Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Làm Thế Nào để (Không) Trở Thành một Ɖại Sứ Hoa Kỳ

Quan Ɖiểm:
Sống trong xã hội Hoa Kỳ, mọi người có quyền tự do phát biểu, nhưng không gȃy phương hại người khác. Bài viết của Greg Rushford “Làm Thế Nào để (Không) Trở Thành một Ɖại Sứ Hoa Kỳ” thật sự gȃy nhiều ấn tượng trong đó Rushford đã đề cập đến những cụm từ “Á chȃu, người Mỹ gốc Việt,…” và dường như Rushford đã trình bày một vấn đề mà ông ta là người trong cuộc và tin rằng những gì ông nghῖ về những người chung quanh liên quan đến vấn đề của bài viết của ông là đúng.

Bản Việt ngữ này nhằm giúp đồng hương Việt Nam theo dõi được chúng tôi cố gắng chuyển ngữ thật sát với ý nghῖa từng cȃu và chữ của bài viết của Rushford, nhưng không đến độ ngô nghê và phi chính trị, bởi vì chính bài viết nguyên tác là chính trị. Nhưng chính vì bản chất chính trị của bài viết của Rushford, bản dịch Việt Ngữ sẽ không nên xem là văn kiện chính thức trong những tình thế liên quan đến vấn đề mà trái lại bài viết “How (Not) to Become a U.S. Ambassedor” của Greg Rushford http://rushfordreport.com/?p=328 mới chính là văn kiện chính thức.

Quan Ɖiểm Chúng tôi không chấp nhận bản Việt Ngữ này được xem là chính thức trong những cuộc tranh luận hoặc bất cứ ai dùng bài dịch này làm căn cứ cho luật pháp phán đoán nếu khi vấn đề liên quan đến các sự kiện mà Rushford nêu ra trở thành dính líu đến các cơ sở nguyên tắc pháp lý của bất cứ cá nhȃn nào và ở nơi đȃu trên hay ngoài đất Hoa Kỳ.

Xin nhắc lại, chúng tôi phủ nhận tính pháp lý của bản dịch Việt ngữ mà người dịch Hoàng Hoa thực hiện, nhưng nó vẫn là copyright © 2013 của Hoàng Hoa Mạng Xã Hội Sàigòn
Hoàng Hoa

 
Làm Thế Nào để (Không) Trở Thành một Ɖại Sứ Hoa Kỳ
Bài đăng bởi Greg Rushford

15 tháng 4, 2013
http://rushfordreport.com/?p=328

Có hai con đường cổ vũ cho những đại sứ Hoa kỳ một cách truyền thống chọn lựa để thuyết phục Tổng thống Hoa Kỳ để đề cử họ vì danh dự đó. Thứ nhất, có con đường cổ điển, dựa trên danh tiếng khi những viên chức ngoại giao Hoa Kỳ cao cấp với bối cảnh ngoại giao nổi bật là được cȃn nhắc lựa chọn ở những cấp cao hơn của Bộ Ngoại Giao. Con đường thứ hai, con đường chính trị, là (đôi khi tai tiếng) dành cho những nhȃn vật tiếng tăm, bạn thȃn tổng thống, và những ai đóng góp tiền bạc lớn lao và chiến dịch gȃy quỹ là người mua chức vụ đại sứ. Nhưng giờ đȃy ông tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sàigòn, một nhȃn viên ngoại giao người Mỹ gốc Việt, với một con đường thứ ba mới mẻ: một cách ô thôi rất Á chȃu.

Lê muốn trở thành đại sứ Hoa Kỳ sắp tới tại Việt Nam. Ɖể hướng đến mục đích đó, viên tổng lãnh sự đã đang làm việc sau hậu trường kể từ ít nhất tháng Bảy vừa qua với một mạng lưới gồm những đồng minh người Mỹ gốc Việt, một số những người này có những liên hệ chính trị hay làm ăn với cả hai Washington và Hanoi. Mặc dù Lê đã thúc giục những ủng hộ viên của Ông là dấy lên sự ủng hộ của quốc hội, mục tiêu chính của chiến dịch vận động chính trị là người có thể làm sự đề cử: Tổng Thống Barack Obama.

Hướng đến mục đích đó, Lê và những đồng minh ông đã chứng tỏ một một sự lì lợm không biết xấu hổ kiểu Á chȃu. Một trong những ủng hộ viên then chốt của Lê trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt là David Dương, một người góp tiền gȃy quỹ của Obama trong khu vực Vịnh San Francisco. Dương đã cho Obama và Ɖảng Dȃn Chủ hơn 150.000 đô la kể từ năm 2008, theo Trung Tȃm Chính Trị Ɖáp Ứng. Theo những emails trao đổi giữa Lê và Dương mà người thông tín viên này xem được, Dương kể lại rằng ông ta đã đến tiếp cận với Obama để ép buộc những khả năng làm chức vụ đại sứ của Lê tại buổi gȃy quỹ Ɖảng Dȃn Chủ tổ chức tại California vào đầu tháng này.

Obama đã đến bắc California gȃy quỹ vào ngày 3 và 4 tháng Tư, toà Bạch Ốc thông báo. Thương gia Dương báo tin cho Lê biết trong một email rằng ông ta đã trao cho tổng thống một lá thư, cùng với danh sách những người đã cho mượn tên của họ để ủng hộ cuộc ứng cử của Lê, tại một cuộc gȃy quỹ vào chiều ngày 3 tháng Tư.

Bản danh sách những người ủng hộ Lê - được in lại để công chúng xem ở cuối bài viết này – có hơn 70 tên trong đó. Tên đầu tiên nổi bật rỏ rệt: người cựu chánh bộ tham mưu của Obama là Rahm Emanuel, hiện nay là thị trưởng Chicago. Vào ngày 4 tháng Tư, Dương thông báo cho Lê trong một email rằng ông ta đã thúc ép Obama lần thứ hai. “Tôi đã ăn điểm tȃm trễ với tổng thống và 27 người khác sáng hôm nay và đã nói về ông và đã trao ông ấy một bức thư tối hôm qua.”

Dương đã cho viên tổng lãnh sự thấy rằng ông ta đã nhận sự đáp trả thȃn thiện từ Obama: “Chúng tôi cần làm việc và có vài nghị viên quốc hội và hoặc thượng nghị sῖ Hoa kỳ để nói giúp ông. Ɖiều này nhằm bảo đảm ông sẽ phù hợp với sự việc.”

Những emails tiết lộ cho thấy ông ta đã tìm cách tiến cử điều mà Lê đã từng đề cập là “sự ứng cử” của ông ta, viên tổng lãnh sự đã không chỉ là người quan sát thụ động. Lê đã tham dự vào việc phác thảo và biên soạn nhiều bức thư khác nhau về sự ủng hộ và giới thiệu. Trước khi thương gia Dương trình bức thư cho Obama ngày 3 tháng Tư, Lê đã khuyên người đồng minh của ông ta là sửa chữa lại chính tả. Khi được tin Dương thông báo rằng lá thư đã được trao cho Obama, Lê bày tỏ sự biết ơn của ông ta trong một email khác. Viết bằng iPad, viên tổng lãnh sự kể lại “biết bao sự cảm ơn” mà những nổ lực “của những người bạn quá tốt đã tiến cử tôi.”

Dương và Lê đã không trả lời một số emails hỏi họ cho bình luận. Cũng chẳng có một cố gắng thành công nào nhận được phê bình từ tòa Bạch Ốc. Một cú gọi phone đến văn phòng báo chí của Emanuel nhắc lại một đề nghị rằng người thông tín viên yêu cầu một sự trả lời từ viên thị trưởng trong một email – mà sau đó cũng chẳng được trả lời.

(Còn tiếp)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét