Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Dân Hà Nội biểu tình vì công an đánh chết người

Dân Hà Nội biểu tình vì công an đánh chết người
VRNs (10.03.2011) – Hà Nội – Sáng nay, 10/03/2011, dân chúng Hà Nội xuống đường biểu tình phản đối công an phường Thịnh Liệt đánh chết người do không đội mũ bảo hiểm.
Được biết, ngày 28/2, ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958, ở 525 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng), bị công an và dân phòng phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đánh gẫy cổ, đã tử vong sáng 08/03, tại Bệnh viện Việt Đức. Báo Dân Trí điện tử viết: “người nhà nạn nhân cho biết, ông Tùng tử vong vào hồi 6 giờ 25 sáng 08/03.
Ông Trịnh Xuân Tùng 54 tuổi,có mẹ già còn sống, năm nay đã được 90 tuổi.
Người buôn gió ‘s blog viết: “Thật là lá vàng còn ở trên cây Lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời Không có nỗi đau nào hơn, nỗi đau mẹ khóc thương con chết oan. Người dân chứng kiến ai cũng phẫn uất, bức xúc tột đỉnh.”
Có phóng viên quay phim, nhưng không rõ thuộc báo nào hay công an hay các blogger.
Blogger Người buôn gió cho biết tiếp: “Rát nhiều người dân đi đường dừng lại xem, cảnh sát giao thông tăng cường đến dẹp lòng đường. Đến lúc 11 giờ, vẫn còn rất đông người dân đang đứng đòi hỏi phải làm rõ sự việc, kẻ thủ ác Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt phải được đưa ra pháp luật”

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Đánh giá thế trận tại Libya

Trong những ngày qua, nhiều người cảm thấy bối rối về việc làm sao mà các nhóm đối lập, được trang bị nghèo nàn và không thống nhất với nhau, lại có thể đẩy lui được sức tấn công của các lực lượng đặc biệt của Đại tá Muammar Gaddafi.
Các lực lượng của ông Gaddafi đã dùng không lực tiến hành oanh tạc và đã triển khai các cuộc tấn công với sự yểm trợ của pháo binh ở quanh khu vực Tripoli cũng như ở miền đông nước này.
Các nhóm này, vốn đã quyết đứng tách biệt khỏi chế độ, chính là các thành phần mà Đại tá Gaddafi đánh giá là không trung thành với ông và do đó đã triệt hạ từ hàng thập niên trước, đặc biệt là sau âm mưu đảo chính năm 1993, khi các phần tử trong quân đội Libya thực hiện cuộc ám sát bất thành.
Vậy tại sao là Đại tá Gaddafi không thể biến ưu thế hơn người, hơn vũ khí của mình thành một đòn đánh mang tính quyết định?
Thật khó để có được bức tranh toàn cảnh về những gì đang xảy ra ở Libya, nhất là vì mỗi bên đều có cái gì đó để vẽ ra bức tranh mình đang thành công.
Một số cuộc đụng độ chỉ dừng lại ở mức va chạm nho nhỏ, và hiện người ta không thể biết một cách chính xác các con số của bên quân đội.
Nhưng cũng có một số manh mối dựa trên sự logic của chiến lược quân sự.
Nhà lý luận nổi tiếng về chiến tranh của Phổ, Carl von Clausewitz, đã đưa ra hai quan sát quan trọng trong tác phẩm kinh điển của mình hồi thế kỷ thứ 19, "Trong Cuộc Chiến".
Đầu tiên, ông lập luận rằng "phòng ngự là hình thức duy trì thế cân bằng chiến tranh một cách mạnh mẽ hơn". Về cơ bản, điều đó có nghĩa là giữ thành thì dễ hơn là chiếm thành.
Tình hình đô thị
Ngay cả ở các thành phố do phe đối lập nắm giữ nằm gần Tripoli do chính phủ kiểm soát, gồm Zawiya và Misrata, từng làn sóng các cuộc tấn công của chính phủ đã bị phe phiến quân có tổ chức chặn lại một cách quyết liệt.
Lợi thế tại các đô thị có vẻ như nghiêng về phía các phiến quân nhiều hơn.
Bom tự tạo có thể được ném ra từ các mái nhà.
Mặc dù phe chính phủ tỏ ra bất lực ở phía đông, nhưng các lực lượng vô tổ chức của phe phiến quân cũng không mấy hy vọng trong việc đem hàng ngàn lính tay mơ vượt quãng đường chừng 800km tới nơi, qua những địa hình khó khăn.
Những người tấn công phải di chuyển thông qua các các điểm nhất định, cho nên những người phòng thủ có thể lo chuẩn bị công sự và tập trung lực lượng.
Thứ hai, các quân đội thường phải dựa vào "các đường dây liên lạc" - các ngả mà phe tấn công cần có để kết nối với căn cứ của mình.
Clausewitz lập luận rằng những ngả này càng trở nên dàn trải hơn khi phe tấn công tiến xa hơn, làm suy giảm uy lực của vũ khí và làm tinh thần chiến đấu của binh lính đi xuống.
Tại thành phố dầu lửa có tầm chiến lược Brega, nơi chính phủ đã bị đánh bại trong một trận chiến quan trọng cuối tuần trước, các lực lượng của Đại tá Gaddafi đã tiến hàng trăm km từ thị trấn Sirte.
Về phần mình, quân tiếp viện cho phe đối lập từ Ajdabiya chỉ phải di chuyển với một khoảng cách ngắn hơn nhiều.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng những điểm này được áp dụng tương tự cho cả chính quyền hiện hành lẫn phe phiến quân.
Mặc dù phe chính phủ tỏ ra bất lực ở phía đông, nhưng các lực lượng vô tổ chức của phe phiến quân cũng không mấy hy vọng trong việc đem hàng ngàn lính tay mơ vượt quãng đường chừng 800km tới nơi, qua những địa hình khó khăn.
Thứ ba, những gì mà các nhà phân tích quân sự gọi là "tương quan lực lượng" thì không có vẻ gì giống với những gì người ta nhìn thấy.
Phe đối lập nay không còn là những người biểu tình tay không tấc sắt nữa.
Các thiết bị vũ khí đã được đưa đến Brega, từ vũ khí chống máy bay trở đi, và chúng đã giúp bảo vệ được Benghazi khỏi các cuộc tấn công của chiến đấu cơ từ phe chính phủ.
Tự vệ
Tại Ajdabiya, các lực lượng đối lập đã chiếm được xe tăng từ các đơn vị quân đội đào ngũ, và đã lấy được các hỏa tiễn vác vai.

Tuy hoạt động nhỏ lẻ nhưng các nhóm phiến quân Libya tỏ ra rất hiệu quả trong việc kháng cự quân chính phủ.
Đây là các loại vũ khí không phức tạp, hiện đại bằng vũ khí của chính phủ, và có lẽ những người sử dụng cũng chưa qua đào tạo cơ bản.
Tuy nhiên, chúng đủ sức bảo vệ phần nào cho các lực lượng phiến quân.
Sự thực là phe đối lập tuy bị chia rẽ bởi sự trung thành bộ lạc và các phán đoán chính trị khác nhau, cho nên không tính tới chuyện hợp nhất thành một lực lượng quân sự chung.
Nhưng cuộc chiến ở Brega đã chứng tỏ khả năng đầy ấn tượng của các đơn vị nhỏ lẻ riêng rẽ nhưng cùng tiến hành tấn công quân sự một cách tự phát.
Các sĩ quan cao cấp đào ngũ chính là mắt xích quan trọng trong việc tổ chức quân sự, và dần dần xây dựng lên một hệ thống hoạt động có phối hợp chặt chẽ hơn. Đó cũng chính là các mô hình từng được áp dụng trong các cuộc nội chiến trước đây.
Và cuối cùng, sức mạnh của lực lượng không quân đã không ghê gớm như người ta từng tưởng.
Mặc dù Đại tá Gaddafi vẫn còn có khả năng và vẫn rất sẵn sàng gây thương vong nặng nề cho cả các phiến quân lẫn những người không tham chiến - tên lửa đã được nã vào những người phòng ngự ở Brega - nhưng ông ta không dễ gì sử dụng hỏa lực trên không để tiếp tục theo đuổi các mục tiêu chiến lược của mình.
Dai dẳng nhưng thiếu chính xác, các cuộc ném bom xuống kho vũ khí tại Ajdabiya đã không mấy thành công trong việc đạt mục đích.
Bắn súng từ máy bay trực thăng xuống có lẽ sẽ chính xác hơn, nhưng lại cũng nhiều nguy cơ bị hỏa lực từ mặt đất bắn hạ hơn.
Tất nhiên, các lực lượng đối lập ở địa hình trống trải gặp nhiều nguy cơ hơn so với các lực lượng ở đô thị.
Điều này chỉ càng cho thấy rõ sự khó khăn mà các phiến quân muốn đánh vào Tripoli có thể vấp phải, nếu như không có vùng cấm bay được tuyên bố.
Hiện nay, cuộc nội chiến đang tỏ ra cân bằng thế trận giữa hai bên.
Đại tá Gaddafi giữ được nguồn thu nhập từ dầu lửa và lòng trung thành của lữ đoàn tinh nhuệ, và ông sẽ cảm thấy yên tâm trước lời cảnh cáo mạnh mẽ từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hồi tuần trước, ngỏ ý phản đối sự can thiệp quân sự.
Đồng thời, sự nắm giữ của Đại tá Gaddafi tại Tripoli trở nên mong manh.
Ông đã không giữ được các khu vực khai thác dầu ở phía đông, và các lệnh trừng phạt, rõ ràng sẽ khiến cho thế bế tắc càng kéo dài thêm.
Bài viết trên của Shashank Joshi, thuộc Royal United Services Institute (RUSI), một tổ chức nghiên cứu quốc phòng ở London, và là nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard.
Tiếng dân trước vụ án Hà Giang
Nhóm nhà giáo hưu SaigonHỡi Ông Chính Quyền! Ông đang ở đâu? Trước hết, xin đừng có chụp mũ rằng chúng tôi “phản động”, chúng tôi “chống chính quyền”! Không, chúng tôi khẳng định và công nhận nước VN đang có chính quyền, và chúng tôi đang đi tìm các ông bà Chính Quyền, vậy các ông bà đang ở đâu, xin trở lại và làm việc, thực thi Luật Pháp hiện hành dùm chúng tôi. Không nước nào không có Luật Pháp, Luật Pháp mà các ông bà đã công bố cho dân, thì xin cứ đem Luật đó ra mà áp dụng, để cứu dân, chứ đừng có lánh mặt như nước vô chính phủ, vô luật pháp, khi mà các quan chức Hà Giang đang làm bậy để giết hại dân , nhất là giết hại tuổi trẻ, là mầm non của đất nước!
Thứ nhất xin hỏi các ông bà đang nắm quyền: Các ông bà có biết chính quyền tỉnh Hà Giang đang mở phiên tòa phúc thẩm xử vụ mua dâm các nữ sinh, mà tên hiệu trưởng ác quỷ Sầm Đức Xương là thủ phạm vụ mua bán dâm giữa các nữ sinh và các quan chức yêu quỷ ở Hà Giang, trong đó có tên quan đầu tỉnh là Nguyễn Trường Tô, từng phá hoại đời của những học sinh cấp 2, 3 tại đây? Hẳn là các ông bà đều biết?
Thứ nhì, xin hỏi: Luật Pháp VN hiện hành mà các ông bà đang áp dụng, có quy định bất cứ ai liên lụy đến pháp luật, kể cả bên nguyên đơn lẫn bị đơn, đều được quyền có Luật Sư bào chữa? Hẳn là có, vì nó liên quan đến quyền căn bản của con người, mà bất cứ LP ở nơi nào cũng công nhận. Vậy tại sao trong vụ án bỉ ổi này, bọn tội phạm thật sự là Sầm Đức Xương và bè lũ yêu quỷ mua dâm thì có LS bào chữa, mà các học sinh là nạn nhân lại không được có LS?
Thứ 3, thử hỏi các ông bà có còn lương tâm hay không, có còn chút liêm sỉ của con người hay không, mà dám dùng luận điệu xảo quyệt nói là các nữ sinh nạn nhân như cháu Thúy và cháu Hằng “từ chối không chấp nhận LS bào chữa”, trong khi cháu Thúy gặp mẹ thì nói là bị bọn quản giam bắt ký đơn từ chối LS, nếu không sẽ không có ngày về?(Trong bài phỏng vấn LS Triển và nhà giáo Phạm Toàn của đài RFA).
Thứ 4, các ông bà có phải là con người có lương tri hay không, mà dám ngược ngạo đến độ chỉ vì muốn bao che cho một lũ quỷ dâm ô đồng đảng, đáng tuổi cha mẹ, ông bà của các cháu học sinh kia, đã dám phá hại tâm hồn ngây thơ trong trắng của các cháu, nay lại giam cầm các cháu trong tù đầy tàn nhẫn, đến độ các cháu có bệnh (phụ khoa) cũng không cho đi chữa, không cho người nhà găp mặt để hỏi han và đem thuốc cho con? Là người hay là ác quỷ, mà các ông bà đối xử với trẻ thơ vào hàng con cháu của mình một cách ác tâm như vậy? Trẻ nữ mới lớn, mắc bệnh phụ khoa mà không kịp chữa, thì đời nó sau này nếu có sống cũng là đời tàn phế, không còn khả năng làm vợ, làm mẹ! Quá ác! Thà rằng các ông bà đem giết quách chúng nó đi còn nhẹ nhàng hơn là hành hạ cả thể xác và tinh thần những đứa nhỏ này như vậy! Các ông bà đừng nói là các ông bà không trực tiếp hành xử với những nạn nhân khốn khổ này như vậy, thế tai mắt các ông bà để đâu? Hay các ông bà đang mải lo tìm cách bao biện cho đám tội phạm, là những đồng đảng của mình? Quyền hành thống trị của các ông bà để làm gì, hay chỉ để phủ đầu đám dân đen? Thử hỏi ở bất cứ một quốc gia tôn trọng luật pháp nào trên thế giới, trong nước xảy ra một vụ án kinh tởm bất nhân vô đạo đến như vậy, mà chính phủ có thể làm ngơ, nói là “không biết” được không? Luật pháp ở đâu, và các ông bà căn cứ vào luật nào để từ chối không cho LS Triển biện hộ cho nạn nhân Thúy? Vả các cháu còn tuổi vị thành niên, mẹ các cháu là người giám hộ hợp pháp, tại sao mẹ  không được quyền mời LS cho con?
Sau cùng, hy vọng các ông bà còn chút nhân tính, thử hỏi các ông bà còn có con cháu, vậy các ông bà có muốn con cháu các ông bà rơi vào tình cảnh y như các nạn nhân này Không? Nếu không, và chắc là không, thì tại sao các ông bà nhẫn tâm đạp lên cái luật pháp của nước VN mà đi như vậy? Các ông bà dám gạt cả nhân tính, lương tâm để làm điều ác đến như vậy? Các ông bà dù có vô thần, thì cũng là con người, đang sống giữa thế giới loài người, thử nhìn xem có con người nào xử sự như các ông bà hay không? Có quốc gia nào mà xử sự man rợ với trẻ em như vậy, có cái chính quyền nào mà bất nhân, man rợ và trơ trẽn trước thế giới văn minh như các ông bà hay không vậy?
Thưa các ông bà Chính Quyền, cứ coi như các ông bà còn mải bận việc riêng tây mà không quan tâm đến vụ án khốn nạn này (khốn nạn theo đủ mọi nghĩa!), thì đây là lời kêu gọi thiết tha và khẩn cấp của chúng tôi, một nhóm các nhà giáo đã về hưu, ở tuổi trên dưới 70, từng là ông bà, cha mẹ này, gửi đến kêu gọi các ông bà, có ở đâu thì cũng xin trở về cương vị lãnh đạo dân nước mà các ông bà đang đảm nhận, để kịp thời giải quyết rốt ráo vụ án man rợ và khốn nạn này (xin lỗi, vì trong đời làm người, chúng tôi chưa hề nghe, biết một vụ án nào như vậy, nên chúng tôi không còn thể dùng lời nào thích đáng hơn cho nội tình vụ án hơn những từ kém thanh lịch và hàm chứa cả sự đau thương, nhục nhã lẫn bỉ ổi này!), kẻo lòng muôn dân sẽ oán hận, đồng thời sẽ gây nên một sự xúc phạm nặng nề đến uy tín của Quốc Gia, danh dự của cả dân tộc, và một sự bất nhân đến trời không dung, đất không tha nổi cho những kẻ hành ác, không chỉ giết hại mấy đứa học sinh nhỏ dại này, mà còn phá đổ hết niềm tin của giới trẻ vào những kẻ lãnh đạo gian tà, đang phá tan nề nếp đạo đức của một quốc gia, một dân tộc, và tương lai của giới trẻ!
Sau hết, cũng xin nhắc các  ông bà rằng, hẳn chắc các ông bà đều đã có con đàn cháu đống, chính các hậu duệ của các ông bà sẽ là kẻ nhìn rõ và khinh chê nhân cách thấp hèn này của ông bà cha mẹ họ, hoặc là chính họ, con cháu của các ông bà, sẽ nhận hết hậu quả do bậc tiền bối của họ đã gây ra, “đời cha ăn mặn, đời con khát nước!”.
Một lẽ nữa, là các ông bà có còn muốn giữ lấy chức quyền cho mục đích riêng, thì cũng phải một phần nào giữ lấy một chút phẩm cách của con người có nhân bản, chứ lẽ nào mà ăn ở hành xử không giống ai, đi ngược hẳn với thế giới loài người, mà đứng trong hàng ngũ lãnh đạo được? Nếu cũng vì cái ghế và vì quyền, lợi, thì các ông bà cũng ít ra phải giữ phần nào lời mình nói: “yêu nước, lo cho dân”, và nhất là đừng có kéo theo một bè đảng thối tha ô trọc như lũ quan quyền vô đạo hiện nay ở Hà Giang, để tự phơi bày căn tính xấu xa của “phe nhóm” mình cho bàn dân thiên hạ phải khiếp đảm rùng mình. Hãy nhìn gương nước Nhật: một bộ trưởng đầy khả năng, tương lai đầy hứa hẹn, mà chỉ vì vô tình nhận có 600 USD tiền tự nguyện đóng góp của một người thân, trái với quy định của luật pháp, mà phải nhanh chóng tự cắt đứt tương lai đời mình, vội vàng từ chức để thượng tôn pháp luật của họ, thì cớ sao các ông bà phải bao che, duy trì quyền vị của một lũ quan tham ô đốn mạt như vậy để mà hại dân, chà đạp luật pháp do chính mình đặt ra? Như thế thì làm sao dân theo?Làm sao dám ngửng mặt nhìn thế giới? Và, một tương lai như thế nào sẽ đón chờ các ông bà khi “quan nhất thời, dân vạn đại” đây?
Lời cuối của chúng tôi, là cũng qua bài này, xin chuyển đến các vị LÃNH ĐẠO CÁC TÔN GIÁO: xin quý vị, với tư cách là người LÃNH ĐẠO TINH THẦN, là người CÓ TRÁCH NHIỆM BÊNH VỰC LẼ PHẢI, ĐẠO LÝ, và là người CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỒNG HÀNH, BẢO VỆ TÍN ĐỒ, CON CHIÊN của mình, các vị hãy mau mau lên tiếng cho lẽ phải, bảo vệ công lý, bảo vệ trật tự, nền đạo lý của xã hội, trong đó các vị là thành viên, cụ thể là bảo vệ cho hững nạn nhân oan khổ trong vụ án này. Nếu làm ngơ, vô cảm, thì chính các vị cũng là người a tòng, đồng phạm, nếu không nói là thiếu lương tâm, thiếu trách nhiệm, khác nào những người làm cha mẹ mà khi con lâm nạn, vẫn thản nhiên quay mặt lánh đi!
Mong rằng mọi người còn đủ lương tâm, đạo đức và lòng quảng đại với tha nhân, với đồng bào,  để không bịt tai ngoảnh mặt trước VỤ ÁN CHO CẢ NƯỚC này!
Saigon, ngày 8/3/2011
Một nhóm nhà giáo hưu tại Saigon
Luật sư Nguyễn Văn Đài kiên định với con đường đã chọn
VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Ba, 08 tháng 3 2011

Trà Mi - VOA | Washington DC  Thứ Ba, 08 tháng 3 2011

Một luật sư trẻ vừa mãn hạn tù sau 4 năm thụ án về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài được báo chí nước ngoài nhắc đến nhiều, được giới ngoại giao quốc tế quan tâm, cũng như được giới hoạt động nhân quyền trên thế giới nhiều lần vận động yêu cầu phóng thích kể từ khi anh bị kêu án hồi năm 2007. Ngày được trả tự do, luật sư Đài đã dành cho Tạp chí Thanh Niên buổi trò chuyện chia sẻ niềm tin mà anh theo đuổi cùng những trải nghiệm sau những tháng ngày bị giam cầm vì các hoạt động cổ xúy dân chủ cho Việt Nam.
Luật sư Đài:
Trong 4 năm ở tù của chế độ này, 9 tháng đầu tôi ở trại giam Cầu Diễn, trại giam số 1 của thành phố Hà Nội. Điều kiện sinh hoạt ở đó khắc nghiệt, không có nước sạch, nên sức khỏe của tôi rất yếu. Khi họ chuyển tôi xuống trại giam Nam Hà, ở đó môi trường sinh hoạt tốt hơn, điều kiện cải thiện hơn so với trên này. Ở trại Nam Hà có 3 buồng giam tù chính trị. Phần lớn là những người Tây Nguyên tham gia đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo trong những cuộc biểu tình hồi năm 2001, 2004. Tù nhân chính trị trong 3 buồng giam này được đối xử khác với tù nhân thường phạm một chút. Họ cho chúng tôi được dùng bếp nấu ăn để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn uống của tù nhân ở đây thiếu thốn lắm, chỉ có cơm và rau thôi. Thời gian đầu, mỗi tháng chỉ được 3 bữa ăn có thịt. Sau này được nâng lên, 3-4 ngày được ăn thịt một lần.

Trà Mi: Anh nói có sự khác biệt giữa tù nhân chính trị với tù nhân thường phạm. Nhưng đặc biệt giữa tù nhân chính trị với nhau, sự đối xử dành cho những người tù có tên tuổi như anh so với những tù nhân cũng vi phạm điều 79 hay 88 nhưng không được nhiều người biết đến có sự khác biệt nào không?

Luật sư Đài: Đối với cá nhân tôi, 2 tháng đầu tôi có lao động. Từ khi họ bảo vì tôi không nhận tội nên không đủ tiêu chuẩn để được giảm án hay đặc xá, tôi không lao động nữa cũng như không tham gia bất kỳ một hoạt động học tập hay sinh hoạt nào do trại giam tổ chức. Những người tù chính trị từ Tây Nguyên bị bắt buộc phải lao động. Nếu phản đối họ sẽ bị biệt giam, tiếp tục chống đối có thể bị biệt giam từ 3 đến 6 tháng. Đối với người khác là như vậy.

Trà Mi: Riêng anh chống đối mà không bị bất cứ hình thức chế tài nào?

Luật sư Đài: Tôi cũng không hiểu lý do vì sao. Họ chỉ gọi tôi lên động viên, bảo tôi cố gắng làm gương cho người khác, mỗi ngày làm 15 phút buổi sáng và buổi chiều để người khác đỡ tị nạnh. Tôi cũng có làm cho họ thêm một thời gian nhưng từ đầu năm 2009 đến lúc tôi về, tôi hoàn toàn không có làm một chút nào.

Trà Mi: Anh có thể cho biết các hình thức lao động đó ra sao?

Luật sư Đài: Đối với tù nhân chính trị, chúng tôi lao động ngay trong khu vực buồng giam. Hình thức chủ yếu là làm hàng thủ công mỹ nghệ, mây, tre, đan. Khu buồng giam chính trị có hai nhóm. Một là những người phạm tội làm gián điệp cho Trung Quốc. Họ bị xử tương đối nặng, thường từ 12 – 20 năm, hoặc chung thân. Thế nhưng họ lại được giảm án nhiều hơn những người tù chính trị đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền, và tôn giáo như chúng tôi.

Trà Mi: Nguyên nhân của sự khác biệt này theo anh được biết là gì?

Luật sư Đài:
Lúc thì họ nói do trên Bộ Công an quyết định, lúc họ nói do địa phương quyết định.

Trà Mi: Trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi trước đây, luật sư Công Nhân, người cùng bị kêu án với anh, cho biết là tù nhân không được đọc sách báo về tôn giáo, đặc biệt là kinh Thánh. Là một tù nhân theo đạo Tin Lành, anh Đài có chia sẻ điều này không?

Luật sư Đài: Trước đây, khi Ủy ban của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo đến thăm tôi ở trại tạm giam số 1 Hà Nội, họ có tặng tôi một cuốn kinh Thánh. Lúc đầu chính quyền họ tạm giữ. Sau đó, gia đình tôi và giáo hội đấu tranh yêu cầu họ trả lại, nên họ đã trả lại cho tôi. Từ đó, tôi được đọc kinh Thánh. Tôi có hỏi các anh em tù nhân người Tây Nguyên. Họ cho biết rất khó khăn. Họ thường ngăn cản chuyện anh em tù nhân sinh hoạt cầu nguyện hay đọc kinh Thánh. Họ kiểm tra buồng giam thường xuyên. Nếu phát hiện những quyển vở có ghi các câu trong kinh Thánh, họ sẽ tịch thu. Nhưng từ khi tôi tới thì chuyện đó bớt đi và sau này không xảy ra nữa. Mặc dù họ luôn nói chúng tôi không được phép nhóm lại cầu nguyện, không được sinh hoạt tập thể, thế nhưng chúng tôi mặc kệ họ. Hằng tuần, chúng tôi tổ chức nhóm vào sáng thứ tư, thứ sáu, và buổi chiều chủ nhật. Họ cũng không gây khó khăn cho chúng tôi dù chính thức họ vẫn nói điều này là không được phép.

Trà Mi: Anh suy nghĩ gì về con đường anh đã trải qua? Anh cảm nhận ra sao về những gì đã xảy ra với bản thân mình?

Luật sư Đài: Những gì nhà nước Việt Nam đối xử với tôi là rất bất công bởi vì tôi với họ chỉ khác nhau về quan điểm. Tôi với họ cùng mục đích chung là xây dựng cho đất nước Việt Nam này tốt đẹp hơn. Chúng tôi chỉ khác nhau về quan điểm và cách thức. Thế nhưng họ đã đối xử với chúng tôi bất công, giam chúng tôi vào tù, và chia rẽ gia đình chúng tôi. Nhưng tôi tin tưởng con đường tôi đã chọn rất phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam. Việt Nam phải đi đến một xã hội dân chủ đa đảng là chuyện đương nhiên. Tôi không bao giờ hối hận về những gì mình đã làm. Kinh nghiệm của tôi sẽ đem lại lợi ích rất nhiều cho đất nước, cho sự nghiệp dân chủ hóa Việt Nam.

Trà Mi:
Niềm tin mà anh đã theo đuổi trước và sau bản án 4 năm đó có gì khác nhau chăng?
Luật sư Đài: Sau 4 năm tù, tôi trải nghiệm rất nhiều. Mình không coi đó là sự thất bại mà coi đó là một bài học. Mình rút ra những kinh nghiệm quý báu cho chặng đường tiếp theo. Niềm tin của mình lúc nào cũng mạnh mẽ, thậm chí mạnh mẽ hơn xưa rất nhiều, vì những gì đang xảy ra trên thế giới cũng sẽ xảy ra với dân tộc và đất nước Việt Nam.

Trà Mi: Bây giờ xin được cùng anh đi ngược dòng thời gian trở lại 4 năm trước. Theo báo chí trong nước, tại phiên phúc thẩm, công tố viên cho anh lựa chọn rằng nếu lời nói cuối cùng trước tòa anh nhận tội, anh có thể được thay đổi án từ tù giam sang thành án treo?

Luật sư Đài: Vâng, nếu trong lời cuối cùng tôi xin họ thì họ sẽ chuyển từ án tù sang án treo. Nhưng tôi không xin, mà tôi chỉ nói cho họ hiểu vì sao tôi dấn thân vào con đường đấu tranh này. Tôi dấn thân vào để làm lợi cho đất nước, chứ tôi không xin họ.

Trà Mi: Ngay trong giây phút được chọn lựa đó, anh nghĩ đến điều gì trước tiên mà anh đã chọn án tù thay vì án treo?

Luật sư Đài: Vì niềm tin của tôi. Tôi tin những gì mình làm là đúng đắn và những gì họ đưa ra xét xử tôi là bất công và không đúng. Cho nên tôi lựa chọn cách xử lý là không xin mà chỉ nói nguyên nhân tại sao, vì những nguyên nhân đó là những yếu kém, bất cập, bức xúc không chỉ của cá nhân tôi mà của toàn xã hội Việt Nam.

Trà Mi: Tuy không được án treo, nhưng anh được giảm án 1 năm. Báo chí Việt Nam lúc đó loan tin nguyên nhân là do anh thành khẩn nhận hành vi vi phạm pháp luật nên có tình tiết được giảm nhẹ.

Luật sư Đài: Tôi nhận tất cả những việc đó đúng là tôi làm, nhưng tôi luôn nói rằng những việc đó không vi phạm pháp luật, mà là việc làm đúng. Những gì mình làm, mình nhận, không đổ cho người khác, chứ không phải tôi nhận tôi có tội.

Trà Mi: Nhưng ngược lại, theo nhà nước Việt Nam, anh đã tuyên truyền, đả kích chính quyền, viết và lưu hành tài liệu chống nhà nước, và một trong những hành vi bị coi là thể hiện rõ nét sự chống phá nhà nước là anh vận động tẩy chay bầu cử quốc hội. Ý kiến của anh ra sao?

Luật sư Đài: Đấy là họ sai lầm. Tôi không vận động tẩy chay quốc hội, nhưng trong văn phòng của tôi có tờ báo Tự do Dân chủ có nội dung kêu gọi tẩy chay quốc hội. Bản thân tôi không nói điều đó. Còn họ nói tôi tuyên truyền chống nhà nước, điều đó không đúng vì hiến pháp Việt Nam có cho tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận tức mình có quyền phát biểu chính kiến của mình về những gì chính phủ đang làm. Chính phủ là một chủ thể do người dân lựa chọn ra. Dân có quyền phán quyết việc làm của họ vì quyền tự do ngôn luận là quyền được nhận xét về các chính sách, việc làm của nhà nước là đúng hay sai.

Trà Mi: Vâng, hiến pháp Việt Nam cho phép tự do ngôn luận, nhưng trong luật cũng có quy định điều 79 hay 88, nên nhiều người hiểu rằng tự do ngôn luận, nhưng không phải muốn nói gì thì nói. Quan điểm của anh thế nào?

Luật sư Đài: Tất nhiên là không thể phát ngôn bừa bãi hay bậy bạ được. Mình nói phải nói đúng. Những gì tôi nói đều đúng với những yếu kém của nhà nước, về vấn đề tham nhũng và những bất cập.

Trà Mi: Có thể những điều anh làm không phạm pháp so với luật quốc tế hay luật của các nước khác trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam là phạm luật, vì chính phủ Việt Nam vẫn luôn nói rằng mỗi nước có đặc thù riêng về lịch sử, chính trị, xã hội…Phản hồi của anh ra sao?

Luật sư Đài: Tôi cho rằng quan điểm của họ như vậy là không đúng đắn. Hiến pháp quy định cho người dân có quyền, nhưng họ vì để bảo vệ quyền lãnh đạo tuyệt đối của mình đã xây dựng các điều luật trong Bộ luật hình sự trái với Hiến pháp, như điều 88 chẳng hạn. Điều 88 đã tước bỏ quyền tự do ngôn luận của người dân. Cho nên, tôi cho rằng điều 88 là vi hiến, nhất định phải bị hủy bỏ. Không thể sử dụng điều luật vi hiến đấy để xét xử một công dân vô tội như tôi được.

Trà Mi: Có ai đó đã nói rằng “Ở Việt Nam tranh đấu có được gì đâu ngoài việc đi tù, vậy thì tranh đấu mà làm gì”. Ý kiến riêng của anh thế nào?

Luật sư Đài: Đó là quan điểm của những người sai lầm và vô trách nhiệm đối với đất nước và dân tộc. Nếu tất cả dân đều sống riêng cho bản thân mình, cho gia đình mình thì xã hội sẽ đi về đâu? Ngay như chủ nghĩa Mác mà những người cộng sản Việt Nam tôn thờ cũng luôn có cặp phạm trù là đấu tranh cho các mặt đối lập sẽ thúc đẩy sự phát triển. Đấu tranh giữa chính quyền và những người đối lập sẽ làm cho chính quyền lành mạnh hơn, trong sạch hơn, đồng thời thúc đẩy cho xã hội văn minh hơn. Dân sẽ được hưởng thụ những thành quả từ sự đấu tranh đó.

Trà Mi: Anh có cảm thấy niềm tin đó của anh mong manh hay không sau những gì anh và những người đồng chí hướng đã trải qua trong điều kiện và bối cảnh ở Việt Nam?

Luật sư Đài:
Tôi hoàn toàn không cho là niềm tin của mình là mong manh. Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người kể cả trong giới công an. Khi tôi hỏi họ có mong muốn một xã hội Việt Nam dân chủ tốt đẹp hơn không, họ trả lời có. Tôi hỏi tại sao họ lại sợ một chế độ dân chủ đa đảng ở Việt Nam trong khi chế độ đó sẽ làm nền chính trị Việt Nam minh bạch hơn, người dân có thực quyền hơn trong các quyết định của mình. Họ không trả lời được. Nhân dân thì không thay đổi được. Cái người ta có thể thay đổi là chính phủ hay một chế độ chính trị để xây dựng một chế độ mới tiến bộ hơn, văn minh hơn, đem lại lợi ích cho đất nước, dân tộc.

Trà Mi: Không nghề nào gần gũi và hiểu biết hơn về chính trị như nghề luật. Luật sư bị đi tù vì điều 79 hay 88 như trường hợp của anh thời gian gần đây xảy ra khá nhiều. Với những người trẻ trong nước thắc mắc tại sao luật sư hiểu luật mà lại bị đi tù, câu trả lời của anh như thế nào?

Luật sư Đài: Câu hỏi của chị cũng rất khó, cần phải suy nghĩ kỹ trước khi giải thích cho họ. Mặc dù mình hiểu biết pháp luật, nhưng khi sống trong một đất nước mà chính phủ bất chấp pháp luật thì mình phải chịu hậu quả đi tù là chuyện đương nhiên. Vấn đề ở chính hệ thống pháp luật đó chứ không phải ở người luật sư. Những người luật sư là những người học về pháp luật. Họ hiểu những gì đang xảy ra trên đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội. Hầu hết các luật sư ở Việt Nam đều có chung một ước muốn rằng đất nước sẽ thay đổi, đi đến một nền chính trị dân chủ, đa đảng để đem lại quyền bình đẳng cho tất cả công dân. Thế nhưng việc bày tỏ khác nhau. Có những người họ chỉ để trong lòng mình thôi. Riêng tôi nghĩ rằng mình cần phải bày tỏ quan điểm công khai, khích lệ mọi người cùng tham gia vào ý kiến đó.

Trà Mi: Trong thời gian anh thọ án, có các phái đoàn ngoại giao của Hoa Kỳ và Úc vào thăm. Ngoài ra cũng có đại diện của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng đến thăm anh hai lần. Những cuộc thăm gặp ấy có đề cập đến vấn đề can thiệp để phóng thích anh chăng?

Luật sư Đài: Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, ông đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, rồi phái đoàn các thành viên từ Bộ Ngoại giao Mỹ và văn phòng Tổng thống Mỹ có vào thăm tôi. Trong các cuộc gặp, họ cũng có đưa những thông tin rằng Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích tôi trước Đại hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Tôi rất cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, chính phủ Hoa Kỳ, và chính phủ Úc. Điều đó đã khích lệ tôi rất nhiều để tôi có thể vượt qua được cuộc sống rất khó khăn trong tù.

Trà Mi: Nhìn lại quãng thời gian đã qua, điều gì anh tâm đắc nhất và điều gì anh hối hận nhất?

Luật sư Đài: Điều hối hận nhất là tôi chưa làm tròn trách nhiệm với gia đình. Những điều tâm đắc thì rất nhiều, không kể hết được vì trong thời gian trong tù mình trải qua rất nhiều kinh nghiệm để phục vụ cho con đường của mình trong tương lai.

Trà Mi: Sau những gì đã xảy ra, anh rút ra cho bản thân mình điều gì?

Luật sư Đài: Tôi nhận ra rằng điều quan trọng là phải kiên định với con đường đã lựa chọn và tin tưởng điều đó là đúng đắn đem lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam.
Trà Mi: Anh nói sẽ quyết tâm kiên định với con đường đã chọn. Anh dự định sẽ tiếp tục theo đuổi con đường đó như thế nào trong thời gian sắp tới?

Luật sư Đài: Cơ quan an ninh luôn hỏi tôi là tôi dự định làm gì trong tương lai. Tôi mới trở về với gia đình, với xã hội. Sau 4 năm tình hình đã thay đổi rất nhiều. Tôi cần thời gian cập nhật thông tin rồi mới đưa ra quyết định phải làm thế nào. Cho nên, xin khất chị câu trả lời vào dịp khác. Ít nhất tôi phải trải qua 4 năm quản thúc đã. Pháp luật quy định mình có quyền trở lại nghề luật của mình, nhưng thực hiện được hay không rất là khó. Hiến pháp Việt Nam quy định cho người dân tất cả các quyền, nhưng có được thực thi trong thực tiễn hay không lại là một vấn đề khác.
Trà Mi: Chân thành cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc nói chuyện này.

Thân nhân nữ sinh nhận định trước phiên tòa “Hiệu trưởng mua dâm”

Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-03-07
Dự kiến vào ngày 10/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang sẽ xử kín lại vụ án nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm, Sầm Đức Xương và hai nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án khiến dư luận bức xúc lâu nay.
Photo courtesy of vtc.vn
Bị cáo Sầm Đức Xương, nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy, trên đường đến tòa dự phiên xử tại Hà Giang sáng 20/01/2010.
Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh
Email bản tin này

Không thông báo cho gia đình

Lý do nạn nhân là hai nữ sinh trở thành bị cáo và bị giam tù suốt thời gian qua. Trước phiên xử sắp đến, Gia Minh hỏi chuyện bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy về một số thông tin liên quan. Trước hết bà Nguyễn Thị Thơm cho biết thông tin về phiên xử sắp đến mà bà nhận được.
Bà Nguyễn Thị Thơm: Tôi không biết thông tin đó, chỉ có những người được Tòa mời đi dự báo cho tôi mới biết.
Gia Minh: Những người được mời đó là ai?
Con tôi có phải tội nhân trọng tội ghê gớm đâu, có phải tù chính trị bán tổ quốc, hoặc giết người hay buôn bán heroin, truyền bá thông tin….
Bà Nguyễn Thị Thơm
Bà Nguyễn Thị Thơm: Họ gồm luật sư của ông Sầm Đức Xương, cha mẹ của những cháu  học sinh dưới tuổi 18.
Gia Minh: Sau khi được biết như thế, bà có tìm đến các cơ quan liên hệ để hỏi thêm thông tin không?
Bà Nguyễn Thị Thơm: Quả thật tôi không đi hỏi đâu hết vì tôi biết chắc chắn tại phiên xử này họ cũng sẽ không cho tôi vào dự phiên tòa. Họ cho biết theo pháp luật Việt Nam, con tôi đã 18 tuổi, đủ tuổi công dân rồi, tự chịu trách nhiệm về bản thân nên không có người giám hộ. Ngoài ra, họ cũng nói trong vụ án này không có đòi hỏi bồi thường dân sự, nên không có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.        
Gia Minh: Trước đây luật sư Trần Đình Triển tham gia bào chữa cho các cháu, nay họ trả lời như thế thì gia đình có hỏi ý kiến luật sư Triển không?
Bà Nguyễn Thị Thơm: Khi họ nói con tôi không mời luật sư thì tôi rất lo lắng, không biết mọi sự việc sẽ như thế nào. Thực ra khi cháu bị họ bắt đi giam giữ, cháu mới 17 tuổi; đến lúc này họ nói cháu đã bước sang tuổi 19 rồi.
images256619_a250.jpg
Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng (áo cam) và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy (áo đỏ, sau), trên đường đến tòa dự phiên xử vụ án vị hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 27/01/2010. Photo courtesy of bee.net.vn
Như vậy số tuổi qua ba năm, còn tính thời gian giam giữ thực sự là một năm rưỡi rồi. Sau khi nghe tòa án giải thích như thế, tôi có hỏi luật sư Triển và ông cũng nói: theo luật Việt Nam, cháu đã đủ 18 tuổi rồi, và cháu không mời luật sư, anh cũng chịu.. Phần tôi, tôi vẫn làm đơn nhờ luật sư Triển đại diện cho tôi tại phiên xét xử vì tôi là người có quyền lợi-nghĩa vụ liên quan; nhưng rồi tòa lại nói vụ án này không có bồi thường dân sự nên không có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nên đơn của tôi không được chấp nhận.Gia Minh: Trong một lần nói chuyện trước đây bà cho biết được vào thăm cháu một lần trong trại giam, vậy sau lần đó bà còn được thăm gặp cháu mấy lần nữa?
Thật ra nó chỉ là một đứa trẻ vì những người lớn, quan lại sa đọa mới ra thế. Cháu như tờ giấy trắng mà các ‘ông’ đó vẽ lên rồi nay lại làm thế.
Bà Nguyễn Thị Thơm

Bà Nguyễn Thị Thơm: Sau khi án phúc thẩm bị hủy, tôi được gặp cháu hai lần. Một lần họ cho gặp bên phía công an để từ chối mời luật sư; lần tháng 11 vừa rồi sau khi hồ sơ được hoàn tất để chuyển sang Viện Kiểm Sát. Lần đó, sau sáu tháng không được gặp nên gia đình anh em đều đến vào trong sân trại giam; nhưng công an lấy giấy của tôi là mẹ đẻ cho vào thôi còn người nhà thì đuổi hết đến một cổng xa, chứ không được đến gần. Lúc đó tôi bức xúc nên vừa khóc vừa nói: con tôi có phải tội nhân trọng tội ghê gớm đâu, có phải tù chính trị bán tổ quốc, hoặc giết người hay buôn bán heroin, truyền bá thông tin…. Thật ra nó chỉ là một đứa trẻ vì những người lớn, quan lại sa đọa mới ra thế. Cháu như tờ giấy trắng mà các ‘ông’ đó vẽ lên rồi nay lại làm thế.
Sau đó công an trại giam mời tôi vào giải thích yêu cầu thông cảm và nói đó là làm theo luật pháp.
Khi vào phòng họ đưa con tôi ra. Hai mẹ con nhìn nhau khóc, tôi thấy con xanh xao hỏi cần thuốc men gì không.. . Họ chỉ cho gặp nhau chớp nhoáng chỉ 5 phút thôi.
Gia Minh: Phiên xử sắp đến gia đình có dự định đến đó không?
Bà Nguyễn Thị Thơm: Cả nhà chờ đợi đến ngày xét xử để xem sự việc thế nào. Không riêng gia đình, mà nhiều người dân cũng mong mỏi xem sẽ xét xử thế nào.
Gia đình là người dân thôi, chẳng biết kêu ai, chỉ mong luật pháp phân xử công bằng, phân minh thôi.
Gia Minh: Cám ơn Bà về thông tin mà bà cho biết về người con gái còn ở trong trại giam.

Theo dòng thời sự:

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

Thái độ vô cảm
Trường Sơn

Vô cảm là một trạng thái của đá sỏi chứ không phải của sinh vật. Con trùn khi bị đạp sẽ quằn quại, thú rừng khi thấy người đến gần thì chạy trốn, ngay cả con nhái khi thấy ai đến cũng bật mình phóng ra xa. Ấy vậy mà con người lắm lúc lại đứng sửng sờ chẳng có phản ứng hay động tác gì khi thấy kẻ thù rình rập mình hoặc đồng bạn đang lâm nguy. Khúc phim ghi lại cảnh anh Phạm Thanh Sơn tự thiêu ở Đà-Nẳng cho thấy khách qua đường dừng xe và trân tráo nhìn một cách vô cảm, chẳng có ai dám tiến lại gần cũng như có hành động gì để cứu cấp. (xem khúc phim này ở địa chỉ sau đây
http://www.youtube.com/watch?v=UjhEZ3jp8TA )

Họ là những người “vô cảm”, họ là sản phẩm đã được “đá sỏi hóa” rất thành công của chế độ khủng bố Việt Cọng. Sau đây xin kể một ví dụ về một con chó hèn nhưng không vô cảm để quý vị đánh giá nó ra sao nhé : Trước cổng nhà tôi bổng xảy ra một vụ ẩu đả giữa bầy khuyển, ba bốn con chó vây quanh một con và tới tấp xông vào cắn, riêng con chó bị bao vây thì quằn quại và la hoảng. Tôi thấy bất công nên chạy ra đuổi bọn chó “quần chúng tự phát” để giải thoát cho con chó bị nạn. Nó bị thương nặng, lết đi không nổi. Nó là một con chó hoang, da bọc xương. Tôi chợt hiểu : Thì ra trong “xã hội chó” cũng có cảnh ỷ mạnh hiếp yếu, con chó hoang ốm yếu đó chẳng hề dám gây hấn hoặc tranh giành gì với lủ chó nhà, thế mà vẫn bị bọn này kỳ thị và muốn tiêu diệt. Tôi kéo con chó bị thương vào nhà, tróng nó lại và bôi thuốc đỏ vào các vết thương của nó và cho nó ăn. Nó đói lắm, đã ăn hết một tô cơm tôi đổ xuống trước miệng nó. Nó không tỏ vẻ cám ơn mà vẫn rất sợ hãi tôi, cặp mắt nhìn tôi len lét. Tôi lại hiểu thêm một điều nữa, nó đã từng bị con người hành hạ (có thể là do bọn trẻ con ác độc nào đó) cho nên e sợ con người. Sau ba ngày chăm sóc thì tôi thả nó ra, nó liền thoát chạy, nhưng mỗi ngày nó vẫn lai vãng trong hàng rào nhà tôi để mong chờ được bố thí cơm thừa canh cặn. Có một điều rât đặc biệt ở con chó này là bất cứ nghe một tiếng động nào lớn, một tiếng vổ tay hoặc thấy một cử chỉ thoạt nhanh của ai đó đứng gần thì nó thót người và thét lên một tiếng “cẳng”. Ấy là phản xạ của “con chó Pavlov” sau một thời kinh nghiệm bị khủng bố bởi những kẻ hiếp đáp. Đem so con chó này với loại người vô cảm của chế độ Việt Cọng thì con chó này có phản ứng khá hơn họ, vì nó biết thét lên, biết thót người. Tuy là đã mất khả năng chống cự nhưng nó còn cái miệng để la !!

Trong những cuộc đàn áp của Công An với dân lành, tôi thường thấy chỉ một vài người dám xông tới để đối diện với chúng, còn đa số đều giữ một khoảng cách an toàn, khoảng cách của vô cảm và vô vi, chỉ lỏ con mắt ra nhìn như kẻ bàng quan. Họ sợ đến nổi mất đi phản ứng cần có của con người !

Đúng vậy, sợ thì phải hèn ! Nhưng tại sao lại hèn và sợ Công An khi mình cũng là một công dân có quyền ngang bằng với bọn chúng ? Dù chúng nó có súng, có dùi cui, nhưng những vủ khí này thường được dùng với những kẻ cô thân độc mã và hung hản tấn công. Một người dân hiền hoà không hung hản, chẳng hạn một người dân bị cướp đất hoặc có mồ mả bị chính quyền đào bới thì họ có quyền hiên ngang tiến đến trước mặt chúng để cật vấn và đòi hỏi, vì đó là quyền hiến định, vì thế họ không cần phải sợ vì hành động này không khiến họ bị bắn hoặc đánh bằng dùi cui ! Và nếu có 1 thằng Công An điên khùng nào đó thích đánh người vô tội thì liệu hắn có đủ dũng khí để đánh một lượt 5, 10 người vây quanh nó không ? Chắc chắn là không, vì ai cũng ý thức “mãnh hổ bất địch quần hồ”. Vì vậy muốn tránh bị đánh một mình bởi những thằng Công An điên thì mình nên sát cánh cùng nhau thành một đám đông. Đám đông tự nó vốn có sức mạnh tiêu biểu của mình. Vì vậy trong một cuộc cật vấn hoặc biểu tình, nếu chỉ để một vài người tiến lên trước để đối mặt với lực lượng đàn áp trong khi đa số đứng tách rời ở phía sau thì quần chúng đã tự đánh mất sức mạnh đó của mình và gián tiếp cô lập những người tiên phong thành nạn nhân.

Sức mạnh của quần chúng khi công khai đòi hỏi là kết hợp cùng nhau ca hát, hô hào, và sát cánh. Sát cánh là gì ? Đó là phải đứng gần nhau, vai kề vai, không xa quá một bước để không có kẻ hở khiến kẻ địch có thể chen vào giữa, một trăm người sát cánh thì không còn là một trăm chiếc đủa riêng rẻ dễ bị bẻ gảy mà là một bó đủa vô cùng cứng rắn. Mọi người đều biết nguyên lý này, nhưng không hề biêt áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tại sao một vị linh mục bị năm bảy thằng Công An hùa nhau đánh tét đầu dập mặt đến bất tỉnh ? Ấy là bởi giáo dân không sát cánh với linh mục để chia xẻ phần “dùi cui” với ngài, bao quanh ngài để ngăn chặn bọn tấn công và bảo vệ ngài , không biết dùng sự hợp quần để phân tán mỏng lực lượng đàn áp vào giữa vòng vây của đám đông. Quả thật nếu áp dụng được chiến lược dụ cho những thằng Công An nằm lọt giữa đám đông, 1 đứa được vây quanh bởi 10 người dân, thì người dân chỉ cần dang vòng tay ôm hôn chúng thì chúng cũng té đái trong quần và tìm cách chuồn lẹ, không dám ra tay đánh đá nữa. Chiến thuật của đám đông là không dùng vủ khí gây thương tích cho bọn Công An sẳn sàng giết người, mà dùng số đông để bao vây và phân tán bọn chúng thành những cá nhân đơn độc, rồi vây quanh chúng, không cho chúng di chuyển trở lại đội ngủ của chúng. Không ai bắt tội người dân vì ôm hôn Công An cả !!

Ngoài ra bọn Công An chỉ chờ dân chúng dùng vủ khí để trả đủa bằng vủ khí, và dỉ nhiên là nhân dân không thể có vủ khí bằng bọn cướp cho nên trong mọi cuộc đối đầu công khai với Công An, dân chúng không bao giờ nên dùng súng đạn giáo mác, ngoại trừ những lúc chúng cô thế và ở những chỗ vắng vẻ không có máy quay phim chụp hình. Nguời dân luôn sẳn có một vũ khí tinh thần rất dũng mãnh có thể xử dụng bất cứ lúc nào, đó là sức mạnh của “biển người”, của tập thể đông đảo tràn ngập ! Quý vị chắc ai cũng đã xem qua đoạn phim đàn trâu tập trung đông đảo để đàn áp bọn sư tử chứ ? (xem đoạn video này ở

Sức mạnh của tập thể là như vậy đó ! Trong một cuộc biểu tình, toàn thể người dân chỉ cần hô hào và đồng loạt tiến bước thì không có lực lượng nào có thể đối lại ngoại trừ bọn “mất trí” xả súng giết người vì di truyền tính khát máu gian tặc Hồ Chí Minh ! Tôi xin nhắc lại : Đồng loạt tiến bước là sức mạnh, người đi trước cảm thấy sau lưng mình có người đẩy tới thì họ sẽ có thêm can đảm để đối mặt với bọn đàn áp. Không ai có thể ngăn chặn một đàn trâu đang chạy hoặc một đàn kiến đang tràn đến. Dân chúng cũng vậy, khi đã biểu tình thì không thụt lui thụt tới mà phải tiến tới, cùng đồng loạt chạy tới thì tuyệt hảo . Ngoài ra, khi trong tay mình không mang theo vũ khí thì mình không cần sợ, vì biết rằng sẽ không bị đánh trả bằng vũ khí (ngoại trừ gặp bọn người “súc vật” điên khùng thuộc loại quân đội khát máu ở Thiên An Môn .
Dân chúng biểu tình chỉ nên mang theo những dụng cụ tự vệ không đả thương người như dây thừng hoặc những tấm khiên (là những dụng cụ cản dùi cui hữu dụng) và cứ tiến lên thì bọn Công An phải lùi bước ! Trong vụ dân Cồn Dầu bạo loạn, họ dùng những bó đuốc (hay pháo cải gì đó) để cản Công An cũng là một cách tự vệ hữu hiệu.
(xem video tại http://www.youtube.com/watch?v=ur1d5MisfJc )

Ngoài ra, dân tộc Việt không giống như dân Trung Quốc, vì người Việt từ Bắc chí Nam ai cũng trưởng thành trong đau khổ, ai cũng kinh nghiệm với bất công cho nên họ dễ thông cảm với người dân bị đàn áp. Thiết nghĩ rằng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sẽ không đàn áp đẩm máu người dân của mình giống như bọn lính Tàu Ô. Hơn nữa giờ này dân Việt không còn căm thù Nam Bắc như thời trước 75 cho nên bọn Cọng Sản khó dùng kế ly gián xúi dục lừa bịp dân này giết hại dân kia. Giờ này ai cũng nhìn rõ bộ mặt ghê tởm lừa đảo và ăn cướp của Đảng Cọng Sản Việt Nam, các cán bộ và bộ đội ai cũng có con em nằm trong khối nhân dân cho nên họ sẽ không ra tay tàn sát giống kiểu Tàu Cọng. Chỉ có Công An Việt Cọng là luôn trung thành với Đảng, vì vậy Công An sẽ luôn là lực lượng chống lại nhân dân và chính họ sẽ nổ súng bắn vào bà con thân nhân của họ vì họ là thứ bị bùa mê thuốc lú của chế độ, luôn chủ trương “Còn Đảng Còn Mình”. Nhưng lực lượng Công An sẽ bị quân đội chà nát, vì quân đội chỉ biết gìn giữ non sông và bảo vệ nhân dân khỏi nạn ngoại xâm và sự đàn áp của cường quyền Việt Gian Cọng Sản tay sai của kẻ thù phương Bắc.

Chúng ta hãy đoàn kết, hãy sát cánh, hãy đồng loạt tiến lên đạp đổ lực lượng Công An chó điên của chế độ bán nước Việt Cọng. Hãy biết mình có sức mạnh của “biển người”, cứ 10 người nhào đến ôm hôn một “anh Công An dễ thương” thì sẽ không còn một anh Công An nào rảnh tay để đánh đập chúng ta nữa !

Hãy thử dùng 10 người ôm hôn một anh Công An thì sẽ biết rằng mình không bị bắn hoặc ăn dùi cui đâu ! Chỉ sợ không chịu được mùì dơ bẩn của anh ta mà buồn nôn thôi !!
Trường Sơn