Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt - Vũ Hữu San


Thứ ba, 24/5/2016 | 10:14 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Lính bắn tỉa và đặc nhiệm bảo vệ Obama ở Hà Nội

Ngoài lực lượng mật vụ theo sát Tổng thống Obama tại quán bún chả trên phố Lê Văn Hưu (Hà Nội) thì đội lính bắn tỉa và đặc nhiệm Mỹ được trang bị súng các loại liên tục dùng ống nhòm 'soi' các tòa nhà cao tầng xung quanh.
Khoảng 20h tối 23/5, xe chở Tổng thống Mỹ Barack Obama đỗ trước cửa quán bún chả trên phố Lê Văn Hưu. Đi phía trước phía sau là đoàn tùy tùng gồm hàng chục xe dẫn đoàn và xe bảo vệ.
 
Trước khi ông Obama xuống xe, có ít nhất 4 mật vụ đứng ngoài và ngồi trong xe bước ra trước để mở cửa và quan sát xung quanh. Ở vòng ngoài, cách xa hai mét khoảng 10 người làm nhiệm vụ an ninh liên tục quan sát về các hướng.
 
Đi theo sát ông Obama có ít nhất 6 mật vụ sẵn sàng bảo vệ Tổng thống Mỹ trước các mối đe dọa.
 
Ở vòng ngoài, một chiếc xe mang biển trắng của Việt Nam chở hai lính bắn tỉa, được trang bị các loại súng để phía sau xe.
 
Hai lính bắn tỉa mang áo chống đạn có nhiều túi. Phía đùi phải được gắn khẩu Glock.
 
Ống nhòm được nhóm bắn tỉa sử dụng nhiều nhất trong buổi tối bảo vệ Tổng thống đi ăn bún chả để theo dõi các mối nguy từ trên cao. Hai lính bắn tỉa luôn đứng sau xe, nơi để các thiết bị an ninh và súng.
 
Cùng với lính bắn tỉa bảo vệ ở vòng ngoài thì có cả lực lượng đặc nhiệm được trang bị áo giáp và nhiều vũ khí. Có ít nhất 2 lính đặc nhiệm chốt cách quán bún chả khoảng 5 m, liên tục hướng mắt về phía người dân và các tòa nhà cao tầng để quan sát, phát hiện những mối nguy hiểm.
 
Đứng cạnh xe của Tổng thống có ít nhất 4 mật vụ với súng ngắn, bộ đàm. Trong khi chờ ông Obama ăn bún chả, tài xế và mật vụ liên tục lau chùi xe.
 
Một mật vụ theo sát ông Obama tươi cười khi nhắc nhở người dân không được phép đến gần và chen lấn xô đẩy.
 
Trong hơn 40 phút ông Obama ăn bún chả, lực lượng an ninh, mật vụ và các đội phản ứng nhanh khá nhàn vì không gặp phải bất cứ phản ứng nào từ phía người dân.

Giáo sư Mỹ đưa 'Nối vòng tay lớn' vào diễn văn của Obama

Giáo sư Peter Zinoman, người đề xuất đưa ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Văn Cao vào diễn văn của tổng thống Mỹ tại Việt Nam, chia sẻ quá trình lên ý tưởng, thảo luận và ẩn ý của mỗi trích dẫn. 
giao-su-my-dua-noi-vong-tay-lon-vao-dien-van-cua-obama
Giáo sư tiến sĩ Zinoman và vợ Nguyễn Nguyệt Cầm. Ảnh: UCBerkeley News
Khoảng hai tuần trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Peter Zinoman, đại học California, Berkeley, bất ngờ nhận được email của một trong những ngườichấp bút diễn văn cho tổng thống.
Họ đề nghị ông tư vấn, đóng góp ý tứ văn chương cho bài phát biểu quan trọng của Obama trước người dân Việt Nam. "Những người chấp bút của ông Obama không đưa ra nhiều hướng dẫn về nội dung bài phát biểu, ngoại trừ thông báo một trong các chủ đề là 'hoà giải'", Zinoman trao đổi với VnExpress
Vì vậy, ông cùng cô Nguyễn Nguyệt Cầm, người vợ, cũng là một trợ lý đắc lực, đã nhớ đến hai bài hát của Trịnh Công Sơn và Văn Cao. "Lời bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Văn Cao đã đề cập đến chủ đề này, liên quan đến việc hoà giải giữa hai miền trong và sau chiến tranh. Nhưng tôi nghĩ ca từ có hàm ý đủ bao quát để có thể ẩn chứa ý nghĩa của những dạng thức hoà giải khác, ví dụ như giữa Mỹ và Việt Nam", ông cho hay. 
Giáo sư Zinoman đã đề xuất 12 gợi ý cho người chấp bút, trong đó có ý tưởng về câu hát trong bài Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao.
Giáo sư Zinoman còn đưa ra nhiều ý tưởng khác, như các đoạn trong bài hát "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, "Tình ca" của Phạm Duy, hay những câu thơ trong Truyện Kiều như "Còn non còn nước còn dài/ Còn về còn nhớ đến người hôm nay", hay "Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa", các đoạn trong bài thơ "Giục giã" của Xuân Diệu, "Ta về" của Tô Thuỳ Yên.
Ngoài việc chọn các đoạn liên quan tới từng chủ đề cụ thể, ông còn muốn đề cập đến những tác gia đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Việt Nam theo những cách khác nhau. "Trịnh Công Sơn, Văn Cao và Phạm Duy, tôi nghĩ được coi là những nhạc sĩ vĩ đại nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Nguyễn Du ở thời xa xưa là nhà thơ xuất sắc nhất", ông nói. 
giao-su-my-dua-noi-vong-tay-lon-vao-dien-van-cua-obama-1
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 24/5. Ảnh: Giang Huy
Theo Zinoman, sau khi ông nộp đề xuất, những người chấp bút của ông Obama tham vấn với nhiều người khác, trong đó có nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, để xác định xem ý tưởng có thích hợp với diễn văn hay không. 
Trước một số ý kiến phản biện, Zinoman đã có cơ hội để bảo vệ lựa chọn của mình và cuối cùng, hai ý tứ được đưa vào bài diễn văn. "Toàn bộ quá trình rất thú vị và rất mới với tôi. Dù chưa bao giờ làm điều gì như thế này nhưng tôi thấy vui khi được làm công việc này, vì tôi luôn ngưỡng mộ Tổng thống Obama", ông cho biết thêm.
Ngày 24/5, phát biểu trước khoảng 2.000 sinh viên, trí thức và doanh nhân trẻ Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Tổng thống Obama đã vận dụng linh hoạt và triệt để các ý thơ, lời hát của Việt Nam khi đề cập đến từng chủ đề cụ thể, gây thích thú và khiến khán giả nhiều lần vỗ tay.
Trong diễn văn 30 phút của mình, ông Obama trích dẫn bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt để nói về chủ quyền Việt Nam trong lịch sử, nhắc đến bài hát Nối vòng tay lớn, trích dẫn bài Mùa xuân đầu tiên khi nói đến việc hai dân tộc xích lại gần nhau, và ông thậm chí "lẩy Kiều" trong phần cuối về tầm nhìn với quan hệ song phương. 
Khán phòng gần như kín chỗ trước khi Obama phát biểu. Ảnh: Giang Huy
Khán phòng gần như kín chỗ trước khi Obama phát biểu. Ảnh: Giang Huy
Giáo sư Zinoman gia nhập ngành Việt Nam học vào giữa thập niên 1980, hiện nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Lịch sử cùng môn Nghiên cứu Nam Á - Đông Nam Á tại Đại học California, Berkeley, Mỹ. 
Ông là người đồng sáng lập Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam (The Journal of Vietnamese Studies). Ông nổi tiếng với việc dịch tiểu thuyết Số đỏ (tên tiếng Anh là Dumb Luck) của nhà văn Vũ Trọng Phụng sang tiếng Anh. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm lịch sử văn hóa, xã hội, chính trị của Việt Nam cận đại, cùng lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ 20.
Tháng ba vừa qua, ông nhận Giải thưởng Văn hóa Phan Chu Trinh vì những nỗ lực trong việc quảng bá văn học, văn hóa Việt ra thế giới.
Khu kinh tế Vũng Áng - Thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ tầm vóc quốc tế


Sự kiến tạo của thiên nhiên đã tạo nên một Vũng Áng khác biệt so với các Khu kinh tế khác trong cả nước, cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 30 vạn tấn; Có quỹ đất rộng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và quy hoạch không gian đô thị của một thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ năng động và hiệu quả trong tương lai.

Cách thành phố Hà Tĩnh 60 km về phía Nam, toạ lạc trên diện tích 22.781 ha, Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng đang là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Bởi lẽ, ở đây hoàn toàn thuận lợi trong việc kết nối các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển để toả đi các nước trên thế giới và các tỉnh trong cả nước. Đặc biệt, cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương được xem là “Cửa ngõ” thuận lợi nhất của Nước bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan trong tuyến đường biển đến các nước ở Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu.

Vượt qua những khó khăn ban đầu, KKT Vũng Áng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lộ trình phát triển, đã khẳng định được vai trò đầu tàu kinh tế đối với tỉnh Hà Tĩnh, đang dần nâng tầm ảnh hưởng của mình đối với khu vực Bắc miền Trung trong chiến lược thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Điều đó được thể hiện cụ thể qua số dự án và nguồn vốn đang được đầu tư vào đây; Đến nay, KKT đang phát triển nhộn nhịp với hơn 99 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký hơn 190.000 tỷ đồng. Trong đó, điển hình là Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa - Đài Loan với tổng mức đầu tư giai đoạn I gần 8 tỷ USD, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I 1,2 tỷ USD, Cụm khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê 76,8 triệu USD, Dự án phát triển khu du lịch dịch vụ Hồ Tàu Voi 70 triệu USD, Dự án phát triển hạ tầng Khu công nghiệp 50 triệu USD ... Một số dự án đang hoàn thiện thủ tục để xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Dự án nhà máy lọc hoá dầu của Tập đoàn Formosa 16 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư 12,4 tỷ USD; Dự án nhà máy luyện cán thép của Công ty CP Sắt Thạch Khê 4 triệu tấn/năm, tổng mức khoảng 5 tỷ USD; Dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II, III, IV tổng mức đầu tư gần 4 tỷ USD ...


Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển KKT mà các nhà quản lý đã hoạch định cũng như nhận định của các chuyên gia, đây chỉ là những bước khởi đầu trong quá trình kiến tạo nên vóc dáng của một KKT tầm khu vực và quốc tế. Theo định hướng phát triển, đến năm 2015 diện tích đất xây dựng các nhà máy công nghiệp đạt 5.000 ha, quy mô dân số 70.000 người và đến năm 2025 diện tích đạt 14.814 ha, quy mô dân số 180.000 người và hướng đến mục tiêu Thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ có tầm vóc khu vực và quốc tế trong một tương lai gần.


Để đạt được mục tiêu đó, KKT Vũng Áng và tỉnh Hà Tĩnh còn cần nhiều hơn nữa thời gian và nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực như: Bệnh viện, trường đào tạo nghề, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện tử, công nghệ cao, du lịch, dịch vụ ... để đảm bảo phát triển bền vững.


Với mục đích khai thác tối đa tiềm năng lợi thế, nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đông đảo, có chất lượng cao, giá nhân công dễ chấp nhận, Hà Tĩnh nói chung và KKT Vũng Áng nói riêng đang đẩy nhanh và mạnh hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính công, rút gọn và tinh giản thủ tục hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả của trung tâm giao dịch một cửa và một cửa liên thông để giải quyết nhanh các thủ tục, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư với thời gian nhanh nhất.

Hà Tĩnh: 180.000 tỉ đồng đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng

31/03/2010 21:46 GMT+7
TTO - Theo tin từ Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), đến ngày 31-3-2010 đã có trên 60 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng với số vốn hơn 180.000 tỉ đồng.
Trong đó lớn nhất là dự án liên hợp luyện cán thép và lọc hóa dầu của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) có vốn đăng ký gần 8 tỉ USD, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I với 1,2 tỉ USD, nhà máy luyện cán thép của Công ty Gang thép Hà Tĩnh 100 triệu USD, dự án du lịch sinh thái hồ Tàu Voi 70 triệu USD...
Ngoài ra, tại hội nghị xúc tiến đầu tư diễn ra ở TP.HCM ngày 27-3, ba trong số 150 doanh nghiệp, doanh nhân đến từ Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ... và VN đến tìm cơ hội đầu tư vào Vũng Áng được cấp giấy phép đầu tư tại chỗ. Các lĩnh vực mà Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư vào Vũng Áng là công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, đào tạo nghề, dịch vụ cảng biển...

Tam Giác Vũng Áng - Cửa Việt – Du Lâm




Rủi ro gì từ 'đặc khu kinh tế' Vũng Áng?

  • 26 tháng 6 2014
Image captionGiới quan sát nói khu kinh tế Vũng Áng có ý nghĩa quốc phòng quan trọng
Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn nếu phê chuẩn dự thảo đặc khu kinh tế ở Vũng Áng của tập đoàn Formosa.
Hôm 25/6, lãnh đạo một chi nhánh tại Việt Nam của Formosa - tập đoàn có 100% vốn Đài Loan, đã gửi văn bản đến chính phủ Việt Nam đề nghị thành lập một đặc khu kinh tế ở Vũng Áng để phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, theo truyền thông trong nước.
Đề xuất được gửi đi từ ông Dương Hồng Chí Lý, Tổng giám đốc Hưng Nghiệp Formosa, yêu cầu chính quyền Việt Nam có các cơ chế ưu đãi cho đặc khu như bảo hộ ngành thép, ưu đãi thuế.
Bên cạnh đó, Formosa cũng đề nghị được xây căn hộ để cho thuê hoặc bán lại cho nhân viên và thành lập các cơ sở hậu cần như bệnh viện, trường học trong đặc khu.
Phía Việt Nam vẫn chưa có phản hồi chính thức về yêu cầu này.
Trong tin đăng ngày 25/6, báo điện tử VnExpress dẫn lời ông Ngô Đình Vân, Phó trưởng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng, nói đề xuất của Formosa "quá mới" và không thể giải quyết "ngày một ngày hai".
Động thái mới nhất diễn ra hơn một tháng sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Tĩnh leo thang thành bạo động, khiến nhiều cơ sở của doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có khu công trường của Formosa Plastics, bị hư hại.
Vào cuối tháng Năm, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết Hà Nội sẽ có biện pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài sau khi chính phủ Đài Bắc đã yêu cầu Hà Nội bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Đài Loan bị ảnh hưởng.
Những hỗ trợ đó bao gồm miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, và trợ giúp về vấn đề lao động.
Đài Loan cho biết vụ bạo loạn ảnh hưởng đến 425 doanh nghiệp nước này, trong đó 25 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề.
Tổng giá trị thiệt hại ước tính dao động trong khoảng 150-500 triệu đôla, và các thiệt hại kinh tế có liên quan là một tỷ đôla.
Khu công nghiệp Vũng Áng, dù là nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp có vốn Đài Loan, nhưng lại sử dụng một lượng lớn lao động Trung Quốc.
Hồi tháng Năm, Bắc Kinh đã cử tàu đến Hà Tĩnh sơ tán hàng nghìn công dân ra khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động.

'Yêu cầu rất cao'

Image captionTrung Quốc đã sơ tán hàng nghìn công dân ra khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động
Trả lời BBC ngày 26/6, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng đề nghị của Formosa là "rất cao so với các tiêu chuẩn quốc tế bình thường và cao hơn hẳn khung pháp luật của Việt Nam".
"Formosa đưa ra yêu cầu này sau vụ đụng độ ở Vũng Áng. Đó là điều đáng xem xét", ông nói.
"Cần phải rất thận trọng vì nếu chấp nhận yêu cầu này của Formosa thì các doanh nghiệp khác cũng lại theo gương Formosa đề ra những yêu cầu tương tự."
"Lúc đó thì chính phủ Việt Nam sẽ phải nhân nhượng và cấp những ưu đãi quá đáng."
Ông khẳng định việc thành lập đặc khu kinh tế "không có lợi gì cho Việt Nam" ngoài việc Formosa sẽ tiếp tục dự án đầu tư hiện nay.
"Tôi cho rằng cần sự giám định, phân tích độc lập, nghiêm túc, không nên dễ dàng chịu sức ép này của Formosa."

'Cắt đôi Việt Nam'

Ông Doanh cũng nói về mặt quốc phòng, Vũng Áng "là một địa điểm hết sức nhạy cảm".
"Ở trên mạng Trung Quốc đã lưu hành kịch bản tấn công Việt Nam trong 32 ngày, trong đó nói Trung Quốc sẽ đánh vào miền trung, chia cắt Việt Nam ra."
"Vũng Áng hay Quảng Trị là những vùng hẹp nhất trên đất liền của Việt Nam, vì vậy tôi hy vọng những nhà chiến lược quốc phòng của Việt Nam sẽ quan tâm và thận trọng trước những yêu cầu này."
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo về những nguy cơ nảy sinh từ việc Việt Nam cho Trung Quốc thuê hàng chục cây số dọc bờ biển Hà Tĩnh và vùng cửa khẩu Vũng Áng.

"Từ Vũng Áng ngó qua Hải Nam không bao xa, nếu ngày nào đó, Trung Quốc đưa một hạm đội từ Hải Nam sang Vũng Áng thì cả Vịnh Bắc Bộ sẽ không giao thông được nước ngoài, không giao thông được với miền Nam Việt Nam, bị biến thành một cái hồ riêng của Trung Quốc", ông nói.
"Hạm đội trên biển của Trung Quốc đã rất mạnh rồi, nếu bây giờ họ có một điểm tựa trên đất liền nữa thì đó sẽ là nguy cơ rất lớn."
Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Cục Hải sự Trung Quốc gần đây thông báo đã dịch chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 đến gần cửa vào Vịnh Bắc Bộ.
Cơ quan này cũng cho biết Trung Quốc sẽ sớm đưa thêm ba giàn khoan khác vào hoạt động trên Biển Đông.