lính hải quân Việt cộng đang đứng chới với giữa biển cạn và không có vũ khí tự vệ tại đảo Garma năm 1988 thì chúng ta có thể tin rằng Trung cộng có thể cuồng điên giết bất cứ ai cản trở sự khát khao con đường xâm lược chiếm đọat đất đai của chúng.

Hoàng Hoa

06/25/2016

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

CASA-212: Chuyện về anh cả Lê Kiêm Toàn

Thứ Sáu, ngày 24/06/2016 10:00 AM (GMT+7)
Đã một tuần trôi qua sau vụ máy bay tuần thám Casa 212 - 8983 gặp nạn ngày 16/6 mang theo 9 sĩ quan, quân nhân mất tích đến nay, nhân dân cả nước đau đáu ngóng đợi thông tin.
CASA-212: Chuyện về anh cả Lê Kiêm Toàn - 1
Casa 212 - 8983 lần đầu tiên hạ cánh và trở về an toàn từ Trường Sa. Trong ảnh: Đại tá, Cơ trưởng Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng 918 bắt tay thân mật Đại tá, Cơ trưởng Nguyễn Hoài Thủy, Lữ đoàn phó, phía sau là Trung tá Dương Tú Nam, Chủ nhiệm kỹ thuật Lữ đoàn
Nơi hậu phương, những người vợ, người mẹ, người thân vốn là điểm tựa vững chắc cho các anh vững vàng tay lái bảo vệ biển trời, cũng từng giây phút cầu mong có phép nhiệm màu đưa các anh trở về.
Kỳ I: Chuyện về anh cả Lê Kiêm Toàn
Trưa ngày 16/6, nghe tin dữ máy bay tuần thám Casa 212 - 8983  gặp sự cố, cả Lữ đoàn 918 (Quân chủng Phòng không - Không quân) bàng hoàng. Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ Đoàn trưởng đầu tiên được coi là người anh cả, chèo lái con thuyền đơn vị từ khi thành lập Lữ đoàn trong suốt 8 năm an toàn bay, nhưng giờ anh cùng đồng đội chưa về…
Mệnh lệnh là tối thượng
Lữ đoàn 918 là đơn vị duy nhất của Quân chủng Phòng không – Không quân (PKKQ) chuyển loại và tiếp nhận sử dụng máy bay tuần thám Casa -212 để  thực hiện nhiệm vụ trên giao và nhiệm vụ tuần thám biển cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Casa -212 do tập đoàn Airbus sản xuất tại Tây Ban Nha  ngoài ra trên máy bay này còn có “hệ thống tuần thám biển MSS-6000” do Thụy Điển sản xuất, nên các phi công, sĩ quan tuần thám phải được tuyển chọn để cử đi học tập, chuyển loại máy bay tại hai quốc gia nói trên.
Đại tá Lê Kiêm Toàn là người  được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ, là chỉ huy cao nhất, trưởng đoàn khóa đào tạo chuyển loại máy bay Casa -212 tại Tây Ban Nha và Thụy Điển trong 2 năm 2011 và 2012. Cùng được đào tạo chuyển loại máy bay mới tuần thám Casa -212 đầu tiên của Việt Nam với Đại tá Toàn còn có Phi đội phó, Tham mưu trưởng Lê Quang Hòa (lái chính), hai lái phụ là thiếu tá Nguyễn Văn Chính, Chính trị viên, phi đội Phi công cấp 3 (hiện đang mất tích) và Phó Phi đội trưởng huấn luyện Phạm Quốc Hưng.
Trở về đơn vị, Lữ đoàn 918 thực hiện nhiệm vụ theo đặc thù huấn luyện để sắp xếp đội bay. Ngay khi chiến đấu cơ Su 30-MK2 gặp nạn trên biển ngày 14/6, Lữ đoàn 918 được lệnh của Quân chủng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm. Lãnh đạo chỉ huy Lữ đoàn chia 2 tổ bay, mỗi tổ có 2 kíp lái chính và lái phụ cùng phi hành đoàn tinh nhuệ nhất tham gia.
Tại thời điểm này, trong 3 chiếc máy bay tuần thám mang ký hiệu 8981; 8982; 8983 thì chiếc Casa 212 – 8983 là chiếc đầu tiên và duy nhất được người anh cả, Lữ đoàn trưởng Đại tá Lê Kiêm Toàn thực hiện bay huấn luyện hạ cánh an toàn tại Trường Sa, đánh dấu bước trưởng thành mới  khai thác, sử dụng máy bay mới Casa-212 thực hiện nhiệm vụ bay từ đất liền ra đảo. Tổ 1 tham gia bay tìm kiếm trong 2 ngày 14 và 15/6 vừa trở về thì Đại tá Toàn cùng tổ bay của mình có 2 lái chính, hai lái phụ cùng các  phi công, thành viên bay và nhân viên tuần thám, kỹ thuật hàng không lên đường tiếp tục hành trình tìm kiếm đồng đội trên biển.
Thiếu tá Đào Ngọc Xuân, Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 918, đồng thời là phi công máy bay vận tải AN-26 cho biết, đêm 15/6 trời nổi giông bão, sáng 16/6 trời vẫn chưa ngừng mưa, nhưng việc tìm kiếm đồng đội và chiến đấu cơ Su 30-MK2 là nhiệm vụ hàng đầu nên Đại tá Toàn lái chính cùng đội bay của mình  thực hiện lệnh của trên cất cánh từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) lúc 9h10. 
Đến 12h30, khi nhận được thông tin Casa 212 - 8983 mất liên lạc, cả Lữ đoàn 918 bàng hoàng đến khó tin. “Tất cả đồng đội, chiến sĩ của anh đều mong đó chỉ là sự cố nhỏ rồi sớm sẽ trở lại bình thường để thực hiện nhiệm vụ. Bởi, suốt 8 năm qua Trung đoàn 918, nay được tổ chức lại là Lữ đoàn 918, Đại tá Toàn trên cương vị là Lữ đoàn trưởng đầu tiên luôn đảm bảo an toàn bay nổi tiếng trong toàn quân”, Thiếu tá Xuân cho biết.
Xứng danh anh cả
Trưa 22/6, sau 6 ngày Casa -212 (8983) cùng phi hành đoàn gặp nạn, chúng tôi đến Lữ đoàn 918. Mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường nhưng trong sâu thẳm mọi người ở  đây vẫn đau đáu tia hy vọng ngóng chờ người anh cả Lê Kiêm Toàn và đồng đội trở về. Các phòng, ban, đơn vị  đang tiến hành tổ chức giảng bình bay an toàn, rút kinh nghiệm và các bài học bay tập luyện, chiến đấu. 
Qua tìm hiểu, tôi được biết Đại tá, Lữ đoàn trưởng Lê Kiêm Toàn là một lãnh đạo kiên quyết, tỉ mỉ và khoa học, luôn biết lắng nghe và truyền giảng kinh nghiệm và chuyên môn bay cho các thế hệ phi công một cách khoa học, bài bản, kỹ lưỡng. Với công việc, anh là người anh cả trong chỉ huy. Trong cuộc sống thường ngày anh luôn hòa đồng, lối sống chan hòa, giản dị, luôn kèm cặp, chỉ bảo thế hệ đi sau những điều nhỏ nhất. Đời quân ngũ luôn khắc nghiệt nhưng có được người chỉ huy như Đại tá Toàn là chỗ dựa tinh thần để đồng đội thêm yêu thương, gắn bó và hết lòng phục vụ Tổ quốc.
CASA-212: Chuyện về anh cả Lê Kiêm Toàn - 2
Tổ bay Casa 212 - 8983 thực hiện bay và hạ cánh an toàn từ Trường Sa trở về. Ảnh: Ngọc Hoa
Đại tá Lê Kiêm Toàn sinh năm 1960 tại Thanh Oai (Hà Nội). Anh nhập ngũ năm 18 tuổi và học lái máy bay chiến đấu MIC - 21 khóa 2 tại trường Sĩ quan Không quân (từ năm 1978-1982). Sau khi tốt nghiệp, phi công trẻ  Lê Kiêm Toàn nhận nhiệm vụ tại Trung đoàn 929, Sư đoàn 372 đóng quân ở Đà Nẵng trong suốt 14 năm.  Năm 1998, anh chuyển công tác ra Hà Nội ở Trung đoàn 918 với vị trí Phi đội trưởng MIC-21. Đời quân ngũ của anh trải qua hàng nghìn giờ bay huấn luyện, với đủ loại máy bay từ huấn luyện sơ cấp L-29 đến máy bay chiến đấu MIC-21, sau đó chuyển loại sang máy bay vận tải AN-26 và mới đây nhất là máy bay tuần thám Casa-212.
Gặp gỡ những đồng đội của Đại tá Toàn từ những ngày đầu anh tốt nghiệp và tập bay huấn luyện ở Đà Nẵng, ai cũng yêu quý bản tính chân thành và say mê với công việc của anh. Ở đơn vị, Đại tá Toàn là chỉ huy cao nhất nhưng anh luôn giành việc khó về mình để nêu gương cho các  phi công, thành viên bay và cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Với cương vị Lữ đoàn trưởng nhưng Đại tá Toàn vẫn  ham bay, say học… cùng máy bay Casa-212 để trở thành phi công cấp 1 vào năm 2014.
Vợ Đại tá Lê Kiêm Toàn, chị Đặng Thu Lan, năm nay 46 tuổi cũng là chiến sĩ công tác tại Bộ Tư lệnh Biên phòng. Chị và các con luôn là hậu phương chia sẻ ngọt bùi, đắng cay để anh yên tâm xây dựng đơn vị vững mạnh và cánh bay an toàn trong suốt cuộc đời quân ngũ. 
Trước sự cố này chị Lan ngày đêm mong ngóng chồng và các đồng đội trở về dù chỉ  một phần nghìn tia  hy vọng. Hiện ở căn hộ khu tập thể 918, phường Phúc Đồng, Long Biên (Hà Nội), chị cùng hai con gái đang sống trong những  thời khắc  khó khăn. Đồng đội, người thân và bạn bè luôn bên gia đình chị cùng thắp lên ngọn lửa niềm tin để vững vàng đối mặt với thử thách.
Đại tá Lê Kiêm Toàn được trao Huân chương chiến công Hạng 3; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, Nhì, Ba. Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba. Huy chương Quân kỳ quyết thắng. Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

Chân dung những người lính trên máy bay CASA 212

Những người lính Lữ đoàn Không quân 918 trên chuyến bay CASA 212 luôn sẵn sàng hết mình vì đồng đội.
Thượng tá Nguyễn Hoài Thủy, Phó Tham mưu trưởng Lữ đoàn 918, Quân chủng Phòng không Không quân, không thể quên những người bạn, đồng đội nhiều năm gắn bó qua từng khóa học, tập huấn, qua những kỉ niệm của người lính.
Thượng tá Nguyễn Hoài Thủy chia sẻ: "Chúng tôi sẵn sàng cất cánh bất cứ khi nào. Lần trước tìm MH370 cũng vậy... Đồng chí Lê Kiêm Toàn cũng vậy".
Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918, là một trong 9 thành viên trên máy bay CASA 212 gặp nạn ngày 16/6/2016. Anh là phi công lái chính với hơn 2.000 giờ bay, là bậc thầy của nhiều thế hệ. Chính anh thực hiện bay trong chiến dịch tìm kiếm máy bay MH370. Máy bay CASA có nhiệm vụ bay thông báo bão, bay trinh sát, tuần thám biển; bay hạ cánh các sân bay ven đảo, trên đảo.
Tháng 4 vừa qua, Đại tá Lê Kiêm Toàn đã thực hiện thành công bay nhà giàn DK1, Trường Sa và mới đây nhất là bay chuyển sân hạ cánh ở Trường Sa, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của những người lính ở Lữ đoàn Không quân vận tải 918.
Những người lính luôn xác định, trong thời bình vẫn có thể có hy sinh. Hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì đồng đội là sự hy sinh cao quý nhất.
(Theo VTV)

Phi đội trưởng bình dị trên Casa 212

 - Vợ con Thượng tá Nguyễn Đức Hảo (Phi đội trưởng, Lữ đoàn Không quân 918) mất tích trên chuyến bay Casa 212 từ TP.HCM bay ra Hà Nội nhiều ngày nay vẫn chờ tin về người thân của mình trong lúc cuộc tìm kiếm, trục vớt có những kết quả bước đầu xác định.
Cùng lúc, căn nhà của ông Nguyễn Đào Hằng (70 tuổi) ở cụm 4 xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, người anh trai ruột duy nhất còn lại trong gia đình 5 anh em của Thượng tá Nguyễn Đức Hảo đông đúc người ra vào thăm hỏi, chia sẻ động viên cùng gia đình về người phi công mất tích nhiều ngay nay.
Trong 9 người có mặt trên Casa 212, Thượng tá Hảo (SN 1962) là quân nhân có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Theo lời kể của ông Hằng, gia đình ông có 5 anh em đều phục vụ trong lực lượng vũ trang.
Máy bay CASA 212 mất tích, thượng tá Nguyễn Đức Hảo, Lữ đoàn 918
Thượng tá Nguyễn Đức Hảo (ngoài cùng bên trái) cũng các đồng đội trong Lữ đoàn 918. Ảnh: Mai Thanh Hải/Thanh Niên
"Khi Hảo học đến lớp 9, có đoàn không quân đến tuyển quân, qua nhiều vòng xét tuyển, thấy chú ấy đạt tiêu chuẩn sức khỏe thì họ lấy đi học. Hảo là người cao to nhất trong 5 anh em, chú ấy cao khoảng 1,75 mét, dáng người đậm, khỏe mạnh, sống chan hòa, bình dị”, ông Hằng kể về người em trai út giản dị.
Ngay khi nhập ngũ năm 1983 không lâu, chiến sĩ Hảo trẻ tuổi được Nhà nước cử đi học ở Liên xô. Trở về nước năm 1985, người quân nhân được phân công công tác trong ngành quốc phòng tại TP.HCM. Mới khoảng 4 năm trở lại đây, ông được điều động ra Bắc, tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ tại Lữ đoàn 918, đóng quân tại sân bay Gia Lâm.
Thượng tá Hảo có 2 con trai cùng sinh năm 1993, trong đó con trai đầu theo nghiệp bố học tập, rèn luyện trong quân ngũ và hiện công tác tại sân bay Nha Trang. Cậu út đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và đang học tiếng Anh để đi du học.
Máy bay CASA 212 mất tích, thượng tá Nguyễn Đức Hảo, Lữ đoàn 918
Ông Nguyễn Đào Hằng: Chú Hảo là người sống chan hòa, bình dị
Đôi mắt đỏ hoe chực trào nước mắt, ông Hằng nhắc đến chỉ mới đây thôi, hôm 29/5, chú út còn về thăm gia đình, làm giỗ cho ông cụ (người sinh ra bố của anh Hảo).
"Bao nhiêu năm nay, vì lịch công tác bận rộn cộng với khoảng cách địa lý nên việc gặp gỡ giữa hai anh em rất ít. Mỗi năm đôi khi chỉ gặp hai ba lần, nên cứ mỗi lần ngồi với nhau, hai anh em lại tâm sự rất lâu", ông Hằng kể.
Tin tức đột ngột đến hôm 16/6 khi ông đọc tin tức chiếc máy bay Casa 212 bị mất tích.
"Tôi cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp, điện thoại để gọi cho chú Hảo nhưng không được, tôi lại điện tiếp cho thím Dung (vợ của phi công Hảo) thì nhận được phản hồi tương tự. Mãi đến sáng hôm sau 17/6 thì đơn vị của chú ấy mới chính thức thông báo cho gia đình tôi biết việc chiếc máy bay mất tích", ông Hằng thở dài kể.
Máy bay CASA 212 mất tích, thượng tá Nguyễn Đức Hảo, Lữ đoàn 918
Thượng tá Nguyễn Đức Hảo (thứ 3 từ trái sang) là phi công lão luyện của phòng không - không quân
Kể từ hôm đó đên nay, khi nhận được thông tin vớt được một số thi thể tại khu vực máy bay Casa 212 gặp nạn, cả nhà đều thấp thỏm, lo âu và cầu mong sao những người xấu số đó không phải là những anh em trong phi hành đoàn…
Dở dang ước nguyện
Trông chờ, lo lắng, thỉnh thoảng ông Hằng lại nhìn vào chiếc điện thoại như để chờ đợi thông tin của người em trai gặp nạn đến nay vẫn chưa có tin tức.
Rồi giọng nói của ông như nghẹn lại, tay ông run run cầm cốc nước kể: “Cách đây 2 năm, khi tôi và chú Hảo ngồi ăn cơm với nhau, chú Hảo nói là sẽ hoãn kế hoạch xây nhà để dành tiền đầu tư cho việc học của hai đứa con trai. 
Tôi rất thương hai cháu vì chưa thành đạt trong khi mẹ các cháu chỉ là tiểu thương buôn bán nhỏ, sợ rằng không đáp ứng được kinh tế cho việc học. Nguyện vọng của chú ấy để hai con tiếp tục sự nghiệp của mình sợ sẽ dang dở mất thôi”.
Máy bay CASA 212 mất tích, thượng tá Nguyễn Đức Hảo, Lữ đoàn 918
Ước nguyện của Thượng tá là mong hai con trai nối nghiệp cha
Ông Hằng kể, vợ Thượng tá Hảo, chị Ngô Thị Dung từ hôm có tin thông báo của đơn vị chồng đã bay từ TP.HCM bay Hà Nội để chực chờ. 
Nhiều ngày nay ngóng tin về chồng, trong lúc cuộc tìm kiếm, trục vớt có những kết quả bước đầu xác định, chị gầy guộc, xanh xao lo lắng.
Trong sâu thẳm, ông Hằng giọng nghèn ngào vẫn hy vọng có phép màu, dù chỉ mong manh, được gặp lại người em trai sớm trở về...
Nhị Tiến

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Casa 212 rơi: Tìm thấy thêm 2 thi thể

 - Sáng nay (24/6), lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thêm hai thi thể đang trôi dạt trên biển, nghi là thành viên phi hành đoàn máy bay CASA-212.
Theo thông tin trên báo Dân trí, vào lúc 6h45 sáng nay, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy một thi thể đang trôi dạt trên biển. Tiếp đến, vào lúc 8h45 lại phát hiện thêm một thi thể nữa.
Cả hai thi thể đều được phát hiện tại cùng tọa độ với nơi tìm thấy thi thể nghi là Thiếu tá Nguyễn Văn Chính.
Hiện hai thi thể trên đã được lực lượng tìm kiếm đưa về tàu bệnh viện.
Hiện tại vùng biển Bạch Long Vĩ thời tiết diễn biến xấu đi, gió mùa tăng cường nên công tác tìm kiếm sẽ gặp khó khăn.
Hoàng Hoa: Cập Nhật Thông Tin về Máy Bay CASA 212 8983

Xin lưu ý, bản đồ phóng ảnh các dữ kiện về SU- 30MK2 và CASA 212 được vẽ bởi Hoàng Hoa trên background của bản đồ Hải quân Hoa Kỳ 1942. Xin tuyệt đối đừng trích dịch hoặc in ấn hoặc lưu trữ làm tài liệu pháp lý mà không có sự đồng ý của Hoàng Hoa, Trưởng Ban Biên Tập www.saigonfilms.com . Tất cả dữ kiện dùng để vẽ phóng đồ căn cứ vào các thông tin của www.vietnamnet.vn và các nguồn tin từ trong nước.
Hoàng Hoa
Mountain View, Ca USA
June 23, 2016


Trục vớt vật thể khu vực nghi Casa 212 rơi

Việc trục vớt dự kiến sẽ do lực lượng người nhái có khả năng lặn sâu nhất và robot cũng như các thiết bị hiện đại nhất thực hiện.
Theo thông tin từ Sở chỉ huy tiền phương, hôm nay, các lực lượng chức năng cũng như các phương tiện hiện đại nhất của Việt Nam như tàu HQ888, tàu bệnh viện 561, các tàu có thiết bị quét sonar... vẫn tiếp tục tham gia tìm kiếm phi hành đoàn và máy bay Casa 212 mất tích với quyết tâm cao nhất.
casa 212 mất tích, máy bay casa 212 mất tích, trục vớt vật thể lạ
Các tàu tiếp tục tìm kiếm 
Ưu tiên số 1 là tìm bằng được các phi công trên máy bay.
Trong ngày, các thiết bị tìm kiếm hộp đen và các chuyên gia vẫn tiếp tục rà soát để đảm bảo không bỏ sót bất cứ vật thể tình nghi nào của máy bay tại khu vực biển được xác định.
Đến chiều nay, tình hình thời tiết trên biển ở khu vực đảo Bạch Long Vĩ đã tốt hơn, tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm.
Theo thông tin mới nhất, dự kiến vào ngày mai (22/6) lực lượng tìm kiếm sẽ tiến hành trục vớt vật thể 13x4m ở độ sâu 60m do tàu HQ888 quét được trong khu vực 25 hải lý vuông tại khu vực nghi vị trí máy bay Casa 212 rơi.
Việc trục vớt dự kiến sẽ do lực lượng người nhái có khả năng lặn sâu nhất và robot cũng như các thiết bị hiện đại nhất thực hiện.
Trong chiều nay, đại diện Airbus cho biết đã có cuộc làm việc với đại diện các đơn vị chức năng và cam kết, sau khi tìm thấy hộp đen, các mảnh vỡ, tập đoàn này sẽ xử lý các dữ liệu, dựng lại sự cố dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng.
Đồng thời, sẽ trao đổi một cách chi tiết các thông số kỹ thuật của máy bay Casa 212, hỗ trợ về nhân sự, kỹ thuật, kinh phí, chia sẻ thông tin với Việt Nam sẽ được hỗ trợ ở mức cao nhất và bảo mật tuyệt đối.
Còn theo đại diện Cảnh sát biển Việt Nam, trong ngày, phía Trung Quốc tiếp tục cử các tàu chấp pháp và máy bay tham gia tìm kiếm máy bay Casa  212 của Việt Nam trong vùng biển của nước này. Hiện Trung Quốc đang duy trì 8 tàu chấp pháp và 8 tàu ngư dân tham gia hỗ trợ tìm kiếm.
Theo Bộ GTVT, hiện thiết bị dò tìm hộp đen cho thợ lặn DTA-300A hiện đại nhất mới được nhập từ Mỹ về và các chuyên gia cũng đã được tăng cường để tìm kiếm hộp đen của máy bay Casa 212.
Hồng Nhì