Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

Mubarak names deputy as protesters defy curfew 

An army officer who joined anti-government protester chants slogans, in downtown Cairo, Egypt, Saturday, Jan. 29, 2011 (AP Photo/Khalil Hamra)Amro Eobaz
















AP – Amro Eobaz leads Egyptian protestors during a demonstration outside the White House in Washington, Friday, …
CAIRO (Reuters) – Egypt's street protesters pushed President Hosni Mubarak into naming a deputy on Saturday for the first time in his 30 years in power, but many went on defying a curfew, urging the army to join them in forcing Mubarak to quit.
In making intelligence chief Omar Suleiman vice-president, many saw Mubarak edging toward an eventual, military-approved handover of power.
The 82-year-old former general has long kept his 80 million people guessing over succession plans that had, until this week, seemed to focus on grooming his own son.
The elevation of Suleiman, a key player in relations with Egypt's key aid backer the United States, and the appointment of another military man, Ahmed Shafiq, as prime minister, pleased some Egyptians worried about a descent into chaos and looting.
But as top U.S. officials talked at length in the White House about events in the Arab power that is a linchpin of their strategy in the Middle East, demonstrators continued to flock after dark to the squares Cairo and other cities, ignoring a curfew and largely unmolested by troops on foot and in tanks.
"He is just like Mubarak, there is no change," one protester said of Suleiman outside the Interior Ministry, where thousands were protesting. The last vice-president was Mubarak himself, before he succeeded the assassinated Anwar Sadat in 1981.
"This is the Arab world's Berlin moment," said Fawaz Gerges of the London School of Economics. "The authoritarian wall has fallen, and that's regardless of whether Mubarak survives.
"The barrier of fear has been removed. It is really the beginning of the end of the status quo in the region."
STATUS QUO
Of Suleiman, Cairo University politics professor Hassan Nafaa said: "This is a step in the right direction, but I am afraid it is a late step." A senior figure in the military class that has run Egypt for six decades, Suleiman might, Nafaa said, be able to engineer a handover that would satisfy protesters.
"The street will not be convinced by Omar Suleiman at this moment," Nafaa said. "Unless Omar Suleiman addresses the people and says there will be a new system and that Mubarak has handed power over to him and that the military is in control of the situation and has a program of a democratic transition."
Jon Alterman at Washington's Center for Strategic and International Studies saw Suleiman as part of the status quo: "The appointment of Omar Suleiman is intended to send a message that if Hosni Mubarak leaves, the regime remains in place ... It is not intended to mollify. It is intended to show resolve."
Many saw Mubarak's concessions -- new faces and a promise of reform, as demanded on the streets and from Washington -- as an echo of those made two weeks ago by Tunisia's Zine al-Abidine Ben Ali. A day later, Ben Ali fled the country, deserted by an army which preferred to back less hated figures in his cabinet.
Tunisians' Internet-fed uprising over economic hardship and political oppression has inspired growing masses of unemployed youth across the Arab world, leaving autocratic leaders worried.
U.S. Secretary of State Hillary Clinton spent two hours on Saturday discussing Egypt at the White House. President Barack Obama spoke to Mubarak on Friday and said he urged him to make good on promises of democracy and economic reform.
Another big donor, Germany, warned Mubarak that European states would hold back cash if his forces crushed the protests.
ISLAMISTS
Mubarak, like other Arab leaders, has long portrayed himself as a bulwark against the West's Islamist enemies. But Egypt's banned opposition movement the Muslim Brotherhood has been only one element in the week's events. It lays claim to moderation.
"A new era of freedom and democracy is dawning in the Middle East," Kamel El-Helbawy, an influential cleric from the Brotherhood said from exile in London. "Islamists would not be able to rule Egypt alone. We should and would cooperate.
Until this week, officials had suggested Mubarak would run again in an election planned for September, which he would be guaranteed to win. If not him, many Egyptians believed, his son, Gamal, 47, could be lined up to run. This now seems impossible.
Suleiman, 74, has long been central in key policy areas, including the Palestinian-Israeli peace process, an issue vital to Egypt's relationship with key aid donor the United States.
Protests continued throughout Saturday. In Cairo, soldiers repelled protesters who attacked a central government building.
Elsewhere, dozens of people approached a military cordon carrying a sign reading "Army and People Together." Soldiers pulled back and let the group through: "There is a curfew," one lieutenant said. "But the army isn't going to shoot anyone."
On the Corniche promenade alongside the River Nile in Cairo, people stayed out after the curfew deadline, standing by tanks and chatting with soldiers who took no action to disperse them.
Earlier on Saturday, several thousand people flocked to central Cairo's Tahrir Square, waving Egyptian flags and pumping their arms in the air in unison. "The people demand the president be put on trial," they chanted.
The scene contrasted with Friday, when police fired teargas and rubber bullets and protesters hurled stones in running battles. Government buildings, including the ruling party headquarters, were set alight by demonstrators.
THE ARMY'S MOMENT
While the police are generally feared as an instrument of repression, the army is seen as a national institution.
Rosemary Hollis, at London's City University, said the army had to decide whether it stood with Mubarak or the people: "It's one of those moments where as with the fall of communism in Eastern Europe they can come down to individual lieutenants and soldiers to decide whether they fire on the crowd or not."
In Alexandria, police used teargas and live ammunition against demonstrators earlier on Saturday. Protests continued in the port city after curfew, witnesses said.
According to a Reuters tally, at least 74 people have been killed during the week. Medical sources said at least 1,030 people were injured in Cairo.
So far, the protest movement seems to have no clear leader or organization. Prominent activist Mohamed ElBaradei, a Nobel Peace Laureate for his work with the U.N. nuclear agency, returned to Egypt from Europe to join the protests. But many Egyptians feel he has not spent enough time in the country.
Britain, Germany and other countries advised their nationals against travel to the main cities hit, a development that would harm Egypt's tourist industry, a mainstay of the economy.
Banks will be shut on Sunday as "a precaution," Central Bank Governor Hisham Ramez told Reuters. The stock market, whose benchmark index tumbled 16 percent in two days, will also be closed on Sunday. The Egyptian pound fell to six-year lows.
(Additional reporting by Dina Zayed, Marwa Awad, Shaimaa Fayed, Sherine El Madany, Yasmine Saleh, Alison Williams and Samia Nakhoul in Cairo, Alexander Dziadosz in Suez, Arshad Mohammed in Washington and Peter Apps, Angus MacSwan and William Maclean in London; Writing by Alastair Macdonald; Editing by Jon Boyle)

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Người Yemen đòi Tổng thống từ chức

Người Yemen biểu tình dưới sự dẫn dắt của nhà hoạt động Tawakul Karman
Người biểu tình đòi Tổng thống Saleh từ chức
Hàng ngàn người Yemen đã xuống đường ở thủ đô Sanaa, kêu gọi Tổng thống Ali Abdullah Saleh, người tại nhiệm trong hơn 30 năm qua từ chức.
Tin tức trên truyền thông nói những người biểu tình tập trung tại ít nhất bốn địa điểm trong đó có Đại học Sanaa.
Họ hô các khẩu hiệu chống chính phủ và nhắc tới cuộc lật đổ tổng thống Tuynisia.
Những người tổ chức đã kêu gọi sinh viên và các nhóm xã hội dân sự biểu tình phản đối tham nhũng và các chính sách kinh tế sai trái.
Người Yemen than phiền về tình trạng nghèo đói gia tăng trong lực lượng thanh niên và thất vọng với việc thiếu tự do chính trị.
Hơn 40% dân số Yemen hiện sống với mức chưa tới hai đô la một ngày.
Đất nước này đã đang gặp nhiều khó khăn về một loạt các vấn đề an ninh trong đó có phong trào ly khai ở miền nam và cuộc nổi dậy của người Shia Houthi ở miền bắc.
Hiện đang có lo ngại rằng Yemen đang trở thành một trong những địa điểm an toàn cho al-Qaeda và những thanh niên thất nghiệp có thể là những thành viên tương lai của các nhóm Hồi giáo.
'Theo gương Tunisia'
Trước cuộc biểu tình lớn trong ngày thứ Năm cũng đã có một loạt các cuộc biểu tình nhỏ.
Hôm thứ Bẩy, hàng trăm sinh viên Đại học Sanaa đã tổ chức những cuộc biểu tình đối nghịch nhau, một số người muốn Tổng thống Saleh từ chức, một số khác muốn ông tại nhiệm.
Hồi cuối tuần, chính quyền Yemen đã bắt nhà hoạt động nhân quyền có tiếng Tawakul Karman sau khi cáo buộc bà tổ chức biểu tình chống chính phủ.
Vụ bắt bà Karman đã dẫn tới có thêm những cuộc biểu tình khác ở Sanaa.
Sau khi được trả tự do hôm thứ Hai, bà Karman nói với kênh truyền hình CNN rằng đang có cuộc cách mạng ở nước bà theo gương Cách mạng hoa Nhài ở Tunisia.
Các cuộc biểu tình ở Tunisia đã chấm dứt 23 năm cai trị của Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali, người hiện đang bị Tunisia truy nã quốc tế.
Tổng thống Saleh, một đồng minh của phương Tây, trở thành lãnh đạo Bắc Yemen năm 1978 và đã lãnh đạo Cộng hòa Yemen từ khi hai miền bắc và nam hợp nhất hồi năm 1990.
Ông tái đắc cử hồi năm 2006.
Người Yemen đang tức giận trước cố gắng của quốc hội nhằm nới lỏng quy định về nhiệm kỳ tổng thống, điều mà phe đối lập lo ngại ông Saleh có thể toan tự phong ông là tổng thống suốt đời.

Về các lãnh tụ cao niên bị phản đối

Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập năm nay đã 82 tuổi
Hiện còn chưa rõ đợt biểu tình đông người tại các đô thị Tunesia, Ai Cập và Yemen có tiếp tục lan ra vùng Bắc Phi và trở thành phong trào có hiệu ứng domino như Đông Âu năm 1989 hay là không.
Tuy thế, điều dễ nhận thấy là giới trẻ ở Trung Đông và Bắc Phi nay không còn chấp nhận sự lãnh đạo của các vị tổng thống già nua vốn cầm quyền lưu niên và thiếu hướng đi mới cho các vấn đề kinh tế, xã hội.
Điểm chung là tên tuổi các nhân vật lãnh đạo cao tuổi này, bất kể thành tích trong quá khứ bỗng trở thành đối tượng cho sự phản đối của các nhóm biểu tình, đa phần là thanh thiếu niên trẻ hơn tới vài thế hệ.
Cao niên, thiếu giải pháp
Tại quốc gia 'đàn anh' trong Thế giới Ả Rập, Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập năm nay đã 82 tuổi, và cầm quyền từ hơn ba mươi năm qua bằng một hệ thống kiểm soát chặt báo chí và tự do chính trị.
Các vấn đề kinh tế có nạn thất nghiệp tới gần 10 phần trăm trong quốc gia thu nhập bình quân chỉ hơn 2000 USD đầu người một năm.
Nhưng dù thiếu các giải pháp cho kinh tế, ông Mubarak vẫn tiếp tục muốn ra 'tranh cử' lần nữa vào mùa Thu năm nay.
Ông cũng chuẩn bị để người con trai, ông Gamal, lên kế vị trong tương lai.
Nhưng trước làn sóng biểu tình dù bị tạm ngăn lại sau vụ cảnh sát Ai Cập bắt hàng trăm người, tin tức hôm 27/1 cho hay ông Gamal, năm nay 48 tuổi đã cùng vợ con lên phi cơ riêng bay sang London.
Đại tá Gaddafi giữ kỷ lục cầm quyền 41 năm ở Libya
Tại quốc gia gần 85 triệu dân, và diện tích 1 triệu km2, mọi diễn biến tại Ai Cập và sự tồn tại hay không của chính quyền Mubarak sẽ có tác động rộng khắp ra cả khu vực.
Tại Yemen, quốc gia nghèo hơn Ai Cập, với thu nhập bình quân chỉ bằng một nửa, và dân số chừng 34 triệu người, Tổng thống Ali Abdullah Saleh cũng đang bị phản đối, đòi từ chức sau gần 32 năm tại vị.
Cuộc đấu tranh ở Yemen bùng ra tuần này từ Đại học ở Sanna và cả ở thủ đô cũ Aden.
Chính quyền đã tìm cách xoa dịu tình hình bằng cách thả tự do cho 36 tù chính trị nhưng đồng thời cũng tăng cường lực lượng quân đội và công an nhằm đối phó với phe biểu tình.
Ở Libya, Tổng thống Gaddafi cũng cầm quyền đã trên nhiều thập niên qua bằng bàn tay sắt như cựu lãnh đạo Tunesia, ông Zine al-Abidine Ben Ali, người bị lật đổ sau 30 năm nắm quyền liên tục kiểu gia đình trị.
Được cho là nhân vật thuộc hàng cứng rắn bậc nhất Bắc Phi và cũng giữ kỷ lục cầm quyền (41 năm), Đại tá Muammar Gadaffi đã chuyển hướng để hòa giải với Anh và Mỹ mấy năm qua.
Hiện có vẻ như thu nhập trung bình cao (12 nghìn USD), cho một xã hội khá nhỏ (6,5 triệu dân), Libya có thể chưa phải chịu sức ép từ biểu tình theo kiểu Cách mạng Hoa Nhài ở Tunesia.
Tổng thống 74 tuổi, ông Abdelaziz Bouteflika của Algeria
Tuy thế, mức sống cao hơn chưa chắc đã giúp một hệ thống quyền lực già và cũ tồn tại bền vững.
Đông Đức ngày trước có thu nhập cao hơn nhiều so với các nước cộng sản vùng Đông Nam châu Âu hay Trung Á nhưng không vì thế mà chế độ của Tổng bí thư Erich Honecker lâu bền hơn.
Tất cả tùy thuộc vào khả năng ứng phó của những nhà lãnh đạo.
Tại Algeria, chính quyền của tổng thống Abdelaziz Bouteflika tuần này đã cho cải tổ nội các gấp rút nhằm đối phó trước tình trạng giá lương thực tăng cao và nạn lạm phát phi mã khiến Quỹ Tiền Tế Quốc tế phải lên tiếng cảnh báo.
Trong năm tháng qua, Algeria cũng có các cuộc phản đối chống tăng giá nhưng chưa lan thành một phong trào rộng khắp.
Dù vậy, các nhà kinh tế cũng nêu ra cảnh báo rằng Liên hiệp châu Âu phải để mắt cả vào tình hình Algeria, nước có nhiều dầu hỏa nhưng thất nghiệp cũng cao.
Họ cho rằng dù chỉnh sửa nội bộ, chính quyền của ông Abdelaziz Bouteflika, người năm nay cũng đã 74 tuổi, đang chịu nhiều thách thức từ chính xã hội.
Vùng Trung Đông và Bắc Phi còn hai vương quốc cũng đang gặp cảnh đấu tranh chống tăng giá, chống thất nghiệp.
Tại Jordan nước vẫn theo chế độ quân chủ, thứ Bảy tuần qua cũng có hàng nghìn người biểu tình đòi Thủ tướng Samir Rifai từ chức.
Dù vua Abdullah II, cầm quyền từ 1999, được nhiều tầng lớp xã hội tôn kính, sức ép xã hội nhằm vào bộ máy chính quyền cũng không vì thế mà giảm đi.
Ở Morocco, nước có 32 triệu dân, thu nhập bình quân gần 3000 USD, tầng lớp cầm quyền, gồm cả những người thân cận với hoàng gia bị người biểu tình tố cáo là tham nhũng dù dư luận chung cho rằng vị vua Mohammed VI đứng lên trên các vấn đề như vậy.

Thế giới Ả Rập có theo gương Tunisia?

Tunisia
Bạo loạn của Tunisia dẫn tới sự ra đi của lãnh đạo cao cấp bắt nguồn từ các vấn đề kinh tế và xã hội trầm trọng.
Những ngày này, người dân Ả Rập ở khắp nơi dường như thấy mình có điểm giống với Mohamed Bouazizi.
Người thanh niên 26 tuổi người Tunisia này từng học qua đại học.
Tuyệt vọng vì không nhận được một công ăn việc làm và bị cảnh sát lạm dụng, anh đã tự thiêu ở một quảng trường và ngay lập tức câu chuyện của anh đã gây tiếng vang mạnh mẽ, vượt ra khỏi thành phố của anh.
Khi qua đời sau đó vì chấn thương do bỏng, anh đã trở thành một biểu tượng và một người tử vì đạo.
Và nay cơn bạo động, bất ổn phát xuất từ vụ tự thiêu của anh đã dẫn đến sự sụp đổ của một trong những lãnh tụ chuyên quyền, ngồi lâu năm nhất trên ghế quyền lực ở trong khu vực này.
Không thể dập tắt được tình trạng bạo động này, mặc dù đã đưa ra một loạt các nhượng bộ trên truyền hình với những người biểu tình, Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali, 74 tuổi, cuối cùng đã 'biến mất' khỏi chính trường.
Chính cuộc sống và cái chết của người thanh niên Mohamed Bouazizi đã tổng kết tình trạng của thế giới Ả Rập hôm nay.

Trong khi các tác động của tình trạng bất ổn với Tunisia còn chưa chắc chắn, thì tác động của nó đối với khu vực lại khá rõ ràng.
Nhiều người dân Ả Rập cảm thấy rằng những vấn đề đối với chàng thanh niên tự thiêu người Tunisia như thất nghiệp, tham nhũng, toàn trị, không có nhân quyền, cũng là những vấn đề của họ.
Trong suốt khu vực này, có sự sa sút vì nhân phẩm thiếu được tôn trọng.
Hơn nữa, trong thời đại toàn cầu hóa, các chế độ độc tài không còn có thể cắt đứt và ngăn cách các công dân của họ với các luồng thông tin.
Truyền thông Ả Rập - mà ngay cả ở những nước thường chịu hạn chế, kiểm duyệt - có thể cảm nhận sự khát khao của công chúng, khán thính giả của họ về tin tức xung quanh cái chết của Bouazizi, cũng như quanh những diễn biến đầy kịch tính mà cái chết của anh khơi nguồn.
Họ không thể giữ im lặng, vì lẽ ra họ cũng đã có thể làm như vậy trong quá khứ.
'Thông điệp cho phương Tây'
Biến động chính trị xã hội ở Tunisia
Người dân đốt một chiếc mũ cảnh sát trong cuộc bạo động kéo dài nhiều tuần lễ.


Nhưng nếu trong khi những người biểu tình Tunisia đã gửi một thông điệp thách thức tới các nhà cai trị Ả Rập, họ cũng đã gửi một thông điệp khác tới phương Tây.
Trong nhiều thập kỷ, các chính phủ phương Tây mô tả Tunisia là một ốc đảo của sự yên bình và thành công kinh tế - một nơi mà họ có thể tới làm ăn.
Họ nhắm mắt làm ngơ trước sự đàn áp khắc nghiệt của Tổng thống Ben Ali với giới bất đồng chính kiến - và bỏ qua một thực tế là trong khi tầng lớp chóp bu của Tunisia thành đạt thì các thường dân nước này đã phải trải qua sự đau khổ.
Tại Washington, Tổng thống Barack Obama đã nhanh chóng lên tiếng tố cáo hành động thái quá của cảnh sát Tunisia, và bày tỏ hy vọng quốc gia này sẽ chuyển hướng tới một tương lai dân chủ hơn.
Trong khi các cuộc bạo động tiếp tục diễn ra ở Tunis, Ngoại trưởng Hillary Clinton - vào cuối chuyến thăm vùng Vịnh của bà - đã đưa ra lời chỉ trích về nạn tham nhũng và trì trệ chính trị trong khu vực.
Chính quyền của ông Obama - có thể cảm nhận được sự chỉ trích rằng họ đã quá nhút nhát trong những vấn đề này - nay dường như thấy rằng Hoa Kỳ phải lên tiếng, bằng không, sẽ bị mất uy tín.
Nguy hiểm trước mắt

Biến động chính trị xã hội ở Tunisia
Thất nghiệp và thiếu việc làm lâu năm trong nhiều tầng lớp dân, đặc biệt làm thanh niên bất bình và dẫn tới bạo loạn.

Có nhiều mối hiểm nguy ở phía trước mà một trong số đó là Tunisia sẽ rơi vào hỗn loạn.
Đây là một kịch bản có thể thuyết phục các nhà cầm quyền Ả Rập bám chặt hơn vào quyền lực, thay vì sẽ chia sẻ hoặc từ bỏ nó.
Nguy hiểm thứ hai là tình trạng bất ổn này có thể lây lan rộng.
Mà trên thực tế nó có vẻ đã diễn ra như vậy khi ,vì nhiều lý do, lan sang nước láng giềng Algeria.
Tại hàng loạt các quốc gia Ả Rập, vấn đề kế vị đang trở nên gay cấn khi giới lãnh đạo chuyên quyền già cỗi đang phải đối đầu với những nguyện vọng không được đáp ứng của một dân số vốn đang được trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng ở đây.
Và chính cuộc sống cũng như cái chết của người thanh niên Mohamed Bouazizi đã tổng kết tình trạng của thế giới Ả Rập ngày hôm nay.

Giao tranh bùng phát ở Tunis

Biểu tình ủng hộ việc phế truất ông Ben Ali
Biểu tình ủng hộ việc phế truất ông Ben Ali
Tin cho hay đã có chạm súng gần dinh tổng thống Tunisia giữa quân đội và các cận vệ của cựu Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali.
Các nhân chứng nói tiếng súng nổ xối xả ở Carthage, phía bắc thủ đô Tunis, nơi đặt dinh tổng thống .
Sự kiện này xảy ra sau khi cựu lãnh đạo đội cận vệ của tổng thống, Ali Seriati, bị bắt và bị buộc tội đe dọa an ninh quốc gia bằng cách khơi gợi bạo lực.
Trong khi đó, giới lãnh đạo chính trị đang có cuộc họp để thảo luận về một chính phủ mới.
Tổng thống lâm thời Foued Mebazaa, người từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội, đã yêu cầu Thủ tướng Mohammed Ghannouchi hình thành chính phủ đoàn kết quốc gia.
Trong một phát biểu trên truyền hình, ông Ghannouchi nói một thỏa thuận giữa các đảng chính trị sẽ được loan báo vào thứ Hai. Ông cũng hứa không tha thứ cho bất kỳ kẻ nào đe dọa an ninh đất nước.
Thông tin về việc ông Seriati bị bắt hôm Chủ nhật được đưa ra sau một ngày thứ Bảy đầy bạo lực trong nước Tunisia.

Chạm súng ác liệt

Phóng viên BBC Wyre Davies, có mặt tại Tunis, nói rằng trong khi quân đội Tunisia dường như không tham gia vào quá trình cải cách chính trị, một số nhân viên cảnh sát và an ninh thân cận với ông tổng thống bị trất chức có thể có các toan tính khác.
Vài giờ sau khi ông Seriati bị bắt, súng nổ dữ dội gần dinh tổng thống ở vùng Carthage.
Hãng thông tấn AFP trích nguồn quân đội Tunisia nói rằng quân đội đã tổ chức tấn công nơi trú ẩn của các cận vệ cựu tổng thống.
Cũng có tiếng súng nổ gần tòa nhà bộ nội vụ và trụ sở chính của một đảng đối lập. Hai tay súng trụ trên nóc nhà gần bộ nội vụ đã bị lực lượng an ninh bắn chết.
Trong một diễn biến khác, một nhóm người Thụy Điển, được tin là đang du lịch săn bắn ở Tunisia, đã bị tấn công và đánh đập gây thương tích tại Tunis.
Cũng có tin trong số các cận vệ tổng thống có công dân nước ngoài.
Đã có một số cuộc tấn công nhằm vào các doanh nghiệp và tòa nhà liên quan tới ông cựu tổng thống và gia đình ông.
Người dân tại một số nơi tự trang bị cho mình gậy gộc để đề phòng nạn cướp bóc.
Hiện đất nước Tunisia vẫn ở trong tình trạng khẩn cấp và rất ít hoạt động kinh tế. Trường học, văn phòng chính phủ và cửa hàng phần lớn đều đóng cửa.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi ban lãnh đạo mới của Tunisia khôi phục trật tự và đưa ra các cải cách kinh tế và chính trị rộng khắp.
Ông Ben Ali, người từng cầm quyền 23 năm, đã bỏ trốn sang Ảrập Saudi hôm thứ Sáu sau một tháng người dân biểu tình ở khắp nơi trong nước phản đối tình trạng thất nghiệp, giá cả leo thang và tham nhũng.
Hàng chục người chết khi cảnh sát nổ súng dẹp các đám biểu tình.

TT Tunisia bỏ chạy vì phản đối dâng cao

Tổng thống Tunisia lui chức trong cảnh rối loạn trên đường phố
Tổng thống Tunisia lui chức trong cảnh rối loạn trên đường phố.
Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali của Tunisia lui chức sau 23 cầm quyền khi các cuộc phản đối về điều kiện sống khắc khổ biến thành làn sóng lớn chống lại ông.
Thủ tướng Mohammed Ghannouchi được chỉ định là tổng thống tạm quyền. Giới chức Tunisia vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Người ta tin rằng ông Ben Ali và gia đình đã rời Tunisia, hiện đang tìm nơi cư ngụ ở nước ngoài.
Các tin chưa được kiểm chứng nói máy bay chở ông hạ cánh xuống Jeddah, thành phố thuộc Ả Rập Saudi.
Trước đó truyền thông Pháp nói rằng tổng thống Nicolas Sarkozy bác thỉnh cầu cho máy bay chở ông Ben Ali hạ cánh xuống lãnh thổ Pháp.
Trong các tuần gần đây nhiều chục người thiệt mạng trong các vụ phản đối về vật giá tăng cao, đời sống khắc khổ trên toàn quốc. Lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình liên quan đến yêu sách của họ về nạn thất nghiệp, giá cả gia tăng và tham nhũng.
Phản đối bùng phát sau khi một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học tự thiêu khi cảnh sát cấm người này không được bán rau củ không giấy phép. Sinh viên này chết một vài tuần sau đó.
Phản đối lên cao trào vào thứ Sáu 14/1 khi hàng ngàn người tụ hợp xung quanh tòa nhà của Bộ Nội vụ, nơi đại diện cho quyền lực tại Tunisia, với nhiều người leo lên mái nhà. Cảnh sát bắn đạn hơi cay nhằm giải tán đám đông.
Quân lính gỡ bỏ bích chương có hình của ông Ben Ali tại các điểm trên toàn quốc
Quân lính gỡ bỏ bích chương có hình của ông Ben Ali tại các điểm trên toàn quốc.
Trước đó một ngày, tổng thống Ben Ali, người hứa sẽ lui chức vào năm 2014, giải tán quốc hội, tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Thiết quân luật
Sau đó trong bài phát biểu đọc trên truyền hình chiều thứ Sáu, thủ tướng Tunisia loan báo ông sẽ nắm quyền thay tổng thống Ben Ali.
Ông Ghannouchi, 69 tuổi, vốn là cựu bộ trưởng tài chính, giữ ghế thủ tướng từ năm 1999.
Ông hứa sẽ "tôn trọng luật pháp và thực hiện cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội từng được loan báo trước đó".
Nhân chứng cho hay quân lính đang gỡ bỏ bích chương, quảng cáo có hình của ông Ben Ali – chỉ dấu nói đến lối cai trị độc đoán – tại các điểm trên toàn quốc.
Phân tích gia về tình hình khối Ả Rập của đài BBC, Magdi Abdelhadi nói việc ông Ben Ali buộc phải từ chức và rời Tunisia rất có thể làm rung chuyển trật tự lập ra thời hậu thực dân tại Bắc Phi. Và ảnh hưởng có thể lan rộng ra đến thế giới Ả Rập.
Đạo luật khẩn cấp ban hành thiết quân luật luật lúc nửa đêm và cấm dân chúng tụ tập đông hơn ba người. Lực lượng an ninh được phép nổ súng nhắm bắn những người không tôn trọng luật pháp.
Tổng thống Sarkozy nói ông đứng bên cạnh người dân Tunisia, quốc gia thuộc địa trước đây của Pháp.
Tunisia loan báo cải tổ nội các
Phản đối chống chính phủ tiếp tục được tổ chức tại Tunis hôm thứ Năm 27/1
Phản đối chống chính phủ tiếp tục được tổ chức tại Tunis hôm thứ Năm 27/1.
Phản đối chống chính phủ tiếp tục được tổ chức tại Tunis hôm thứ Năm 27/1.
Thủ tướng Tunisia Mohammed Ghannouchi loan báo cải tổ nội các chính phủ lâm thời.
Ông Ghannouchi vẫn giữ chức thủ tướng, tuy nhiên nhiều đồng minh của cựu tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali không còn trong nội các.
Trong bản tin phát trên truyền hình, ông Ghannouchi nói 12 bộ trưởng đã được thay thế. Ông nhấn mạnh chính phủ của ông mang tính chuyển tiếp và sẽ "đưa đất nước đến nền dân chủ".
Các cuộc phản đối của dân vẫn tiếp tục, người dân kêu gọi thanh trừng toàn bộ đồng minh của ông Ben Ali.
Thứ Tư 26/1, Tunisia công bố trát bắt quốc tế đối với ông Ben Ali. Cựu tổng thống Tunisia bỏ chạy sang Saudi Arabia ngày 14/1.
Cáo buộc nhắm đến ông Ben Ali bao gồm sở hữu bất động sản, tích sản một cách trái phép, và chuyển ngân ra nước ngoài.
Nghiệp đoàn chấp thuận
Dưới triều Ben Ali, ông Ghannouchi không đấu tranh chống tham nhũng, chúng tôi coi ông là tòng phạm
Người phản đối
Ông Ghannouchi loan báo cải tổ nội các vào tối thứ Năm. Ông nói, ông đã đưa vào nội các những người có năng lực.
Một trong những thay đổi quan trọng liên quan đến người lãnh đạo các bộ như Quốc phòng, Nội vụ và Tài chính.
Các bộ trưởng đương quyền, được coi như có mối liên hệ với ông Ben Ali, đều bị thay thế.
Trước đó trong ngày thứ Năm, Bộ trưởng Ngoại giao Kamel Morjane loan báo kế hoạch lui chức. Theo ông Morjane, ông hành động vì lợi ích quốc gia.
Cải tổ nội các Tunisia đã được nghiệp đoàn lớn nhất trong nước, UGTT, chấp thuận. UGTT nói họ không cử người tham gia chính phủ.
Theo phái viên BBC Magdi Abdelhadi từ thủ đô Tunis, việc UGTT góp tiếng nói hậu thuẫn có thể giúp giảm bớt phần nào sự chống đối của người dân đối với chính phủ.
Cạnh đó phái viên BBC nói thêm, người ta chưa rõ liệu hành động cải tổ nội các có đuọc coi là đủ để im lặng phong trào bất mãn lớn lao đang nhắm đến ông Ghannouchi hay không. Dưới thời tổng thống Ben Ali, ông Ghannouchi giữ ghế thủ tướng liên tục trong nhiều năm.
Các cuộc phản đối chống chính phủ tiếp tục được tổ chức tại Tunis hôm thứ Năm (27/1). Phản đối cũng xuất hiện tại thị trấn miền trung, Sidi Bouzid.
Mohammed Fadel, một trong những người phản đối có mặt tại thủ đô Tunis cho hãng Reuters hay: "Chúng tôi bác bỏ ông Ghannouchi. Tôi ngạc nhiên khi thấy ông loan báo thành phần tân chính phủ."
"Dưới triều Ben Ali, ông đã không đấu tranh chống tham nhũng, chúng tôi coi ông là tòng phạm."