CHUYỆN TẢN MẠN HẬU SƠN HÀO
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Chuyện tên Sơn Hào bá vơ nào đó đánh phá người Việt Quốc
Gia và tung hê VGCS tưởng chừng như đã yên. Nhưng không phải, dư âm vẫn còn sôi
sùng sục. Sự bất bình trong dư luận vẫn cuồng nộ. Trong khi có rất nhiều tổ chức
cộng đồng, đoàn thể, và cá nhân lên tiếng bầy tỏ sự sự uất ức và đòi hỏi phải có
biện pháp đối với tờ Người Việt, thì lại có những khuôn mặt lớn thò đầu ra chữa
cháy cho tờ báo này. Những bằng chứng tờ báo Người Việt “ăn cơm Quốc Gia thờ ma
CS” rành rành như thế, vậy mà còn có kẻ lấp liếm cho nó được nên người ta mới
thực sự hiểu thấu đáo được ý nghĩa của câu châm ngôn “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.”
Loài vật chỉ tìm đến nhau khi bị loài thú khác đe dọa hay khi cần sex. Nhiều
loại người chỉ có tình trâu, tình ngựa, chứ không có tình người. Lũ chuột cống
giỏi chịu đựng nhất, khi bị xông khói cay cũng phải chui ra khỏi hang ổ. Vì thế
trên báo chí và trên internet, dư luận mới thấy được nhiều chuyện bàn tréo bản
họng của các ông lớn chung quanh cái “tai nạn” (chữ của ông Phan Huy Đạt) vừa
xẩy ra cho tờ Người Việt của ông. Mới có “Sơn Hào” thôi đấy, mà đình đám đã sôi
nổi như rứa rồi. Phải chi có cả “Hải Vị” nữa thì cỗ bàn còn lên hương biết bao
nhiêu. Tao nhân mặc khách, dân sành ăn hẳn bu vào đông như kiến.
Trước hết xin kể đến ông giáo
sư Bùi Văn Phú. Trong bài viết “Tờ Người Việt sợ biểu tình,” ông giáo sư họ Bùi
chê tờ Người Việt cáy, sợ biểu tình. Ngon như ông, phỏng vấn tên lãnh sự Nguyễn
Xuân Phong rồi đăng trên tờ Thời Báo của Vũ Bình Nghi, bị biểu tình ròng rã 86
ngày liền mà có chết thằng tây nào đâu. Ông tự đắc lắm nên mới chê tờ Người Việt
nhát đèn. Ở đây là xứ tự do, mọi người có quyền làm truyền thông hai chiều mà.
Ông Phú có ý trách tờ báo Người Việt về việc xin lỗi. Ý ông cho là chuyện vô lý.
Hơn nữa, ông còn ngụ ý thách thức cộng đồng nếu muốn thì cứ biểu tình. Ông đếch
sợ thằng nào biểu tình, vì tự do báo chí là quyền của ông. Với quan điểm này,
giáo sư nhà báo tự do Bùi Văn Phú tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng,
“Trong một nước dân chủ pháp trị,
biểu tình là quyền của người dân nhưng tự do báo
chí không thể giới hạn.” Tuyền thông hai chiều, hay ba phải cũng
thế, có khác gì nhau đâu.
Theo lễ giáo của người
Việt Nam ta thì mỗi lời nhà mô phạm nói ra (kiểu như “Khổng Tử viết”) đều là
khuôn vàng thước ngọc cả. GS Bùi Văn Phú
tuyên bố: quyền tự do báo chí không thể giới
gạn. Nhưng có giới hạn hay không thì xin cứ thử xem cho biết. Chuyện nói
cho vui thôi, nhưng nếu có xẩy ra thật, chết biết liền à. Giả sử như nhà báo tự
do Bùi Văn Phú viết trên cơ quan truyền thông dòng chính (Mainstream Media) của
Mỹ, nhân định rằng Hitler phát minh ra lò hơi ngạt để giết người Do Thái là
phương cách tiêu diệt kẻ thù hiệu nghiệm nhất, rất đáng hoan nghênh và các nước
nên theo đó mà áp dụng, vì vừa đạt năng suất cao, vừa ít tốn kém nhất, thì
chuyện gì sẽ xẩy ra? Nhà báo tự do Bùi Văn Phú liệu có yên thân được với dân
Zionist ở đây không? Hoặc như (cũng giả dụ thôi), dân da đen tại Los Angeles
đang xuống đường ủng hộ Rodney King, nhà báo tự do Bùi Văn Phu tới đó làm phóng
sự. Ông đưa ra kết luận trong bài báo của ông: Đáng đời. Say rượu vượt tốc độ bị
đòn như thế là còn nhẹ … Ông giáo sư nhà báo tự do thử đoán xem chuyện gì sẽ xẩy
ra cho ông? Ông làm báo, ông có quyền tự do viết lách mà. Việc ông kết luận về
Rodney King bị cảnh sát hành hung với việc tên Sơn Hào mất dậy chửi chế độ VNCH
là bè lũ bán nước tay sai của Mỹ, ông thử bỏ lên bàn cân xem, cái nào nặng ký
hơn?
Đấy mới là việc sử
dụng quyền tự do báo chí thực tế ngoài xã hội, chưa kể đến sự giới hạn về mặt
luật pháp. Giả như (giả sử thôi) nhà báo tự do Bùi Văn Phú khoái ấu dâm. Theo sở
thích, ông Phú viết ca tụng và đề cao chuyện ấu dâm đăng trên báo cùng với những
tấm hình các bé gái vị thành niên trần truồng mà bảo rằng đó là quyền tự do báo
chí của ông, không ai có quyền ngăn cấm ông được. Dù luật pháp Mỹ có bảo đảm
quyền tự do báo chí thật, nhưng liệu mấy ông cò có sờ gáy ông Phú và mời ông về
bóp không. Mấy ông quan tòa liệu có tặng ông nhà báo tự do dăm ba cuốn lịch để
ngày ngày bóc lịch chơi cho đỡ buồn không? Dám xin hỏi ông GS nhà báo tự do Bùi
Văn Phú?
Nghe ông GS Bùi Văn
Phú ngôn về quyền tự do báo chí không giới hạn và lý về việc ông phỏng vấn tên
lãnh sự VGCS Nguyễn Xuân Phong trước đây thì mới thấy được, nhận thức của một vị
khoa bảng bụng đầy chữ nghĩa với của người bình dân ít học khác nhau một trời
một vực. Người bình dân xưa nay cứ tưởng cố tình bêu xấu, xúc phạm danh dự của
người khác là nhất định không được. Cả luật pháp cũng như lương tâm đều không
cho phép. Thế nhưng ông giáo sư nhà báo tự do BùiVăn Phú thì lại cho đấy là
quyền tự do ngôn luận, cứ “vô tư” đi (tiếng VGCS.) Tên vô lại Sơn Hào viết bậy
nói càn xúc phạm nặng nề đến danh dự của người Việt Nam, ông GS Bùi Văn Phú cũng
cho rằng đó là quyền tự do của hắn. Ông Phú không phân biệt được việc mạ lỵ làm
mất thanh danh của người khác (hay một tập thể, một dân tộc) với việc phân tách
và phê bình những sự kiện lịch sử. Hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Ông học và
dậy học ở Mỹ. Quan niệm như ông Phú chẳng hóa ra danh dự của con người (hay của
dân tộc) với sự phỉ báng bất công cái danh dự đó là hai quyền bình đẳng trong
nền học thuật mà GS phú được đào tạo? Sự thể có phải là nghịch lý không? Một
người coi trọng hành động vô giáo dục của tên vô lại Sơn Hào hơn là danh dự của
Dân Tộc của mình, tiếc thay lại là một nhà mô phạm.
Về một mặt khác, bản
thân người tỵ nạn, họ hiểu tại sao họ phải bỏ nước ra đi, chỉ có ông GS Bùi Văn
Phú cũng là người tỵ nạn nhưng không hiểu, nên mới phải đi phỏng vấn một tên CS
để biết. CS là cái gì. Nó xấu xa tới mức nào. Chuyện rõ như ban ngày, người tỵ
nạn ngu dốt mấy cũng đều rõ cả. Thế mà nhà khoa bảng Bùi Văn Phú phải mất công
đi làm truyền thông hai chiều để dậy cho người tỵ nạn hiểu. Nếu như ông giáo sư
nghĩ rằng người Việt tỵ nạn cũng đã biết CS thế nào rồi, thì hà tất ông phải mất
công làm thêm cái thứ truyền thông chiều thứ hai của CS cho người tỵ nạn đọc. Có
phải thừa thãi không? Thiển nghĩ, nhất định không phải GS Phú ngu dốt, vì ông là
giáo sư college kia mà, mà là ông mượn cớ “truyền thông 2 chiều” để tuyên truyền
dùm cho VGCS. Chỉ có cách giải thích đó mới hợp lý thôi. Việc ông làm đây không
công hay có công thì tự ông biết.
Ông lớn thứ hai nhẩy
ra đỡ đòn cho tờ Người Việt là ông Ls Đỗ Thái Nhiên. Cũng lại là SƯ nữa, nhưng
xin đừng lầm, sư này là thầy cãi chứ không phải thầy chùa. Ông Đỗ Thái
Nhiên là luật sư có khác. Ông cãi cho Người Việt có bài bản lắm, theo
đúng sách vở trường qui đàng hoàng. Nghĩa là khi không còn tìm ra kẽ hở pháp lý
để chạy tội được, thì luật sư bèn xuống “xề,” năn nỉ lòng bao dung nhân đạo của
quan tòa, xin tha tội cho thân chủ. Ông luật sư viết như thế này thì quan tòa
nào mà không mủi lòng, và còn gì để nói nữa: “Ngược lại, Ban Lãnh Ðạo báo Người Việt đã
đáp lễ độc giả qua cung cách tôn kính không thể tôn kính hơn, chân thành không
thể chân thành hơn. Tất cả những tôn kính và chân thành kia chỉ để phát âm thật
rõ ràng hai chữ: “Xin Lỗi”. Chỉ có điều là đến khi biện lý để xin tha
thì luật sư Đỗ Thái Nhiên đã không còn được kể là thầy cãi nữa rồi. Ông viết như
thế này: “Ban Biên Tập
Báo Người Việt bao gồm những cây bút thượng thặng, chuyên nghiệp và dồi dào kinh
nghiêm báo chí. Nếu báo Người Việt tri tình tuyên truyền cho Cộng Sản thì họ có
thừa khôn ngoan để KHÔNG sử dụng kiểu viết của Sơn Hào, một kiểu viết của kẻ tâm
thần không bình thường, viết chỉ để gây phản tác dụng. Như vậy lỗi của báo Người
Việt là lỗi không tri tình.”
Ông viết như thế thì rõ ràng là ông luật sư
chửi cha ông luật sư rồi. Cả một ban biên tập gồm 6 chục cây bút thượng thặng,
chuyên nghiệp và dồi dào kinh nghiệm báo chí như ông nói mà để xẩy ra một lỗi
lầm nghiêm trọng năm lần bẩy lượt như thế, rồi bảo rằng vì bất cẩn chứ không tri
tình thì ngoài ông luật sư ra liệu còn có ai nghe lọt lỗ tai được
không?
Đáng lý
ra Ls Đỗ thái Nhiên nên tìm hiểu nội tình báo Người Việt cho cặn kẽ để biện lý
theo một hướng khác thì hay hơn. Thiển nghĩ, nguyên nhân “không tri tình” biết
đâu có thể là vì do đồng tiền mà ra. Một người bạn nguyên là sĩ quan CTCT làm
việc tại Cục Tâm Lý Chiến, cách đây vài bữa gọi phone cho bần bút tỏ ra ngao
ngán, tâm sự thế này: Có những ông nhà văn, nhà thơ từng là sĩ quan phục vu tại
phòng Báo Chí cục Tâm Lý Chiến, tưởng là giấy rách vẫn giữ lấy lề ở nơi đất
khách. Ai ngờ bon chen chui đầu vào làm cho tờ báo lớn tưởng là danh giá lắm.
Không đâu, cả lũ bị bóp cổ lè lưỡi ra, thế mới khổ. Ai đời nặn tim, moi óc cả
ngày viết được bài báo nó thí cho vài ba chục bạc. Bõ bèn gì đâu. Anh bạn của
bần bút còn nhờ nhắn với mấy ổng thế này (nguyên văn): “Nếu mày có viết, cho tao
gởi lời nhắn với tụi nó rằng, thấy mình làm sai, dư luận lên tiếng thì nên sửa
sai. Từ giã cuộc đời làm thuê viết mướn đó đi. Đói cho sạch, rách cho thơm. Thế
mới là tác phong CTCT, người tiên phong vạch đường hướng dẫn quần chúng. Thấy
sai mà cứ làm, cứ viết thì hóa ra chỉ là kiếm miếng ăn sao. Còn đâu là lý tưởng
quang phục quê hương. Nên kiếm nghề khác mà sống, thảnh thơi hơn. Bán cái danh
dự rẻ như bèo để phản bội lại cộng đồng như thế là nhục lắm, xấu hổ lắm. CTCT mà
thế là không coi được.” Câu chuyện cam đoan thực một trăm phần trăm. Như vậy
thì, nếu ông chủ báo Ls Phan Huy Đạt trả tiền nhuận bút hợp lý cho những cây bút
“thượng thặng” của tờ báo cho họ dồn hết tâm trí để làm việc thì có lẽ đã chẳng
bị “tai nạn” dài dài để cứ phải xin lỗi hết lần này đến lần khác.
Người
thứ ba giang thân ra chữa cháy cho tờ Người Việt là KS Võ Long Triều. Ông
này thì có hơi khác. Ông là hiện thân của một nửa là Đỗ Thái Nhiên, một nửa là
Bùi Văn Phú. Nghĩa là vừa nhận tội, vừa bênh vực. Ông Triều thừa nhận là tờ
Người Việt do Ls Phan Huy Đạt làm chủ nhiệm đã để cho bọn thân cộng xâm nhập vô
làm lợi cho CS. Nhưng ông tuyệt đối bênh vực cho người chủ nhiệm quá cố là ông
Đỗ Ngọc Yến. Có 3 điểm quan trọng trong lá thư của KS Võ Long Triều gởi cho LS
chủ nhiệm Phan Huy Đạt, người đọc không thể không lưu ý. Một là ông Võ Long
Triều bảo đảm Đỗ Ngọc Yến có lập trường Quốc Gia vững chắc. Hai là, Đỗ Ngọc Yến
là tình báo viên của Tổng Cục Tình Báo (?) đã được TT Nguyễn Khắc Bình xác nhận.
Và ba là, những tấm hình Yến chụp với bọn xếp sòng VGCS là vô giá
trị.
1/ Lập trường chính trị của
Đỗ Ngọc Yến - Để bảo đảm giá trị của lời khẳng định của mình (Đỗ
Ngọc Yến có lập trường Quốc Gia vững chắc,) KS Võ Long Triều đem danh dự của ông
ra làm bảo chứng. Bảo chứng này có giá trị không thì lại phải tìm về quá khứ của
người đứng ra bảo đảm mới biết được. Trong suốt thời gian làm Dân Biểu của Nền
Đệ Nhị CH và làm chủ nhiệm tờ báo Đại Dân Tộc, ông Võ Long Triều đứng về phe
nào, làm được gì cho đất nước thì mọi người đều còn nhớ. Kẻ hèn này viết ra sơ
dài dòng quá. Chỉ xin ông Võ Long Triều vui long sờ lên gáy mình xem, ông đã có
đủ tư cách một người Quốc Gia chưa đã mà đòi đem danh dự ra để bảo đảm tư cách
Quốc Gia của ông Đỗ Ngọc Yến. Lại nữa, việc ông Võ Long Triều làm thầy dùi và
thảo lời tuyên bố cho Nguyễn Cao Kỳ về nước hợp tác với VGCS thì ông giải thích
ra sao. Hoặc là ông cũng đã có ý định theo đuôi Kỳ về VN kiếm chác. Hoặc là ông
không hiểu tí ti nào về bọn Việt gian bán nước ở Hànội. Đàng nào ông cũng đều
mắc nghẹn cả, có phải không?
Muốn xác định tư cách Quốc
Gia của ông Đỗ Ngọc Yến thì cũng nên xem ông Yến có liên hệ với VGCS không, và
mối liên hệ đó như thế nào. Chuyện này thì chính tên thứ trưởng ngoại giao VGCS
Nguyễn Đình Bin, sau chuyến y sang Mỹ hồi tháng 6-2003 để vận động cho NQ 36, đã
tường thuật lại trên báo chí cho mọi người đọc. Bin viết: Tôi không bao giờ có thể
quên không khí thực sự cởi mở, thẳng thắn, chân tình trên tinh thần hòa giải dân
tộc, cũng như những giây phút xúc động trong các cuộc gặp gỡ đó. Có một số kiều
bào, sau bao năm tháng bị bưng bít, tác động bởi tuyên truyền xuyên tạc của các
thế lực thù địch với đất nước, đã khóc khi nghe chúng tôi thông báo tình hình
đất nước và trả lời các câu hỏi, làm sáng tỏ các chủ trương, chính sách đổi mới
của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng. Điểm đặc biệt nhất trong chuyến đi này
là lần đầu tiên chúng tôi gặp gỡ một số nhân vật nguyên là lãnh đạo chính quyền
Sài Gòn cũ hoặc bất đồng chính kiến, nổi bật trong đó có ông Nguyễn Cao Kỳ,
ông Đỗ Ngọc
Yến-Tổng Giám đốc Công ty Báo Người Việt, ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ tịch “Ủy ban bảo vệ
chính nghĩa quốc gia” của thành phố Houston, nhạc sĩ Phạm Duy …
4 nhân vật nói trên là 4 tên đã được VGCS
nghiên cứu và chọn lựa: Nguyễn Cao Kỳ, giới lãnh đạo chính trị, Phạm Duy, cây cổ
thụ trong giới văn nghệ văn gừng, Nguyễn Ngọc Hải, tay sừng sỏ giới chống cộng,
và Đỗ Ngọc Yến, nắm đầu cơ sở thông tin nổi nang nhất tại hải ngoại. VGCS chắc
mẩm sẽ thuần hóa và sai khiến được bọn này. Nguyễn Ngọc Hải thì hiện nay hình
như đã mai danh ẩn tích (?). Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy là 2 tên hết lòng hết sức
thần phục và cúc cung tận tụy bưng bô cho VGCS, mọi người đều biết cả. Riêng Đỗ
Ngọc Yến thì không lộ liễu quá đáng, nhưng nhìn vào đường lối của tờ báo Người
Việt và căn cứ vào kết quả chọn người (3 tên kia) của Nguyễn Đình Bin thì người
ta có thể tin rằng tên thứ trưởng VGCS quả có con mắt tinh đời, y có lầm người
thì cũng không đến nỗi lầm quá đáng.
2/ Đỗ Ngọc Yến là tình báo
viên VNCH - Về điểm này, ông Võ Long Triều cũng đưa một nhân vật
có thế giá là TT Nguyễn Khắc Bình ra để bảo đảm. Chê ông Nguyễn Khắc Bình thì có
vẻ là coi thường người lãnh đạo của mình quá. Nhưng thử nghĩ, đến ngay như tên
họa sĩ Ớt làm trong tòa báo Đại Dân Tộc của ông Võ Long Triều mà thiếu tướng
Bình còn không biết y là CS nằm vùng, thì làm gì ông có đủ khả năng để bảo đảm
tư cách quốc gia của Đỗ Ngọc Yến. Một nhân viên tình báo có thể nhiều “mang.”
Cái đó là chuyện thường. Đỗ Ngọc Yến là nhân viên tình báo của cảnh sát Quốc Gia
của TT Bình, nhưng biết đâu Yến cũng còn là nhân viên của cơ sở VGCS trên đường
Yết Kiêu, Hànội nữa. Vấn đề là Đỗ Ngọc Yến trung thành với ông chủ nào của mình:
ông chủ trên đường Võ Tánh Saigon hay ông chủ trên đường Yết Kiêu Hànội. Cái này
thì TT Nguyễn Khắc Bình khó có thể bảo đảm, và ông Võ Long Triều cũng không tài
nào biết được.
3/ Giá trị của các tấm hình
Đỗ Ngọc Yến chụp với những tên VGCS - Hai tấm hình có người dưới
đây ngoài Đỗ Ngọc Yến ra còn lại là các cán bộ VGCS cao cấp hoặc làm việc cho
VGCS. Kẻ quyền chức nhất, Nguyễn Tấn Dũng lúc đó là phó thủ tướng.
Bỏ ra một bên lý do tại sao
những tấm hình này lại bị lọt ra ngoài như ông Võ Long Triều phiền hà, vì đây là
chuyện nhỏ. Chuyện quan trọng là cái giá trị của các tấm ảnh này. Ông Võ Long
Triều cho rằng các tấm hình này vô giá trị, nhưng người viết tin rằng chẳng mấy
ai nghĩ như ông. Tại sao lại vô giá trị? Các tấm ảnh tài liệu này chỉ vô giá trị
khi, thứ nhất, chúng là giả mạo, và thứ hai, chúng hoàn toàn không có giá trị sử
dụng để đánh giá Đỗ Ngọc Yến. Hơn 3 năm qua, từ khi những tấm hình này được tung
ra công luận, tờ báo Người Việt không hề lên tiếng bác bỏ, hoặc chứng minh rằng
chúng là những sản phẩm giả tạo từ photoshop (computer generated forgeries.) Do
đó, chúng là hình thật. Một tấm hình cho thấy cách bầy biện là một
phòng họp, có nhiều người đang ngồi họp mà người chủ tọa là Đỗ Ngọc Yến. Một cái
khác là một hình chụp lưu niệm, Đỗ Ngọc Yến và mấy tên cán bộ VGCS đứng sau một
chiếc bàn làm việc, bên cạnh đó là lá cờ máu của VGCS. Những căn phòng này đều
là cơ sở của VGCS không thể chối cãi được.
Không thể biết Đỗ Ngọc Yến họp bàn với bọn
VGCS về vấn đề gì, nhưng với tư thế của Yến trong phòng họp, qua lăng kính chính
trị, chúng ta có thể biết được Yến là ai. Ông Võ Long Triều viết thế này: …
là một tình báo viên của
VNCH, cho dù người đó (Đỗ Ngọc Yến) có tiếp xúc với đồng minh hay kẻ thù, biết
đâu theo yêu cầu của cấp trên anh ấy? Ý của ông Võ Long Triều chỉ là một sự suy
đoán, nhưng cứ thử bàn về sự suy đoán này xem sao. Cấp trên của ông Đỗ Ngọc Yến
là ai? Không thể là chính quyền VNCH được, vì chính quyền này đã
sụp đổ. Vả lại VGCS chưa hề thừa nhận chính phủ VNCH như một đối phương ngang
hàng để thương thuyết bao giờ. Cuộc Hòa đàm Paris đã chứng minh điều đó. (Phái
đoàn VNCH nói chuyện ngang hàng với bọn Mặt Trận Giải Phóng. Trong khi CS miền
Bắc nói chuyện với Mỹ.) Hay cấp trên của ông Yến là người Mỹ? Càng không thể
hơn. Cũng xin nhìn vào Hòa Đàm Paris, và rộng hơn, vào cuộc chiến VN. (Người Mỹ
không bao giờ để cho người miền Nam tự quyết định vận mệnh của mình.) Đỗ Ngọc
Yến là ai mà được đại diện Hoa Kỳ thương thảo với đại diện VGCS về những vấn đề
liên quan đến vận mệnh đất nước, hoặc cộng đồng! Có thằng khờ nào tin được
chuyện đó? Nếu Đỗ Ngọc Yến đại diện cho phía VNCH hay Hoa Kỳ, thì theo thủ tục,
ông Yến và phía Nguyễn Tấn Dũng phải ngồi hai bên một chiếc bàn, quay mặt vào
nhau, chứ tại sao ông ta lại ngồi ở đầu bàn chủ tọa? Như vậy thì chỉ còn hai
cách giải thích sau đây: thứ nhất, Đỗ Ngọc Yến là một cán bộ cao cấp của VGCS,
hay ít ra là một người làm việc cho VGCS có năng lưc và được VGCS tín nhiệm. Thứ
hai, Đỗ Ngọc Yến tuy chỉ là một người hợp tác làm ăn với VGCS thôi. Nhưng về
chuyên môn hoặc sự hiểu biết, cả đến các cán bộ cao cấp cũng phải chấp nhận ông
ta là người trên quyền hay ít ra là có khả năng hơn nên được ngồi chủ tọa khi
họp bàn.
Sau cùng, không biết ngưòi
viết có nên kể ông thẩm phán Phan Quang Tuệ là người thứ tư trong danh sách
những vị tai to mặt lớn đứng ra che chắn cho tờ báo Người Việt không, vì ông
không trực tiếp đứng ra bênh vực báo Người Việt.
Trong
buổi mừng sinh nhật của tờ báo Người Việt Minnesota, ông TP Phan Quang Tuệ được
mời đọc tham luận. Bài viết của ông ngắn thôi. Ông bàn về một vấn đề bao la là
Tự Do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến Pháp Hoa Kỳ. Đề tài tham luận không
biết ngẫu nhiên hay chủ tâm. Nếu là ngẫu nhiên, sao lại trùng hợp với biến cố
Sơn Hào một cách lạ lùng đến thế. Ông nói ít, nhưng người ta hiểu được rất rõ
ông muốn nói gì và về cái gì. Ông không minh nhiên biện hộ cho tờ Người Việt ở
Nam Cali, nhưng ai cũng hiểu là ông đang làm chuyện đó. Cái ý chính trong bài
tham luận của ông nằm trong đoạn văn sau đây: Không ai phủ nhận là cộng đồng người Việt
được hưởng hoàn toàn và được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ hoàn toàn trong việc xử
dụng quyền tự do ngôn luận. Vấn đề là có những cá nhân và tổ chức trong cộng
đồng muốn xử dụng tự do ngôn luận của họ để dập tắt tự do ngôn luận của những ai
không đồng chính kiến với họ. Đăng một bài phỏng vấn hay một lá thư có thể
gây phẫn nộ cho độc giả. Sự phẫn nộ có thể được chia xẻ bởi rất nhiều người, và
được xem là một sự phẫn nộ chính đáng. Câu hỏi cần được đặt ra là đây có phải
là lý do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờ báo, làm áp lực đóng cửa toà báo.
Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương
tự cho đến khi tất cả chúng ta chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận
điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tận
diệt!”
Thành thật thừa nhận rằng, ít có bài tham
luận nào academic như bài này của thẩm phán Phan Quang Tuệ. Tuy nhiên có lẽ bởi
nó cao siêu quá nên đưa đến một vấn đề khó lý giải. Khái
niệm tự do báo
chí của TP Phan Quang Tuệ cho thấy một thực tế là trong cuộc sống của xã hội con
người không có lằn ranh thiện-ác, phải-trái, đúng-sai, tốt-xấu, hay-dở v.v.
Tất cả đều phải được chung tự do tồn tại và phát triển đồng đều. Nhưng thực tế
có thế không và con người có chấp nhận như thế không. Đó là vấn đề cần lý giải.
Lấy thí dụ sau đây cho dễ hiểu. Mỗi tờ báo, mỗi cơ quan truyền thông ví như một
loài hoa. Hoa thì ai cũng thích. Chỉ có trong khu vườn chế độ độc tài toàn trị
như chế độ Hànội, VGCS mới trồng một thứ hoa là hoa cứt lợn, nhưng nó vẫn là
hoa. Loại hoa này không có giá trị thưởng ngoạn. Trái lại, trong vườn của các
chế độ dân chủ tự do, người ta trồng đủ mọi thứ hoa, hoa quí lẫn hoa hèn, nhưng
không có hoa cứt lợn, và tuyệt đối không có bất cứ loài cỏ dại nào mọc trong đó.
Nếu có, phải nhổ bỏ đi tức khắc. Những tờ báo như tờ Người Việt không thể được
coi là hoa, chúng là cỏ dại. Chỉ có một số rất ít người như TP Phan Quang Tuệ
gọi nó là hoa. Nhổ bỏ loài cỏ dại này đi, TP Phan Quang Tuệ lại sợ khu đất trở
thành vườn hoa độc chủng. Làm sao như thế được! Sự lo ngại của TP Phan Quang Tuệ
hoàn toàn không đúng và không thể xẩy ra. Tờ Người Việt bị tẩy chay, đóng cửa
phải là điều tất nhiên.
Tự do
ngôn luận trong chế độ dân chủ không có nghĩa là mạ lỵ, chửi bới, phá hoại, gây
hiềm khích, hạ nhục người khác. Tất cả những luận điệu này đều là những thứ cỏ
dại mọc lẫn lộn trong vườn hoa văn học phải bị nhổ bỏ hết. Viết lách như tên Sơn
Hào không phải là trình bầy một chính kiến. Nó cố ý mạ lỵ, vu khống, làm nhục,
có mưu đồ phá hoại và gây phân hóa cộng đồng. Tờ báo Người Việt luôn luôn có
những bài báo như thế. Nó là kẻ thù của cộng đồng. Nó phải bị loại
trừ.
Bài tham
luận của TP Phan Quang Tuệ nói chung chung và tổng quát quá kiến người ta nghĩ
rằng ông chủ trương hoa và cỏ dại cũng như nhau, chúng được tự do mọc trong
vườn. Khái niệm TỰ DO nói chung của TP Phan Quang Tuệ, Nước Mỹ học
và phải mất 200 năm mới tiêu hóa nổi. Xem ra dân VN ta giỏi hơn nhiều. Người
mình học nhanh, học vội quá, tiêu hóa không nổi nên bội thực TỰ DO đến nỗi bị
quân vô lại chửi cha cũng cho đó là tự do, kẻ thù đâm trí mạng cũng bảo là nó có
quyền. Cái thứ tự do này xin tạm gọi nó là “Hủ Mỹ” để so sánh với tình trạng “Hủ
Nho” ở nước ta thời xưa. Nạn hủ nho làm cho đất nước không ngóc đầu lên nổi. Nạn
hủ mỹ ngày nay đã làm miền Nam rơi vào tay VGCS. Và bây giờ, nó đang giúp cho CS
nhuộm đỏ cộng đồng. Lịch đã chứng minh và còn đang chứng minh điều
đó.
Câu hỏi
TP Phan Quang Tuệ đặt ra “Đăng một bài phỏng vấn hay một lá thư gây
phẫn nộ có phải là lý do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờ báo, làm áp lực đóng
cửa tòa báo? Và
chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho
đến khi tất cả chúng ta chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu,
một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tận diệt!”
rất dễ trả lời và
người viết đã trả lời như trên. Xin tóm tắt lại một lần nữa. Tất cả mọi luận
điệu báo chí cố ý hạ nhục, phỉ bang, phá hoại, và gây phân hóa cộng cộng đều là
loài cỏ dại trong vườn hoa báo chí. Tẩy chay, đóng cửa những tờ báo thường xuyên
đăng những luận điệu đó là nhổ cỏ dại cho vườn hoa muôn sắc khoe mầu. Nhổ cỏ dại
tuyệt đối không có tác dụng biến vườn hoa thành khu vườn độc chủng như TP Phan
Quang Tuệ lo ngại. Đóng cửa một tờ báo xấu trong cộng đồng là điều tự nhiên và
cần thiết giống như nhổ đi một cây cỏ dại trong vườn hoa. Thế thôi.
Trong
quá khứ và cả hiện tại, có không biết bao nhiêu người con yêu của Dân Tộc đã
nhân danh tự do làm cho Dân Tộc phải điêu đứng, thậm chí phải mất nước. Chẳng
phải ở đâu xa, xin lỗi TP Phan Quang Tuệ, tôi muốn đưa ra thí dụ để học hỏi là
chính thân phụ của ông là Bác sĩ Phan Quang Đán. BS Đán là một đảng viên đảng
Đại Việt. Ông xuất thân từ trường thuốc đại học Harvard. BS Đán đã chống lại ông
Ngô Đình Diệm ngay từ khi ông Diệm mới lên nắm quyền năm 1954-55. Trong khi ông
Diệm còn đang phải vật lộn với các giáo phái sứ quân, với những chuyện chơi xấu
của thực dân Pháp, với vấn đề di cư từ miền Bắc, và với vô vàn khó khăn tràn
ngập của đất nước lúc đó, thì BS Đán lại lập bè kết đảng nhân danh tự do để
chống ông Diệm. Ở nước Mỹ, nếu bất đồng chính kiến, người ta chống nhau và đánh
gục nhau ở nghị trường. BS Đán không thế, ông tham gia vào những cuộc phản loạn
của bọn tướng tá côn đồ để lật đổ ông Diệm. Thời Đệ II Cộng Hòa, BS Đán vươn lên
tới chức Phó Thủ Tướng, cờ đến tay nhưng rồi cũng không biết đường nào mà phất,
ông bèn hiến kế cho người Mỹ: “Either you kill them all (VC) or you talk to them (VC), and killing all of them (VC) is impossible.” (Tạm dịch: hoặc anh phải giết hết bọn
chúng, hoặc thương thuyết với chúng, giết sạch chúng nó là điều bất khả.) Lịch
sử cho thấy, thương thuyết (talk) với VGCS như BS Phan Quang Đán chủ trương hậu
quả như thế nào, mọi người VN kể cả TP Phan Quang Tuệ đều đã trải nghiệm. Người
viết xin khỏi dài dòng.
(Vì là những chuyện tản mạn
nên xin không kết luận. Xin cám ơn bạn đọc)
Duyên-Lãng Hà Tiến
Nhất