Nghi Vấn Tội
Ác Ɖằng Sau Hai Máy Bay SU-30MK2 và CASA-212
Hoàng Hoa
Lời mở đầu: Bài viết này không phải sự quy kết tội, nhưng
là sự nghi vấn về các tội ác. Bài viết này bản quyền của Hoàng Hoa và tuyệt đối
xin đừng bất cứ ai sử dụng như một bản văn luật pháp. Xin đừng trích dịch hoặc
in ấn mà không có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả. Tất
cả chi tiết
xin vui lòng tham khảo
trên Blog Quan Ɖiểm
Việt Nam http://www.quandiemvietnam.blogspot.com
Những chi tiết
quan trọng về sự chết (deaths) của hai máy bay SU-30MK2 và CASA-212 tại hai
vùng biển trời khác nhau đã khiến tôi cập nhật tất cả dữ kiện làm thành một hồ
sơ cho dự án. Toàn bộ hồ sơ này được lưu trữ trên blog Quan Ɖiểm Việt Nam cùng
với tất cả hình ảnh và phȃn tích về con người và biến cố. Sở dῖ tôi gọi đó là
hai cái chết vì nó mang hai sự tang tóc con người sâu sắc đến kỳ lạ giống nhau.
Cái chết
SU-30MK2 trong chuyến bay huấn luyện tại vùng biển Nghệ An ngày 14/06/2016. Phi
công chính là Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường nhưng là một phi công đang được hướng dẫn
bởi huấn luyện viên Thượng tá Trần Quang Khải. Theo lời kể của phi công Nguyễn
Hữu Cường thì khi còn cách mục tiêu đảo Mắt khoảng 15km thì có tiếng nổ trong
buồng lái; do đó, cả hai viên phi công đều thoát ra khỏi phi cơ. Dῖ nhiên phi
công Trần Quang Khải rời phi cơ trước khi phi công Nguyễn Hữu Cường rời phi cơ
trong khoảng thời gian ngắn.
Phi công
Nguyễn Hữu Cường sau đó được cứu sống, nhưng mãi đến hôm 17/06 phi công Trần
Quang Khải được phát hiện vớt lên tàu trong trạng thái tử vong. Chi tiết quan
trọng ở đȃy là dây dù đã quấn chặt người phi công Khải và chiếc dù bị rách.
Việc chiếc
dù bị rách là một nghi vấn quan trọng vì vải cánh dù rất chắc chắn tuy mỏng để
dễ bọc gió. Người sῖ quan chuyên nghiệp sẽ tự mình xếp dù và rồi niêm phong cất
vào chỗ an toàn có khóa dành cho riêng mình mà thôi, người khác không ai mở được
khóa. Phi công Khải tất phải biết điều đó cho nên dù của Khải vì bị rách, và có
thể dây dù bị rối vì lý do nào đó, anh ta đã rơi gần như tự do xuống biển và bị
chấn động do va chạm vào mặt nước biển giết chết ngay. Sau đó dây dù bị rối và
theo sóng biển các sợi dây dù đã rối cuộn chung quanh người phi công Khải. Vấn
đề là tại sao dù của Khải bị rách mà anh ta không biết? Nếu giả dụ anh ta còn sống
sau khi bung ghế máy bay ra khỏi buồng lái (cockpit) của SU-30MK2.
Cái chết của
CASA-212 thật bi đát hơn nhiều. CASA-212 đã hạ cánh thành công tại đảo Trường
Sa vào tháng Tư năm nay (2016) và toàn phi hành đoàn đội bay trong chuyến đi
Trường Sa có mặt đầy đủ trong chuyến bay ngày 16/06 để tìm kiếm máy bay
SU-30MK2. Sự thật CASA-212 đã được lệnh của Quân chủng Phòng không bắt buộc cất
cánh từ phi trường quan sự Gia Lâm, Hà Nội để bay theo một hướng bay bắt buộc.
Hưóng bay khoảng 135° Ɖông Nam hướng ra Vịnh Bắc Bộ về phía điểm phân định 13
(19.2526N, 107.2100E) của Biên Giới Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung cộng.
Vùng biển trời này nằm phía Nam đảo Bạch Long Vῖ và cách Bạch Long Vῖ chừng 55
hải lý về hướng Tây Nam. Chúng ta biết rằng SU-30MK2 rơi trong khu vực Nghệ An,
nếu CASA-212 muốn tìm kiếm dấu vết của SU-30MK2, nó phải bay về phía Nam với
góc bay khoảng 175°; rõ ràng, trong trường hợp này CASA-212 đã bay về một hướng
cách xa SU-MK2 đến gần 40° sai biệt và cách xa khu vực rơi của SU-30MK2 đến khoảng
70 hải lý. CASA-212 đã theo mệnh lệnh của Quân chủng Phòng Không và tiếp tục
bay đến tọa độ (19.2540N, 107.1954E) gần tiếp cận với đường phân định giữa hai
điểm 13 và 14 thì đã gởi báo cáo nhìn thấy một vật thể giống phao thuyền và sau
đó mất liên lạc với Trung Tâm kiểm báo. Những mãnh vỡ của CASA-212 được vớt rãi
rác từ tọa độ này đến khu vực Nam Ɖông Nam đảo Bạch Long Vῖ khoảng 15 hải lý,
nơi tìm thấy phần khoang chính và một động cơ của CASA-212 chìm dưới đáy biển
sâu.
Việc gì đã
xãy ra ngay trên đường phân định biên giới Vịnh Bắc Việt đã gây đổ vỡ, bể vụn,
méo mó và biến dạng những mãnh vỡ chiếc CASA-212? Sự biến dạng méo mó của những
mãnh vỡ cho thấy CASA 212 chịu một sức ép và ngọn lửa dữ dội làm biến dạng và
co rúm lại. Phải chăng CASA-212 đã bị một tàu ngầm phục kích trên biển tại đây
và bắn rơi nó bằng hỏa tiển? Tàu ngầm của nước nào đã đi vào Vịnh Bắc Việt? Ai
trong Quân chủng Phòng không đã ra lệnh cho CASA-212 bay trên hướng bay này? Quân
lệnh ở đȃu?
Trở về
đơn vị, Lữ đoàn 918 thực hiện nhiệm vụ theo đặc thù huấn luyện để sắp xếp đội
bay. Ngay khi chiến đấu cơ Su 30-MK2 gặp nạn trên biển ngày 14/6, Lữ đoàn 918
được lệnh của Quân chủng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm. Lãnh đạo chỉ huy Lữ đoàn
chia 2 tổ bay, mỗi tổ có 2 kíp lái chính và lái phụ cùng phi hành đoàn tinh nhuệ
nhất tham gia.
Các thành
viên của tổ bay trên CASA-212 bao gồm những phi công ưu tú của không quân Việt
cộng, phi công Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 đã có nhiều ngàn giờ
bay và đã học khoá lái máy bay CASA tại Tây Ban Nha. Phi công Nguyễn Ɖức Hảo,
Phi đội trưởng từng du học tại Liên Xô, người phi công cùng với Phi công Lê
Kiêm Toàn bay ra Trường Sa và trở về Sài gòn. Phi công Nguyễn Văn Chính, phi
công cấp 3 Lữ đoàn 918. Riêng phi công Trần Quang Khải, người rất dày dạn kinh
nghiệm SU-30MK2 đã từng được huấn luyện bởi các chuyên viên Nga và giờ đȃy là
huấn luyện viên cho các phi công SU-30MK2.
Đó không phải
sự vô tình khiến những phi công ưu tú của Việt cộng chết trong hai chuyến bay với
một sứ mạng không có bất cứ ai trách nhiệm, người ta tự hỏi phải chăng những sῖ
quan phi công cao cấp này rất am tường về kỹ thuật phi cơ chiến đấu Nga kể từ
thập niên 80 và các phi cơ airbus CASA sẽ rất dễ dàng hội nhập vào các kỹ năng điều
khiển các phi cơ của Mỹ khi các phi cơ Mỹ đến Việt Nam trong thời gian tới khi
Biển Ɖông máu lửa? Nếu phải đào tạo những phi công ưu tú đó, Việt cộng có thể
phải mất đến hàng chục năm, và khi mất đi những phi công này giảm bớt đi những
thành phần không quân có đầu óc ngã về Tây Phương và thân Mỹ. Rõ ràng việc chọn
những cái chết cho những phi công này là một cú đấm không khoan nhượng.
Cái chết của
các phi công Việt cộng ưu tú trên hai chiếc SU-30MK2 và CASA-212 có thể là một
dấu hiệu nghiêm trọng về các thành phần thân Trung cộng nằm trong các cơ quan đầu
não quân sự Việt cộng và thành phần này có quyền sinh sát và tê hại hơn nữa, nếu
quả thật có chiếc tàu ngầm đã phục kích sẳn tại đường phȃn định Vịnh Bắc Việt để
bắn rơi CASA-212 thì rõ ràng đất nước ta đã nằm trong vòng tay tử thần.
Nếu chúng ta
nhớ lại đoạn video lịch sử khi hải quan Trung cộng đã bắn giết dã man những
lính hải quân Việt cộng đang đứng chới với giữa biển cạn và không có vũ khí tự
vệ tại đảo Garma năm 1988 thì chúng ta có thể tin rằng Trung cộng có thể cuồng điên
giết bất cứ ai cản trở sự khát khao con đường xâm lược chiếm đọat đất đai của
chúng.
Hoàng Hoa
06/25/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét