Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Tiểu Sử Nhạc Sĩ Mạnh Phát (1929-1973)


Tiểu Sử Nhạc Sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
Hoàng Hoa – www.saigonfilms.com

1.    Nụ Cười Sơn Cước (Tô Hải – 1952) Nhóm Âm Nhạc Ðồng Nai 1952, Giấy phép 24/5/1952 Nha Thông Tin Nam Việt. In tại nhà in Nam Hải - Sàigòn. Mạnh Phát hát. Ðiều này có nghĩa khi Mạnh Phát từ giã mẹ Ông để vào Nam Ông là một ca sĩ.
2.     Ai Về Sông Tương (Thông Ðạt – 1954). Ấn phẩm Tinh Hoa Huế. Mạnh Phát hát. Có lý do để tin rằng Nhạc sĩ Mạnh Phát đã dừng chân tại Huế cho đến sau năm 1955 Ông mới vào Sàigòn. Tại Huế năm 1955, Mạnh Phát đã bắt đầu sáng tác nhạc. Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt – 1955) Ấn phẩm Tinh Hoa - Huế, Mạnh Phát hát. Năm 1954 là năm chia đôi đất nước, có thể sự chia cách đó hai bờ vĩ tuyến khiến Nhạc sĩ Mạnh Phát sáng tác Ai Về Quȇ Tôi, lời thật thiết tha như than khóc “Ai đi về phía quȇ tôi, làm ơn cho nhắn vài lời nhớ thương.”
3.    Vì vậy, Mạnh Phát không hát bài 388. Lời Người Ra Ði (Trần Hoàn -1951, Copyright 1954 by Hoàng Thi Thơ – Sàigòn, nhà xuất bản An Phú ấn hành lần 3 tại Sàigòn. Bài Lời Người Ra Ði thật ra do chính Hoàng Thi Thơ ghi trȇn Sheet nhạc lấy bản quyền. Trần Hoàn không có bản quyền bài này, cũng không có chứng minh cho thấy Mạnh Phát hát bài Lời Người Ra Ði của Trần Hoàn. Trȇn bìa sau của 452. Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt-1955) có list của những bài nhạc và tȇn tác giả do nhà Xuất bản Tinh Hoa do Ông Tăng Duyệt làm Giám đốc ấn hành 1955, nhưng bài Lời Người Ra Ði không phải tȇn tác giả Hoàng Thi Thơ, và không có tȇn Hoàng Thi Thơ là tác giả của tác phẩm nào, trái lại Lời Người Ra Ði có tȇn tác giả Trần Hoàn (1928-2003)
4.    Anh Ðã Về (Mạnh Phát – 1955) Ấn phẩm 1955 của Tinh Hoa - Huế.
5.    Chuyến Ði Về Sáng (Mạnh Phát – Nhật Trường? 1962).
6.    Phố Vắng Em Rồi (Mạnh Phát – Nguyễn Ðan Thanh 5/5/1965).
7.    Ngay trong list những tác phẩm và tȇn tác giả của nhà xuất bản Tinh Hoa (Huế) 1955, Mạnh Phát có đến 5 bài nhạc do Ông sáng tác: 410. Trăng Sáng Trong Làng (Tiến Ðạt,) 422. Anh Ðã Về (Mạnh Phát,) 446. Mong Người Chiến Sĩ (Thúc Ðăng,) 451. Khúc Nhạc Ðồng Quȇ (Thúc Ðăng,) 452. Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt.)
8.    Sương Lạnh Chiều Ðông (Mạnh Phát – 1963) được xem là thời gian cực điểm rực rỡ của tài năng Mạnh Phát.
Hoàng Hoa
Dec. 18, 2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét