Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Bô xít Tây Nguyên - Tiến đến Đại Hội Đảng XI
Bô xít Tây Nguyên - Tiến đến Đại Hội Đảng XI là một loạt bài mang tính quan điểm chính trị dựa trên vấn đề nóng nhất hiện nay bô xít nhằm tiến dần đến Đại Hội Đảng Cộng sản lần thứ XI vào tháng 1 nǎm 2011. Loạt bài này gồm những chủ đề bức xúc nhất hiện nay: Người dân tộc Tây Nguyên, Bản phân tích cuối cùng, và Quan điểm Việt Nam 2011.
Như tất cả chúng ta đã biết bô xít Tây Nguyên được khai thác trên một vùng cao, nơi mà nhiều ngàn nǎm người dân tộc anh em Tây Nguyên đã từng và đang sinh sống, sǎn bắn, trồng trọt và quây quần đoàn tụ bên bếp lửa đại gia đình dân tộc Việt Nam. Việc cố ý quyết tâm theo đuổi một “chương trình lớn” của cái gọi là Bộ Chính trị và Chính phủ Việt Nam bất chấp dư luận người Việt lên tiếng yêu cầu đình chỉ các dự án khai thác bô xít này rõ ràng chẳng những đối với người Kinh mà ngay cả người Thượng cũng đều là vi phạm quyền tôn trọng sự sống con người. Những bức bách to lớn mà người Thượng phải gánh chịu những hậu quả to lớn về sự sống còn, về quyền bình đẳng chính trị, và quyền được tự do đi lại trên quê hương đều bị hủy diệt. Thế nào là Tây Nguyên, phải chǎng đó là nơi mà cộng sản Việt Nam khó nuốt nhất vào thời kỳ bộ đội cộng sản mang vũ khí Trung quốc như B40, AK47, lương khô, và các loại thuốc mang nhãn hiệu Trung cộng đánh vào Dakto, Pleiku, Ban Mê, Kontum … Tây Nguyên là nơi cộng sản Việt Nam khó tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản nhất bởi vì hầu hết người dân miền núi Tây Nguyên đã được sự giúp đỡ và huấn luyện của các lực lượng đặc biệt của Mỹ để bảo vệ buôn, sóc của mình. Trong suốt một ngàn nǎm người Việt Nam bị Tầu đô hộ và ngay cả trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Trung cộng vẫn chưa bao giờ có tư cách hiện diện tại Tây Nguyên. Nếu cho đó là một quá khứ đã qua thì chưa hẳn, tại sao phải tách rời một phần ba Dak Lak ở phía Nam để thành lập vùng tài nguyên bô xít chuẫn bị cho dự án bô xít từ nǎm 2004 mà người Việt Nam không hay biết? Tại sao một dự án lớn như vậy mà không được sự biểu quyết của 120.000 người M’Nong ở Dak Nong và chừng số ấy người K’Ho ở Lâm Đồng? Rõ ràng cái gọi là Bộ chính trị không thực hiện đúng chính sách chính trị vì dân và cái gọi là Chính phủ chỉ là một tập đoàn thực hiện âm mưu đen tối đối với toàn dân. Vì thế mới ngụy biện quanh co, đưa ra một mớ những lý luận mà không chứng minh được, tất cả là một viễn cảnh không có tương lai và nếu may mắn có một nhà vǎn “chân chính” trong chế độ cộng sản “phản biện” thì chỉ như nói với những cái đầu gối hoặc sẽ bị “quấy nhiễu, đàn áp” thẳng tay. Nhà nước (Việt cộng) cho mọi người được đối thoại trực tuyến, nhưng dường như người Tây Nguyên bị bỏ quên, người Tây Nguyên là những kẻ bên lề xã hội, nên chẳng ai lên tiếng vì Tây Nguyên, vì dân tộc Tây Nguyên sống quen rồi trong bóng tối và quên lãng.
Nếu người Kinh từng bị đàn áp, đánh đập, bắt bớ bỏ tù vì đất đai nhà cửa họ bị tước đoạt oan ức không đền bù thỏa đáng, những cao điểm đàn áp giết người qua các vụ việc Tòa Khâm Sứ, Giáo xứ Thái Hà, Giáo xứ Cồn Dầu qua bàn tay đẫm máu của công an, nhưng còn đất rừng biên giới được cho Tầu (Tầu Tưởng hay Tầu Mao) thuê trồng bạch đàn, vùng bờ biển Bắc Việt được cho Trung cộng thuê, những sân golf, những “dự án lớn” khác mà nhà nước đã bỏ tiền vào cái túi tham không đáy của mình. Cái gọi là Đại Lễ Ngàn Nǎm Thǎng Long tiêu phí hàng chục ngàn tỷ đồng tương đương với hơn một tỷ đô la Mỹ, và nếu chỉ cần một phần mười của một tỷ đô la này là một trǎm triệu đô la đã có thể “nâng cao đời sống dân tộc Tây Nguyên,” cũng may mà tại Mỹ Đình xãy ra vụ nổ pháo hoa làm 2 người Đức chết một người Đức khác bị thương chứ không thì Bộ chính trị đã tưng bừng chào đón ngàn nǎm Thǎng Long trong ngày quốc khánh của Trung cộng! Bộ chính trị còn ru ngủ người dân Việt Nam trong cuộc tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa bằng cách mua tàu ngầm, máy bay SU30 của Nga; thật ra, ngay cả anh Mỹ kia là một siêu cường hải quân mà còn nển nang thằng Tầu thì Việt cộng làm cái thớ gì mà hải quân Trung cộng phải sợ. Nếu số tiền mua tàu ng máy bay ấy mà giúp cho Tây Nguyên thì đâu có cái đạo đức giả khai thác bô xít để làm giàu Tây Nguyên.
Quan Điểm Việt Nam 2011 sẽ có một Bức Thư gửi các dân tộc Tây Nguyên để giúp dân tộc Tây Nguyên hiểu rõ thân phận mình về một hiểm hoạ diệt chủng xãy ra đến nổi tất cả sự sống còn của họ bị hủy diệt và những cǎn bệnh di cǎn qua nhiều thế hệ sẽ biến Tây Nguyên thành vùng đất chết như các thung lũng chết. Người Tây Nguyên mặc dù sống trên quê hương mình đã bị đối xử còn tệ hại hơn người Tây Tạng sống dưới ách cai trị của Trung cộng. Đó là hậu quả tất nhiên của việc làm quỷ quyệt và thủ đoạn gian manh của Bộ chính trị và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã bất chấp đạo đức, lòng nhân ái và tôn trọng nhân phẩm của những người Tây Nguyên và coi họ còn tệ hơn loài vật.
Quan Điểm Việt Nam 2011

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Clinton in Hawaii for talks with Japan FM
Hillary Rodham Clinton
AP – U.S. Secretary of State Hillary Rodham Clinton arrives at Hickman Air Force Base for the first stop of 


Câu hi đt ra là Hoa K hn gn các mi liên kết (vi Hoa K) gia các quc gia láng ging Trung quc bng cách nào? Hoa K còn có ý đnh tr thành mt cường quc s tr li thng tr khu vc Châu Á-Thái Bình Dương hay không? Bằng cách nào? và Thế nào là vai trò lãnh đạo trong tương lai gần của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương?

Photo: BBC
“Sức nặng Châu Á- Thái Bình Dương đang đè nặng đôi vai Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton” Hoàng Hoa


By MATTHEW LEE, Associated Press Matthew Lee, Associated Press – 2 hrs 9 mins ago
HONOLULU – Secretary of State Hillary Rodham Clinton is in Hawaii, where she is meeting top brass from the U.S. Pacific Command and Japan's foreign minister to discuss regional security issues dominated by an increasingly assertive China.
Clinton arrived in Honolulu on Wednesday at the start of a seven-nation trip to Asia that is aimed at cementing ties with some of China's nervous neighbors. It's part of the Obama administration's efforts to counter Beijing's growing clout in a region where America has traditionally been the dominant power.
Before leaving for Vietnam on Thursday, Clinton will see Japanese foreign minister Seiji Maehara and U.S. Pacific Command chief Adm. Robert Willard, and deliver a speech on America's leadership role in the Asia-Pacific region.
Ngoi trưởng Hoa K Clinton đã đến Hawaii, ti đây bà đã gp g các nhân vt cao cp t Tư lnh Thái Bình Dương Hoa K đến ngoi trưởng Nht tho lun v các vn đ an ninh khu vc hàng đu hin nay do áp lc gia tǎng ca Trung cng.
Clinton đến Honolulu hôm th Tư, khi đim ca chuyến đi by quc gia đến châu Á nhm mc đích hàn gn các mi liên kết vi mt s quc gia láng ging ca Trung quc đang lo s. Đó là mt phần ca nhng n lc ca chính quyn Obama đi phó vi nh hưởng trong vùng đang gia tǎng ca Beijing nơi mà Hoa K có truyn thng là mt cường quc tng thng tr.
Trước khi đến Vit Nam vào th Nǎm, bà Clinton s gp ngoi trưởng Nht Seiji Maehara và Tư lnh Thái Bình Dương ca Hoa K Đô đc Robert Willard, và có bài din vǎn nói v vai trò lãnh đo ca Hoa K trong khu vc châu Á- Thái Bình Dương.
Phng dch Hoàng Hoa

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Bô xít Tây Nguyên - Dự thảo Thỉnh Nguyện Thư
Kính gửi quý vị và các bạn: Đây là một dự thảo Thỉnh Nguyên Thư, chúng tôi kinh gửi đến quý vị và các bạn tường. Hiện nay chúng tôi chưa soạn một tiện ích giúp thu nhận chữ ký, nhất là đối với đồng bào trong nước và đồng bào Tây Nguyên. Bản Thỉnh Nguyện Thư này chúng tôi xin thay mặt đồng bào Tây Nguyên, những người sống thấp cổ bé miệng, sống dưới áp bức và bạo lực để lên tiếng bênh vực quyền là người cho tất cả các bạn. Khi nào hoàn chỉnh nơi thu nhận chữ ký chúng tôi sẽ thông báo đến quý vị và các bạn sau.
Quan điểm: Thỉnh Nguyện Thư không phải Kiến Nghị hay Kháng Thư gửi đến các cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Thỉnh Nguyện Thư do các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải theo lý tưởng chính nghĩa quốc gia, thể chế Việt Nam Cộng Hoà và biểu tượng lá cờ Vàng ba sọc đỏ. Do đó, Thỉnh Nguyện Thư được gửi đến các tổ chức nhân quyền, sinh thái môi trường, các tổ chức chính trị nhằm kêu gọi sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức này trước vấn nạn bô xít Tây Nguyên Việt Nam có thể gây ra hiểm hoạ diệt chủng và an ninh liên quốc gia không lường được.
Nhận định:
1.      Khai thác bô xít Tây Nguyên là vi phạm quyền con người có quyền phát biểu ý kiến và quyền được sống còn. Cộng sản Việt Nam đã có những thương thảo với Trung cộng từ trước nǎm 2001 trong thời gian vẽ lại bản đồ Việt Nam trên lãnh thổ biên giới, và làm lại ranh giới biển trong Vịnh Bắc Bộ. Đảng cộng sản Việt Nam đã tuyệt đối giữ kín các âm mưu này cũng như việc vẽ lại biên giới trên đất liền mãi đến nay vẫn chưa hề công bố; do đó, mọi người có thể hiểu rằng Đắc Nông được đảng cộng sản Việt Nam sang nhượng, bán dâng cho Trung cộng dưới chiêu bài Đắc Nông được quy hoạch cho khai thác bô xít nhiều nǎm trước khi tách rời Đắc Lắc nǎm 2004 mà không thông qua ý kiến toàn dân, nhất là ý kiến các dân tộc Tây Nguyên. Mặc dù ai nấy biết rằng đất đỏ Tây Nguyên rất thích hợp cho trà và cà phê, nhưng các cán bộ Việt cộng vẫn cho rằng đất đỏ không tốt trồng trà và cà phê. Có rất nhiều ý kiến trong nước chống đối việc khai thác bô xít Tây Nguyên gồm Nhân Cơ và Tân Rai, nhưng cộng sản Việt Nam vẫn tỉnh bơ không quan tâm mà còn thúc đẩy các công trình xây cất nhanh chóng để tạo sự đã rồi. Trong khi đó số nhân công Trung cộng ngày mỗi đông hơn, có những khu làng mang tên Trung quốc hẳn hoi và tạo thành một vùng cấm địa đến nổi, người Việt Nam không được bén mãng tới.  Khai thác bô xít Tây Nguyên đã gây nên những bức xúc, lo sợ, và va chạm mạnh giữa những người Trung quốc mang nhiều nghi vấn với người dân hiền hoà chất phác Tây Nguyên. Sự va chạm này mang những chiều sâu nguy hiểm phá vỡ vǎn hoá cao quý đáng yêu của Tây Nguyên, mất sự trong sáng cao đẹp của người Tây Nguyên và trong quá trình khai thác bô xít kéo dài 70 nǎm hay hơn nữa, Tây Nguyên trở thành một vùng đất xa lạ, bứt rời khỏi Việt Nam, người Tây Nguyên sẽ ra sao hay họ sẽ bị xua đuổi, bức hại, bị bắt về Tàu để làm con vật thí nghiệm hay bị tàn nhẫn giết hại? Khu vực khai thác bô xít Tây Nguyên rồi sẽ ra sao hay trở thành một nước Trung Hoa nhỏ bên trong nội địa Việt Nam? Bài học dân Chuang sống bên trong biên giới Việt Nam trước nǎm 1979 mà Trung cộng cho rằng đó là đất của Trung quốc. Đoạn nối ray (rail) trong thời chiến tranh vào sâu lãnh thổ Việt Nam 800m kể từ Hữu Nghị Quan bị Trung cộng cho rằng là đất của chúng và sau này Việt cộng cũng phải ký hiệp ước để mất vùng đất Ải Nam Quan còn đó.
2.      Việc tự động cho phép Trung cộng khai thác bô xít Tây Nguyên rõ ràng là một sự vi phạm quyền con người rõ ràng nhất. Sự thiếu học và kiến thức của người Tây Nguyên cũng là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự bị tiêu diệt, ngoài ra chúng ta không thể quên rằng khi người Trung quốc đến Tây nguyên với một dụng ý họ có thể gây chia rẽ, hiềm khích, cờ bạc, tệ nạn, ma túy xì ke, buôn người, lấy người dân tộc để rồi bám trụ tại Tây Nguyên. Những ý định đen tối sẽ đan quyện nhau khiến Tây Nguyên trở thành một miếng mồi thơm nhưng cũng chính là một nguồn gốc làn tan vỡ toàn khối dân tộc Việt. Thế nhưng, Đảng cộng sản Việt Nam dựa vào bạo lực để trấn áp tiếng nói và các yêu cầu biện minh nếu có từ bất cứ ai không cùng quan điểm với chúng. Chúng coi thường các hiểm họa này, một thời Nông Đức Mạnh khởi đầu cho ký kết thông cáo chung bô xít nǎm 2001, và rồi Nguyễn Tấn Dũng cho rằng bô xít là dự án lớn của nhà nước và ra lệnh tiếp tục triển khai nǎm 2008 và rồi đây nǎm 2011 bọn chúng không còn nắm giữ quyền lực nữa tạo một sự đã rồi. Liệu ai chúng ta có thể tin rằng Kiến Nghị hay Kháng Thư dâng lên đảng cộng sản sẽ có hiệu quả chút nào chǎng?
3.      Khai thác bô xít Tây Nguyên gây thảm hoạ diệt chủng, chẳng những đối với dân tộc Tây nguyên bởi vì người Tây Nguyên sống gần với ao hồ, sông suối để ǎn uống tắm giặt. Chất bùn đỏ chứa trong thung lũng, bể chứa sẽ không an toàn trong cơn mưa lũ, sự vỡ đê, vỡ đập chứa nước sẽ làm tràn lan bùn đỏ. Động đất như tại Nghệ An trong thời gian bão tháng 10, 2010 cũng có thể làm vỡ đập, ngoài ra yếu tố con người do người (Trung cộng) điều khiển đập cũng có thể vì “lẫm lẫn” gây nên tử vong cho hằng triệu người sống phía hạ lưu và vùng thấp dưới đập. Núi rừng bị san lấp bừa bãi không theo luật thiên nhiên môi trường khiến tạo nên giông tố, không có rừng rễ ngǎn nước và thấm nước tạo nên mưa lũ sấm sét gây thảm hoạ cho người Tây Nguyên một cách trực tiếp hay gián tiếp khiến họ từ từ chết dần mòn bởi vì chúng ta biết rằng người Tây Nguyên sống rất gần với thiên nhiên. Sự thẩm thấu chất độc trong bùn đỏ gây nên hủy hoại môi trường sinh thái, gây nên ung thư, và giết chết các loài thủy sản, vi sinh vật vì thế Tây Nguyên sẽ trở thành vùng đất chết và sự tàn phá môi trường nầy rất nhẫn tâm và tàn bạo hơn cả tai nạn tại Ajka Hungary bởi vì nhà máy sản xuất alumina MAL chính là của người Hungary trong lúc các nhà máy khai thác alumina tại Nhân Cơ và Tân Rai là do Trung cộng làm chủ. Ai có thể đo lường sự tàn bạo diệt chủng này trong thâm tâm hay ngoài mặt. Người Tàu đã từng giết hại dân tộc ta, bắt người Việt Nam lặn xuống biển mò ngọc trai, lên rừng thiêng nước độc lấy gỗ quý trầm hương, sau cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng, ngày nay dân tộc ta không còn họ Trưng và họ Thi nữa, rõ ràng sự cai trị một ngàn nǎm của giặc Tàu kinh khiếp đến nổi ngàn nǎm sau, người Việt vẫn còn sợ hãi mang mối hận. Ngày nay, Trung cộng đến Tân Rai xây dựng ngay một cơ ngơi sừng sững, đồ sộ, lồng lộng trên đỉnh cao Tây Nguyên, đất đai phía dưới bị san lấp, nhà cửa dân tộc Tây Nguyên bị phá sập ủi đi, thật là một thái độ ngạo mạn thách thức dân tộc ta chưa từng có.
Thế nhưng thảm hoạ diệt chủng không chỉ riêng đối với dân tộc Tây Nguyên, chất độc trong bùn đỏ mang độc tố kim loại nặng sẽ thấm thấu, chảy ngầm trong mạch suối dưới các tầng đất đổ xuống sông Bé, sông Đồng Nai về phía Sàigòn, vùng châu thổ sông Cửu Long thì thảm hoạ hết sức khốc liệt cho hai mươi triệu con người. Hiểm hoạ diệt chủng này có thể vì sự ngu dốt của đảng cộng sản Việt Nam và cũng có thể vì sự điên cuồng bảo vệ địa vị đảng, cũng có thể vì muốn làm tay sai cho Trung cộng.
4.      Tây Nguyên là một khu vực trọng yếu khống chế ba nước Đông Dương. Mạng lưới giao thông chằng chịt đường bộ xuyên quốc gia giờ đây nằm trong tay kiểm soát của Trung cộng. Dự tính mở con đường xuyên suốt từ Nhân Cơ đến Tân Rai ra cảng Kê Gà là một phưƠng án vẫn chưa thể thực hiện và dĩ nhiên cán bộ cộng sản nói như vậy chứ thực ra có làm hay không là chuyện khác. Nhưng trước mắt Tây Nguyên thực sự nằm trong tay của một lực lượng bí mật của Trung cộng từ đây chúng có thể rà soát toàn vùng Đông Dương, khống chế mạng lưới đường 14 đến tận Khê Sanh và rồi bọc ra biển để có thể nối liền các tuyến hàng hải giữa Trung cộng và Việt Nam. Tây Nguyên giờ đây mang tính lợi ích quốc gia (theo kiêu nói của Mỹ) của Trung cộng, và tuyến hàng hải Trung cộng Việt Nam chắc chắn mang tính lợi ích quốc gia cụ thể hơn “lợi ích quốc gia của Mỹ.” Việt Nam nằm trọn trong vòng tay của Trung cộng một cách đương nhiên.
Chúng ta hãy xem lại đảng cộng sản Việt Nam đã làm được gì cho dân cho nước trong suốt thời gian chúng khống chế dân tộc ta trong bàn tay sắt của chúng? Cuộc tàn sát đảng viên Quốc dân đảng do Võ Nguyên Giáp bí mật chỉ huy? Cuộc đấu tố ruộng đất rập khuôn Trung cộng giết hại giới địa chủ? Xua đẩy thanh niên vào Nam chết cho một cuộc chiến phi nghĩa, giết hại đồng bào miền Nam một cách không thưƠng tiếc như trong thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế? Xua đẩy đồng bào bỏ nước ra đi chết bờ chết buội chết trên biển, chết trong tay hải tặc? và sau cùng bán đất, bán biển, bán người, bán cả dân tộc Việt Nam?

Thỉnh Nguyên Thư:
           Khẩn thiết kêu gọi các tổ chức, cơ quan quốc tế môi trường môi sinh quan tâm đến hệ sinh thái tại Tây Nguyên bị hủy hoại, con người bị diệt chủng, vǎn hoá Tây Nguyên bị phá sản. Khẩn thiết yêu cầu các tổ chức chính trị quan tâm đến sự an ninh của ba nước Đông Dương trước việc Trung cộng khai thác bô xít Tây Nguyên cũng như các mối đe dọa đến các tuyến hàng hải trên biển Đông.
Quan Điểm Việt Nam 2011

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Tây Nguyên Trong Thương Nhớ
Đó không phải một bất ngờ khi chúng tôi nghiên cứu về bô xít, nhiều nǎm tháng qua sự nghiên cứu về biên giới Việt Trung và biển Việt Nam đã lấy đi rất nhiều thời gian của chúng tôi. Hầu hết các nghiên cứu về biên giới lãnh thổ Việt Nam và Trung Hoa cũng như biển và hải phận được lưu trữ trên http://www.newsforce1.com/ và tôi hy vọng sẽ đǎng trên blog www.quandiemvietnam.blogspot.com  để nhiều người trong nước được đọc.
Tây Nguyên và vùng bán bình nguyên đã chiếm hết mười nǎm trong đời tôi, khi cuộc chiến bằng súng đạn và chính trị nối tiếp đan quyện nhau trên suốt một vùng đất rộng lớn của Cao nguyên Mơ Nông và bán bình nguyên đá huyền vũ, nhưng vẫn chưa đủ để tôi vơi thương nhớ mặc dù sau này chúng tôi không còn có dịp trở lại những nơi mà mặc dù tiếng súng đã ngừng, nhưng máu lệ và mồ hôi đã nhỏ xuống trên núi rừng bán bình nguyên.
Những ký ức về chuyến bay trên chiếc Caribou C123 của không quân Úc từ Đà Lạt đến Pleiku bụi đất đỏ phi trường bay mù mịt, rồi trở ra Cam Ranh, dừng chân đây trong đêm rồi sáng mai trở lại Sàigòn. Ký ức về nhiều nǎm tháng trên cao nguyên Lâm Viên, những nǎm trưởng thành trong khói lửa. Ký ức về những con đường mang tên Lâm Viên, Alpha, hồ Than Thở thơ mộng. Đà Lạt trong sương mù, những chiều nao khi đỉnh Trinh Nữ phủ lớp sương trắng như tấm voan mỏng trên đôi ngực trần của người con gái e ấp. Làm sao quên được những chuyến xe đò Minh Hưng dừng chân ở Bảo Lộc hớp ngụ chè xanh trước khi đi Di Linh. Phi trường Liên Khang nơi dừng chân hàng nǎm của nhiều người trai trẻ trong thời gian hết phép. Cũng không quên những lần bắn đêm bó gối dưới các hố cá nhân mà đôi lúc mưa phùn bay không đủ ướt chiếc khǎn choàng cổ màu xanh ngọc. Rồi Vallée d’Amour, thác Prenne, Couvent, Adrian, những con đường trữ tình trên sân Cù mà thấp thoáng phía xa giàn hoa giấy màu tím trước cửa nhà ai.
Rồi những nǎm tháng rời xa Lâm Viên, tôi đã có dịp trở lại bán bình nguyên basalt với một thân phận khác. Chinh chiến đã qua nhưng gió bụi vẫn bao trùm lên nhiều thân phận. Tôi đã không quên những chặn đường ngút ngàn trên thượng nguồn sông Bé, nơi mà những trưa tôi nằm ngủ nghe tiếng nước sông chảy qua kẻ đá dưới chân cầu 10 tấn, nơi mà trận lửa rừng nǎm nào khiến chúng tôi phải tìm đường thoát trên chiếc bè tre, nơi những người thiểu số M’Nong đã từng giúp tôi những ngày tháng lũ ngập sông Bé, những nhà tranh xiêu vẹo của họ bốc khói trong sương chiều cho tôi bữa cơm khoai sắn, những trái ớt cay, những củ khoai môn luộc, hay những củ khoai mài mà vào mùa mưa coi như không sao tìm được. Người M’Nong rất gần với tôi, sự chất phác hồn nhiên của họ khi mà muỗi mòng, vắt đỉa dường như họ không biết sợ, nhưng tình người không bao giờ mất. Những lon gạo đổi lấy chiếc áo rách đã giúp tôi sống sót vào những ngày đói rét như da bọc xương. Rồi một ngày qua cầu Phước Bình trên giòng sông dưới một thung lũng mà những trái bazooka của địch có thể chặn đứng một đoàn con voa, đến Thác Mơ nơi tiếng thác chảy thật dễ thương. Tôi đã lắng nghe tiếng chuông nhà thờ Bù Đǎng, từ ngã ba chợ Minh Hưng con đường đất đỏ dẫn đến Bù Loi gần sóc Bombo, nơi mà rừng khoai mì bạt ngàn nhưng chúng tôi vẫn đói. Những đêm nào đến “trọ” Bù Gia Mập gần trên biên giới Việt Kampuchea nghe nổi lòng xót xa thận phận lưu đày. Mùa mưa trên bán bình nguyên basalt đầy kỹ niệm và cay đắng khi phải sống với biết bao đau thương giữa kẻ thù con người tàn nhẫn và loài vật hút máu, nó chất chồng bao ký ức, vừa thấm thía vừa là một bài học, một chuỗi nổi nhớ thưƠng in sâu trong ký ức, chìm đắm trong mơ hoặc về ý nghĩa bạn thù.
Nhiều nǎm tháng sau, tôi đã có dịp đến Dầu Tiếng lên tận nguồn sông Sàigòn, mà mỗi khi mùa mưa đến nước sông dâng cao, chảy như thác đổ. Từ đó đến Bến Cát, những chiều mưa cô đơn, những giòng sông hiu quạnh mà chỉ còn nghe tiếng máy đuôi tôm xé nước tạo những bọt trắng dưới ánh trǎng sao. Khi ấy đập Trị An vẫn chưa hoàn thành, và đêm trên thượng nguồn sông Sài gòn còn là nơi cho những người lang bạt dị kỳ không mang một tung tích rõ rệt.
Tây Nguyên đất đỏ, ở đâu cũng màu đất đỏ, màu đất đỏ như máu của dân tộc Tây Nguyên. Màu đất đỏ có thể nhìn thấy từ trên trời cao, màu đất đỏ thấm vào lòng đất, lòng người. Tôi là người lữ hành trên đất nước quê tôi, gánh thời gian chinh chiến trên đôi vai, ôm trọn trong lòng bao ký ức khó nhạt phai về tình yêu và sự ghét, giờ đây tuy xa cách Tây Nguyên nhưng vẫn chôn sâu nơi đấy trọn tình yêu thương muôn thuở. Có lẽ sự thơ ngây, chất phác hiền hoà của dân tộc Tây Nguyên khiến tôi dâng trào bức xúc khi khi nghĩ về thảm kịch của thân phận dân tộc Tây Nguyên đang và sẽ nằm trọn dưới gót sắt của một chính sách xâm lược mới với sự tiếp tay của đảng cộng sản Việt Nam vào một ngày không xa nữa.
Hoàng Hoa
MAL's Red Sludge Reservoir at Ajka, Hungary