Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Ông Lê Thành Ân, Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Việt Nam
Lời giới thiệu:
Chuyến đi thăm viếng Nghῖa Trang Quȃn Ɖội Việt Nam Cộng Hoà tại Sàigòn của Ông Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam Lê Thành Ȃn vào ngày 6 tháng 3, 2013 vỏn vẹn còn 5 tháng nữa là hết nhiệm kỳ 3 năm của Ông đã đánh dấu một nét mới lịch sử Việt Nam trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và CHXHCN VN. Chuyến thăm viếng của Ông rõ ràng đã được cs VN chuẫn bị chu đáo trước hơn một tháng khi chúng cho làm lại bậc tam cấp đi lên Nghῖa Dũng Ɖài và làm tạm một đỉnh màu vàng để thắp nhang. Cùng đi với Ông là 2 nhân viên ngoại giao, trong đó có một nhȃn viên VN. Rõ ràng, Ông đã nói tiếng Việt rất thông suốt và trôi chảy vì không cần thông dịch viên, và chuyến đi này được thông báo trước và trong chủ ý của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sàigòn.
Ɖể hiểu rõ những chi tiết về các hoạt động ngoại giao và quan điểm chính trị của Ông, chúng tôi xin trích nguyên văn cuộc phỏng vấn của Trà Mi thuộc đài VOA đối với Ông ngày 27/10/2010.
Hoàng Hoa,
Trưởng ban biên tập mạng Xã hội Sàigòn www.saigonfilms.com
VOA Washington
Trà Mi: Xin cảm ơn ông Tổng Lãnh sự dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này. Câu đầu tiên xin được hỏi ông, là vị Tổng Lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại VN, cảm xúc của ông ra sao?

Ông Lê Thành Ân: Tôi nghĩ rằng tôi là người may mắn, và chính phủ, Bộ Hải quân, Sở Ngoại vụ Bộ Ngoại giao, cũng như đất nước Hoa Kỳ đã mang đến cho tôi những cơ hội này. Tôi là một trong những người may mắn nhất trên thế giới vì được ơn trên phù hộ nhiều mặt. Tôi lớn lên trong một gia đình tuyệt vời, có một sự nghiệp tốt, và giờ đây, chúng tôi gọi nước Mỹ là nhà. Mỗi ngày tôi đều thầm cảm ơn trời Phật vì những phước lành này. Sau 45 năm kể từ ngày tôi rời Việt Nam hồi còn nhỏ và 35 năm làm công chức Mỹ, phải nói là tôi không tưởng tượng là cuộc đời của mình sẽ đi theo hướng này. Ngay từ nhỏ, tôi chỉ mong ước trở thành một kỹ sư hay một kiến trúc sư và có một gia đình, thế thôi. Thật tình tôi không nhận thức rõ về giá trị và ý nghĩa của nhiệm vụ này đối với bản thân mình và những người khác cho tới khi nhận được hàng loạt thư, thiệp, và email ồ ạt gửi tới tôi hồi mấy tháng trước. Tôi nhận được chia sẻ của những người Mỹ gốc Việt từ nhiều vùng trên đất nước Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Tôi nghe nhiều người nói nhiệm vụ này là sự khẳng định rằng ở Mỹ, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, nhờ sự chăm chỉ và tận tụy. Đây cũng là một tín hiệu quan trọng cho thấy mối quan hệ Việt-Mỹ giờ đây vững chắc như thế nào.

Trà Mi: Ngoài là vị Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Việt Nam, ông cũng là người Mỹ gốc Việt đầu tiên giữ vị trí cao nhất trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ, ông có thể cho biết những yếu tố nào, động cơ nào đưa ông tới vị trí hôm nay?

Ông Lê Thành Ân: Tôi không chắc tôi là viên chức cao cấp nhất người Mỹ gốc Việt trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhưng tôi tin rằng tôi là viên chức ngoại giao người Mỹ gốc Việt đầu tiên được cấp hàm Tham tán Công sứ. Tuy nhiên, tôi không nghĩ tôi là người sau cùng.

Trà Mi: Ông có kinh nghiệm đa dạng về nghề nghiệp và học vấn. Cơ duyên nào khiến ông chuyển hướng nghề nghiệp sang ngành ngoại giao? Là một người gốc Việt tham gia ngành ngoại giao Mỹ có những khó khăn, thử thách gì chăng, thưa ông?

Ông Lê Thành Ân: Học vấn của tôi tại Hoa Kỳ mang đến cho tôi nhiều thuận lợi và cơ hội. Tôi có bằng Cử nhân khoa học chuyên ngành Kỹ thuật điện năm 1976 và Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản trị Kỹ thuật năm 1978 từ đại học George Washington ở thủ đô nước Mỹ. Tôi gia nhập Sở Ngoại vụ năm 1991 sau 15 năm làm công chức trong Bộ Hải quân Mỹ. Cùng với thời gian, tôi nhận ra mình muốn làm một điều gì đó hơn là một kỹ sư. Cái hay của một nền học vấn ở Mỹ là nó mở rộng các cơ hội cho mình, và tôi đã tận dụng được điều này. Hai thập niên trước, tôi đã bước vào Sở Ngoại vụ để đại diện cho đất nước Hoa Kỳ, giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ ngoại giao vững mạnh với các quốc gia trên thế giới.

Trà Mi: Một người con sau 45 năm trở lại quê cha đất tổ, cảm tưởng và ấn tượng khó quên nhất trong ông là gì?
Ông Lê Thành Ân: Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là nhà của gia đình chúng tôi trong 3 năm tới. Cuộc sống ở Việt Nam mang đến cho tôi nhiều thuận lợi về văn hóa và ngôn ngữ. Kể từ khi tới đây hồi đầu hè tới giờ, chúng tôi thích thú nhận ra rằng đây là một thành phố năng động và đầy sức sống. Dù các công trình xây dựng đang mọc lên trên khắp thành phố mới ngày nay, nhưng thành phố Sài Gòn ngày xưa vẫn còn hiện hữu trong tôi và tôi vẫn nhận ra một vài chỗ mà tôi đã biết từ hồi nhỏ.

Trà Mi: Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có quá trình lịch sử đặc biệt, và hiện vẫn còn những khác biệt tồn tại, vai trò cầu nối của ông Tổng lãnh sự người Mỹ gốc Việt chắc chắn có sẽ những nét đặc biệt hơn so với những vị Tổng lãnh sự Mỹ trước đây tại Việt Nam, vốn là người nước ngoài. Theo ông, những khác biệt chính là gì và ông mường tượng những thuận lợi và thử thách trước mắt như thế nào?

Ông Lê Thành Ân: Tôi muốn nhấn mạnh rằng dù nhân thân và tiểu sử gia đình tôi mang đến một nét mới trong mối quan hệ Việt-Mỹ, nhưng vai trò của tôi trong việc nối kết hai quốc gia không khác biệt so với những người tiền nhiệm. Mỗi vị Tổng Lãnh sự có thể có những mối quan tâm, các lĩnh vực đặt trọng tâm, và các ưu tiên riêng, nhưng vai trò phục vụ cơ bản của một Tổng Lãnh sự không thay đổi. Cũng như các vị tiền nhiệm, tôi có mặt ở đây để thực hiện những ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam. Tôi tới đây để phát huy quan hệ Việt-Mỹ và sự hiểu biết song phương. Tôi hiểu rõ các áp lực từ những kỳ vọng đối với tôi, một nhà ngoại giao Mỹ gốc Việt, được cử sang làm việc tại Việt Nam. Tôi hiểu rằng nhiều người trên khắp nước Mỹ trong đó có cộng đồng người Mỹ gốc Việt đặt nhiều kỳ vọng vào tôi. Tôi sẽ nỗ lực hết sức để cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác giữa hai nước.

Trà Mi: Mối quan hệ Việt-Mỹ tốt đẹp là mong đợi của cả đôi bên, ông Tổng Lãnh sự sẽ góp phần cụ thể ra sao giúp hiện thực hóa niềm mong mỏi này? Lĩnh vực nào ông đặc biệt quan tâm và sẽ đặt trọng tâm?

Ông Lê Thành Ân: Năm nay, hai nước kỷ niệm 15 năm bang giao chính thức và chúng ta có nhiều điều phải tự hào. Quan hệ Việt-Mỹ tiếp tục phát triển về nhiều mặt dựa trên tinh thần hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, và trong các lợi ích lâu dài của đôi bên. Một dấu hiệu của mối quan hệ ngày càng sâu đậm là hai nước tiếp tục có những sự trao đổi ngoại giao cấp cao. Một khía cạnh đặc biệt của mối quan hệ đang nảy nở là trao đổi mậu dịch song phương trị giá hiện nay lên tới trên 15 tỷ đô la mỗi năm và đang tiếp tục phát triển. Hoa Kỳ là một thị trường tốt cho Việt Nam. Chiếm phần lớn trong khoản 15,4 tỷ đô la đó là hàng hóa và các dịch vụ mà Mỹ mua của Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ cũng bán các sản phẩm và dịch vụ mà các doanh nghiệp cũng như giới tiêu thụ Việt Nam cần, và những lĩnh vực này cũng đang phát triển. Sáng kiến Xuất khẩu Toàn quốc mới đưa ra của Tổng thống Obama đề ra mục tiêu nhân đôi lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ trong 5 năm, và chúng tôi tin Việt Nam có tiềm năng giúp chúng tôi đạt được mục tiêu.

Thật ra, theo tôi, không phương thức nào cải thiện quan hệ song phương Việt-Mỹ tốt hơn là thông qua việc tăng cường trao đổi kinh tế giữa đôi bên. Đem hàng hóa Mỹ tới Việt Nam mở rộng sự lựa chọn cho giới tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm chất lượng cao làm phong phú đời sống người dân Việt Nam. Các doanh nghiệp hỗ trợ giao thương, phân phối và bán lẻ các sản phẩm này tạo công ăn việc làm cho người người dân cả hai nước. Trong sứ mạng tại Việt Nam, chúng tôi sẽ nỗ lực để chứng minh giá trị giao thương với Hoa Kỳ. Một khía cạnh khác mà tôi muốn tập trung vào là tăng cường môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Kinh tế Việt Nam đã biểu hiện những tỷ lệ tăng trưởng rất ấn tượng. Nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc cải cách kinh tế thị trường đã khiến các nhà đầu tư tương lai ngày càng quan tâm hơn đến thị trường này. Nhiều người Mỹ muốn đầu tư tại Việt Nam, tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc vượt qua các luật lệ phức tạp chi phối các giao dịch tài sản, các vấn đề về thuê mướn lao động, thuế vv.. Việtkiều có thể còn có nhiều quan ngại hơn nữa. Một số người tự hỏi xem trở lại Việt Nam làm ăn có an toàn hay không.

Tôi tin cộng đồng đầu tư ở Mỹ, trong đó có những nhà đầu tư Việt kiều, là nguồn lực lớn lao Việt Nam cần có để chuyển đổi thành một nước công nghiệp như mục tiêu mà Việt Nam hy vọng đạt được vào năm 2020. Tôi cho rằng chính phủ Việt Nam nên nỗ lực thu hút nhiều thêm nữa những Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới, những người có thể đóng góp chuyên môn và sáng kiến cho quê cha đất tổ của mình. Và dĩ nhiên, giúp tạo ra những cơ hội này là một trong những lĩnh vực trọng tâm của tôi.

Trà Mi: Là người có nhiều kinh nghiệm về an ninh-chính trị-kinh tế tại Châu Á, ông nhận xét ra sao về diễn tiến tình hình tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc mà chính phủ Hoa Kỳ đang quan tâm?

Ông Lê Thành Ân: Hoa Kỳ luôn quan tâm đến việc phát triển hòa bình và an ninh trong khu vực, kể cả trong vùng Biển Nam Trung Hoa. Mỹ, Việt Nam, cùng các nước khác cả trong lẫn ngoài khu vực đều nhận thấy nhu cầu phải bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải và thương mại. Hoa Kỳ cho rằng các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ là điều mà các bên tuyên bố phải tự giải quyết, nhưng chúng tôi ủng hộ các nguyên tắc căn bản nhất định, trong đó có cam kết về “tiến trình cộng tác ngoại giao” để giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.

Trà Mi: Là nhà ngoại giao Mỹ đến Việt Nam làm việc, ông Tổng lãnh sự nghĩ sao về quan tâm của cộng đồng người Việt hải ngoại kêu gọi dân chủ cho Việt Nam?

Ông Lê Thành Ân: Hoa Kỳ cam kết phát huy tôn trọng nhân quyền và dân chủ trên khắp thế giới. Các giá trị cơ bản mà chúng tôi cổ xúy bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm, tự do báo chí, tự do lập hội, các quyền không bị tra tấn, quyền lao động, quyền trẻ em, quyền phụ nữ, bảo vệ các thành phần thiểu số, cũng như buộc các chính phủ phải chịu trách nhiệm với những cam kết của họ dưới những công ước quốc tế về nhân quyền. Chúng tôi có nhiều cách để đưa ra các vấn đề này ra với chính phủ Việt Nam, trong đó có việc thường xuyên nêu các quan ngại của chúng tôi tại các cuộc gặp cấp cao ở Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ. Ví dụ như hồi tháng 9, trong cuộc họp của giới lãnh đạo Hoa Kỳ và ASEAN tại New York, Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền. Hồi tháng 7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Hà Nội. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng thường xuyên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc với các giới chức cao cấp trong chính phủ Việt Nam. Tháng 9 vừa qua, các quan chức Mỹ đã thảo luận nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong cuộc đối thoại thường niên về vấn đề lao động diễn ra ở Hà Nội và sẽ tiếp tục thảo luận vào tháng 12 tới đây trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên cũng tại Hà Nội.

Trà Mi: Gần đây một số nhà lập pháp Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ quan ngại về điều mà họ gọi là vi phạm quyền tự do tôn giáo tại Cồn Dầu, một cáo buộc bị chính quyền Việt Nam phủ nhận. Có tin cho hay ông Tổng Lãnh sự có đến thăm giáo xứ Cồn Dầu, xin ông cho biết quan điểm của ông như thế nào?

Ông Lê Thành Ân: Vâng gần đây tôi có đi Đà Nẵng nhưng không đến thăm Cồn Dầu. Tuy nhiên, các giới chức trong đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội có tới đây. Họ đã tiếp xúc với các giới chức công giáo, các thành viên của giáo đoàn, và chính quyền địa phương ở Cồn Dầu và Đà Nẵng. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và các quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ ở Washington cũng đã thảo luận với quan chức cấp cao trong chính phủ Việt Nam về tình hình ở Cồn Dầu. Trong các cuộc thảo luận này, giới chức Hoa Kỳ đã kêu gọi các bên nên kiềm chế và giải quyết bất đồng một cách ôn hòa và theo đúng luật pháp Việt Nam. Nhìn chung, Việt Nam có thành tích tốt về cải thiện quyền tự do tôn giáo, nhưng các vụ việc sử dụng bạo lực làm mờ đi tiến bộ đó.

Trà Mi: Trước khi chia tay, ông Tổng Lãnh sự có đôi lời tâm tình bằng Việt ngữ với thính giả của đài VOA chăng?
Ông Lê Thành Ân: Tôi rất vui được chia sẻ với thính giả của đài VOA vào thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ 3 năm làm Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM về những trải nghiệm cá nhân cũng như vai trò của tôi trong việc tăng cường hiểu biết và trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia. Tôi rất vui được phục vụ với tư cách là đại diện cho Tổng thống Obama. Tôi sẽ củng cố sự tin cậy này bằng việc đại diện cho các giá trị, mục tiêu, và chính sách của Hoa Kỳ.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Tổng Lãnh sự đã dành cho VOA Việt Ngữ cuộc phỏng vấn này.
Bản Tường trình kết quả buổi họp
của Ủy Ban Định chế (Rules Committee),
Hội đồng Thành phố San Jose chiều ngày 6 tháng 3/2013

Lúc 2 giờ trưa, ngày Thứ Tư, 6 tháng 3/2013, Ủy ban Định Chế của hội đồng thành phố San Jose đã họp để lên nghị trình làm việc trong thời gian tới của Hội Đồng thành phố San Jose. Nghị viên Kansen Chu đề nghị đưa Dự thảo Nghị quyết về gánh nặng tài chánh khi tiêp đón các phái đoàn Việt cộng tại San Jose vào nghị trình họp của Hội đồng thành phố.

Sau đó, trong phần góp ý mỗi người một phút của các cư dân tham dự, Về phía Ủy ban Vận động Nghị quyết Thành phố Phi Cộng Sản và các cư dân: ông Johnny Lee, Nguyễn Ngọc Tiên, Phan Quang Nghiệp, Mạc Văn Thuận, Lý Tống, Lê Hoàng Trung ... và vài cư dân gốc Mỹ Latinh đều đề nghị thành phố San Jose nên ra một nghị quyết như thế, để giảm thiểu gánh nặng ngân sách đang thiếu hụt và bảo đảm cuộc sống an bình của cư dân Mỹ gốc Việt trong thành phố, theo nguyện vọng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông đảo ở đây.
 
Có những ý kiến khác với nội dung bản nghị quyết được các ông Hoàng Thưởng, (LLSQ.Thủ Đức/QLVNCH) phát biểu bằng tiếng Việt Nam, bà Madison Nguyễn, Phó Thị Trưởng thông dịch ra tiếng Mỹ có nội dung nêu lên việc Trung cộng xâm chiếm hải đảo VN, bắt bớ ngư dân VN, vẽ bản đồ hình lưỡi bò, sản xuất hàng hóa và thực phẩm độc hại xuất khẩu qua Việt Nam và Hoa Kỳ v.v.. để yêu cầu Nghị Viên Kasen Chu (Người Mỹ gốc Trung Hoa Đài Loan) phải thêm vào Nghị Quyết là ngăn cấm tất cả các phái đoàn cộng sản nhất là phái đoàn Trung cộng chứ không riêng cấm các phái đoàn Việt cộng mà thôi. Ông Charlie Lý (Thành viên Hội Doanh Gia Việt Mỹ - VABA) còn phát biểu rằng nếu Nghị Viên Kansen Chu không đưa việc ngăn cấm phái đoàn Trung cộng là Nghị viên Kansen Chu đã có sự kỳ thị.

Điều đặc biệt trong buổi họp, Ông Hoàng Thưởng đã đọc bằng tiếng Việt Nam, nội dung bản Thông báo cuộc Họp báo của LLSQ.Thủ Đức/QL.VNCH lúc 1:30pm (trước nửa tiếng) ngày 6.3.2013 trước San Jose City Hall và được bà Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn dịch ra tiếng Mỹ với nội dung lên án Trung cộng và yêu cầu sửa đổi Nghị Quyết như đã nói ở trên.

Trong phần phát biểu của mình, Bà Madison Nguyễn nói rằng bà và Thị trưởng Chuck Reed nhắc lại là thành phố San Jose không welcome Việt Cộng tới đây, và cuộc biểu tình 53 ngày đêm tại Westminster từ năm 1999 đã đi qua 14 năm rồi, sau này những cuộc biểu tình chống cộng sản thường xảy ra tại San Francisco, thành phố San Jose chưa có phái đoàn cộng sản đến.

Thị trưởng Chuck Reed thì cho rằng San Jose là một thành phố lớn, và vấn đề mà dự thảo Nghị quyết do Nghị viên Kansen Chu đưa ra liên quan đến nhiều lãnh vực như ngoại giao, thương mại, kinh tế, giao thương, dù biết các thành phố khác đã làm rồi, nhưng ông đề nghị luật sư thành phố nghiên cứu, liên lạc với chính quyền liên bang và bộ ngoại giao để tham khảo và cố vấn cho thành phố.
image

Sau đó, luật sư của thành phố đề nghị chánh văn phòng thành phố (City Manager), nên thu thập thêm tài liệu để hội đồng thành phố tham khảo và quyết định sau.
image
Từ ngoài vào:ô Mạc văn Thuận, Johnny Le,Phan quang Nghiệp ,Nguyễn Ngọc Tiên

Ủy Ban Vận động Nghị quyết chúng tôi cũng tiên liệu rằng không phải dễ dàng để San Jose có được một Nghị quyết tương tự như thành phố Milpitas. Chúng ta là những cư dân người Mỹ gốc Việt đã trải qua bao gian khó nhiều lúc nguy hiểm đến tính mạng để được định cư tại nơi đây. Chúng ta muốn duy trì đời sống an bình và hạnh phúc hiện có đồng thời cũng không muốn Thành Phố San Jose phải gánh nặng phí khoản tài chánh trong việc bảo vệ an ninh cho Việt Cộng, kẻ đã gây tai họa cho chúng ta và dân tộc Việt Nam, mỗi khi có sự xuất hiện của Việt cộng tại San Jose chắc chắn sẽ gây phẫn nộ cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt chúng ta. Vì thế, chúng tôi đã cố gắng thu hẹp mục tiêu là ngăn chặn các phái đoàn Việt Cộng với hy vọng là sẽ được thông qua. Nhưng đã có những ý kiến mở rộng mục tiêu và đòi sửa đổi Bản Dự thảo Nghị quyết … đã giúp Phó Thị trưởng Madison Nguyễn thành công trong việc ngăn chặn đưa dự thảo Nghị quyết không hoan nghênh các cuộc thăm viếng của các phái đoàn Việt Cộng ra phiên họp Hội đồng thành phố San Jose.

Ủy Ban Vận động Thành Phố Phi Cộng Sản sẽ tái kiến nghị Thành phố San Jose ban hành Nghị quyết “Không Hoan Nghênh Các Phái Đòan CSVN” và sẽ tiếp tục cho đến thành công.

Trân trọng

San Jose, Miền Bắc California ngày 7 tháng 3 năm 2013

Trưởng ban Vận động Thỉnh Nguyện
Ông Nguyễn Ngọc Tiên,
Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Bắc California
Ủy Ban Vận động Nghị quyết Non-Communist Zone:
1.- Tien nguyen  
2.- David Mac    
3.- Nghiep Phan 
4.- Johnny Lee   

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài gòn Việt Nam Lê Thành Ȃn
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài gòn Việt Nam Lê Thành Ȃn là viên chức Ngoại Giao HK cao cấp nhất từ 38 năm qua đã đến thăm viếng Nghῖa Trang Quȃn Ɖội Biên Hòa vào ngày 6 tháng 3 2013 vừa qua. Có lẽ cs VN, nhất là các viên chức cao cấp các quận huyện Bình Dương biết rõ chuyến đi này, nên chúng cấp tốc làm bàn thờ tạm thời trước Nghῖa Dũng Ɖài vì bàn thờ này chỉ mới bắt đầu “dàn dựng” chỉ thời gian ngắn một hai hôm trước khi nhóm Nguyễn Hoàng Vi thuộc blog Dân Làm Báo đến tảo mộ các tử sῖ QLVNCH ngày 02/02/2013. Lưu ý là nhóm các bạn trẻ này không thắp nhang ở Nghῖa Dũng Ɖài. Tức là csVN phải làm dàn dựng bàn thờ tạ thời này trước cả hơn tháng từ đầu tháng 2, 2013 đến 6 tháng 3, 2013 để chờ Tổng Lãnh Sự HK đến.
Chuyến đi của Ông TLS Lê Thành Ȃn viếng thăm Nghῖa Trang là một nghῖa cử cao đẹp. Trong bài viết này chúng ta biết hai vợ chồng Ông đều sinh ra và lớn lên ở VN. Ông tốt nghiệp kỹ sƯ điện tại Washington University năm 1976 cho thấy Ông có thể sinh khoảng 1956 và như thế rõ ràng Ông đã hiểu rất nhiều về hoàn cảnh lịch sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Hãy xem những hình ảnh chụp cho thấy sự hiểu biết, đường hoàng, uy nghi khi đi lại và tinh thần “nghῖa dũng” của Ông khi thắp nhang tưởng niệm các chiến sῖ QLVNCH vị quốc vong thȃn trước Nghῖa Dũng Ɖài. Lưu ý là trên đường đi đến Nghῖa Dũng Ɖài ông khoát trên vai chiếc áo veston, nhưng khi lên bậc thềm Nghῖa Dũng Ɖài thắp nhang là ông đã mặc áo lên người rồi.
Một điểm không kém quan trọng là tên Ông (first name) không phải là tên Mỹ.

Thời gian phục vụ tại VN là 3 năm, và như vậy Ông sẽ mãn nhiệm vào tháng 8, 2013.
Ɖȃy là một mẫu người hết sức thông thái, đạo đức, can đảm, và yêu chuộng công lý. Chúng ta chức Ông thành công trong sự nghiệp và sẽ là Ɖại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trong tương lai.


----------------
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài gòn Việt Nam Lê Thành Ȃn
 
Consul General An Le
Consul General An Le

An T. LeConsul General
U.S. Consulate General Ho Chi Minh City

An Le, a Senior Foreign Service Officer with the rank of Minister Counselor, arrived in Ho Chi Minh City, Vietnam on August 6, 2010, for a three-year assignment as Consul General. A native of Virginia, he received a Bachelor of Science degree in Electrical Engineering in 1976 and a Master of Science in Engineering Administration in 1978, both from the George Washington University in Washington, DC. He joined the Foreign Service in 1991, after having worked as a civil servant with the U.S. Department of the Navy for 15 years.

During a 35-year career as a U.S. public servant, An Le has won a number of awards, including the 1990 Federal Engineer of the Year Award, the Secretary’s Award for Excellence, a number of Meritorious Step Increases (MSIs) and several Superior and Meritorious Honor Awards. He was promoted to the Senior Foreign Service in 2001. In 2006, he received the Department of State’s highest management achievement award – The Luther I. Replogle Award for Management Improvement – for significantly increasing the effectiveness of the Department in fulfilling its foreign affairs responsibilities.

An Le has had broad experience in dealing with current economic, political and security issues across the Asia region. His overseas assignments have included Beijing (1991-1994), Tokyo (1994-1997), Kuala Lumpur (1997-2001), Singapore (2001-2004), Seoul (2004-2007), and Paris (2007-2010). Throughout his Foreign Service career, An Le has worked closely with the American business community to address issues of concern to American investors, business persons, and families working and living abroad. One of his chief interests has been to anticipate and plan for the educational needs of American expatriate families. During his tenure in Paris, An Le completed the first-ever public-private partnership in the Department of State to modernize the historic Hotel de Talleyrand, a USG-owned property in central Paris, preserving that structure while transforming it into a modern Class A office space.

An and his wife Tam, both born and raised in Vietnam, have three children.
(http://hochiminh.usconsulate.gov/consul-general.html)

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013



Việc thành phố Milpitas tối 5/3/2013 ban hành Nghị Quyết số 8236 về sự đi lại của các cán bộ và đoàn cộng sản Việt Nam tại thành phố Milpitas, California Hoa Kỳ trở thành một đề tài rất nóng trong toàn vùng Bắc California.
Mạng Xã Hội Sàigòn (Saigonfilms) ngoài việc gửi đi những chi tiết quan trọng như bản Official copy của Nghị Quyết 8236, và thông báo địa chỉ video của thành phố Milpitas ghi lại buổi ban hành Nghị Quyết trên Web Site của thành phố Milpitas, Saigonfilms cũng gửi đi toàn bộ âm thanh (audio) buổi phát hành Nghị Quyết 8236 quan trọng này. Chúng tôi cũng sẽ chuyển dạng (transform) để gửi lên Youtube™ vào ngày mai Chúa Nhật 10/03 để toàn thể người Việt trên hành tinh được rõ.
Lý do của việc chuyển dạng video WebCast của Web Site của thành phố Milpitas việc ban hành nghị quyết 8236 là vì audio mp3 sẽ được nghe dễ dàng trên hành tinh này với tất cả mobile devices, laptops, iPad, iPhone.

Thực hiện âm thanh và hình ảnh tại Phòng Thí Nghiệm âm thanh và phim ảnh Hoàng Hoa (Hoang Hoa Audio Video Laboratory,) một phȃn ban (Division) của Mạng Xã Hội Sài gòn SaigonFilms www.saigonfilms.com

Bản Tường trình kết quả buổi họp của Ủy Ban Định chế (Rules Committee),
Hội đồng Thành phố San Jose chiều ngày 6 tháng 3/2013

 Lúc 2 giờ trưa, ngày Thứ Tư, 6 tháng 3/2013, Ủy ban Định Chế của hội đồng thành phố San Jose đã họp để lên nghị trình làm việc trong thời gian tới của Hội Đồng thành phố San Jose. Nghị viên Kansen Chu đề nghị đưa Dự thảo Nghị quyết về gánh nặng tài chánh khi tiêp đón các phái đoàn Việt cộng tại San Jose vào nghị trình họp của Hội đồng thành phố.

Sau đó, trong phần góp ý mỗi người một phút của các cư dân tham dự, Về phía Ủy ban Vận động Nghị quyết Thành phố Phi Cộng Sản và các cư dân: ông Johnny Lee, Nguyễn Ngọc Tiên, Phan Quang Nghiệp, Mạc Văn Thuận, Lý Tống, Lê Hoàng Trung ... và vài cư dân gốc Mỹ Latinh đều đề nghị thành phố San Jose nên ra một nghị quyết như thế, để giảm thiểu gánh nặng ngân sách đang thiếu hụt và bảo đảm cuộc sống an bình của cư dân Mỹ gốc Việt trong thành phố, theo nguyện vọng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông đảo ở đây.

Có những ý kiến khác với nội dung bản nghị quyết được các ông Hoàng Thưởng, (LLSQ.Thủ Đức/QLVNCH) phát biểu bằng tiếng Việt Nam, bà Madison Nguyễn, Phó Thị Trưởng thông dịch ra tiếng Mỹ có nội dung nêu lên việc Trung cộng xâm chiếm hải đảo VN, bắt bớ ngư dân VN, vẽ bản đồ hình lưỡi bò, sản xuất hàng hóa và thực phẩm độc hại xuất khẩu qua Việt Nam và Hoa Kỳ v.v.. để yêu cầu Nghị Viên Kasen Chu (Người Mỹ gốc Trung Hoa Đài Loan) phải thêm vào Nghị Quyết là ngăn cấm tất cả các phái đoàn cộng sản nhất là phái đoàn Trung cộng chứ không riêng cấm các phái đoàn Việt cộng mà thôi. Ông Charlie Lý (Thành viên Hội Doanh Gia Việt Mỹ - VABA) còn phát biểu rằng nếu Nghị Viên Kansen Chu không đưa việc ngăn cấm phái đoàn Trung cộng là Nghị viên Kansen Chu đã có sự kỳ thị.

Điều đặc biệt trong buổi họp, Ông Hoàng Thưởng đã đọc bằng tiếng Việt Nam, nội dung bản Thông báo cuộc Họp báo của LLSQ.Thủ Đức/QL.VNCH lúc 1:30pm (trước nửa tiếng) ngày 6.3.2013 trước San Jose City Hall và được bà Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn dịch ra tiếng Mỹ với nội dung lên án Trung cộng và yêu cầu sửa đổi Nghị Quyết như đã nói ở trên.

Trong phần phát biểu của mình, Bà Madison Nguyễn nói rằng bà và Thị trưởng Chuck Reed nhắc lại là thành phố San Jose không welcome Việt Cộng tới đây, và cuộc biểu tình 53 ngày đêm tại Westminster từ năm 1999 đã đi qua 14 năm rồi, sau này những cuộc biểu tình chống cộng sản thường xảy ra tại San Francisco, thành phố San Jose chưa có phái đoàn cộng sản đến.

Thị trưởng Chuck Reed thì cho rằng San Jose là một thành phố lớn, và vấn đề mà dự thảo Nghị quyết do Nghị viên Kansen Chu đưa ra liên quan đến nhiều lãnh vực như ngoại giao, thương mại, kinh tế, giao thương, dù biết các thành phố khác đã làm rồi, nhưng ông đề nghị luật sư thành phố nghiên cứu, liên lạc với chính quyền liên bang và bộ ngoại giao để tham khảo và cố vấn cho thành phố.

Sau đó, luật sư của thành phố đề nghị chánh văn phòng thành phố (City Manager), nên thu thập thêm tài liệu để hội đồng thành phố tham khảo và quyết định sau.

Ủy Ban Vận động Nghị quyết chúng tôi cũng tiên liệu rằng không phải dễ dàng để San Jose có được một Nghị quyết tương tự như thành phố Milpitas. Chúng ta là những cư dân người Mỹ gốc Việt đã trải qua bao gian khó nhiều lúc nguy hiểm đến tính mạng để được định cư tại nơi đây. Chúng ta muốn duy trì đời sống an bình và hạnh phúc hiện có đồng thời cũng không muốn Thành Phố San Jose phải gánh nặng phí khoản tài chánh trong việc bảo vệ an ninh cho Việt Cộng, kẻ đã gây tai họa cho chúng ta và dân tộc Việt Nam, mỗi khi có sự xuất hiện của Việt cộng tại San Jose chắc chắn sẽ gây phẫn nộ cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt chúng ta. Vì thế, chúng tôi đã cố gắng thu hẹp mục tiêu là ngăn chặn các phái đoàn Việt Cộng với hy vọng là sẽ được thông qua. Nhưng đã có những ý kiến mở rộng mục tiêu và đòi sửa đổi Bản Dự thảo Nghị quyết … đã giúp Phó Thị trưởng Madison Nguyễn thành công trong việc ngăn chặn đưa dự thảo Nghị quyết không hoan nghênh các cuộc thăm viếng của các phái đoàn Việt Cộng ra phiên họp Hội đồng thành phố San Jose.

Ủy Ban Vận động Thành Phố Phi Cộng Sản sẽ tái kiến nghị Thành phố San Jose ban hành Nghị quyết “Không Hoan Nghênh Các Phái Đòan CSVN” và sẽ tiếp tục cho đến thành công.

Trân trọng

San Jose, Miền Bắc California ngày 7 tháng 3 năm 2013
Ông Nguyễn Ngọc Tiên,
Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Bắc California
 
Ủy Ban Vận động Nghị quyết Non-Communist Zone:
1.- Tien nguyen            
2.- David Mac    
3.- Nghiep Phan
4.- Johnny Lee   

Trưởng ban Vận động Thỉnh Nguyện

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Resolution March 05, 2013 to the Visits of the Socialist Republic of VN

Vào lúc 8:20 phút tối nay 05 tháng 3, 2013 giờ Pacific Miền Tȃy Hoa Kỳ. Hội Ɖồng Thành Phố Milpitas, một thành phố nằm về phía Bắc và giáp ranh với thành phố San Jose đã thông qua Nghị Quyết đối với những cuộc thăm viếng của các phái đoàn cộng sản Việt Nam (csVN.) Nghị Quyết này mang nội dung quan trọng là cho phép Cảnh sát trưởng đòi hỏi các phái đoàn thăm viếng của csVN cần phải thông báo cho Hội Ɖồng Thành Phố (HƉTP) Milpitas trước 14 ngày để HƉTP Milpitas quyết định, vấn đề an ninh, các chi phí cho cuộc thăm viếng, và trên hết cảnh sát trưởng TP Milpitas được giao trách nhiệm có những biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ an ninh cho cộng đồng.
Như chúng tôi đã loan tin trước với các quý độc giả và thȃn hữu trong Agenda của HƉTP Milpitas cho ngày 5 tháng 3, 2013 gần như chứng tỏ lập trường của HƉTP Milpitas là sự sẳn sàng chấp thuận Nghị Quyết quan trọng này do chính Ban Ɖại Diện Cộng Ɖồng VN Bắc Cali đã kiến nghị lên HƉTP Milpitas trong thời gian trước đȃy. Tưởng cũng nên nhắc lại HƉTP Milpitas do Thị Trưởng Jose Esteves đã từng tiên phong trong việc Nghị Quyết Cờ Vàng tại miền Bắc Cali, và từ đó tạo niềm tin và ý chí của cộng đồng Việt Nam Bắc Cali cho việc tranh đấu cho Nghị Quyết Cờ Vàng tại San Jose vào đêm 17/05/2005 đầy giông tố tại City Hall San Jose cũ trên đường số 1, San Jose.
Sự chấp nhận Nghị Quyết đối với sự đi lại của phái đoàn csVN đã được hoàn toàn đồng ý ký tên của toàn thể các vị dȃn cử của HƉTP, và Nghị Quyết này đã được đích thȃn Ông Thị Trưởng TP Milpitas trao cho Ông Nguyễn Ngọc Tiên, Chủ Tịch Ban Ɖại Diện Cộng Ɖồng Việt Nam Bắc Cali thay mặt công đồng Việt Nam Bắc Cali lưu giữ.
Nếu cộng đồng Việt Nam Bắc Cali đã đạt được nguyện vọng có được Little Saigon San Jose, các lá phướn, tấm bia đá trên đường Story, và những bảng chỉ đường vào Little Saigon San Jose trên Thành Phố San Jose, thì Thành phố Milpitas rõ ràng đã đi tiên phong trong việc xȃy dựng và hổ trợ tình cảm thȃn thương và sát cánh cùng công đồng Việt Nam Bắc Cali trong cuộc đấu tranh cho tự do, dȃn chủ và nhȃn quyền chẳng những ngay trong sinh hoạt cộng đồng người Việt ở Bắc Cali mà từ đó còn hướng về cuộc đấu tranh trên quê nhà.
Việc HƉTP Milpitas chấp thuận Nghị Quyết về những cuộc đi lại của các phái đoàn csVN tại TP Milpitas rõ ràng đã thắt nút chặn chặn quan trọng trên một trong những lộ trình mà csVN tiến vào Thành phố San Jose, nó cũng cho thấy Ban Ɖại Diện Cộng Ɖồng Việt Nam Bắc Cali đã có nổ lực to lớn phục vụ công đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Bắc Cali và từ đó đã khiến các giới chức dȃn cử địa phương khác nể trọng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sự kiện lịch sử này và sẽ gửi thêm tin tức đến quý độc giả và thȃn hữu.
Hoàng Hoa
Tổng Biên Tập Mạng Xã Hội Sàigòn www.saigonfilms.com
03/05/2013

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

BẢN LÊN TIẾNG
CỦA CỬ TRI CỘNG ĐỒNG TỴ NẠN CỘNG SẢN
CỰU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ CS TẠI SAN JOSE- BẮC CALIFORNIA
Trích yếu : v/v TỐ CÁO KẾ HOẠCH CƯỚP ĐOẠT CĐ LẦN HAI VÀ LÀM XÁO TRỘN CĐ TẠI SAN JOSE.
Ngày 15 tháng 2 năm 2013, cái gọi là Ủy Ban Tổ Chức Bầu Cử Nhiệm Kỳ 6 do một số người bất mãn vì quyền lợi phe nhóm, đã cấu kết với hai tổ chức từng gây ra nhiều sóng gió trong CĐ Bắc California/ San Jose – là LĐCT và Khu hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California- đã đưa ra một Bản Thông Cáo mời tham dự buổi ra mắt cái gọi là “Ủy Ban Tổ Chức Bầu cử Nhiệm kỳ 6” vào ngày 2/3/2013 sắp tới.
Sau khi nhận định tình hình Sinh Hoạt Chính Trị Cộng Đồng tại San Jose đã bước qua giai đoạn vô cùng nguy hiểm cho thành trì chống Cộng tại đây, đồng thời tạo cớ cho NQ 36 Cs có được cơ hội triển khai đồng loạt, và Sách lược Cộng Đồng Vận của CS được khai thông một cách có kế hoạch nhịp nhàng.
Chúng tôi, những NHÂN SĨ chống Cộng, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Cựu Tù binh Chiến Tranh, và những Đồng Hương nạn nhân vô cùng dã man và thâm độc của tập đoàn bán nước Cộng sản Việt nam đã cùng sát cánh bên nhau trong một Bản Lên Tiếng chung, nhằm cảnh báo và đánh thức lương tâm dư luận đồng hương qua những nhận định sau đây:
XÉT RẰNG:
1-* Phạm hữu Sơn với bàn tay sắt bịt miệng truyền thông:
a-) Sau một thời gian im lặng vì tê liệt ý chí và lạc hướng đấu tranh, Phạm hữu Sơn – Cựu Chủ tịch đôn quân CĐ Bắc California đã đưa ra bài viết: “Cần bao nhiêu đạn để giết một bệnh nhân tâm thần. Bài nầy nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trên các DĐ Yahoo, chuyền tay nhau trong các buổi biểu tình, hội họp, đồng thời cũng được dán trên khung cửa kính thuộc trụ sở TTSH Cộng đồng cũ trên đường số 10th.
Bài viết đã tạo nên một không khí đấu tranh sôi sục, hội họp căng thẳng nhuốm màu phẫn nộ cao độ, tiếp theo cuộc biểu tình làm chấn động Thành phố trước Tòa Thị Chính San Jose, làm dấy lên một luồng sóng đấu tranh mang tính bạo động và sắt máu căm thù, hiện lên trên các khuôn mặt của Ban Tổ Chức Biểu Tình, khiến cho hình ảnh hiếu hòa của người dân Việt phần nào bị dập tắt, khuôn mặt yêu chuộng Tự do Dân Chủ của người Việt bị làm cho méo mó, và cố gắng bôi đen chính nghĩa Quốc gia của người Việt tỵ nạn Cs tại San jose.
Với lời lẽ tuyên truyền khích động, óc hiếu chiến và tự mãn ngông cuồng, Phạm hữu Sơn viết : “Vì cộng đồng này nhu nhược không dám có ý kiến ? Vì cộng đồng này không dám biểu tình quậy phá như các sắc dân khác ?”
Lập tức các cuộc biểu tình trước Tòa Thị Chính và dự tính tập họp biểu tình hung hãn trước SỞ CẢNH SÁT SAN JOSE đã được Lê Lộc và Thomas Nguyễn lên phương án hành động.
b-) Thừa thắng xông lên, PHS trở thành cố vấn độc tài chuyên nghiệp của LĐCT bằng cách không cho Truyền Thông Báo Chí khác phe và “ đối lập” vào dự buổi Hội Luận do 8 em trẻ của LĐCT đạt giấy mời công khai, đặc biệt những ai muốn vào tham dự sẽ không được mang theo máy thu âm, thu hình, chụp ảnh. Việc làm phản Dân Chủ Tự do đó lại cũng đã tái diễn lần thứ hai vào ngày 17/1/2010 và mới nhất, trong ngày 2/2/2013 tại phòng Hội của quận Hạt Santa Clara. Với ghế Chủ tọa Đoàn được MC Vũ huynh Trưởng chỉ định, Phạm hữu Sơn đã nhấn mạnh đến mục đích của buổi họp hôm nay, là để thành lập Hội Đồng Các Đoàn Thể Lâm Thời ( thay vì trong Thư mời là “ tìm ra phương thức giúp giải quyết các bế tắc của CĐ…”), trong khi đó Vũ huynh Trưởng luôn miệng hỏi “ Có nên thành lập Ban Bầu Cử không ?”, và Mai Khuyên đi phát giấy để lấy ý kiến Yes or No.
Kịch bản “CƯỚP BĐDDCĐ” được nghiên cứu tỉ mỷ, và được viết ra bởi hàng chục nhân vật to óc nhỏ lương tâm, nhưng quá tồi và quá lộ liễu, mưu đồ bị nhận diện, mặt nạ bị kéo xuống bùn đen.
Việc làm của hai nhân vật “tung-hứng” Sơn-Trưởng đã nói lên dụng ý đen tối với kế hoạch độc tài phát xít “lât đổ và cưỡng đoạt”, bất chấp nguyên tắc Dân chủ mà họ thường rao bán bấy nay. Phạm hữu Sơn còn luôn muốn duy trì tình trạng độc tôn và độc tài, khi ông ta ngang nhiên cắt lời phát biểu của những người không cùng phe nhóm, nhằm loại bỏ tiếng nói không cùng quan điểm, phe cánh của y, tiếng nói công khai và ý thức trách nhiệm công dân của Cử tri bị Phạm hữu Sơn bóp nghẹt dã man khó tưởng tượng.
2-* Thomas Nguyễn với LĐCT có nhiều hành tung bí mật:
a-) Với thành tích nhục mạ Tướng Tá VNCH là Tướng thối tha, Tá mặt mo mặt mẹt, trong đó Tướng Nguyễn khắc Bình là một nạn nhân (nhưng nay ông lại là bàn tay chỉ đạo trong bóng tối của Thomas Nguyễn trong biến cố cướp đoạt BĐDCĐBắc CA sắp tới). Có lẽ nhận thấy các Tướng Tá “ hài lòng” với những lời thóa mạ đó, Thomas Nguyễn qua ẩn danh Giang Qua đã tấn công thẳng vào Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc CA nhân ngày lễ Quân Lực 19-6/2010 rằng:
“coi bộ “woành tráng” dữ mà sao chỉ toàn quân thổ phỉ múa rối, adkd và em MA không thấy dzung dzăng dzung dzẻ tham dự, dân chúng coi bộ èo uột. Thật là tủi nhục cho vong linh hàng vạn chiến sĩ đã hy sinh cho lũ phản phúc này
b-) Trong vai trò là Phó trưởng ban Tổ Chức Bầu Cử BĐDCĐ, Thomas Nguyễn đã vi phạm một cách trầm trọng có chủ mưu Nội Quy của Ban BC, khi cố tình ém nhẹm và soán đoạt Danh Sách Cử Tri một cách bất hợp pháp cho dù đã đươc BĐD nhắc nhở nhiều lần, Thomas Nguyễn đã cố tình không trao lại như Nội quy Ban Tổ Chức BC đã quy định, đã tạo nên rất nhiều khó khăn cho BĐD khi cần tham khảo và lên kế hoạch cho CĐ. Kể cả Hồ sơ lý lịch của ỨCV Ban ĐDCĐ cũng đã bị Thomas Nguyễn chiếm đoạt làm của riêng cho mưu đồ đen tối của y (không hoàn lại cho khổ chủ), đây là nghi vấn rất quan trọng cho mưu đồ bất chính qua hành tung xâm nhập CĐ của Thomas Nguyễn. Việc làm này kéo dài từ nhiệm kỳ 3 đến nay.
c-) Ls Ngô văn Quang từng là Cố vấn Pháp lý cho Hội đồng Cư Dân, là anh ruột của Ngô văn Tiệp chủ tịch LĐCT, đã có quá nhiều quan hệ mật thiết với cựu Đại Tá Cộng sản Bùi Tín, kể cả đưa đón, chứa chấp nuôi dưỡng Bùi Tín tại nhà riêng trong nhiều lần ông Quang mời Bùi Tín sang San Jose bàn thảo kế hoạch bí mật. Và lần vừa qua, ông Quang cùng 6 nhân vật (Hoàng Long tức Ba Vân, Trần Mạnh Quỳnh, Nguyễn Sơn Anh Tuấn, Đỗ Quyên, Nguyễn Tường Tâm và Trương Bổn Tài) đã tạo cho Bùi Tín một buổi “gặp gỡ đồng hương Việt nam tỵ nạn cộng sản” tại Thư viện M.L. King.
Sự hiện diện của Bùi Tín lần thứ hai tại đây đã tạo ra nhiều sóng gió trong cộng đồng, cũng đồng thời để lộ chân tướng của Chủ tịch LĐCT nói riêng và cả LĐCT nói chung đã nhuốm màu Hòa Giải Quốc Cộng, đây cũng là khởi điểm của những toan tính bất chính, bất minh cho lộ trình cướp đoạt Cộng Đồng lần thứ hai xảy ra trong vòng 10 năm qua.
3-* VŨ HUYNH TRƯỞNG với UBCC cắc kè đổi màu tranh đấu:
Với phương thức đấu tranh của CS “lấy Cứu cánh biện minh cho Phương tiện”, Vũ huynh Trưởng đã áp dụng để phá nát cộng đồng từ năm 1986 đến nay, qua nhiều hình thức đấu tranh, của nhiều tổ chức hắn tham gia, nhiều sinh hoạt CĐ hắn hiện diện.
a-Vì óc mê sảng lãnh tụ, vì tự mãn quyền lực bong bóng xà phòng “Tổng thư ký Ủy ban Chống cộng Bắc California”, VHT bất chấp Sự Kiện chính trị, không cần kiến thức thời sự chính trị, vì thế, Vũ huynh Trưởng đã sập bẫy công an mạng CS khi bài viết của chúng đưa lên các DD Yahoo nhử mồi và tìm nhân sự hợp tác, và VHT đã tiếp tay với chúng để rộng họng tấn công thóa mạ nặng lời Chuẩn tướng Lam Sơn Phan đình Thứ, với thứ ngôn từ hạ cấp bụi đời, bất nhã hiếm có. Lập tức bị một số Netters phản công buộc tội VHT là công cụ sắc bén chống phá người quốc gia và Cựu Quân nhân VNCH.
b- Vì háo danh háo quyền đến mất trí, VHT đã là người môi giới dẫn Phạm quốc Hùng, nguyên Chủ tịch BĐDCĐ đến dự buổi họp “ thống nhất hai tổ chức đại diện CĐ” với bà Nguyễn Lan Hải, Chủ tịch, và Việt tân Hoàng thế Dân, phó CT. Buổi họp bí mật được đảng Việt tân bố trí chụp ảnh đưa lên báo Calitoday, mới lộ ra Phạm quốc Hùng là Việt tân nằm vùng trong BĐDCĐ, PQH bị truất phế, kéo theo sự ra đi của TTK /UB BVCNQG Vũ huynh Trưởng, và VHT lặn sâu từ đó.
c- Bằng thứ ngôn ngữ thiếu văn hóa vào bậc nhất San Jose, cùng với tư cách vô lễ vô giáo dục ít ai sánh kịp, VHT không ngừng tấn công thóa mạ cá nhân, bôi nhọ danh dự gia đình, xuyên tạc đời sống riêng tư của những ai muốn làm trong sạch không khí Cộng đồng và tận diệt nội tuyến nội trùng Cs và tay sai đang phát triển một cách nguy hiểm, trong đó tố cáo và vạch trần các thủ đoạn gian manh, tráo trở của UBBN Madison Nguyễn, LĐCT, LTCG và UBCC Bắc California do hắn làm TTK.
d- Với kiến thức sở học quá kém, nhưng có khiếu “giang hồ trường trị”, VHT trong vai trò tổ chức biểu tình gây áp lực với David Dương, trong khi Chủ tịch của y thì vào tận bàn tiệc van nài David Dương giúp đỡ tài chính; cũng cùng sách lược, VHT thì đả đảo việt gian Đỗ vẫn Trọn, nhưng Cựu Trung tá Võ Đại, Chủ tịch của y lại van nài Đỗ vẫn Trọn tiếp sức lật đổ đương kim Chủ tịch BĐDCĐ Nguyễn ngọc Tiên, chuyện không thành, hai thầy trò rủ rê một nhóm người cùng phe cánh, xuống Nam Cali biểu tình gây áp lực Giám Đốc Direct TV đối với đài TV của ĐvT phát hình trong hệ thống này.
e- Với một hành tung mờ ám, VHT nhân cơ hội Bùi Tín được nhóm Ngô văn Quang tổ chức cho “tiếp xúc với đồng hương Việt”, VHT đến dự không quên chụp hình kỷ niệm với Bùi Tín như một bằng chứng biện minh của tư tưởng Hòa Hợp Quốc Cộng, vẫn thấy chưa đủ cho Bùi Tín tin tưởng lá bài phản bội, VHT hân hoan đến dự tiệc tiễn đưa Bùi Tín tại nhà Đỗ Quyên, một trong số 7 người của BTC.
4-* Trường Giang với Chủ tịch UBTCBC tiếm danh phi pháp:
Thi Lão Trường Giang cũng là Cựu Trung Tá Đặng văn Triêm, dưới cái nhìn thiển cận đầy cảm tính và mưu đồ cá nhân thì không cần bàn cãi.
Tuy nhiên, trong vai trò một Trưởng Ban Tổ Chức Bầu Cử, ông Trường Giang mặc nhiên xác định vị thế vô cùng quan trọng của mình như một nhân tố kích động, một ngòi nổ, môt phát súng lệnh Chỉ Huy mở màn cho trận tuyến XUNG PHONG.
Là xe tang, không có gì là nguy hiểm, là Thi nhân chẳng có gì đáng nói.
Nhưng khi xe tang được CS ngụy trang để chở vũ khí chiến tranh và di chuyển ngược chiều từ ngoại ô vào Thành Phố, thì nghi vấn được đặt ra, và câu trả lời đã xuất hiện: Thân nhân quấn khăn tang lại là Cán binh CS áp tải quan tài Súng AK, B40 và lựu đạn.
Vậy khi ông Cựu Trung Tá Trường Giang Đặng văn Triêm cố tình lội ngược dòng Chính Trị Tình Báo để nhập vào luồng sóng dữ của CS nằm vùng ở địa phương với mưu đồ “chia để trị”, lại cũng đã tự nguyện ôm bom “ Vũ huynh Trưởng, Thomas Nguyễn, Phạm hữu Sơn” ném vào Cộng Đồng Chính Trị của người Việt Tỵ nạn Cộng sản, bất chấp mọi nguyên cớ gây ra Xáo trộn CĐ từ những cá nhân thao túng và lũng đoạn nói trên, cũng như đã cố tình lèo lái, diễn dịch NỘI QUY một cách sai lạc có chủ đích, ông Trường Giang đã tự tố cáo mình là XE TANG NGỤY TRANG THỦ ĐOẠN.
TỪ ĐÓ:
Để vực dậy SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG chống Cộng đã bị một số người dùng chiêu bài "ĐOÀN KẾT" các đoàn thể chống Cộng để lừa bịp đồng hương cho những mưu đồ bất chính, lại nhân danh “tìm ra phương thức giúp giải quyết sự bế tắc của CĐ” làm chiêu bài mị Dân, đánh tráo Sự Thật để “ CƯỚP CỘNG ĐỒNG” bàn giao cho thế lực Đỏ Đen, như Cựu Tướng Dương văn Minh đòi cho bằng được chức Tổng Thống “ CƯỚP NƯỚC”để bàn giao đất nước cho giặc Cộng.
Lời cuối, qua Bản Lên Tiếng này, chúng tôi những Cựu Tù Nhân Chính Trị, Tù binh Chiến Tranh và các đồng hương nạn nhân vô cùng ác độc của Cộng sản Việt nam, với kinh nghiệm máu xương trong các trại tù khổ sai, hay khổ nhục đớn đau trên đường đào thoát khỏi gông cùm Cs tại quê nhà, chúng tôi tha thiết kính mong các đồng hương Việt tỵ nạn CS:
- Hãy vì Hạnh phúc của Toàn Dân trong nước đang bị CS tước đoạt thảm khốc.
- Hãy vì hai chữ TỰ DO chúng ta đang có, lại là khát vọng XA VỜI của đồng bào ruột thịt chúng ta trong nước.
- Hãy vì nền DÂN CHỦ chúng ta đang hưởng, lại là mơ ước XA XỈ ngoài tầm với của cả nước VN, mà công tâm cân nhắc, tránh xa những cạm bẫy của lời đường mật, phủ dụ chúng ta lạc vào mê hồn trận “dân chủ tập trung” của Cs, “tự do có định hướng và điều kiện hưởng thụ tự do” của đám kên kên chính trị, đấu thầu dịch vụ chống Cộng cho một lộ trình bất chính đã bị phát giác: Đánh cướp BĐDCĐ để bàn giao lần thứ hai cho Việt tân hoặc thế lực ĐỎ ĐEN nào đó.
Xin đừng quên rằng, Vũ huynh Trưởng với tay nghề “đánh cướp”, hắn đã tấn công ác liệt Giáo Hội Công giáo tại San Jose năm 1986, là lãnh tụ của Nhóm Phục Hưng Chính Nghĩa chống lại phe cánh Chính Nghĩa của Ts Trần an Bài, gây xáo trộn không nhỏ trong Cộng đồng Công giáo ở San Jose, đã cấu kết bán CĐ lần thứ nhất vào năm 2000, và nay là lần thứ hai cũng có bàn tay của VHT trong quyết định phá sập CĐ dân cử lần thứ hai vào năm 2013.
Theo sự nhận xét của một số Nhân sĩ trong CĐ thì Vũ huynh Trưởng có hành tung của một Cs Huỳnh tấn Mẫm trong quá khứ, từng hăng say biểu tình, tiếp cận với các nhân vật đảng phái đối lập, các Tướng Tá bất mãn với chính quyền Nguyễn văn Thiệu để xin hỗ trợ giật sập VNCH.
Quyết định giật sập Cơ chế BĐDCĐ đương thời để xây lên “Bức Tường Ô Nhục”, tranh chấp bất chính giữa Cộng Đồng người Việt với nhau, tạo nên hoạt cảnh đấu đá triệt tiêu dơ bẩn trước mắt người Dân bản xứ San Jose, Cựu Trung Tá Đặng văn Triêm hay Thi lão Trường Giang đã cố tình dẫn đường để bàn tay phá hoại CS xâm nhập một cách chính danh vào thành lũy chống Cộng của người Việt tỵ nạn Cs tại đây, do vậy, lịch sử sẽ không buông tha tội ác của ông và toàn băng phá hoại, chỉ vì tham vọng cá nhân phe nhóm như lịch sử của VNCH năm 1963 đã xảy ra và đã… mất nước vào tay giặc Cộng.
Cầu xin các Anh linh Tử sĩ VNCH phù hộ cho Cộng đồng người Việt tỵ nạn Cs vượt qua được đám mây đen hung hãn đang phủ chụp lấy chúng ta.
Trân trong kính chào đoàn kết.
San Jose, ngày 27 tháng 2 năm 2013
TUN Nhóm Lên Tiếng
Nguyễn đăng Trình
Cựu Tù binh Chiến tranh chiến trường BMT
Cựu Tù Nhân Chính Trị Z30D Hàm Tân, Thuận Hải