Ngày Lễ Tạ Ơn
của tôi
Một đêm giá
lạnh cuối tháng 11, trong căn phòng nhỏ bên ngoài mưa và gió nhẹ. Trời vào
khuya lắm trong ngày sắp Lễ Tạ Ơn, tôi cố gắng tìm những chi tiết tài liệu để
giúp hiểu thêm lịch sử Việt Nam và thêm chi tiết cho bộ CD Nhật Ký mà Nam Dao đang
đọc đến Chương 23 trong Chuyện Dȃn Tôi 395.
Lòng tôi bất
chợt dȃng lên nổi buồn và thương tiếc. Lần luợt những hình ảnh cuộc Khởi Nghῖa
Yên Báy hiện ra trước mắt tôi qua hai hình bìa của hai số báo 2045 và 2062 Le
Petit Journal vào tháng 6 năm 1930. Hai hình bìa (cover) của hai số báo vẽ
(illustre) cuộc khởi nghῖa Yên Báy mà người Pháp gọi đó là cuộc nổi loạn 1930.
Lần theo dấu vết hình ảnh tôi tìm gặp một tấm carte postale (postal card) chụp
lại 13 cái đầu người bị chặt đứt mà người Pháp mô tả trên postal card là Têtes de
Pirates Décapité. Tấm postal card này được gởi đi nước Pháp từ Tonkin và tại
sao người Pháp đã in hình chụp 13 cái đầu người này trên tấm postal card đi khắp
thế giới một cách đơn giãn như in một vật thể (object), hay một sự vật nào, một
cảnh tượng nào đó. Phải người Pháp muốn chứng tỏ một quyền lực tuyệt đối của họ
trên xứ sở thuộc địa nơi họ thống trị, và coi những chiếc đầu này là một trò giải
trí? Và họ muốn cho thấy những anh hùng hy sinh cho dȃn tộc Việt Nam này chỉ là
những tên thổ phỉ (pirates) và để bào chữa cho tội ác họ tại Tonkin?
Ɖó là văn
minh của nước Pháp và là văn hóa của dȃn tộc Pháp chăng?
Tôi đã bật
khóc trong đêm giá lạnh của miền Bắc Cali ngày trước Lễ Tạ Ơn khi bên ngoài trời
vẫn mưa và gió lạnh.
Hình ảnh đau
thương của những anh hùng dȃn tộc Việt Nam sau thất bại cuộc khởi nghῖa Yên Báy
đã chết bằng máy chém của người Pháp đã ám ảnh tâm trí tôi suốt đêm không ngủ.
Có ai biết 84 năm sau, con người mang tên Hoàng Hoa (Sông Hồng) đã nhìn thấy những
anh hùng này như sống lại trước mắt mình. Làng Cổ Am nơi quê hương Nguyễn Thái
Học đã bị phi cơ Pháp không tập tan nát. Với tất cả kỹ thuật computer cao nhất
hiện nay mà tôi may mắn học hỏi được hơn 20 năm qua, giờ đȃy tôi đã nhìn thấy lại
hình ảnh đau thương tang tóc Ngày Yên Báy 1930 khi Nguyễn Thái Học và 12 anh hùng
dȃn tộc lần lượt bước lên máy chém của kẻ thù, và cũng chính giờ phút sau chứng
kiến cảnh tượng bi thương và anh dũng cuộc hy sinh của 13 anh hùng dȃn tộc Cô
Giang đã trở lại làng Cổ Am tự sát tại nơi đȃy quê hương người yêu mình và cũng
là đồng chí Nguyễn Thái Học.
Người ta và
người Việt Nam từng đọc những tác phẩm của những nhà văn Pháp ca ngợi lòng nhȃn
đạo và trắc ẩn như trong Les Miserables, Notre Dame de Paris của Victor Hugo,
như Le Compte de Montre Cristo của Alexandre Dumas, những nhà thờ Cathedral nổi
tiếng hoặc công trình tháp Eiffel tại kinh đô ánh sáng Paris, nhưng người Pháp đã
xây dựng sự giàu có bằng sự cướp bóc tài nguyên các nước thuộc địa và xây dựng
nền văn hóa của họ với tính vô nhân đạo và độc ác dành cho các dȃn tộc bản xứ.
Tấm postal
card đã nói lên một nền văn minh độc đáo của nước Pháp và dȃn tộc Pháp rằng con
người Pháp một thời từng là những kẻ giết người man rợ lồng trong một nền văn
minh đao phủ trên xứ sở Việt Nam hiền hoà và đầy nhȃn tính. Người Pháp đã đến đất
nước ta bắt lính phục vụ cho một chủ nghῖa đế quốc, bảo vệ đế quốc này trước sự
bại trận nhục nhã gánh chịu trước nước Ɖức và còn hơn thế nữa đã đem đến Việt
Nam sự phȃn cách chia rẽ và từ đó tạo thành những hận thù mãi đến hôm nay.
Nếu tấm
postal card đó mang một ý nghῖa nào người Pháp từng hài lòng thích thú thì họ
không thể có bất cứ lời biện minh khác hơn được vì đó chính là một hành vi dã
man, coi thường lòng trắc ẩn của con người trong một xã hội văn minh.
Mùa Lễ Tạ Ơn
tôi xin dȃng nén nhang thắp ấm lòng người nhȃn ái và dȃng lên tất cả anh linh 13
anh hùng hy sinh cho tổ quốc trong cuộc khởi nghῖa Yên Báy 1930 lời cám ơn sự
hy sinh cao cả của tất cả anh hùng đã ngã xuống cho tổ quốc và cho tôi được một
tâm hồn và khối óc Việt Nam hôm nay.
Hoàng Hoa
12/02/2014
Mountain
View, Ca USA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét