Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Âm Nhạc Văn Hóa, Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa: Tái Xây Dựng Kiến Trúc Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam 1, 2.

https://quandiemvietnam.blogspot.com/2020/06/the-rvn-cultural-educational-musics.html

Tái Xây Dựng Kiến Trúc Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam  

Link2:  https://www.youtube.com/watch?v=tC0okEoRXVM

 
 
 
Tái Xây Dựng Kiến Trúc TVBQGVN
 

Khi thu thập các ảnh về Trường VBQGVN (TVBQGVN) để làm video clip tái xây dựng hình ảnh kiến trúc của TVBQGVN, chúng tôi đã nhận ra rằng chưa bao giờ có được bức ảnh nào toàn vẹn về TVBQGVN. Lý do dễ hiểu TVBQGVN được xem như một quần thể (archipelago) tập hợp những vật thể nhỏ mà mỗi vật thể nhỏ này lại rất lớn so với khoảng cách chụp ảnh và sự phóng đại mà một máy ảnh thường có tiȇu cự phù hợp cho nhu cầu này. Vì thế, các vật thể hay các building doanh trại (batiment,) Phạn Xá, BCH, Thư Viện, … chỉ có những bức ảnh từng phần (partial). Thứ hai, có thể phần đông các CSVSQ không mấy chú trọng về ảnh của TVBQGVN, và thứ ba, có thể việc chụp hình phạm quy định, hay hiểu biết về an ninh nȇn hầu hết các ảnh là về cá nhân với phần background rất nhỏ.của chi tiết TVBQGVN.
Ngày nay khi chúng ta quay nhìn lại lịch sử Trường Mẹ, chúng ta hiểu rằng đã quȇn tìm học về kiến trúc TVBQGVN ngay những năm tháng còn học dưới mái trường nȇn giờ đây vì khi đi xây dựng lại kiến trúc Trường Mẹ, chúng ta không thể tìm đâu ra bản thiết kế kiến trúc khi ấy. Thực tế, 60 năm qua mà 45 năm dưới chế độ cộng sản Việt Nam, một tài liệu liȇn quan với TVBQGVN như thế không thể tồn tại bởi vì người cộng sản bản thân không có một lịch sử chân chính nȇn họ không chấp nhận một lịch sử chân chính của kẻ thù. Vì thế, khi quân Bắc Việt chiếm đóng TVBQGVN. họ cố gắng xóa bỏ tất cả những gì có hơi hớm của TVBQGVN và cho rằng đó một thứ tài sản tự nhiȇn họ được Thượng đé ban thưởng cho một kẻ ác.
Vì thế, sự tái xây dựng kiến trúc TVBQGVN là một mô phỏng hết sức đơn giản của kiến trúc ngày xưa của TVBQGVN.
Nếu chúng ta nhận xét kỷ, các phòng của SVSQ từng mỗi batiment có tính đối xứng qua một trục chính của batiment, và hai phòng SVSQ đối xứng nhau qua một trục phụ và từng dãy phòng của SVSQ đối xứng qua đường hàng lang. Trục chính của mỗi batiment là mặt phẳng chứa cột trụ thẳng đứng chạy từ nền batiment  đến nóc và chia đôi cửa chính ở tầng dưới  Nóc trần của các batiment phẳng và phần sàn trȇn đất tựa trȇn nền đất mặt đồi 1515 một diện tích ít nhất 3/4 diện tích mặt sàn nhằm mục đích giúp nới rộng diện tích sân cỏ Trung Ðoàn SVSQ càng lớn khi có thể. Mặt sau của Nhà C, D (Ðại đội EFGH) có cửa sau khác với mặt sau Nhà F. G (Ðại đội ABCD) không có cửa sau. Các doanh trại chính đã chiếm hầu hết mặt bằng ngọn đồi nȇn BCH phải được xây dựng trȇn đất thấp và cửa sau BCH nhìn bao quát ra Vũ Ðình Trường.
Những suy nghĩ đầu tiȇn khi khởi công thiết kế và xây dựng TVBQGVN:
1.    Vì TVBQGVN sẽ đạo tào 4 khóa SVSQ trong thời gian 4 năm, cần nȇn có 4 doanh trại với ý tưởng đầu tiȇn mỗi doanh trại dành cho mỗi khóa với đủ phòng cho khoảng 300 SVSQ ngủ nghỉ và học tập, Sau khi đo đạc và phân chia vị trí theo diện tích của đồi 1515, lựa chọn nơi bằng phẳng, các nhân viȇn đo đạc thấy có đủ chỗ cho 4 batiment cân đối và một nhà ăn cho khoảng 1200 SVSQ. Với 300 SVSQ cho một batiment thì cần có khoảng 150 phòng cho mỗi batiment, nếu cứ mỗi phòng có 2 SVSQ và các phòng tiện ích.
    Sự cân đối tốt nhất và thẩm mỹ nhất là các batiment nȇn tương đương nhau và có số phòng giống nhau. Ðó là lý thuyết; thật tế, mỗi batiment có khoảng 120 – 8 (bỏ trống vì cầu thang (4) và hall (4) = 112. Số phòng vệ sinh (6) cho 3 tầng lầu vì vậy số phòng hiệu quả là 112 - 6 = 106. Hai (2) phòng Hệ Thống Tự Chỉ Huy, 2 phòng Kho, 2 hòng SQCB, 2 Văn Khang nȇn sau cùng còn 106-8= 98 phòng.
2.    Ðo đạc, san lấp và chuẫn bị đào móng cho các batiments theo bản vẽ kiến trúc. Tuyển chọn, huy động nhân viȇn cho công việc làm lưới thép, trộn xi măng. Chuẩn bị gạch cát, xi măng, gỗ, vận chuyển nước trộn xi măng. Việc đổ xi măng cho trụ cột móng và mặt sàn dưới đất thì dễ, nhưng vận chuyển xi măng lȇn các tầng lầu rất khó khăn. Mặt sàn của các doanh trại và Nhà ăn có cùng cao độ như nhau.
3.    Nhân công, thợ hồ, thợ sắt, thợ lắp đặt đường ống, lắp đặt máy nước nóng, bồn cầu, lavabo, vòi nước, lót gạch bông cho đẹp, thợ làm đá mài, thợ xếp đá, thơ trồng cỏ sân Trung Ðòan, các bếp nấu ăn,… ; nhìn chung, tất cả khoảng 200-300 người và phải làm việc liȇn tục từ sau ngày TT Ngô Ðình Diệm ký Sắc lệnh năm 1959 đến tháng 3/1962 là khoảng 2 năm 9 tháng tức là khoảng 1.000 ngày trong thời tiết lạnh, gió, mưa, nóng.
4.    Khu vực tập trung cho nhân công làm việc cần gần với nơi lắp ráp và xây dựng càng tốt, nȇn nhà thầu đã tập trung nhân công tại khu vực phía sau Trường phía sau lưng Phạn Xá đi qua một nơi trủng. Khu vực này thường được gọi là Khu Tôn Thất Lễ.

5.    Phạn Xá có hình dáng khác thường gồm ba dãy nhà thẳng nối nhau thành hình chữ V chóp cắt ngang. Nếu Phạn Xá hình cong vòng cung thì các SVSQ ngồi hai đầu của vòng cung sẽ không nhìn thấy nhau, hơn nữa kiến trúc hình cung rất khó về kích thước vỉ sắt, vị trí trụ cột, mặt tiền cũng phải cong.
6.    Kích thước gạch thẻ 20cmX10cmX5cm, gạch bông sàn nhà 20cmX20cmX2cm. Chi tiết kích thước này áp dụng cho phép tính kích thước base của Viȇn Ðá Ðầu Tiȇn nơi TT Ngô Ðình Diệm đặt xuống.
7.    Hướng doanh trại từ Phạn Xá ra Cổng Nam Quan là Nam Bắc.
8.    Có những việc chúng ta không biết mà không kể ra bȇn trȇn.
Nhìn chung khi xây dựng công trình TVBQGVN thật cam go gian lao và tốn kém. Trȇn đây chỉ là khái quát, nhớ biết được gì thì ghi lại cho mai sau, nếu quý NT, NÐ, và các bạn biết điều gì thm xin vui lòng bổ túc.
Khi chúng ta nói TVBQGVN là tài sản của người Việt Nam và của Thể Chế Việt Nam Cộng Hòa thì không thể sai được vì bản chất của Việt Cộng không có xây dựng mà là phá hoại mà thôi.
Hoàng Hoa
2020/08/22

 

 

Link 1: https://www.youtube.com/watch?v=I2Iv4jwp2tA

 

 Chúng tôi vừa hoàn tất version 2 đầy đủ hơn của video tài liệu hình ảnh về Kiến Trúc của TVBQGVN. Version 2 có chứa đựng những bức ảnh lịch sử và vị trí của Viȇn Ðá Ðầu Tiȇn mà TT Ngô Ðình Diệm đã đặt vào ngày 5/6/1960. Tất cả hình ảnh trong video version 2 đều có chi tiết về kiến trúc của Trường, hoặc có thể những vị trí địa hình như đỉnh Trinh Nữ Lâm Viȇn, Lapbé Nord, Version 2 được xem là quan trọng được lưu trữ làm tài liệu lịch sử để tham khảo, đó là hình ảnh của một Ngôi Trường đơn giản mà uy nghiȇm, một vị trí cheo leo mà hùng vĩ, một khung cảnh trữ tình thơ mộng nhưng đào tạo những người con Việt Nam kiȇu hùng gan thép cho lý tưởng dân tộc và nhân bản VNCH. Năm tháng đã trôi qua nhanh, nhưng ký ức của người CSVSQ tốt nghiệp nơi TVBQGVN vẫn không thay đổi. Cách đây không lâu, anh em chúng tôi có ý định thiết lập một mô hình giống như một sa bàn cho TVBQGVN, nhưng ý nghĩ đó thay đổi dần khi chúng tôi nhận thấy nhu cầu cần thiết có một video clip chuyȇn tập trung vào Trường các khía cạnh, góc nhìn, không gian vào thời gian để phổ biến rộng rãi hơn trȇn thế giới về mối quan tâm của người CSVSQ về TVBQGVN Việc quan sát , xem xét và phổ biến các góc cạnh và chi tiết của Trường để từ đó cho thấy sự quan tâm về thực thể vật chất của Trường là sự minh chứng sự tồn một quan điểm là TVBQGVN là một Tài Sản của người dân Miền Nam Việt Nam và giờ đây là tài sản của toàn dân Việt Nam, và là tài sản của Thể Chế Việt Nam Cộng Hòa. Một hệ thống hành chánh (Administrative System) hay là một Chính Quyền, Chính Phủ theo Thể Chế VNCH khác với Thể Chế VNCH. Một Chính Quyền (Chính Phủ) TT Ngô Ðình Diệm, TT Nguyễn Văn Thiệu theo Thể Chế VNCH giống như Chính Quyền của Tổng Thống Trump theo Thể Chế Tự Do Dân Chủ Hoa Kỳ, một Chính Quyền có thể thay đổi, nhưng Thể Chế đó vẫn tồn tại. Người dân có quyền lựa chọn Chính Quyền và Thể Chế, nhưng thực tế, trong Thể Chế Cộng sản người dân không có quyền tự do chọn lựa Thể Chế nȇn Thể Chế VNCH vẫn tồn tại và là một thực tế hiện hữu song song với Thế Chế Cộng Sản. Sau khi ký Hiệp Ðịnh Geneva 1954, hằng triệu người miền Bắc di cư vào Nam, không phải họ di cư để đi theo Chính Phủ của QT Bảo Ðại và chẳng ai biết sau này TT Ngô Ðình Diệm sẽ thay thế QT Bảo Ðại để khai sinh Thể Chế Cộng Hòa, nhưng họ di cư vì họ muốn sống dưới Thể Chế Tự Do, Dân Chủ và Pháp Trị. Sau 30/4/1975, cũng gần triệu người Việt bỏ nước ra đi không phải vì đi theo Chính Quyền của TT Bush, TT Carter, TT Clinton mà vì họ muốn sống dưới Thể Chế Dân Chủ Tự Do. Ðó là tại sao chúng ta khẳng định Thể Chế VNCH vẫn tồn tại trong khi chưa có một Chính Quyền điều hành nó, và chưa đúng thời điểm cần sự ra đời của một Chính Quyền điều hành Thể Chế VNCH; do đó, TVBQGVN là tài sản của người dân Việt Nam và cũng là tài sản của Thể Chế VNCH. Biết ơn những người đã đóng góp công sức và tài năng trí tuệ xây dựng TVBQGVN thành hiện thực. 1. Người đầu tiȇn chúng ta biết ơn là Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, người có công chuẫn bị cho việc xây nền tảng TVBQGVN bằng Sắc lệnh đổi tȇn Trường Võ Bị Ðà Lạt thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vào năm 1959. Sau Sắc lệnh này là sự chuẫn bị nhân vật lực tài lực cho việc khởi công xây dựng TVBQGVN. Trong lúc vừa khai sáng nền Ðệ Nhất Cộng Hòa và vừa tóm thâu quyền hành từ 1956 chắc chắn người dân miền Nam không có đủ tiền và vật chất cho xây dựng TVBQGVN mà có thể có sự trợ giúp của Chính phủ Mỹ. 2. Những người kế tiếp có công là những người đề nghị và quyết định ngọn đồi 1515 cho vị trí xây dựng TVBQGVN là những người thầu khoán Tôn Thất Lễ và Nguyễn Toản, và nhóm Kiến Trúc Sư vẽ thiết kế TVBQGVN. Hằng ngàn tấn sắt, hàng chục ngàn bao xi măng, hàng ngàn thước khối cát, hằng trăm ngàn viȇn gạch thẻ, các trang thiết bị nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng ngủ SVSQ được nhập cảng và được vận chuyển qua cổng sau TVBQGVN nơi có khu nhà dành cho nhân viȇn xây dựng TVBQGVN mà chúng ta thường gọi là khu Tôn Thất Lễ đã tạo sự náo động cả một vùng. 3. Vào năm 1970 đến năm 1971 có một hãng thầu Mỹ xây dựng Thư Viện (1970) rồi đến Nhà Thí Nghiệm Nặng (trước mùa Văn Hóa 1971). Thời gian này chắc chắn có sự trợ giúp của Chính phủ Mỹ. Chúng ta cũng tỏ lòng biết ơn họ. TVBQGVN đã đào tạo nhiều nhân tài cho nước Việt và những anh hùng trong trận mạc ngăn chận tiȇu diệt kẻ thù. TVBQGVN là nơi chôn dấu những linh thiȇng, hồn thiȇng sông núi và vĩnh viễn thuộc về toàn dân Việt Nam và Thể Chế VNCH.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét