Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Ông Christian Marchant bị hành hung gây quan ngại cho giới ngoại giao

2011-01-06
Cảnh sát Việt Nam đã đối xử thô bạo với ông Chirstian Marchant, một nhân viên của tòa đại sứ Hoa Kỳ khi ông này đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý hôm 5 tháng 1 vừa qua.
AFP photo
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức HRW tại cuộc họp báo ở Jakarta hôm 23/7/2010.
Việc này có gây ra quan ngại gì cho những người cổ vũ cho nhân quyền không? Quỳnh Chi có cuộc nói chuyện với ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch.

Cảnh sát lộng quyền

Quỳnh Chi: Trước tiên xin cám ơn ông đã dành thời gian cho đài Á Châu Tự Do. Thưa ông Phil Robertson, cảnh sát Việt Nam đã đối xử thô bạo với ông Chirstian Marchant, một nhân viên của tòa đại sứ Hoa Kỳ khi ông này đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý hôm 5 tháng 1 vừa qua. Việc này có gây ra quan ngại gì cho những người cổ vũ nhân quyền cũng như cho Human Rights Watch không ạ?
Phil Robertson: Hơn một năm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ghi nhận những trường hợp đáng lo ngại về cảnh sát Việt Nam dùng bạo lực. Chúng tôi thấy rằng việc này biểu hiện thêm rằng cảnh sát không bị kiểm soát. Việc này liên quan một phần đến việc chính phủ Việt Nam không bắt họ chịu trách nhiệm cho những hành động này, và vì họ đang nằm ngoài pháp luật.
Hậu quả là hình như cảnh sát có thể làm gì họ muốn làm. Không thể loại trừ trường hợp những cảnh sát này không biết họ đang hành hung người thuộc Đại sứ quán. Tuy nhiên, khi cảnh sát hành hung người, bất kể người nào, đều là không đúng.
Đây là một xu hướng thật đáng lo ngại bởi vì chúng tôi đã ghi nhận được rằng nhiều trường hợp cảnh sát bắt người rồi hành hạ trong lúc điều tra.
Ông Phil Robertson
Quỳnh Chi: Theo ông thì nguyên nhân sâu xa của việc này là gì và những cảnh sát này có được chỉ thị của ai không?
Phil Robertson: Chúng tôi chưa biết nguyên nhân nhưng mà vấn đề là tại sao cảnh sát lại tấn công một người muốn đến thăm một nhà bất đồng chính kiến? Tôi không nghĩ là ông Chirstian Marchant có ý đe dọa những cảnh sát này làm cho họ phải hành xử như vậy. Nếu mà cảnh sát cấm đến khu vực này thì có thể ngăn chặn khi ông Christian đến đó, chứ không thể dùng vũ lực được.
Đây là một xu hướng thật đáng lo ngại bởi vì chúng tôi đã ghi nhận được rằng nhiều trường hợp cảnh sát bắt người rồi hành hạ trong lúc điều tra. Theo một bản báo cáo chúng tôi đã đưa ra hồi tháng 9, có khoảng 15 thường dân bị chết trong lúc bị cảnh sát tạm giữ điều tra trong 1 năm qua. Trong đó, có những trường hợp họ dựng lên lý do là những người này tự vẫn, nhưng cũng có trường hợp cho thấy họ bị cảnh sát hành hạ.
Quỳnh Chi: Vừa rồi ông đã nêu lên rằng có nhiều người bị đánh đập và tử vong trong khi bị cảnh sát điều tra, vậy xin ông chia sẻ những gia đình này nên làm gì nếu thân nhân của họ là một trong những nạn nhân xấu số ấy ạ?
Phil Robertson: Thật ra tùy tình cảm và hoàn cảnh gia đình mà có hành động cụ thể. Cũng rất khó nói chung chung, nhưng tôi nghĩ là họ nên gởi thư khiếu nại và kêu gọi công lý ở mọi nơi. Và chúng tôi, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền sẽ ủng hộ họ nếu họ kêu gọi công lý.
Quỳnh Chi: Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XI vào tuần tới và luôn khẳng định “Dựa vào dân để xây dựng Đảng”. Ông có nghĩ rằng tình trạng công an đánh người và vi phạm pháp luật ngày càng tăng như thế sẽ làm quần chúng ngày càng xa rời nhà nước không?
Phil Robertson: Rất khó nói, bởi vì mỗi người sẽ có những suy nghĩ cũng như phản ứng khác nhau. Nhưng theo tôi, điều quan trọng là: chính phủ Việt Nam phải ngay lập tức có những hành động cụ thể để kiểm soát lực lượng cảnh sát, để đảm bảo rằng họ không lạm dụng quyền lực của mình, dù là đối với những người dân thường vi phạm luật giao thông hay những ai muốn bày tỏ quan điểm ôn hòa. Quyền của người dân là được chính phủ bảo vệ, và tại thời điểm này, việc chính phủ nên làm là kiểm soát lực lượng công an.

Đáng quan ngại

Quỳnh Chi: Cám ơn ông, ông có thể nêu cụ thể nhà nước phải kiểm soát cũng như đưa lực lượng cảnh sát vào khuôn phép bằng cách nào không ạ?
Nếu một cảnh sát bắt người rồi đánh người cho đến chết, viên cảnh sát đó phải bị truy tố và bị ngồi tù như bất kỳ một công dân nào phạm tội giết người. Nếu chính phủ không làm được điều này, có nghĩa là họ không đảm bảo được quyền công dân. Nếu việc này kéo dài, hậu quả như thế nào thì còn do người Việt Nam quyết định, nhưng Human Rights Watch sẽ tiếp tục lên tiếng cho những trường hợp vi phạm nhân quyền.
Quỳnh Chi: Vậy nếu như nhà nước không xử lý đúng mức các vi phạm của công an thì hậu quả có thể thấy được là gì thưa ông?
Phil Robertson: Tôi nghĩ là khi lực lượng công an nhân dân hành xử không theo pháp luật sẽ là một dấu hiệu hết sức đáng quan ngại. Bởi nếu chính phủ không xử lý thích đáng những vi phạm của công an, người ta sẽ nghi ngờ khả năng xử lý các vi phạm nhân quyền của chính phủ. Việt Nam đã ký vào các Công ước Nhân quyền Quốc tế nên phải tôn trọng nhân quyền.
Quỳnh Chi: Dạ vâng, vậy dưới góc nhìn của ông thì việc ông Christian bị hành hung như vậy có ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ không?
Phil Robertson: Hiện tại thì còn tùy thuộc vào việc Việt Nam trả lời và giải thích như thế nào với chính phủ Hoa Kỳ. Nó còn tùy là Việt Nam sẽ có hành động gì đối với Hoa Kỳ và đối với những cảnh sát viên đó. Nói chung việc này có ảnh hưởng đến ngoại giao 2 nước hay không, còn tùy vào Việt Nam nói gì và làm gì trong những ngày tới.
Nếu chính phủ không xử lý thích đáng những vi phạm của công an, người ta sẽ nghi ngờ khả năng xử lý các vi phạm nhân quyền của chính phủ.
Ông Phil Robertson
Quỳnh Chi: Xem ra thì Việt Nam sẽ phải có những giải thích rất chi tiết vì tôi được biết ông Christian là một trong những tùy viên ngoại giao giỏi của Hoa Kỳ đúng không ạ?
Phil Robertson: Rất là trùng hợp là ông Christian nắm một vai trò rất quan trọng trong các cuộc hội thoại về nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tôi còn biết rằng, ông Christian sẽ được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh danh là nhân vật xuất sắc trong việc thúc đẩy nhân quyền. Như vậy, ông Christian được vinh danh vì những hoạt động này nhưng lại bị cảnh sát Việt Nam hành hung. Do đó, phía Việt Nam cần điều tra kỹ càng cũng như có những giải thích thỏa đáng.
Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa ông, còn với ngoại giao các nước khác thì sự kiện này có ảnh hưởng ra sao?
Phil Robertson: Tôi nghĩ là sẽ có rất nhiều người đặt câu hỏi với chính phủ Việt Nam để tìm hiểu về việc ông Christian bị hành hung, bởi vì đây là lợi ích chính đáng của từng quốc gia. Như bạn đã biết, một trong những điều quan trọng của quan hệ quốc tế là việc những nhân viên ngoại giao không thể bị quấy nhiễu hay bị làm hại. Tôi cho rằng, hiện giờ rất nhiều nhân viên ngoại giao của các nước có trụ sở tại Hà Nội và TPHCM đang quan tâm về vụ việc. Lý do là làm sao họ biết được chắc chắn rằng sự việc tương tự không xảy ra với họ?
Chính vì thế, chính phủ Việt Nam không những nên giải thích với chính phủ Hoa Kỳ, mà còn phải giải thích với các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở Hà Nội cũng như TPHCM. Đồng thời, phía Việt Nam cũng nên cho biết làm cách nào để trong tương lai không xảy ra những việc tương tự.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông về những ý kiến vừa rồi.
Marchant-centralHighland-250.jpg
Ông Christian Marchant trong một lần đến thăm dự án Cocoa do Hoa Kỳ tài trợ ở Tây Nguyên Việt Nam hồi đầu tháng 6-2010. Photo courtesy U.S. Embassy
Phil Robertson:
Response to the incident involving US Embassy staff
MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS SPOKESPERSON OF VIETNAM NGUYEN PHUONG NGA ANSWERED QUESTION ON 6th JANUARY, 2011:
Question:
Could you comment on the incident involving a U.S. diplomat when he tried to visit Mr. Nguyen Van Ly in Hue? Is there any investigation on it?

Answer:

We create conditions for foreign diplomatic missions and diplomats to perform their duties in Viet Nam in accordance with international law, including the 1961 Vienna Convention on Diplomatic Relations. Foreign diplomatic missions and diplomats are inter alia also obliged to comply with the Vienna Convention and respect the laws of receiving state.
Vietnamese competent agencies are looking into the January 5th incident in Hue, which involved the conduct of a diplomatic staff of the U.S. Embassy in Hanoi.
Một nhân viên Đại sứ quán Mỹ gây rối trật tự 
 
07/01/2011 1:38 
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201102/20110107013824.aspx
 
Hôm qua 6.1, nguồn tin Thanh Niên cho biết, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên -Huế đang xem xét vụ việc có liên quan đến hành vi gây rối trật tự công cộng của một viên chức ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ tại Huế.
Trước đó vào sáng 5.1, nhiều người dân chứng kiến trên đường Phan Đình Phùng, TP Huế có một người đàn ông ngoại quốc, tay xách cặp tự xưng là nhân viên ngoại giao tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội quát tháo ầm ĩ bằng cả tiếng Mỹ và tiếng Việt với một số người VN bằng những ngôn từ rất tục tĩu. Sự việc này đã khiến nhiều người tò mò đứng lại xem. Một nhân viên Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhẹ nhàng khuyên giải nhưng người đàn ông ngoại quốc vẫn hùng hổ nói ông ta là nhân viên ngoại giao có thể đi bất cứ đâu, gặp bất cứ ai mà không cần phải xin phép. Tiếp đó, ông này còn gạt người nhân viên ngã dúi dụi, sau đó đấm vào mặt một người dân đứng gần đó, xô đẩy cả một số người đang đứng xem, khiến nhiều người dân phẫn nộ và nghi ngờ đây hẳn là mạo danh chứ một viên chức ngoại giao không thể hành xử như vậy. Tuy nhiên ngay sau đó, công an đã kịp thời có mặt và mời người nước ngoài nói trên về Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế làm việc.
Theo nguồn tin Thanh Niên, tại Sở Ngoại vụ Thừa Thiên - Huế, người đàn ông ngoại quốc xuất trình thẻ chứng nhận nhân viên ngoại giao là Christian Marchant, viên chức chính trị Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Các cán bộ ngoại vụ giải thích các quy định pháp luật VN nhưng ông Marchant vẫn tỏ thái độ bất hợp tác, sau đó tự ý bỏ về.
Trong chiều hôm qua 6.1, trả lời câu hỏi bình luận về sự việc này của báo chí, bà Nguyễn Phương Nga - người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN nói: VN luôn  tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhà ngoại giao nước ngoài hoạt động tại VN theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961. Đồng thời, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhà ngoại giao nước ngoài cũng có nghĩa vụ tuân thủ Công ước Vienna và tôn  trọng luật pháp của nước sở tại.

U.S. Diplomat Injured / U.S. Deeply Concerned by Incident


Mark C. Toner
Acting Deputy Department Spokesman
Daily Press Briefing
Washington, DC
January 6, 2011


QUESTION: So there’s absolutely nothing that you can tell us?
 
MR. TONER: We really don’t - I mean, what we’ve heard so far is precisely conflicting reports. So frankly, rather than give those any kind of momentum or life, I’d rather just wait until we have the facts.
QUESTION: Conflicting media reports?
MR. TONER: Conflicting media reports.
QUESTION: Can we stay – stick with Americans in distress?
MR. TONER: We can stick – I don’t know; what are you talking about?
QUESTION: Vietnam.
MR. TONER: Oh, very good.
QUESTION: What exactly happened, as far as you know, and what are you doing about it?
MR. TONER: Well, as far as I know, there was an incident. There was an incident and our U.S. diplomat, Christian Marchant, was injured – not seriously, but he was injured during that incident. We have officially registered a strong protest with the Vietnamese Government, in Hanoi as well as with the Vietnamese ambassador here in Washington, and we’re waiting for a full explanation of what – frankly, what happened.
QUESTION: This was an incident between Mr. Marchant and Vietnamese police?
MR. TONER: Again, we’re trying – it’s appeared to be – it appeared to be an incident between him and security personnel. It was on his way – he was attending a prearranged meeting with Father Ly in Hue.
QUESTION: It was government security personnel, and he was beaten up, or –
MR. TONER: Again, we’re looking for a full explanation. He was injured. He is up and walking around now, but he was injured during the incident.
QUESTION: Well, what was the extent of his injuries?
MR. TONER: I don’t really want to get into it, but he was – I, frankly, don’t know what the extent of his injuries were. I know that he was limping afterwards.
QUESTION: When was this?
MR. TONER: Good question. January 5th.
QUESTION: And when you say that you’ve registered a strong protest in Hanoi and with the Vietnamese ambassador here, does that mean that Kurt Campbell called him in or that he was called in this building to hear your protest?
MR. TONER: Our U.S. Ambassador in Hanoi issued a strong protest, and it was handled here. It was handled by our DAS, Joseph Yun.
QUESTION: But what does that mean? Does that mean that – does that mean that the Ambassador was summoned here?
MR. TONER: Like I said, he – yes, he was summoned here.
QUESTION: And then the protest was – and then –
MR. TONER: Both – I said, both in Hanoi and – yeah, our Ambassador in Hanoi registered –
QUESTION: Your ambassador in Hanoi is, like, heading to the – he’s on the plane now, right?
MR. TONER: According to this, it says he issued a strong protest.
QUESTION: Okay, but the bottom line is that the Vietnamese Ambassador to the United States was summoned to the State Department today and you lodged a protest with him, and it was DAS Joe Yun who did that.
MR. TONER: Correct.
QUESTION: Okay.
MR. TONER: I don’t know if it was today.
QUESTION: But you said you don’t have all the details about the injuries, and – do you have the details of the incident?
MR. TONER: Well, I have explained them to the fullest possible extent that I’m going to explain them, but we’re looking to the Government of Vietnam to provide us with an explanation of what exactly happened.
QUESTION: Before lodging the complaint, we need to have the details, or how can we lodge a complaint? This is what I was trying to understand.
MR. TONER: (inaudible) I said there was an incident that took place. He was injured during that incident. He is up and walking around now. That’s the extent of the details I’m going to provide.
QUESTION: Can I go to a –
MR. TONER: Go ahead.
QUESTION: It’s a different subject.
QUESTION: No, I need to stay on this. Are you aware of any similar previous incident to this happening in Vietnam?
MR. TONER: You mean with a U.S. diplomat?
QUESTION: Yeah.
MR. TONER: I am not.
QUESTION: And there are some reports out there that say that Mr. Marchant was – has been given some award for his reporting on human rights. Do you know anything about that?
MR. TONER: Let me get back to you on that. Let me confirm that. I have – I believe I’ve heard something along those lines, but I’ll get back to you and confirm – I’ll confirm to everyone what is --

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

Cập nhật danh sách chữ ký tính đến 26/12/2010
trên Thỉnh Nguyện Thư gửi BNG Hoa Kỳ tính đến hôm nay 26 tháng 12, 2010 là 1.066 chữ ký do cộng thêm các chữ ký gửi trên email đến viettrade.net@gmail.com

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Kính thông báo gửi Thỉnh Nguyện Thư
Cho đến hôm 20 tháng 12, 2010, tất cả chữ ký thu nhận được là 1,030 chữ ký. Chúng tôi đã in ra thành một tập dầy khoảng 40 trang với tên họ, email address, quốc gia, tiểu bang, thành phố của các anh chị quý đồng hương ký tên. Tập danh sách này là một kỹ niệm lớn của tất cả người Việt Nam có lòng với đất nước. Xem TNT tại blog http://quandiemvietnam.blogspot.com
Bản Thỉnh Nguyện Thư (TNT) đã được gửi đi từ thành phố Sunnyvale, California vào lúc 13:00 giờ ngày 22 tháng 12, 2010. Vì là ngày lễ Giáng Sinh và Tết Tây và thư từ rất nhiều vào tuần cuối của nǎm nên TNT sẽ đến Vǎn phòng Ngoại Trưởng Hillary R. Clinton vào những ngày đầu nǎm mới 2011. Chúng ta có thể biết khi nào TNT đến Bộ Ngoại Giao HK qua số theo dõi dưới đây từ trang Web của usps.com: 70101870000078064038
TNT bản Anh ngữ dài 6 trang. Toàn tập hồ sơ dầy khoảng 60 trang in trên giấy trắng hảo hạng cùng với nhiều hình ảnh bổ túc tập trung vào ba vấn đề chính là 1. Nhân quyền cho Tây Nguyên và sự cứu vãn nền vǎn hoá Tây Nguyên trước nguy cơ tận diệt. 2. Những nguy hiểm độc hại tác động lên môi trường và môi sinh có thể dẫn đến cái chết của hơn hai mươi triệu người Việt Nam Tây Nguyên và vùng thấp hạ lưu sông Đồng Nai và ô nhiễm nguồn nước. 3. Mối nguy hiểm về an ninh tại trung tâm điểm của ba nước Đông Dương do việc trú ngụ của những người không xác định được danh tánh và lý lịch tại chung quanh khu khai thác bauxite và lân cận.
Khu khai thác bô xít Tân Rai, Bảo Lâm chỉ cách hồ nước Phương Nam khoảng 500m không như bọn lãnh đạo Việt cộng nói là cách xa khu dân cư hàng chục kilomet. Chúng ta có thể tin rằng nước thãi độc hại từ nhà nhà máy alumina không thấm vào mạch nước sinh hoạt của hồ Phương Nam không?
Hồ Phương Nam xanh tươi xinh đẹp cách alumina Tân Rai dưới 500m
Bao giờ Hồ Phương Nam trở thành một biển chết?
Source: http://maps.google.com/mapsll=11.575378,107.821267&spn=0,0.004812&t=h&z=18&lci=com.panoramio.all&layer=c&cbll=11.575351,107.821243&cbp=12,0,,0,5&photoid=po-42120828
Vì thì giờ hạn hẹp, chúng tôi chưa thể dịch sang Việt ngữ kịp mặc dù nội dung tương tự một TNT bằng Việt ngữ trước đây mà thôi; tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng dịch sang Việt ngữ để đồng bào mọi giới được tường. Bây giờ là 11 giờ sáng VN ngày 23/12/2010 chỉ còn 36 giờ nữa là người dân VN sẽ đón mừng Đêm Giáng Sinh. Thỉnh Nguyện Thư này được hoàn tất tốt đẹp với chữ ký của hơn một ngàn người vào những giờ phút rất trang trọng khiến chúng ta có thể tin rằng nó sẽ là một thông điệp mang tin vui tốt lành và bình an cho tất cả đồng bào các dân tộc Tây Nguyên những ngày Lễ Giáng Sinh và Nǎm Mới 2011.
Xin hẹn gặp lại nhau cùng chung lòng đoàn kết vào một ngày không xa sắp đến.
Trân trọng,
Hoàng Hoa
2010/12/22