Nhật Ký
Trên Biên
Giới Việt-Trung
1885-1887
Tác giả Dr.
P. Neis (1888)
Sơ lược tác phẩm
Nhật Ký Trên Biên
Giới Việt-Trung 1885-1887 (NKTBGVT) in nǎm 2002 là
ấn bản Việt ngữ lần đầu tiên
do Sông Hồng www.viettrade.net
dịch từ tác phẩm Anh ngữ The Sino-Vietnamese
Border Demarcation 1885-1887 người dịch Dr. Walter
E. J. Tips thuộc nhà xuất bản Sen Trắng in
nǎm 1998 tại Thái Lan. Bản dịch Anh ngữ
từ nguyên tác Pháp ngữ Sur Les Frontières du Tonkin
1885-1887 của Bác sĩ P. Neis in trong tuyển
tập Le Tour du Monde Vol. 55, pp. 321-112, in nǎm
1888 tại Pháp.
NKTBGVT là
một tác phẩm vǎn học sử đặc
biệt quan trọng. Nó là một áng vǎn
chương lần đầu tiên trong lịch
sử Việt Nam đã mô tả bằng chứng
cứ cụ thể việc hình thành đường
biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa trong các
nǎm 1885-1887. Chính tác phẩm cho
chúng ta biết vì sao đường biên giới
Việt-Trung được vẽ như thế và nó
mô tả một cách khách quan chi tiết những
sự ký kết hiệp định và những
biến cố đã xãy ra trong gần suốt
chiều dài biên giới. Nó cũng cho thấy
những chi tiết quan trọng là những
đầu mối những suy tư và tìm hiểu
mới về các vấn đề biên giới
Việt-Trung. Nó cũng chính là một bản báo cáo
đặc biệt gồm 6 bản báo cáo nhỏ liên
quan đến toàn biên giới. Tác phẩm còn có
thể được xem là một tường trình
đặc biệt quan trọng dẫn đến
sự ký kết Hiệp Định Biên giới
tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 nǎm 1887.
NKTBGVT là
một tác phẩm vǎn học sử vì nó chính là
một áng vǎn chương trữ tình, đầy
kịch tính phiêu lưu và dân tộc tính Việt Nam do
một người Pháp viết. Trong rất nhiều
trường hợp Bác sĩ P. Neis đã nói về
những tình cảm riêng tư của mình hoặc
đôi lúc xen lẫn lòng yêu nước của
những người An Nam, Bác sĩ P. Neis còn mô
tả những chiều mưa trên biên giới, có khi
nắng đẹp chan hòa, nhưng cũng có những
đêm mưa như trút thác, giòng sông Hồng có lúc êm
ái trôi, có lúc chảy xiết như thác đỗ,
ở một số nơi tác giả còn mô tả
cảnh sống nghèo khổ bình dị của các
cư dân An Nam vùng biên giới. Ông cũng đã
thể hiện một số nét nhân bản của
một vị bác sĩ khi tỏ
ra quan tâm đến sức
khoẻ của các phu khuân vác người An Nam như
ông đã viết: “Các dân quân người An Nam
đã đến từ Châu thổ cũng không
hữu ích trong lúc nhiệt độ thời tiết
như thế này; họ ǎn mặc nhẹ, chỉ
có một áo khoác che người như bộ
đồ ngủ, chẳng bao lâu họ bị
sốt và sưng phổi rất nhiều và trong lúc
không có bác sĩ quân y, tôi đề nghị Thiếu
tá Servière thiết lập một trạm quân y và cán
đáng việc này trong khi công việc của tôi là
một Ủy viên của Ủy ban Phân định
Biên giới cho tôi có thì giờ. Ngoài ra, những
bệnh nhân đặc biệt từ Lạng Sơn
đến Thất Khê là các lao công khuân vác đi
từ Lạng Sơn đến Thất Khê qua ngõ
Ðồng Ðǎng để cung cấp tiếp tế
cho quân trú phòng. Tôi đã chǎm sóc họ tới
hết khả nǎng tôi, trong các cǎn lều
trống tứ bề, trong đó có các kệ làm
bằng tre được dành làm giường
bệnh, nhưng tôi đã mất một số
người trước cuộc tấn công của
bệnh sốt cảm lạnh chết người
này.”[1] Nhiều lần Bác
sĩ P. Neis còn nói về những nét đặc
biệt của người Việt Nam vùng biên
giới, những thói quen và cách sinh hoạt của
họ giữa thời buổi Việt Nam bị Pháp
xâm lǎng: “Làng An Nam Phaisam tọa lạc khoảng
một cây số rưỡi cách cổng Trung Hoa Chima;
chính tại đó chúng tôi phải thu xếp cho chúng
tôi trong các trại có hố chiến đấu Trung
Hoa. Gần với cổng làng, một người
trưởng lão An Nam, ông huyện truởng
người có ảnh hưởng lớn trong vùng,
dẫn theo khoảng hai mươi người dân
quân trang bị khá nghèo nàn và đi sau một lá cờ
của chính quyền bảo hộ, nền vàng có
chiếc du thuyền Pháp.”[2] Sau đó ông mô tả
một vài người Man thuộc dân tộc Việt
Nam ra sao: “Khi chúng tôi trở lại Phaisam, mưa
đã ngừng và Vi-Van-Li mang đến cho chúng tôi vài
người Man từ Mẫu Sơn đi kèm theo
một người đàn bà.
Những người thuộc bộ lạc núi này
đã nhận sự thẩm quyền của
người An Nam thì nhỏ con và thấp -
người đàn bà chỉ khoảng 1 thước
40 - lực lưỡng, các bắp chân đã phát
triển, vai rộng, mặt trông giống khuôn
mặt người Thô, nhưng với chiếc
mũi không cao và nước da nhạt hơn.
Giống như người Thô họ đã sống
trong các cǎn nhà dựng cột, nhưng luôn luôn bên
trong dẫy núi. Người ta chỉ có thể
tới họ bằng phương tiện những
lối đi rất dốc: cũng như họ
không có ngựa hay trâu; họ mang các khối nặng
trên lưng trong những chiếc giỏ tương
tự như người bộ lạc núi Ðông
Dương, tức là, giữ trên lưng với hai
ây đai luồn qua vai và chiếc đai thứ ba
đi qua phía trước như cái đai đầu.”[3]
Nhật Ký Trên
Biên Giới Việt-Trung (1885-1887)
Bản dịch Việt ngữ: Sông Hồng
viettrade_net@yahoo.com
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét