Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Bài học Ðồng Tâm, cái chết của người đồng chí cũ



Bài học Ðồng Tâm, cái chết của người đồng chí cũ
Thư gởi những cán binh bộ đội công an cộng sản Việt Nam

Lá thư này có nhiều tình cảm để nhắc nhớ nhiều hơn là một bài học giáo dục. Trong sự việc thảm sát Ðồng Tâm 4 giờ sáng ngày 9/1/2020, tôi có liȇn tưởng đến việc các đồng chí các anh đã từng thảm sát những 8.000 người dân thường vô tội trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968. Cũng chính là những ngày Tết vì 9/1/2020 chỉ còn hai tuần nữa là Tết Canh Tý, cách Tết Mậu Thân 1968 là 52 năm. Những người dân thường vô tội tại Huế này đã bị giết chết dưới tay các anh và bằng mọi thứ có thể giết người được, báng súng AK, búa, bắn vào đầu, hay chôn sống mà tay họ còn đang bị trói. Nơi 8.000 người dân thường vô tội Huế bị giết chết trong thảm sát Tết Mậu Thân, khe suối, rừng sâu, tại bất cứ nơi đâu khi quân cộng sản Bắc Việt biết rằng chúng đang đón chờ một cuộc bại trận và phải bỏ chạy khỏi Huế trước cuộc phản công vũ bão của các đạo quân thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhằm bảo toàn lãnh thổ và bảo vệ sinh mạng đồng bào miền Nam.
Huế sau Tết Mậu Thân 1968 phủ trùm bầu trời đau xót khóc than bằng những mãnh khăn sô trắng trȇn đầu người già, trẻ nhỏ, liệm kín hồn dân tộc và đất nước.

Cuộc thảm sát Ðồng Tâm 9/1/2020 cũng gợi tôi nhớ lại cuộc thảm sát trȇn bãi cạn Gạcma ngày 14/3/1988. Khi mặt trời chưa ló dạng hẳn trȇn đường biển chân trời, hải quân Trung cộng đã tàn sát 72 lính hải quân cộng sản Việt Nam đang còn bì bõm trȇn bãi cạn. Những viȇn hải pháo 40 ly của quân Trung cộng đã đốn ngã các lính hải quân Việt cộng, đứt đôi người, ngã quỵ và chìm xuống nước biển mặn thắm mùi máu tươi.
Cuộc thảm sát Ðồng Tâm 4 giờ sáng ngày 9/1/2020 cho thấy bản chất bạo tàn của người cộng sản khi công an cộng sản được huy động lȇn đến con số 3.000 quân trang bị với vũ khí nặng, và xe bọc sắt, bắn đạn khói, đạn thật, đạn chiếu sáng vào gia đình của một người đồng chí cũ của họ, Ông Lȇ Ðình Kình 84 tuổi với hơn 50 tuổi đảng phục vụ đảng cộng sản Việt Nam. Người đồng chí cũ này vô tội bởi vì nếu ông có tội tại sao các anh không bắt sống mà đưa ông ta ra tòa xét xử? Việc thảm sát Ðồng Tâm đã cho thấy tính dã man và khủng bố của đảng cộng sản Việt Nam áp đặt lȇn người dân.

Bài học Ðồng Tâm
1.    Cộng sản Việt Nam hèn nhát trước kẻ thù, bán đất dâng biển cho kẻ thù, nhưng tàn bạo dã man, bắn giết, bịt miệng người dân dù đó là chính người dân dưới chế độ cộng sản họ đang cai trị.
2.    Tình đồng chí trong đảng cộng sản Việt Nam chỉ là một sự quỷ quyệt giả dối với nhau cho dù với hằng hơn 50 tuổi đảng vẫn có thể bị các đồng chí khác tàn sát dã man không cần xét xử một khi đụng chạm đến cái gọi là lợi ích nhóm.
3.    Bài học Ðồng Tâm là một cảnh báo với tất những ai đang là đồng chí cộng sản Việt Nam cho dù bao nhiȇu tuổi đảng, hoặc đang là những ứng viȇn đang ra sức lập công dâng đảng cộng sản Việt Nam cần học hỏi và suy ngẫm.

Hoàng Hoa
Quan Ðiểm Việt Nam
01/16/2020

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Tiểu Sử Nhạc Sĩ Mạnh Phát (1926-1973)


Tiểu Sử Nhạc Sĩ Mạnh Phát (1926-1973)
1.    Nụ Cười Sơn Cước (Tô Hải – 1952) Nhóm Âm Nhạc Ðồng Nai 1952, Giấy phép 24/5/1952 Nha Thông Tin Nam Việt. In tại nhà in Nam Hải - Sàigòn. Mạnh Phát hát. Ðiều này có nghĩa khi Mạnh Phát từ giã mẹ Ông để vào Nam Ông là một ca sĩ.
2.    Ai Về Sông Tương (Thông Ðạt – 1954). Ấn phẩm Tinh Hoa Huế. Mạnh Phát hát. Có lý do để tin rằng Nhạc sĩ Mạnh Phát đã dừng chân tại Huế cho đến sau năm 1955 Ông mới vào Sàigòn. Tại Huế năm 1955, Mạnh Phát đã bắt đầu sáng tác nhạc. Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt – 1955) Ấn phẩm Tinh Hoa - Huế, Mạnh Phát hát. Năm 1954 là năm chia đôi đất nước, có thể sự chia cách đó hai bờ vĩ tuyến khiến Nhạc sĩ Mạnh Phát sáng tác Ai Về Quȇ Tôi, lời thật thiết tha như than khóc “Ai đi về phía quȇ tôi, làm ơn cho nhắn vài lời nhớ thương.”
3.    Vì vậy, Mạnh Phát không hát bài 388. Lời Người Ra Ði (Trần Hoàn -1951, Copyright 1954 by Hoàng Thi Thơ – Sàigòn, nhà xuất bản An Phú ấn hành lần 3 tại Sàigòn. Bài Lời Người Ra Ði thật ra do chính Hoàng Thi Thơ ghi trȇn Sheet nhạc lấy bản quyền. Trần Hoàn không có bản quyền bài này, cũng không có chứng minh cho thấy Mạnh Phát hát bài Lời Người Ra Ði của Trần Hoàn. Trȇn bìa sau của 452. Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt-1955) có list của những bài nhạc và tȇn tác giả do nhà Xuất bản Tinh Hoa do Ông Tăng Duyệt làm Giám đốc ấn hành 1955, nhưng bài Lời Người Ra Ði không phải tȇn tác giả Hoàng Thi Thơ, và không có tȇn Hoàng Thi Thơ là tác giả của tác phẩm nào, trái lại Lời Người Ra Ði có tȇn tác giả Trần Hoàn (1928-2003)
4.    Anh Ðã Về (Mạnh Phát – 1955) Ấn phẩm 1955 của Tinh Hoa - Huế.
5.    Bến Nước Tình Quȇ (15/3/1955) hát chung với Minh Diệu
6.    Chuyến Ði Về Sáng (Mạnh Phát – 1962).
7.    Bài 146. Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn – 1962)
8.    Sương Lạnh Chiều Ðông 22/4/1963
9.    Phố Vắng Em Rồi (Mạnh Phát – Nguyễn Ðan Thanh 5/5/1965).
10. Ngay trong list những tác phẩm và tȇn tác giả của nhà xuất bản Tinh Hoa (Huế) 1955, Mạnh Phát có đến 5 bài nhạc do Ông sáng tác: 410. Trăng Sáng Trong Làng (Tiến Ðạt,) 422. Anh Ðã Về (Mạnh Phát,) 446. Mong Người Chiến Sĩ (Thúc Ðăng,) 451. Khúc Nhạc Ðồng Quȇ (Thúc Ðăng,) 452. Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt.)
11. Vọng Gác Ðȇm Sương 1963
12. Nổi Buồn Gác Trọ 1964
13. Xuân Về Gác Nhỏ 1966, Ngày Xưa Anh Nói 1966, Ðȇm Trắng Hậu Phương 12/10/1966
14. Thư Về Thăm Me 28/8/1968 (Sau Mậu Thân, Việt Cộng tấn công đợt 2 5/5/1968)
15. Xa Nhau Mới Biết Đêm Dài (?) Thời gian lãng mạn, u buồn và si tình nhất của Mạnh Phát
Chiều vàng ngày đi theo cách xa
Mây trắng bay êm đêm thướt tha
Bóng em vươn nắng đỗ chan hoà
Lạnh lùng gió đông về còn gì nữa ước thề.

Trời cơn mưa gió người còn đi
Chia cắt đâu mấy mùa thương nhớ
Thôi gió ơi gió đừng run mây
Giữa đô thành mưa bay tiếng cười buồn vương đắng cay.

Nhiều đêm anh lặng nghe máu chảy về tim
Anh ngỡ bước em qua thềm
Khi xa nhau mới biết đêm dài
Vi vu gió hiên ngoài, còn sầu vươn ưu hoài
Thì mình còn xa nhau biết bao tình xưa sâu.

Ngày nao ngồi gần nhau đếm sao
Em nói sao đêm tàn quá mau
Lúc xa nhau biết rằng đêm dài
Lòng còn tiếc thương người thì còn gió mưa hoài.

Một lần xa cách vạn lần thương
Thao thức mong mãi trời không sáng
Ôi tiếng ai rót vào hư vô
Bỗng đô thành hoang vu
Dưới trời lạnh buồn gió mưa.

Nhạc sĩ Mạnh Phát có một người con trai, theo như bài viết trȇn tarng Vietgiaitri.com https://vietgiaitri.com/thuc-hu-cau-chuyen-nguoi-phu-nu-la-om-con-xin-de-tang-nhac-si-manh-phat-20190118i3719452/

Tập 7 Chân Dung Cuộc Tình vừa lên sóng tối 17/1 với đêm nhạc đặc biệt của nhạc sĩ Mạnh Phát. Tại chương trình, những câu chuyện đời thường về cuộc sống gia đình, công việc của cố nhạc sĩ tài hoa dần được hé lộ mang đến nhiều bất ngờ cho khán giả truyền hình. Sự xuất hiện đặc biệt của cô Hương – con dâu của nhạc sĩ Mạnh Phát cùng danh ca Phương Dung trong chương trình khiến câu chuyện càng thêm đặc sắc.
Mạnh Phát, Minh Diệu, Vĩnh Lợi và Thần Kinh Nhạc Ðoàn trình bày trong dĩa Polyphon của hãng dĩa Polyphon của Pháp, không biết năm.

Mạnh Phát và bài Trầu Cau của Phan Huỳnh Ðiểu (1924-2015)

Tác phẩm Trầu Cau (Phan Huỳnh Ðiểu, ?) không có ghi ngày tháng trȇn sheet nhạc mà chỉ truyền khẩu là Phan Huỳnh Ðiểu sáng tác bài Trầu Cau khi ông 16 tuổi (1940).
Cách đây 70 năm, có một thiếu niên 16 tuổi chập chững bước vào khu vườn tân nhạc Việt Nam bằng ca khúc đầu tay Trầu cau. Sau này, người thiếu niên ấy đã trở thành nhạc sĩ nổi tiếng, đó chính là cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.


Trȇn trang https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Huynh_Dieu ghi Phan Huỳnh Ðiểu sáng tác Trầu Cau vào năm 1945. Sau này Mạnh Phát (1926-1973,) Minh Diệu và Vĩnh Lợi cùng Thần Kinh Nhạc Ðoàn trình bày trȇn dĩa Polyphon. Khác với Phan Huỳnh Ðiểu người Ðà Nẳng gia nhập Việt Minh khoảng 1946 và đi ngược đường tập kết ra Bắc, Mạnh Phát từ Nghệ An lại xuôi dòng vào Nam và trú chân tại Huế trễ nhất 1952 khi Mạnh Phát hát Nụ Cười Sơn Cước 1952 trước khi chia đôi đất nước. Tâm sự của nhạc sĩ Mạnh Phát thể hiện rõ nét nhất qua bài Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt, 1955) nhắn lời thương nhớ về mẹ của ông còn ở tại Nghệ An sau khi đất nước chia đôi 1954. Nhạc sĩ Mạnh Phát và ca sĩ Minh Diệu chỉ ca bài Trầu Cau sớm nhất sau khi Mạnh Phát vào Huế và gặp Minh Diệu khoảng năm 1952; vì vậy, bài Trầu Cau nếu được hai người thể hiện thì sớm nhất vào năm 1952. Do đó, bài Trầu Cau nếu đúng Phan Huỳnh Ðiểu sáng tác năm 1945 thì phải mất đến ít nhất 7 năm mới có nguời hát, còn nói Phan Huỳnh Ðiểu sáng tác Trầu Cau năm 1940 thì phải mất ít nhất 12 năm mới có người hát. Ðó là điều khó hiểu vô lý khi tiểu sử Phan Huỳnh Ðiểu được ai đó viết lại mà không thể đưa ra minh chứng. Ðiểm quan trọng cần chú ý là thanh niȇn 16 tuổi Phan Huỳnh Ðiểu sống trong vùng Liȇn Khu 5, nơi trong vùng giải phóng của Việt Minh không có trường lớp mà có thể sáng tác được bài Trầu Cau thì khó hiểu. Ðiểm qua những năm tháng dưới chế độ cộng sản, những nhạc sĩ gọi là có thể đếm trȇn đầu ngón tay và chỉ viết nhạc cho đảng trong khi đó Việt Nam Cộng Hòa có đến ngàn nhạc sĩ viết nhạc theo nhân bản.

Khi xem xét về giòng nhạc Mạnh Phát, chúng ta khám phá ra một điều bất thường là từ sau ngày 28/8/1968 đã không có bài nhạc nào mang tȇn ông nữa, nghĩa là sau bài Thư Về Thăm Mẹ ngày 28/8/1968 nhạc sĩ Mạnh Phát viết những giòng thương nhớ về quȇ qua bȇn bờ kia sông Bến Hải có thể không còn sáng tác nữa cho đến khi qua đời 1973.

Mẹ ơi đã lâu rồi
Con chưa về thăm mẹ và đàn em
Từng đêm biết mẹ buồn
Nhưng đời trai nước loạn làm sao nguôi

Bao nước sông là bao nhớ mong
Dù cho tháng năm cách mặt bận lòng
Con vẫn thương đàn em nhỏ bé
Một bàn tay mẹ chăm sóc ngày đêm

Như vậy, Nhạc sĩ Mạnh Phát thực sự sống và cống hiến cho di sản văn hóa âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến gần cuối năm 1968 là 13 năm.
Nhạc sĩ Mạnh Phát mất năm 1973 tại Sài Gòn.

Hoàng Hoa
01/09/2020