Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

TOBRUK, Libya – Moammar Gadhafi vowed to launch a final assault on the opposition's capital Benghazi and crush the rebellion as his forces advanced toward the city and warplanes bombed its airport Thursday. In the face of Gadhafi's increasingly powerful offensive, the United Nations was to vote on a mandate Washington seeks to strike his forces on land, sea and air.
After weeks of hesitancy over imposing a no-fly zone in Libya, the United States made a dramatic about-face, calling for even more expanded action, including strikes on Gadhafi's ground forces besieging rebel-held cities.
The U.N. Security Council scheduled a vote early Thursday evening on a resolution that would open the way for that, establishing a no-fly zone but also authorizing member states to take all necessary measures" to protect civilians from attacks by Gadhafi's forces.
The change reflected the past week's swift reversal of the realities on the ground, where once-confident rebels are now in danger of being crushed under an overpowering pro-Gadhafi force using rockets, artillery, tanks, warplanes. That force has advanced along the Mediterranean coast aiming to recapture the rebel-held eastern half of Libya.
Gadhafi troops encircled the city of Ajdabiya, the first in the path of their march, but also had some troops positioned beyond it toward Benghazi, Libya's second largest city and the headquarters of the opposition's leadership.
In an address Thursday evening, Gadhafi proclaimed that the "hour of decision has come" and that his regime would begin "tonight" to put an end to the rebellion.
"The matter has been decided ... we are coming," he said, calling in by telephone to state TV and addressing the people of Benghazi. "There is amnesty for those who throw away their weapons and sits in their house ... No matter what they did in the past, (it's) forgiven," he said.
But for those who resist, he said, "there will be no mercy or compassion."
Gadhafi says his forces would "rescue" the people of Benghazi from "traitors" and warned them not to stand alongside the opposition.
"This is your happy day, we will destroy your enemies," he said. "Prepare for this moment to get rid of the traitors. Tomorrow we will show the world, to see if the city is one of traitors or heroes ... Don't betray me, my beloved Benghazi."
The closest known position of Gadhafi's ground forces from Benghazi was still about 80 miles (130 kilometers) to the south, making it unclear if they would move on the city Thursday night as Gadhafi boasted. But during the day, several regime warplanes bombed the city's Benina Airport.
Several witnesses said rebels in Benghazi succeeded in shooting down at least two of the attacking aircraft. Mohammed Abdel-Rahman, a 42-year-old merchant who lives nearby, said he saw one of the warplanes shot down after striking Benina — a civilian and military air facility about 12 miles (20 kilometers) from the center of the city. He said the strikes caused light damage.
Another witness, medical official Qassem al-Shibli, told The Associated Press that he saw three planes attack the airport and nearby rebel military camps before two were shot down. A third witness saw fire trucks fighting a blaze at the airport, and black smoke billowing from the area. Another witness reported that a rebel warplane crashed north of Benghazi, apparently after running out of fuel.
At the same time, the rebels were sending their own warplanes in an attempt to break the regime's assault on Ajdabiya, a city about 100 miles (150 kilometers) southwest of Benghazi that has been under a punishing siege by Gadhafi's forces the past two days. Three rebel warplanes and helicopters struck government troops massed at Ajdabiya's western gates, said Mustafa Gheriani, a spokesman in Benghazi, and Abdel-Bari Zwei, an opposition activist in Ajdabiya.
But by Thursday afternoon, Gadhafi's army were holding the southern, eastern and western outskirts of Ajdabiya. Further outflanking the rebels, troops landing from sea swept into the nearby Mediterranean port town of Zwitina, 15 miles (25 kilometers) north, between Ajdabiya and Benghazi.
Ajdabiya, with some is the first rebel-held city in the east that Gadhafi troops have tried to recapture, heavily bombarding it since Tuesday, with rockets and shells raining down on residential areas, according to witnesses. Most of the non-male population has fled. At least 30 people have been killed and 80 wounded since the siege began, according to an official at the hospital. He said medicines were running out and that electricity in the city was off and on. That may be in part from rebels themselves, who have shut off power at night to hide their movements.
Fierce battles erupted between rebels and government troops at the city's southern gates in the pre-dawn hours Thursday, said Zwei. He and other residents told AP that Gadhafi forces were remaining on the city outskirts, occasionally clashing and bombarding but still not able — or trying — to moving into the center where rebel fighters were dug in.
Zwei said the forces may be trying to tie down rebels in Ajdabiya while other troops go around the city to assault Benghazi.
Benghazi, Libya's second largest city with a population of more than 700,000, was gearing up for the defense.
Gheriani, the opposition spokesman, told AP the city was "armed to the teeth" and the opposition is ready to defend it. Young men were volunteering for basic military training with army units allied to the rebellion, said one resident, speaking on condition of anonymity for fear of future persecution by Gadhafi's regime.
More checkpoints were popping up at intersections and on main roads, manned by men in uniform armed with AK-47s and backed by anti-aircraft guns mounted on pickup trucks, in the city, 620 miles (1,000 kilometers) east of Tripoli along the Mediterranean coast. The Red Cross said it was leaving Benghazi because of deteriorating security and moving to the city of Tobruk, further east.
Libyan officials were also vowing to retake Misrata, the last rebel-held city in the western half of the country, which has been sealed off by Gadhafi troops in a blockade that has cut off most water and food supplies for days, residents said.
"The Libyan forces are surrounding the city and will move in slowly to avoid casualties. They will be done by tomorrow if not today," government spokesman Ibrahim Moussa told reporters in the capital.
Wednesday night, Gadhafi forces besieging Misrata launched a heavy assault that doctors at the city hospital said left 18 dead, according to Mokhtar Ali, an opposition figure in exile outside Libya who was in touch with relatives in the city. During the day Thursday, the forces remained on the outskirts of Misrata, Libya's third largest city, 125 miles (200 kilometers) southeast of Tripoli
Gheriani said by telephone from Benghazi that the opposition was hoping for a positive U.N. Security Council vote but "if not, we'll rely on ourselves and do what we can."
Western military action against Gadhafi's forces could dramatically change the balance of power on the ground.
France's U.N. Ambassador Gerard Araud said he expects more than one of the council's 15 members to abstain when the vote takes place at 6 p.m. EDT (2300 GMT) on the resolution, but council diplomats said they do not expect it to be vetoed.
The draft resolution would "establish a ban on all flights in the airspace" in Libya and authorize members to take "all necessary measures" to protect civilians and populated areas under threat of attack "including Benghazi, while excluding an occupation force."
The United States already has warships positioned near Libya. U.S. Ambassador Susan Rice said the Obama administration is "fully focused on the urgency and the gravity" of the situation in Libya. After eight hours of closed-door talked Wednesday, she said a no-fly zone now was not enough, saying it has "inherent limitations in terms of protection of civilians at immediate risk."
_____
Michael reported from Cairo. AP correspondents Ben Hubbard and Diaa Hadid in Cairo and Edith M. Lederer at the United Nations contributed to this report.

Công an phường bị dân bao vây

Công an phải lánh nạn ở nhà dân hơn hai tiếng đồng hồ trước sự bao vây của nhiều trăm người
Công an phải lánh nạn ở nhà dân hơn hai tiếng đồng hồ trước sự bao vây của nhiều trăm người.
Năm công an từ phường Quán Trữ, quận Kiến An, TP Hải Phòng buộc phải lánh nạn trong nhà dân hơn hai tiếng đồng hồ trước phản đối của nhiều trăm người.
Sự vụ bắt đầu khi hai thanh niên đi xe máy, với người nữ không đội mũ bảo hiểm, bị một “thiếu úy công an phường” khi ấy đang ngồi sau xe người khác, đuổi theo và dùng chân đạp vào chiếc xe đang di chuyển.
Chiếc xe đổ xuống đường, nam thanh niên văng ra khỏi xe và bị thương nặng, báo Thanh Niên đưa tin.
Khi ba công an từ phường Quán Trữ xuất hiện và định đưa chiếc xe máy chở “thiếu úy” công an ra khỏi hiện trường, người dân “ùa đến”, nhất mực giữ chiếc xe máy lại. Họ yêu cầu công an phường lập biên bản.
“Thấy tình hình nghiêm trọng, một số cán bộ chiến sĩ công an đã chạy vào nhà dân gần đó, và chủ nhà phải khoa trái cửa lại,” tờ Thanh Niên viết.
Hai tiếng sau, năm người này được “lực lượng công an chuyên dụng giải cứu”.
Người dân khi ấy kéo đến trụ sở công an phường Quán Trữ để “la ó, phản đối.”
Theo chuẩn đoán của bệnh viện, thanh niên ngã xe bị chấn thương hàm mặt và gãy tay trái. Người nhà của bệnh nhân sau đó đã được được trưởng công an phường Quán Trữ tiếp.
“Bây giờ công an đang xem xét, bên nào sai bên ấy chịu, sai đến đâu xử lý đến đó,” cha của nạn nhân cho báo trong nước hay.
Người cha nói thêm, có hai cán bộ điều tra của công an quận Kiến An đến lấy lời khai con ông. Một trong hai người này nói, “khi có giấy chứng nhận thương tích tạm thời, công an sẽ tạm ứng viện phí cho gia đình.”

Xử tù bị cáo vụ công an đánh dân ở Bắc Giang

Ảnh anh Nguyễn Văn Khương trên bàn thờ
Anh Nguyễn Văn Khương chết sau khi bị bắt vì không đội mũ bảo hiểm xe máy
Tòa án Bắc Giang vừa bỏ tù bốn người bị cho là "gây rối" khi tham gia biểu tình ở UBND tỉnh để phản đối công an đánh chết thanh niên Nguyễn Văn Khương.
Được biết bốn bị cáo trên lãnh án từ 2 tới 4 năm tù giam. Bên cạnh đó, sáu bị cáo khác lãnh án treo.

Trước đó, cũng tòa án này đã kết án tù giam 7 năm vì tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ đối với Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, người gây ra cái chết của anh Khương.
Phiên tòa sơ thẩm xử 10 bị cáo trong vụ biểu tình ở Bắc Giang được tiến hành hôm thứ Tư 16/03.
Những người này, cùng hàng trăm người khác, đã có mặt hôm 25/07/2010, khi thân nhân Nguyễn Văn Khương mang quan tài của nạn nhân lên Ủy ban Nhân dân tỉnh đòi giải thích về cái chết của anh Khương.
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin bị cáo Lê Quốc Huy bị kết án 4 năm tù về tội Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ.
Ba bị cáo Ngô Đức Khánh, Lành Văn Thoại và Nguyễn Hữu Luận mỗi người lãnh 2 năm tù vì tội Chống người thi hành công vụ.
Ba bị cáo khác là Hoàng Văn Sức, Vũ Văn Tuấn và Thân Quang Trung bị kết án tù treo từ 1 năm 6 tháng tới 2 năm 2 tháng vì tội Chống người thi hành công vụ.
Ba bị cáo còn lại là Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Sĩ và Thân Văn Thắng cùng nhận 2 năm tù treo cho tội Gây rối trật tự công cộng.
Đa số những người này đã bị tạm giữ từ tháng 7/2010 sau khi bị cáo buộc gây rối an ninh trật tự.

Thiệt hại cho cơ quan công quyền

Hôm 25/07/2010, hai ngày sau khi anh Nguyễn Văn Khương tử nạn sau khi bị bắt vào trụ sở công an huyện Tân Yên vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, gia đình anh đã đưa quan tài của anh lên UBND tỉnh để đòi giải thích về cái chết của anh.
Sự việc đã thu hút sự tham gia của hàng trăm người, một số người la hét và bao vây UBND tỉnh, xô đổ hàng rào sắt.
Cáo trạng của cơ quan kiểm sát nói những người quá khích đã ném gạch đá vào cảnh sát được điều tới để giữ trật tự.
Lê Quốc Huy: 4 năm
Ngô Đức Khánh: 2 năm
Lành Văn Thoại: 2 năm
Nguyễn Hữu Luận: 2 năm
"Trong vụ việc trên 20 công an bị thương tích từ 2% đến 25%. Một số ôtô cảnh sát, xe máy của cá nhân và tài sản của UBND tỉnh bị hư hỏng, tổng trị giá thiệt hại hơn 120 triệu đồng."
Về phía cơ quan bảo vệ công quyền, Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, 26 tuổi, đã bị bắt giam và kết án tù vì gây ra cái chết của anh Khương.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Bắc Giang hồi đầu tháng này nói ông Nghiệp đã lôi anh Khương vào phòng làm việc và dùng tay đánh vào thái dương khi anh "chần chừ không muốn vào phòng" làm việc của cảnh sát và không muốn ký biên bản vi phạm.
Sau khi đánh anh Khương, cảnh sát Nghiệp bỏ ra ngoài và khi một cán bộ công an huyện khác vào phòng thấy "anh Khương bất tỉnh trên ghế trong tư thế đầu ngoẹo sang một bên,...hai tay buông thõng, miệng có nước bọt chảy ra.
"Khi vỗ vai gọi thì anh Khương trượt khỏi ghế, người mềm không có phản xạ gì và từ từ đổ xuống nền nhà".
Vụ xảy ra đối với anh Khương đã khiến dư luận bức xúc, trong khi các tổ chức nhân quyền kêu gọi xem xét lại một số trường hợp mà cảnh sát bị cáo buộc có hành vi tàn bạo với người dân.
Tổ chức Human Rights Watch nói họ đã có hồ sơ về 19 vụ tàn bạo của cảnh sát trong năm 2010 khiến 15 người chết.

Chưa điều tra xong vụ công an đánh dân

Thân nhân bên di ảnh ông Trịnh Xuân Tùng
Chín ngày sau khi ông Trịnh Xuân Tùng tử vong trong bệnh viện vì bị công an đánh, gia đình ông cho hay vẫn chưa có kết quả điều tra từ cơ quan công an.
Trước đó,Trung tá Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt (Hà Nội), đã bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra vì hành vi Cố ý gây thương tích, theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự.
Ông Ninh bị gia đình ông Tùng tố giác đã cùng ba dân phòng hành hung ông Trịnh Xuân Tùng hôm 28/02 tại bến xe Giáp Bát, sau khi có cãi cộ về việc không đội mũ bảo hiểm.
Khi bị đưa về trụ sở công an làm việc, gia đình có xin phép đưa ông Tùng đi cấp cứu "nhưng công an không cho". Các bác sỹ sau đó chẩn đoán ông bị tổn thương hai đốt sống cổ gây liệt tứ chi và liệt cơ hô hấp gây tắc nghẽn đường phổi.
Ông đã được phẫu thuật ngày 01/03, nhưng tình trạng xấu đi và qua đời một tuần sau đó tại bệnh viện.
Cô Trịnh Kim Tiến, 21 tuổi, con gái ông Tùng, nói với đài BBC:
Trịnh Kim Tiến: Người ta vẫn bảo là cứ chờ đợi ạ, chưa có giấy tờ pháp y nào. Có nghĩa là cho tới giờ chưa rõ nguyên nhân chết của bố em là ra sao.
Bố em chết đến hôm nay là ngày thứ chín, mà vẫn chưa có giấy kết luận khám nghiệm pháp y.
Thi thể của bố em vẫn đang ở nhà lạnh Bệnh viện Việt-Đức, nhưng họ cũng không cho gia đình em vào thăm xác của bố em. Hết lý do này đến lý do khác, mà vẫn chưa vào được để nhìn mặt bố em.
BBC: Được biết trước khi qua đời, ông Trịnh Xuân Tùng có dặn dò lại cho gia đình một số điều, phải không ạ?
Trịnh Kim Tiến: Vâng, trước khi mất bố em có dặn lại cho em nợ nần những ai để em cố gắng trả và kể lại cho em những gì xảy ra ngày bố em bị đánh.
Bây giờ gia đình em chỉ chờ kết quả pháp y để được chôn cất tử tế cho bố em yên nghỉ thôi ạ.
Trịnh Kim Tiến
Bố em kể lại sự việc ở bến xe hôm ấy, còn những gì ở đồn công an thì chính em chứng kiến, vì em là người đến đồn công an thăm bố em.
Hôm ấy, tầm 4 giờ rưỡi - 5 giờ (chiều). Em và mẹ em ở nhà thì có một phụ nữ đến báo là bố em bị đánh đập rất dã man, liệt hết hai chân hai tay rồi, hiện đang ở phường Thịnh Liệt.
Khi nghe tin, em, mẹ em cùng em gái và bạn của em gái em tới ngay phường. Em là người trực tiếp vào trong đồn công an.
Khi đó thì bố em bị xích hai chân hai tay, còng bằng còng số tám, chân tay buông thõng xuống. Thấy em vào, bố em nói: "Con ơi, bố đau quá. Người ta đánh bố liệt hết hai chân hai tay rồi".
"Con xin người ta cho bố đi khám đi."

Không cho đi bệnh viện

BBC: Và gia đình đã xin cho ông Tùng đi khám nhiều lần nhưng không được chấp thuận?
Trịnh Kim Tiến: Nghe thấy bố em nói như thế, em có làm việc với công an trong đồn.
Anh trực ban không mặc đồng phục nên em không rõ tên, em hỏi bố em phạm tội gì thì anh ấy bảo bố em phạm tội gây rối, không ai làm gì bố em hết và bố em không làm sao cả.
Nhưng nhìn bố em đau quá nên em vẫn xin cho bố em đi khám. Mà người ta không cho, nên em và mẹ em đi về.
Lần thứ hai em vào, thì thấy bố em đã ngã từ trên ghế xuống dưới đất. Tay chân bố em đã không còn cử động gì nữa rồi. Lúc ấy trong đồn có hai-ba người. Em lại xin cho bố em đi khám, nhưng không ai đồng ý mà chỉ bảo là bố em ăn vạ.
Lần thứ ba, em cùng cô của em mang phở vào cho bố em ăn. Anh trực ban nói với bố em: "Đừng giả vờ nữa, dậy mà ăn đi".
Cô em kể lại là lúc ấy có hai người cũng là công an phường bước vào, một người già hơn nói với bố em:
"Lúc này mày to mồm lắm mà, bây giờ còn đòi đỡ? Đỡ vài cái vả ấy."
Sau đó em nhận ra người nói câu đó là ông Nguyễn Văn Ninh.
BBC: Sau đó thì gia đình xử lý ra sao?
Trịnh Kim Tiến: Em xin nếu không cho bố em đi bệnh viện thì cho gia đình mời bác sỹ tư đến khám, vì lúc đó bố em không ăn được, miệng sùi bọt mép và bị nôn.
Thế nhưng họ vẫn không cho.
Tầm 9 giờ rưỡi tối, mẹ em mang chăn vào cho bố em thì nhân viên công an phường đã mang bố em đi bệnh viện rồi.
Người ta bắt mẹ em và em em dọn dẹp xong chỗ bố em nôn ra đấy rồi mới cho ra bệnh viện. Khi đưa đến phòng cấp cứu, người ta vẫn còng tay bố em trên cáng.
BBC: Sau đó cơ quan công an có tiếp xúc và nói gì với gia đình không?
Trịnh Kim Tiến: Từ ngày bố em bị đánh đến lúc bố em mất, người nhà ông Nguyễn Văn Ninh và công an phường Thịnh Liệt không ai đến thăm hỏi và chia sẻ với gia đình em.
Sau khi bố em chết hai ngày, thì người ta mới đến. Người nhà ông Ninh vẫn không nhận là ông ấy sai, mà chỉ nói sẽ bồi thường cho gia đình em làm ma chay, nhưng gia đình em không chấp nhận như vậy.
BBC: Vậy bây giờ, ý nguyện của gia đình là gì?
Trịnh Kim Tiến: Bây giờ gia đình em chỉ chờ kết quả pháp y để được chôn cất tử tế cho bố em yên nghỉ thôi ạ.
Sau khi có kết quả khám nghiệm thì em tin là công lý sẽ đươc đòi lại. Em tin tưởng vào pháp luật ạ.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

National Hoa Hao Buddhist Association
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy Hải Ngoại 
Bản tin
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy Hải Ngoại

Bản tin 
Ngày Đại Lễ 25 tháng 2 âm lịch

Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị CSVN ám hại

Ngày 25 tháng 2 âm lịch nhằm ngày 16 tháng 4 năm 1947 là ngày đau thương của khối tín đồ PGHH, vì vào ngày nầy cách đây 64 năm chính Việt Minh là VNCS ngày nay đã ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ tại ngọn rạch Đốc Vàng Hạ, Xã Kiến An, Quận Chợ Mới, Tỉnh An Giang.

Nhằm mục đích trảm thảo trừ căn, sau khi cưởng chiếm được miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, CSVN ra lệnh tiêu diệt PGHH bằng cách, giải tán Giáo Hội, tịch thu toàn bộ cơ sở, kinh sách truyền giáo của Đạo, bắt giam lưu đày các cấp lãnh đạo, trị sự viên, ngăn cấm tổ chức các ngày Lễ Đạo truyền thống, đặc biệt là ngày Lễ 25 tháng 2 âm lịch ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị CSVN ám hại.

Trước những hành động hung tàn của nhà cầm quyền CSVN một số tín đồ PGHH cam phận lặng thinh trong oán hận, chỉ có cụ Lê Quang Liêm và những đồng đạo cùng chí hướng bất chấp hiểm nguy tù tội hiên ngang đứng lên tổ chức các ngày Lễ truyền thống của Đạo trong đó có ngày lễ 25 tháng 2 âm lịch, ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Vắng Mặt.

Năm nay ở trong nước Đại Lễ Kỷ Niệm 25 Tháng 2 Âm Lịch sẽ tổ chức đúng ngày 25 tháng 2 âm lịch nhằm ngày Thứ Ba 29 tháng 3 năm 2011 tại trụ sở Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy tỉnh An Giang. Ngay sau khi hay tin nầy, nhà cầm quyền CSVN đã lên tiếng cản ngăn, hâm he, hù dọa nhưng Giáo Hội PGHH Thuần Túy do cụ Lê Quang Liêm lãnh đạo bất chấp mọi hiểm nguy cương quyết tổ chức ngày Đại Lễ Kỷ Niệm 25 Tháng 2 âm lịch. Đã có 03 tín đồ gởi tuyệt mạng thư cho nhà cầm quyền CSVN tuyên bố sẽ tự thiêu nếu nhà cầm quyền CSVN ngăn cấm họ tổ chức ngày Đại Lễ Kỷ Niệm 25 Tháng 2 Âm Lịch. Dưới đây là thư tuyệt mạng của nữ tu sĩ Lê Thị Mỹ Hạnh.
==//==
PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY

TUYỆT MẠNG THƯ

CỦA

LÊ THỊ MỸ HẠNH

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Tôi là Diệu Minh Lê Thị Mỹ Hạnh, 24 tuổi, nữ tu sĩ PGHH, con của ông Lê Văn Sóc. Cha tôi bị CS kêu án 6 năm 6 tháng tù về tội đòi Tự Do Tôn Giáo, hiện đang còn ở tù tại trại tù Xuân Lộc (Đồng Nai).

Ông Lê Văn Sóc, Phó Hội Trưởng BTS/PGHH/ tỉnh Vỉnh Long bị bắt ngày 04-11-2006, bị kết án 6 năm tù ở (daiviet.com)

Trước cảnh tang thương này, tôi phải nghĩ học về nhà, rời bỏ cái cảnh hoa đời rộ nở của tuổi xuân để nối chí cha tiếp tục phục vụ Đạo pháp và tâm nguyện của tôi là ĐẠO CÒN NGƯỜI CÒN, ĐẠO MẤT NGƯỜI MẤT.

Trong cái cảnh truân chuyên nghiêng ngửa của PGHH dù tôi là một đứa con gái bé bỏng, không tài kém đức nhưng cũng cảm thấy trong lòng đầy trăn trở trước tiền đồ đạo pháp.

Cái nỗi trăn trở nặng trỉu đè nặng tâm não tôi là mỗi khi Đại Lễ 25/2 âl kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh Cộng Sản ám hại đáo kỳ.

Từ năm 2005, chỉ có Trưởng Lão Lê Quang Liêm mới dám đứng lên, vượt dầu sôi lửa bỏng để tổ chức ngày Đại lễ 25/2 âl 2005 tại nhà ông Tu sĩ Nguyễn Văn Điền, rồi năm 2006 tổ chức tại nhà cha tôi (Lê Văn Sóc)... năm 2007 tổ chức tại nhà Trưởng Lão Lê Quang Liêm (TP HCM)… năm 2008-2009 vì Trưởng Lão Lê Quang Liêm lâm trọng bịnh suýt chết, không ai dám đứng ra tổ chức ngày lễ 25-2 âl này... đến năm 2010 Trưởng Lão Lê Quang Liêm được bình phục sức khỏe liền tổ chức ngày lễ 25-2 âl Canh Dần (2010) tại nhà ông Nguyễn Văn Sáu ở Xã Đông Thành, Huyện Bình Minh (Vĩnh Long).

Mỗi lần ngày Đại Lễ 25/2 âl đến là hằng triệu con tim của tín đồ PGHH phải thổn thức, âu lo về ngày lễ trước những hành động khủng bố, trấn áp, ngăn chận của nhà cầm quyền CS như bao nhiêu năm đã đi qua. Tại sao trong một đất nước gọi là Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc mà ngày lễ kỷ niệm Đức Giáo Chủ của một Đại Tôn Giáo, có một nền giáo lý thích nghi thời đại, có một khối tín đồ 7 triệu người, có một quá trình đi vào chiều dài và chiều sâu của lịch sử như PGHH lại không được tổ chức???

Giấy trắng mực đen đã ghi rành rành trong Hiến Pháp nước CHXHCNVN. Điều 70 đã qui định:
-Công dân có quyền Tự Do Tín Ngưỡng.
-Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
-Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng.
“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng”... Tại sao 7 triệu tín đồ PGHH không được tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Thầy mình vắng mặt (Đại Lễ 25/2 âl)???

“Các Tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”... Tại sao Phật Giáo được tổ chức huy hoàng ngày Đức Phật nhập Niết Bàn... Thiên Chúa Giáo được tổ chức linh đình ngày Đức Chúa Giê Su thăng thiên... còn PGHH thì không được tổ chức ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt???

“Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng”... PGHH tổ chức ngày lễ Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt trong vòng trật tự, theo nghi lễ tôn giáo thuần túy, tại sao nhà cầm quyền CS suốt 35 năm dài (1975-2010) vẫn tiếp tục cấm đoán, ngăn trở một cách nghiệt ngã, khủng bố, trấn áp không cho tín đồ PGHH tổ chức ngày lễ 25/2 âl ? Như vậy nhà cầm quyền CS có phạm tội xâm phạm tự do tín ngưỡng không? Người làm luật mà phạm luật phải bị xử lý như thế nào?

Trong cái cảnh truân chuyên nghiêng ngửa của PGHH trước cường quyền bạo lực, tôi là một đứa con gái bé bỏng, vô tài kém đức không đóng góp được gì trong sứ mệnh bảo tồn Đạo pháp, nhất là đối với ngày lễ 25-2 âl Tân Mão (2011) là ngày kỷ niệm thiêng liêng nhất, trọng đại nhất của 7 triệu tín đồ PGHH sắp tới, tôi cảm thấy trong lòng tràn đầy trăn trở: PHẢI LÀM GÌ ĐÂY??? Suy cạn nghĩ cùng, tôi chỉ có thể làm một việc là đem cái xác thân phàm tục của một đứa con gái xuân thì làm một ngọn đuốc phá tan màn âm u tàn bạo quyết tâm tiêu diệt PGHH của đảng CSVN hầu lưu lại muôn đời một tấm gương chói rạng về khí phách của người phụ nữ PGHH. Tôi quết định: “TỰ THIÊU” để phản đối trong trường hợp nhà cầm quyền CSVN còn tiếp tục thi hành những biện pháp nghiệt ngã, khủng bố, trấn áp, ngăn đường, chận ngõ nhất là trực tiếp đàn áp ngày lễ 25/2 âl Tân Mão (2011) được dự trù tổ chức tại nhà ông Trần Nguyên Hưởn, Hội Trưởng Giáo Hội PGHH Thuần Túy tỉnh An giang.

Tôi muốn ngọn lửa hồng từ xác thân phàm tục của tôi được:
a-Bay khắp chín phương Trời, mười phương Phật để tố cáo tội ác của CSVN đối với PGHH suốt 64 năm dài (1947-2011).
b-Cáo giác trước thế giới tự do, trước lương tâm nhân loại yêu chuộng Tự Do và Công Lý cái chính sách độc tài toàn trị của đảng CSVN đối với Dân Tộc, nói chung, và đối với PGHH, nói riêng.
c-Cảnh tỉnh Ban Trị Sự Trung Ương PGHH “quốc doanh”, đã đến lúc Ông Bà Cô Bác, Anh Chị nên tỉnh ngộ quay về với “nguồn cội” chấm dứt chuổi đời làm công cụ cho CSVN gây trở ngại cho tiến trình chung của PGHH.
d-Cảnh tỉnh những Ông Bà Cô Bác, Anh Chị đồng môn đã và đang bình chân như vại trước cảnh lao đao của Đạo pháp nên nhớ lời kêu gọi tha thiết của Đức Tôn Sư:

Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên,

Phận môn đệ phải lo vun quén.

-------------

Từ nay cách biệt xa ngàn,

Ai người tâm Đạo đừng toan phụ Thầy.

e-Cảnh tỉnh những Ông Bà Cô Bác, Anh Chị đồng môn PGHH, vì hoàn cảnh hay vì lý do gì đó đã lỡ chân trên con đường mượn Đạo tạo Đời nên nhớ câu khuyên răn của Đức Thầy:

Luật nhơn quả thật là cao viễn,
Suốt cổ kim chẳng lọt một ai.
Vậy ta nên làm chuyện thẳng ngay,
Cứ bền chí có ngày thong thả...

f-“CÚNG DƯỜNG” Tam Bảo để xin hộ trì cho PGHH sớm được trùng hưng, trường tồn, bất diệt... để xin hộ trì 7 triệu tín đồ PGHH đều thương yêu nhau như con một cha, một lòng một dạ vì Đạo, vì Thầy để vun bồi đạo pháp... để xin hộ trì cho những Ông Bà Cô Bác, Anh Chị đã lầm đường lạc lối đang lầm lũi theo con đường đồ danh trục lợi trên cơ đồ Đạo pháp, sớm được tỉnh ngộ, hồi đầu hướng thiện, thành tâm cải hóa “Quay lại ắt thấy bờ”... để xin hộ trì cho Ông Bà Cô Bác vì Đạo, vì Thầy đang bị tù tội sớm được tai qua, nạn khỏi, đoàn tụ gia đình... để xin hộ trì các bậc anh hùng liệt nữ PGHH đang hiến thân trong cuộc đấu tranh để phục hưng PGHH được thành công tốt đẹp, vạn sự cát tường.

Sở dĩ tôi phải công bố LỜI TUYỆT MẠNG này trước là tránh cái “ngón sở trường” của nhà cầm quyền CSVN là sau khi có một người hy sinh để phản đối chế độ thì giới cầm quyền ào ạt mở chiến dịch để khỏa lấp sự thật, đánh lừa dư luận... điển hình là trong cuộc biểu tình của PGHH tại TP HCM nhân dịp lễ 25/2 âl Tân Tỵ (2001) do cụ Lê Quang Liêm tổ chức bị CS đàn áp. Cụ bà Nguyễn Thị Thu “tự thiêu” để phản đối làm chấn động dư luận trong và ngoài nước thì tức thời nhà cầm quyền CS mở chiến dịch ào ạt loan truyền rằng Cụ bà Nguyễn Thị Thu tự thiêu là vì chuyện xào xáo gia đình, v. v... và v. v... cũng như vừa rồi vụ tự thiêu của ông Phạm Thành Sơn trở thành nào là vì “sự cố nổ bình xăng”... nào là vì “bịnh tâm thần”, v. v... Cho nên những lời tuyệt mạng này là tôi xin cảnh báo trước: Trong trường hợp tôi đã tự thiêu là để phản đối nhà cầm quyền CSVN khủng bố trắng ngày lễ 25-2 âl và luôn luôn áp dụng những biện pháp tàn bạo để tiêu diệt PGHH... đồng thời, sự tư thiêu của tôi cũng để nói lên sự phẩn uất vô cùng tận của một công dân VN phải sống dưới một chế độ độc tài toàn trị: vô nhân đạo, không tình người... cần phải được lật đổ.

-VIỆT NAM ĐỘC LẬP, TỰ DO DÂN CHỦ MUÔN NĂM.

-PHẬT GIÁO HÒA HẢO TRƯỜNG TỒN, BẤT DIỆT.

-NAM MÔ LONG HOA GIÁO CHỦ ĐƯƠNG LAI HẠ SANH DI LẶC TÔN PHẬT.

-NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

VN,  ngày 13 tháng 3 năm 2011.

DIỆU MINH LÊ THỊ MỸ HẠNH

Phó Đoàn Trưởng Đoàn Thanh Niên PGHH yêu nước tỉnh Vĩnh Long.

Xin vui lòng yểm trợ và phổ biến.
Nguyễn Tấn Đức

Hội Trưởng BTS/TU/GH/PGHH/TT/HN

(678)897-8289
HLTL:
Mỗi khi có nhóm họp để tưởng nhớ Đức Thầy là công an lại xuất hiện đàn áp không kể trẻ em, phụ nữ, hay người già, 2000 (PGHH.org)
Phản đối đàn áp An Giang 2005 (tdngonluan.com) 
Phản đối đàn áp An Giang 2006 (tdngonluan.com)

Đàn áp Vĩnh Long 23-02-2010 (exodusforvietnam.com)
Quang cảnh trang nghiêm lễ niệm Phật tại nhà Bà Tuyết

Cảnh CA đập phá nơi thờ phương tôn nghiêm ở nhà bà Tuyết,
vất liệng bừa bãi kinh sách, có cả ảnh Đức Huỳnh Giáo Chủ 23-2-2010

Bà Tuyết bị đánh 23-2-2010

Bà Lê Thị Vàng bị đánh ngất xỉu, CA bỏ lại 23-2-2010

Bùi Thị Thảo Lam bị đánh ngất xỉu, CA bỏ lại 23-2-2010

Bùi Thị Cẩm Hằng bị đánh ngất xỉu, CA bỏ lại 23-2-2010

Quang cảnh xung quanh nhà bà Tuyết lúc bị CA bao vây 23-2-2010

Phản đối đàn áp An Giang 2001 (tdngonluan.com)

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Dân Hà Nội biểu tình vì công an đánh chết người

Dân Hà Nội biểu tình vì công an đánh chết người
VRNs (10.03.2011) – Hà Nội – Sáng nay, 10/03/2011, dân chúng Hà Nội xuống đường biểu tình phản đối công an phường Thịnh Liệt đánh chết người do không đội mũ bảo hiểm.
Được biết, ngày 28/2, ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958, ở 525 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng), bị công an và dân phòng phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đánh gẫy cổ, đã tử vong sáng 08/03, tại Bệnh viện Việt Đức. Báo Dân Trí điện tử viết: “người nhà nạn nhân cho biết, ông Tùng tử vong vào hồi 6 giờ 25 sáng 08/03.
Ông Trịnh Xuân Tùng 54 tuổi,có mẹ già còn sống, năm nay đã được 90 tuổi.
Người buôn gió ‘s blog viết: “Thật là lá vàng còn ở trên cây Lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời Không có nỗi đau nào hơn, nỗi đau mẹ khóc thương con chết oan. Người dân chứng kiến ai cũng phẫn uất, bức xúc tột đỉnh.”
Có phóng viên quay phim, nhưng không rõ thuộc báo nào hay công an hay các blogger.
Blogger Người buôn gió cho biết tiếp: “Rát nhiều người dân đi đường dừng lại xem, cảnh sát giao thông tăng cường đến dẹp lòng đường. Đến lúc 11 giờ, vẫn còn rất đông người dân đang đứng đòi hỏi phải làm rõ sự việc, kẻ thủ ác Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt phải được đưa ra pháp luật”

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Đánh giá thế trận tại Libya

Trong những ngày qua, nhiều người cảm thấy bối rối về việc làm sao mà các nhóm đối lập, được trang bị nghèo nàn và không thống nhất với nhau, lại có thể đẩy lui được sức tấn công của các lực lượng đặc biệt của Đại tá Muammar Gaddafi.
Các lực lượng của ông Gaddafi đã dùng không lực tiến hành oanh tạc và đã triển khai các cuộc tấn công với sự yểm trợ của pháo binh ở quanh khu vực Tripoli cũng như ở miền đông nước này.
Các nhóm này, vốn đã quyết đứng tách biệt khỏi chế độ, chính là các thành phần mà Đại tá Gaddafi đánh giá là không trung thành với ông và do đó đã triệt hạ từ hàng thập niên trước, đặc biệt là sau âm mưu đảo chính năm 1993, khi các phần tử trong quân đội Libya thực hiện cuộc ám sát bất thành.
Vậy tại sao là Đại tá Gaddafi không thể biến ưu thế hơn người, hơn vũ khí của mình thành một đòn đánh mang tính quyết định?
Thật khó để có được bức tranh toàn cảnh về những gì đang xảy ra ở Libya, nhất là vì mỗi bên đều có cái gì đó để vẽ ra bức tranh mình đang thành công.
Một số cuộc đụng độ chỉ dừng lại ở mức va chạm nho nhỏ, và hiện người ta không thể biết một cách chính xác các con số của bên quân đội.
Nhưng cũng có một số manh mối dựa trên sự logic của chiến lược quân sự.
Nhà lý luận nổi tiếng về chiến tranh của Phổ, Carl von Clausewitz, đã đưa ra hai quan sát quan trọng trong tác phẩm kinh điển của mình hồi thế kỷ thứ 19, "Trong Cuộc Chiến".
Đầu tiên, ông lập luận rằng "phòng ngự là hình thức duy trì thế cân bằng chiến tranh một cách mạnh mẽ hơn". Về cơ bản, điều đó có nghĩa là giữ thành thì dễ hơn là chiếm thành.
Tình hình đô thị
Ngay cả ở các thành phố do phe đối lập nắm giữ nằm gần Tripoli do chính phủ kiểm soát, gồm Zawiya và Misrata, từng làn sóng các cuộc tấn công của chính phủ đã bị phe phiến quân có tổ chức chặn lại một cách quyết liệt.
Lợi thế tại các đô thị có vẻ như nghiêng về phía các phiến quân nhiều hơn.
Bom tự tạo có thể được ném ra từ các mái nhà.
Mặc dù phe chính phủ tỏ ra bất lực ở phía đông, nhưng các lực lượng vô tổ chức của phe phiến quân cũng không mấy hy vọng trong việc đem hàng ngàn lính tay mơ vượt quãng đường chừng 800km tới nơi, qua những địa hình khó khăn.
Những người tấn công phải di chuyển thông qua các các điểm nhất định, cho nên những người phòng thủ có thể lo chuẩn bị công sự và tập trung lực lượng.
Thứ hai, các quân đội thường phải dựa vào "các đường dây liên lạc" - các ngả mà phe tấn công cần có để kết nối với căn cứ của mình.
Clausewitz lập luận rằng những ngả này càng trở nên dàn trải hơn khi phe tấn công tiến xa hơn, làm suy giảm uy lực của vũ khí và làm tinh thần chiến đấu của binh lính đi xuống.
Tại thành phố dầu lửa có tầm chiến lược Brega, nơi chính phủ đã bị đánh bại trong một trận chiến quan trọng cuối tuần trước, các lực lượng của Đại tá Gaddafi đã tiến hàng trăm km từ thị trấn Sirte.
Về phần mình, quân tiếp viện cho phe đối lập từ Ajdabiya chỉ phải di chuyển với một khoảng cách ngắn hơn nhiều.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng những điểm này được áp dụng tương tự cho cả chính quyền hiện hành lẫn phe phiến quân.
Mặc dù phe chính phủ tỏ ra bất lực ở phía đông, nhưng các lực lượng vô tổ chức của phe phiến quân cũng không mấy hy vọng trong việc đem hàng ngàn lính tay mơ vượt quãng đường chừng 800km tới nơi, qua những địa hình khó khăn.
Thứ ba, những gì mà các nhà phân tích quân sự gọi là "tương quan lực lượng" thì không có vẻ gì giống với những gì người ta nhìn thấy.
Phe đối lập nay không còn là những người biểu tình tay không tấc sắt nữa.
Các thiết bị vũ khí đã được đưa đến Brega, từ vũ khí chống máy bay trở đi, và chúng đã giúp bảo vệ được Benghazi khỏi các cuộc tấn công của chiến đấu cơ từ phe chính phủ.
Tự vệ
Tại Ajdabiya, các lực lượng đối lập đã chiếm được xe tăng từ các đơn vị quân đội đào ngũ, và đã lấy được các hỏa tiễn vác vai.

Tuy hoạt động nhỏ lẻ nhưng các nhóm phiến quân Libya tỏ ra rất hiệu quả trong việc kháng cự quân chính phủ.
Đây là các loại vũ khí không phức tạp, hiện đại bằng vũ khí của chính phủ, và có lẽ những người sử dụng cũng chưa qua đào tạo cơ bản.
Tuy nhiên, chúng đủ sức bảo vệ phần nào cho các lực lượng phiến quân.
Sự thực là phe đối lập tuy bị chia rẽ bởi sự trung thành bộ lạc và các phán đoán chính trị khác nhau, cho nên không tính tới chuyện hợp nhất thành một lực lượng quân sự chung.
Nhưng cuộc chiến ở Brega đã chứng tỏ khả năng đầy ấn tượng của các đơn vị nhỏ lẻ riêng rẽ nhưng cùng tiến hành tấn công quân sự một cách tự phát.
Các sĩ quan cao cấp đào ngũ chính là mắt xích quan trọng trong việc tổ chức quân sự, và dần dần xây dựng lên một hệ thống hoạt động có phối hợp chặt chẽ hơn. Đó cũng chính là các mô hình từng được áp dụng trong các cuộc nội chiến trước đây.
Và cuối cùng, sức mạnh của lực lượng không quân đã không ghê gớm như người ta từng tưởng.
Mặc dù Đại tá Gaddafi vẫn còn có khả năng và vẫn rất sẵn sàng gây thương vong nặng nề cho cả các phiến quân lẫn những người không tham chiến - tên lửa đã được nã vào những người phòng ngự ở Brega - nhưng ông ta không dễ gì sử dụng hỏa lực trên không để tiếp tục theo đuổi các mục tiêu chiến lược của mình.
Dai dẳng nhưng thiếu chính xác, các cuộc ném bom xuống kho vũ khí tại Ajdabiya đã không mấy thành công trong việc đạt mục đích.
Bắn súng từ máy bay trực thăng xuống có lẽ sẽ chính xác hơn, nhưng lại cũng nhiều nguy cơ bị hỏa lực từ mặt đất bắn hạ hơn.
Tất nhiên, các lực lượng đối lập ở địa hình trống trải gặp nhiều nguy cơ hơn so với các lực lượng ở đô thị.
Điều này chỉ càng cho thấy rõ sự khó khăn mà các phiến quân muốn đánh vào Tripoli có thể vấp phải, nếu như không có vùng cấm bay được tuyên bố.
Hiện nay, cuộc nội chiến đang tỏ ra cân bằng thế trận giữa hai bên.
Đại tá Gaddafi giữ được nguồn thu nhập từ dầu lửa và lòng trung thành của lữ đoàn tinh nhuệ, và ông sẽ cảm thấy yên tâm trước lời cảnh cáo mạnh mẽ từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hồi tuần trước, ngỏ ý phản đối sự can thiệp quân sự.
Đồng thời, sự nắm giữ của Đại tá Gaddafi tại Tripoli trở nên mong manh.
Ông đã không giữ được các khu vực khai thác dầu ở phía đông, và các lệnh trừng phạt, rõ ràng sẽ khiến cho thế bế tắc càng kéo dài thêm.
Bài viết trên của Shashank Joshi, thuộc Royal United Services Institute (RUSI), một tổ chức nghiên cứu quốc phòng ở London, và là nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard.